Sao ta làm điều ta làm - Vì sao sếp không nên kiểm soát nhân viên?

Vân Thảo02/03/2023 09:00
Sao ta làm điều ta làm - Vì sao sếp không nên kiểm soát nhân viên?

Cuốn sách Sao ta làm điều ta làm khuyên nhà quản lý không nên bắt đầu với sự khiển trách hay kiểm soát mà trước hết nên hỏi tại sao nhân viên của mình lại hành xử như thế.

Sự kiểm soát vốn liên quan đến việc tạo áp lực buộc người khác phải cư xử theo cách bản thân mong muốn. Đây cũng là phương pháp quản trị điển hình của nhiều nhà lãnh đạo trong nỗ lực thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Edward L.Deci, việc người đứng đầu lạm dụng sự kiểm soát không đúng cách dễ gây hệ quả tiêu cực.

Trong cuốn Sao ta làm điều ta làm, ông lý giải điều này dưới góc độ tâm lý. Việc nỗ lực áp đặt kỷ luật nghiêm khắc phần lớn không có tác dụng, cũng giống như việc phụ thuộc vào thưởng – phạt để thúc đẩy trách nhiệm không mang lại kết quả mong muốn. Thách thức ở đây là nhà quản trị phải khuyến khích sự tự chủ ngay cả với những nhân viên cần được kiểm soát, dù cho đó là một nhân viên thụ động, phục tùng hay tỏ ra ương bướng.

Tác giả khuyên nhà quản lý không nên khiển trách hay kiểm soát mà nên bắt đầu trước hết với việc đặt ra câu hỏi tại sao nhân viên của mình lại hành xử như thế. Sao ta làm điều ta làm bàn về động lực của con người, được sắp xếp xoay quanh sự phân biệt quan trọng trong hành vi, giữa việc hành động tự chủ hay bị kiểm soát.

Ý thức tự chủ giữa sự kiểm soát

Tiến sĩ Deci cho rằng, cách tốt nhất để thúc đẩy con người là khuyến khích ý thức tự chủ của họ. Bởi khi tự chủ, con người sẵn sàng làm những gì họ muốn, nắm bắt hoạt động với nhận thức về sự say mê và tận tụy. Hành động này bắt nguồn từ ý thức thật sự về cái tôi bản thân, nên họ đang sống thật. Ngược lại, việc bị kiểm soát khiến họ hành động vì phải chịu áp lực. Khi bị kiểm soát, con người sẽ hành động mà không cảm thấy có sự tán thành của bản thân.

Anna là một y tá trẻ làm việc tại một trung tâm y khoa. Có lần, cô mắc một lỗi nhỏ khi nối ống truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân, lỗi này khiến bong bóng khí tràn vào ống dẫn. Chắc chắn vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng hơn nhiều, nhưng may mắn thay, đồng nghiệp của Anna đã để ý và báo cô ngay nên bệnh nhân không bị tổn thương gì.

Quản lý của Anna là một tiến sĩ ngành điều dưỡng, cũng là một học viên trong lớp tâm lý học mà Deci đang giảng dạy. Bà đã hỏi xin ý kiến của Deci: “Tôi nên nói gì với cô gái trẻ đã gây nên sự cố này cho phải đây?”. Và lời khuyên mà ông đưa ra là bà nên bắt đầu cách hỏi Anna nghĩ gì về sự cố trên.

Thử tưởng tượng bạn ở vào vị trí của Anna, bạn nghĩ mình có nhận ra nó là một lỗi sai nghiêm trọng, có thể gây nên những hậu quả kinh khủng không? Đương nhiên là có!”, ông nhấn mạnh, “Lúc này, nếu bạn đưa ra một lời quở trách dù mang hàm ý thông cảm hay thận trọng cũng chẳng có nghĩa lý gì cả. Lẽ nào cô gái trẻ ấy không biết rằng mình nên cẩn thận hơn?”.

Theo Deci, nếu muốn khuyến khích sự tự chủ của người khác, chúng ta cần bắt đầu từ quan điểm của họ. Và không còn cách nào tốt hơn ngoài việc mời gọi họ chia sẻ quan điểm bản thân. Trên thực tế, sau khi được hỏi, Anna đã nói ra tất cả những điều mà một người làm trong ngành y cần phải nói. Thậm chí, cô ấy còn tự chỉ trích bản thân rất nhiều – với vai trò một y tá lẫn tư cách là một con người. Mặc dù điều đó vốn chẳng giúp ích là bao, và vị quản lý sẽ phải trấn an Anna nhiều hơn, nhưng ở khía cạnh tích cực, cô gái trẻ đã chia sẻ được nhiều hơn và tự thừa nhận sai sót bản thân mà không cần đến lời quở phạt từ cấp trên.

