Sao ta làm điều ta làm - Gây áp lực bằng phần thưởng có phải là cách tốt nhất để giúp trẻ?

Quang Thanh08/02/2023 08:00
Sao ta làm điều ta làm - Gây áp lực bằng phần thưởng có phải là cách tốt nhất để giúp trẻ?

Ngược với tự chủ, bị kiểm soát nghĩa là hành động vì phải chịu áp lực, thay vì hành động đúng theo cái tôi của bản thân. Lúc này, cái tôi đã bị kiểm soát và khuất phục.

Dạy con bằng phần thưởng lợi bất cập hại

Vài tháng sau khi khóa học violin bắt đầu, giáo viên giới thiệu một phương pháp mới để thúc đẩy học sinh luyện tập nhiều hơn. Học sinh sẽ được một ngôi sao khi tập đủ một khoảng thời gian nhất định mỗi tuần, và khi tích đủ sao, các em sẽ nhận được một “báu vật”.

Việc phân chia khoảng thời gian cụ thể, cùng với lời hứa tặng phần thưởng nếu làm theo, dường như đã khiến cho cô bé Lisa sáu tuổi thấy dễ dàng hơn. Sau khi tập xong trong một thời gian cụ thể, cô bé có thể ngừng và thấy rằng mình đã luyện tập đủ rồi. Nhưng có một điều khác lạ bắt đầu xảy ra trong những buổi tập; Lisa cứ nhìn đồng hồ. Cô bé không còn say mê với chiếc đàn nữa mà quan tâm đến việc hoàn thành các buổi tập hơn.

Vào một ngày Chủ nhật nọ, Lisa nhắc đi nhắc lại với cha mẹ rằng cô bé bắt buộc phải tập đàn, nhưng dường như cũng ít tỏ vẻ hào hứng hơn so với dạo gần đây. Lisa đùa giỡn nhiều hơn là nghiêm túc luyện tập. Cô bé tùy tiện đàn những phần vu vơ và chỉ muốn chơi những phần dễ dàng. Tuy nhiên, mẹ động viên Lisa rằng phải kiên trì. Vì thế, Lisa đã thử chơi một bài mới, đàn sai, rồi cô bé bắt đầu khóc.

Cuối cùng Lisa cũng tiết lộ rằng nếu không tập thì cô bé sẽ không nhận được ngôi sao, và nếu không nhận được ngôi sao này thì các bạn sẽ lấy được báu vật còn Lisa thì không. Cường độ áp lực mà đứa trẻ sáu tuổi này tự đặt ra cho bản thân mình khi giáo viên sử dụng một “sự khích lệ” thật đáng kinh ngạc.

Tuy nhiên, sau khi cha cô bé nói rằng bất kể nó là gì đi nữa, nếu giáo viên dạy đàn không phát “báu vật” cho Lisa thì ông sẽ mua một cái cho cô bé, khiến Lisa sửng sốt: “Ý cha là con không cần phải tập cũng có được báu vật đó ạ?”. “Đúng, con có thể có nó dù có tập hay không?”. Sự căng thẳng đã được trút bỏ rất nhiều và việc luyện tập của cô bé cũng trở nên dễ dàng hơn. Rốt cuộc thì cô bé cũng có thể chơi đàn thật vui.

Những người tán thành việc sử dụng phần thưởng để thúc đẩy trẻ em thường kể những chuyện giống như nửa đầu của câu chuyện trên - treo thưởng để giúp bọn trẻ tập đàn, làm việc nhà, hoàn thành bài tập về nhà hay bất cứ điều gì khác. Thế nhưng rõ ràng các phần thưởng thường mang lại những hệ quả tiêu cực, mà những người ủng hộ nó thường không sẵn sàng thừa nhận.

Người ta nói rằng họ không cố gắng ép con vào khuôn khổ, rằng họ đơn giản chỉ đang thể hiện sự khen ngợi, dạy dỗ con bằng cách nêu gương, hay đang cho bọn trẻ thứ gì đó mà chúng thật sự muốn hay cần. Nhưng nếu suy nghĩ một cách thấu đáo, ta thường sẽ thấy rằng thật ra, người lớn đang dùng những phần thưởng đó để gây áp lực lên con trẻ, kể cả khi điều mà họ đang ép con làm có thể là những gì tốt nhất cho trẻ. Câu hỏi đích thực mà tất cả những điều này đặt ra là liệu gây áp lực bằng phần thưởng với trẻ em để chúng làm gì đó tốt cho bản thân chúng có phải là cách tốt nhất để đạt được mục đích mong muốn hay không.