Đây là điều mà Deci sớm nhận ra. Trên cương vị lãnh đạo, nếu bạn cố gắng kiểm soát và đánh giá nhân viên, họ sẽ phòng thủ, lảng tránh bạn và hoàn toàn có khả năng tìm cách đổ lỗi cho người khác khi mắc sai lầm – ông viết trong cuốn Sao ta làm điều ta làm.

Cuốn sách đứng trên phương diện cá nhân, tập trung vào động lực ẩn dưới sự vô trách nhiệm của nhân viên, bên cạnh việc giải thích những tác động xã hội ảnh hưởng đến động lực đó. Cuối cùng, tác giả chỉ ra những yếu tố có thể dẫn dắt mọi người hành xử có trách nhiệm hơn.

Với lối viết mạch lạc, súc tích, 13 chủ đề gói gọn trong hơn 300 trang sách được Tiến sĩ Edward L. Deci cùng biên tập viên kỳ cựu của tờ New York Times - Richard Flaste trình bày một cách logic dễ hiểu, qua đó giúp người đọc thấu hiểu động lực thúc đẩy bản thân, giải mã hành vi và làm chủ cuộc đời.

Thúc đẩy tinh thần trách nhiệm

Trên phương diện là nhà quản lý, tác giả cho rằng, cách tốt nhất để thúc đẩy nhân viên là khuyến khích ý thức tự chủ của họ. Như nhà tâm lý học nổi tiếng Abraham Maslow từng nói: “Trách nhiệm chính là niềm vui, và niềm vui chính là hoàn thành trách nhiệm của mình”. Đối với Maslow, “trách nhiệm” không có nghĩa là bổn phận hay sự bắt buộc. Nó có nghĩa là bạn làm những gì mà tình huống yêu cầu theo cách tự do hơn.

Chưa kể, việc được cấp trên giải thích vì sao một nhiệm vụ nào đó là quan trọng, đồng thời cho phép họ có quyền tự do cá nhân nhiều nhất có thể trong khi thực hiện công việc, sẽ giúp nhân viên kích thích sự tân tâm và cam kết nhiều hơn. “Phương pháp này hiệu quả hơn nhiều so với hệ thống tiêu chuẩn về phần thưởng và hình phạt”, vị tiến sĩ nhấn mạnh.

Chính tư tưởng khác biệt này của Edwrd L.Deci đã khiến tác phẩm Sao ta làm điều ta làm thách thức lối suy nghĩ truyền thống, khiến phương pháp tư duy mới mẻ của ông được xem là chống lại phương pháp hiệu suất hành vi lâu đời. Bởi lẽ, luôn tồn tại sự khác biệt lớn giữa việc chúng ta làm điều gì đó bằng cảm giác yêu thương và có trách nhiệm sâu sắc, với việc làm điều đó dưới áp lực trách nhiệm và nghĩa vụ đè nặng trên vai.

Điểm cốt lõi của tự do con người chính là trải nghiệm chọn lựa. Khi tự chủ, con người trải nghiệm việc lựa chọn cách hành xử, nhưng khi bị kiểm soát (dù là tuân thủ hay chống đối), họ sẽ không trải nghiệm được sự lựa chọn. Khép lại Sao ta làm điều ta làm, tác giả hy vọng thay vì tự hỏi “Làm thế nào tôi có thể thúc đẩy nhân viên”, nhà quản trị sẽ quan tâm đến việc “Làm sao tôi có thể tạo điều kiện để mọi người thúc đẩy bản thân?”. Đây cũng chính là thông điệp quan trọng mà cuốn sách muốn truyền tải.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

30 trích dẫn hay từ 'Quẳng gánh lo đi và vui sống'

Trong Quẳng gánh lo đi và vui sống, tác giả mang đến những phương pháp giúp bạn đọc xây dựng được thái độ sống tích cực, an tâm cảm nhận hạnh phúc và mãi mãi loại bỏ thói quen lo lắng.
2

Tu giữa đời thường - Điều tồi tệ nhất đối với tình trạng căng thẳng kinh niên là gì?

Nhịp sống hiện đại khiến chúng ta không thật sự ở trong chế độ “nghỉ ngơi và tiêu hóa” đủ để có thể trở lại trạng thái cân bằng vốn có. Chính vì vậy chúng ta luôn sống trong trạng thái căng thẳng kinh niên.
3

Bộ sách ‘Đủ duyên ta lại tương phùng’ - Giúp bạn bình yên giữa dòng đời vội vã

Có bao giờ bạn ngồi lại thành thật với chính mình để hỏi xem bản thân đang sống vì điều gì? Những vòng quay về tiền tài, danh vọng ấy có phải là thứ bạn mong mỏi, hay cuối cùng, thứ bạn thực sự cần chỉ là chút an yên, tịch tịnh ở tâm hồn?
4

Người thành công thật ra đã từ bỏ rất nhiều

Nếu thành công là phải chạm vạch đích thì góc nhìn của bạn có hơi cứng nhắc. Chúng ta không những phải đặt ra mục tiêu linh hoạt hơn, mà còn phải biến mình thành những cá nhân linh hoạt trong cách đánh giá về thành công và thất bại.
5

Từ bỏ - Sao cứ mải miết hướng về vạch đích, mặc kệ chiếc chân gãy?

Vì sao những vận động viên chạy Marathon này, sau khi biết mình bị chấn thương vẫn tiếp tục chạy bất chấp cơn đau cho đến khi họ về đích với chiếc chân gãy?

Hãy cùng 'Ping - Vượt ao tù ra biển lớn' đi tìm mục đích sống của riêng mình

Có bao giờ bạn tin rằng một cuốn sách có thể thay đổi chính bản thân mình?

‘Minh chứng thiên đường’ - 7 ngày trải nghiệm thế giới bên kia của một bác sĩ thần kinh

Ít ai có thể phớt lờ những câu chuyện ly kỳ về trải nghiệm cận tử; vì những gì một người chứng kiến khi tim họ ngừng đập hoặc bộ não ngừng hoạt động chính là gợi ý hiếm hoi về thế giới bên kia sự sống.

Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ - GS John Vu chỉ cách “sinh tồn” trước tương lai nghề nghiệp biến động

Trong “cơn lốc” thay đổi như vũ bão của mọi ngành nghề, học đại học như thế nào để không bị bỏ lại phía sau, GS John Vu đã giải đáp cho các bậc cha mẹ cùng học sinh, sinh viên trong cuốn “Beyond Loving – Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ”.

‘Đường đến tự do’- Thoát khỏi thế lưỡng nan giữa tiền bạc và niềm vui sống

Khi không thể làm chủ đồng tiền, con người mải xoay vần dưới áp lực kiếm tiền và đánh mất niềm vui sống. Cuốn sách “Đường đến tự do” gợi ý rằng bạn có thể thoát khỏi tình cảnh đó.

Phúc cho ai không thấy mà tin – Bức tường than khóc

Có một câu chuyện về một người cha theo đạo Do Thái và cậu con trai không hòa hợp với ông. Cha con họ thường xuyên cãi vã và nói ra những lời mà sau này cả hai đều phải hối hận.

Ping – Giải cứu Vườn Địa đàng: ‘Hy vọng rằng chưa quá trễ…’

Ping cưỡi trên lưng Kamo bay vút lên trời cao. Trái tim của chú trĩu nặng nỗi buồn. Bao trùm lấy họ là những mảng mây xám khiến mắt cay xè đang nhanh chóng che khuất ánh mặt trời.

Ping – Vượt ao tù ra biển lớn - Đừng để nỗi sợ đặt dấu chấm hết cho mọi mục đích và ước mơ

Khi chúng dấn bước sâu hơn vào rừng tre, đêm đen phía trước trở nên đặc quánh so với bầu trời, và đó là lý do Daikon và Hodo đã không thể hình dung điều gì một cách chắc chắn.

Học đại học thế nào để không thất nghiệp? - Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ từ GS. John Vu

“Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ” giải đáp phần lớn các thắc mắc của các bậc phụ huynh và học sinh trong việc chọn ngành, chọn nghề, và lên kế hoạch phát triển sự nghiệp vững chắc ngay từ năm nhất đại học.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khúc mắc với cha mẹ sẽ ảnh hưởng lên sự nghiệp của bạn

Từ sách - Phim - Quìn - 26/04/2024 08:00
Cụ thể thì những khúc mắc chưa được hoá giải giữa bạn và cha mẹ có thể ảnh hưởng ra sao lên sự nghiệp và con đường thành công của bạn?

Công nghiệp Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/04/2024 12:00
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cảnh báo ngành công nghiệp CNTT của Ấn Độ đang đi tới sự thiếu hụt nhân công có kĩ năng cao. Họ nói Ấn Độ sẽ không thể đạt tới tỉ lệ tăng trưởng đúng với mục tiêu nếu vấn đề này không được giải quyết ngay tức khắc.