Tất nhiên, vấn đề về áp lực và sự kiểm soát vượt xa tác dụng của phần thưởng. Một điều quan trọng trong nghiên cứu của Ryan về việc trao thưởng theo hai cách khác nhau - một cách nhấn mạnh áp lực và sự kiểm soát, cách còn lại thì không - là nó cho thấy nhiều sự kiện hay biến cố khác được cho là làm xói mòn động lực nội tại có thể đã không lâm vào tình trạng đó nếu chúng ta sử dụng chúng một cách thận trọng hơn. Tất cả những nghiên cứu mà Ryan và Edward L. Deci thực hiện đều chỉ ra rằng sự tự thúc đẩy, thay vì động lực thúc đẩy từ bên ngoài, mới là trung tâm của sự sáng tạo, trách nhiệm, hành vi lành mạnh và thay đổi lâu dài.

Kiểm soát hay không kiểm soát?

Sau những kết quả đắt giá đúc kết được từ nghiên cứu về phần thưởng của Ryan, Edward L. Deci cùng Johnmarshall Reeve, quyết định tìm hiểu chính vấn đề đó ở phương diện cạnh tranh. Về căn bản, họ để cho một đội chiến thắng cuộc thi sau khi bị ép phải thắng và một đội khác thắng cuộc thi mà không bị gây thêm sức ép.

Thú vị là kết quả cũng giống như vậy. Khi hướng các thành viên trong đội đến với cuộc thi bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh bại đối thủ, thì sự cạnh tranh hoàn toàn bất lợi cho động lực nội tại của họ. Nhưng khi không gây thêm áp lực, mà chỉ đơn giản động viên họ nỗ lực hết sức và cố gắng hoàn thành trước, thì sự cạnh tranh đã không gây hại.

Việc ép buộc người ta phải thắng, một chuyện dường như quá hiển nhiên trong những tình huống có tính cạnh tranh, có khả năng tạo ra tác động tiêu cực, ngay cả với người chiến thắng. Và dĩ nhiên, đối với người bại trận thì tác động đó còn tồi tệ hơn nhiều.

Dựa vào những gì đúc kết được từ nghiên cứu các phong cách trao thưởng khác nhau, Ryan quyết định khám phá câu hỏi rằng liệu các giới hạn và sự tự chủ có thể tồn tại đồng thời hay không. Ryan đã hợp tác với Richard Koestner (hiện là giáo sư tại Đại học McGill ở Montreal) và xác định một môi trường kinh điển đòi hỏi cả giới hạn và sự tự chủ sáng tạo: mỹ thuật ở trẻ em.

Ý tưởng nghiên cứu được đề ra là cho những đứa trẻ (năm và sáu tuổi) tham gia một nhiệm vụ sáng tạo, nhưng tiềm tàng sự hỗn loạn, là cùng vẽ một bức tranh. Những giới hạn liên quan đến sự ngăn nắp được đưa ra theo hai cách khác nhau - một cách mang tính kiểm soát như truyền thống, cách còn lại khuyến khích tự chủ và không kiểm soát.

Cách kiểm soát khá đơn giản: sử dụng ngôn từ ép buộc (“Hãy là một đứa trẻ ngoan và giữ cho dụng cụ gọn gàng vào nhé” hay “Làm việc cần làm thôi và đừng có trộn lẫn lộn màu với nhau”). Còn cách khuyến khích tự chủ, bao gồm giảm thiểu áp lực bằng cách tránh những ngôn từ mang tính kiểm soát và cho phép lựa chọn càng nhiều càng tốt. Thật đáng khích lệ, kết quả thu được rất ấn tượng.

Chỉ cần vài thay đổi đơn giản trong cách hướng dẫn cũng đủ để tạo ra sự khác biệt. Tình huống khuyến khích sự tự chủ dường như có tác động tích cực tới bọn trẻ, trong khi tình huống kiểm soát lại gây suy yếu động lực nội tại. Bọn trẻ cảm thấy người lớn ít nhất cũng hiểu chúng đã tỏ ra nhiệt tình và có nhiều động lực nội tại hơn những đứa trẻ bị kiểm soát trong giới hạn.

Việc đặt ra giới hạn là cực kỳ quan trọng để thúc đẩy trách nhiệm, và những phát hiện của nghiên cứu này là nhân tố chính cho cách thực hiện điều đó. Khi đặt ra giới hạn theo hướng khuyến khích sự tự chủ - hay nói cách khác, khi xem bản thân bạn ngang hàng với người bị giới hạn, công nhận rằng người đó là một đối tượng chủ động, thay vì một mục tiêu để thao túng hay kiểm soát - ta sẽ có thể khuyến khích tinh thần trách nhiệm mà không hủy hoại chân nguyên của người đó.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

‘Hạnh phúc tuổi trẻ’ - Những lá thư Krishnamurti gửi bạn trẻ

Trong một thế giới tràn ngập thông tin như hiện nay, nhiều người trẻ đang mắc kẹt trong cuộc chạy đua điên cuồng: không ngừng tìm kiếm thành công, tình yêu, sự an toàn, thấu hiểu, tự do... Nhưng nghịch lý là, càng tìm kiếm, họ càng xa rời chính mình.
2

‘Đại địa chấn kinh tế’ – Bài học cho Việt Nam từ những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Với vỏn vẹn 336 trang, nhà kinh tế học Linda Yueh không chỉ “vẽ” nên một bức tranh kỳ vĩ đến tàn khốc của nền kinh tế thế giới trong gần một thế kỷ mà còn mang đến những bài học lớn giúp chúng ta ứng phó trong một nền kinh tế không ngừng biến động.
3

'Khai mở cảm xúc' và 'Khai mở hạnh phúc' - Đừng che giấu cảm xúc bằng hai chữ “Ổn mà”

“Ổn mà” – hai chữ ngắn ngủi nhưng lại là câu trả lời phổ biến nhất trong những khoảnh khắc ta cảm thấy tệ nhất.
4

Quên hôm qua, sống cho ngày mai: Học cách tha thứ, món quà bạn có thể tặng cho chính mình

Tha thứ – nghe thì nhẹ tênh, nhưng mấy ai làm được dễ dàng? Bởi khi lòng mình còn đau, còn tổn thương, thì làm sao có thể dễ dàng bỏ qua cho ai đó đã từng làm mình rơi nước mắt?
5

Con đường chuyển hóa - Khổ đau không đến từ người thân, mà từ cách ta thương yêu họ

Chỉ vì một câu nói không vừa ý, một ánh nhìn vô tâm, hay một lần không được lắng nghe – mà ta tổn thương. Mà đau nhất không phải vì người ngoài, mà là vì người mình thương nhất lại vô tình làm mình buồn nhất.

Khoá học tích lũy tài sản trong 7 ngày của người giàu có nhất thành Babylon

Phương pháp để chữa trị túi tiền trống rỗng của người giàu nhất thành Babylon chỉ được chia sẻ trực tiếp cho 100 người dân địa phương trong vòng 7 ngày.

Sao ta làm điều ta làm - Chỉ khi thật sự tự chủ con người mới có tự do

“Sao ta làm điều ta làm” của Edward L. Deci & Richard Flaste sẽ góp phần giúp chúng ta thấu hiểu động lực, giải mã hành vi, làm chủ cuộc đời mình và của những người liên quan.

Lời tiên tri Celestine - Trực giác sẽ mách bảo những giải pháp thay thế phù hợp

“Thủ bản cho biết khi khám phá nhiều hơn về nguyên lý vận hành của những nguồn năng lượng trong vũ trụ, chúng ta sẽ nhận thấy được điều gì thật sự diễn ra khi chúng ta trao truyền cho ai một giá trị nào đó.".

Luật Nhân Quả trong Lời tiên tri Celestine: Hãy cho đi và bạn sẽ nhận trở lại nhiều hơn

Bạn có tin rằng bất kỳ khi nào bạn lắng nghe trực giác và giúp đỡ người khác, thì ngay lập tức một khoản tiền nhất định sẽ chạy vào tài khoản của bạn?