Việt Nam, dân tộc gầy nhất thế giới đang béo lên nhanh nhất

Phong cách sống - Thanh Long - 25/04/2024 11:00
Những đứa trẻ đang ăn kem và bim bim trước cổng trường, và đó là lúc 7 giờ sáng, trước giờ vào học của chúng.

35 tuổi là một cột mốc: Để thoát khỏi lo lắng và sống một cuộc sống ung dung tự tại

Suy ngẫm - Diệu Đan - 25/04/2024 10:00
Không lo lắng, không sợ hãi, thuận theo tự nhiên, mới có thể ung dung mà sống.

Người đàn bà trong tôi – Lệnh giám hộ, án tử đối với khả năng sáng tạo của Spears

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 25/04/2024 09:00
Tôi biết bên trong mình có một nội lực nào đó, nhưng tôi cảm nhận được nó đang dần yếu đi mỗi ngày. Theo thời gian, ngọn lửa trong tôi đã lụi tàn. Ánh mắt tôi không còn tia sáng nào nữa.

Sát-na này là thiên thu - Cái giá của cơn giận

Từ sách - Phim - Quìn - 25/04/2024 08:00
Thời gian chính là thứ vô thường nhất trên đời. Chúng ta không thể khiến thời gian dừng lại, càng không thể điều khiển thời gian tiến hay lùi. Thời gian vì thế rất quý báu. Chớp mắt, có khi chạm đến ngưỡng cuối của cuộc đời.

40 tác giả nổi tiếng nói gì về việc đọc sách

Kỹ năng - TĐ tổng hợp - 24/04/2024 11:00
Bất kỳ nhà văn vĩ đại nào cũng cần phải là một người ham đọc sách. Dưới đây là những câu nói của 40 tác giả nổi tiếng khi nói về việc đọc.

Nếu giỏi chụp ảnh bằng điện thoại và có kỹ năng photoshop, đây sẽ là công việc giúp giới trẻ kiếm bộn tiền

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 24/04/2024 10:00
Điện thoại thông minh không chỉ để giải trí, nó còn là phương tiện giúp nhiều bạn trẻ kiếm được một khoản thu nhập không nhỏ nhờ vào ứng dụng chụp ảnh.

Thích Đồng Tâm, 'từ bỏ' học vị, xuất gia viết sách giúp người an yên

Từ sách - Phim - Lưu Đình Long - VNN - 24/04/2024 09:00
“Mỗi một tác phẩm mang dấu ấn riêng về sự trải nghiệm Pháp (cuộc sống) vận hành theo từng giai đoạn khác nhau của quá trình tu học và chiêm nghiệm của bản thân tôi”, Đại đức Thích Đồng Tâm chia sẻ.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khi nỗi đau cũng là một liều thuốc chữa lành

Từ sách - Phim - Quìn - 24/04/2024 08:00
Bởi nỗi đau cũng là một trong số những chất xúc tác giúp bạn kết nối với thế giới và trước khi bước vào kết nối rộng lớn ấy, bạn cần học cách kết nối với chính mình.

Phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/04/2024 12:00
Hiện nay phần mềm không còn là sản phẩm đem bán ra thị trường nữa mà là nhân tố bản chất chi phối cuộc sống của mọi người và ảnh hưởng chủ chốt cho nền kinh tế toàn cầu.

Ông Hoàng Nam Tiến: Đại học không phải cấp 4, hãy biến trí tuệ nhân tạo thành 'con sen', 'osin'

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 23/04/2024 11:00
Sinh viên cần bộc lộ khả năng làm chủ trí tuệ nhân tạo, tạo ra sự khác biệt chứ không phải dùng trí tuệ nhận tạo để tạo ra bài giải...

5 bí quyết giúp cuộc sống tiến vào trạng thái "ổn định"

Suy ngẫm - Trung Hạ - 23/04/2024 10:00
Sự thật về “ổn định” là gì? Gia đình có tài sản nhất định, cho dù gặp phải vấn đề gì cũng có thể giải quyết bằng số tiền này.

Bộ sách “Đủ duyên ta lại tương phùng” - Tìm bình yên trong từng ý niệm

Từ sách - Phim - Lan Phương - 23/04/2024 09:00
Những câu chữ trong bộ sách Đủ duyên ta lại tương phùng sẽ giúp độc giả có những phút dừng lại, chiêm nghiệm, từ đó, nhen lên trong lòng một chút ấm áp, thắp lên một chút bình an.

Người đàn bà trong tôi - Cô đơn trong chính gia đình mình

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 23/04/2024 08:00
Danh tiếng tạo nên thần tượng lớn và cũng chính danh tiếng khiến Britney Spears chìm trong khổ đau...
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 26/04/2024