Lời tiên tri Celestine và sự trùng hợp bí ẩn

Những câu chuyện trùng hợp ngẫu nhiên hầu như luôn xuất hiện trong tiểu sử của tất cả các danh nhân, tuy vậy, hiện tượng Sự đồng nhịp chỉ được biết đến rộng rãi và ghi nhận trong vài thập niên gần đây.

GS John Vu – Nguyên Phong: Lời tiên tri Celestine là một quyển sách về tâm linh dành cho mọi lứa tuổi

Tôi biết đến quyển sách Lời tiên tri Celestine (The Celestine Prophecy) vào giữa thập niên 1990. Lúc đó, tôi thấy nhiều sinh viên trong trường cầm quyển sách này trên tay.

Học viện thành công - 5 triết lý ‘thành công không vật chất’ của 50 bậc thầy thông thái nhất thế giới

Dưới ngòi bút sắc sảo của Og Mandino, những câu chuyện thực tế và bài học kinh nghiệm của 50 bậc thầy vĩ đại từng bước dẫn lối người đọc tìm đến thành công đầy hạnh phúc tại ‘’Học viện thành công’’.

Lời tiên tri Celestine: Cuộc săn tìm Thủ bản và chín sự khai sáng “bí ẩn” về thế giới loài người

Có lẽ, Lời tiên tri Celestine không chỉ là lời tiên tri cho nhân loại, nó còn lại sự gợi mở cho mỗi người về lời tiên tri của chính mình!

Quán quân Olympia có sự nghiệp rộng mở ở nước ngoài vẫn từ chối lương cao để về nước

Phong cách sống - Kim Linh - 10/07/2025 08:00
Sau khoảng thời gian học tập và làm việc tại Úc và Anh, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 quyết định về nước công tác tại ĐH Huế.

AI có đang âm thầm làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta?

Kỹ năng - Anh Tú - 09/07/2025 13:00
Liệu AI có đang làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta? Không nhất thiết phải như vậy. Chuyên gia tư vấn ngôn ngữ Anne-Kathrin Gerstlauer chia sẻ những mẹo giúp người dùng cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình.

Xem Sex Education, chồng tôi bật khóc như mưa thú nhận đã dạy con sai lầm

Điện ảnh - Thanh Hương - 09/07/2025 12:00
Lần đầu tiên tôi nhận ra, nuôi dạy sai cách có thể ảnh hưởng đến tâm hồn một người như nào.

Google ra mắt ứng dụng AI phục vụ ngành thời trang

Thư giãn - Anh Tú - 09/07/2025 11:00
Google vừa thông báo ra mắt một ứng dụng thử nghiệm mới có tên Doppl, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hình dung bạn sẽ trông như thế nào khi mặc các bộ trang phục khác nhau. Ứng dụng hiện đã có mặt trên iOS và Android tại Mỹ.

Cấp quản lý càng cao thì càng có xu hướng sử dụng AI

Suy ngẫm - Anh Tú - 09/07/2025 10:00
Theo nghiên cứu mới từ Salesforce, trí tuệ nhân tạo (AI) đang cho thấy dấu hiệu chuyển dịch từ các ứng dụng cơ bản như tự động hóa công việc sang những kết quả mạnh mẽ hơn, chẳng hạn như hỗ trợ công việc sáng tạo và chiến lược.

Đường vào Thiền - Thành công sớm đang trở thành áp lực với người trẻ

Từ sách - Phim - Hương Hồ - 09/07/2025 09:00
Trong bối cảnh nhiều người trẻ đang loay hoay giữa những áp lực thành công và nhu cầu sống ý nghĩa, cuốn sách "Đường vào Thiền" (The path of meditation) của Osho như một lời mời gọi bạn trở về với chính mình.

Gen Z không cần bạn, chỉ cần ChatGPT để tâm sự: Chuyên gia lý giải vì sao?

Phong cách sống - Đoàn Thủy - 09/07/2025 08:00
Thay vì gọi điện hay tâm sự với bạn bè, không ít bạn trẻ hiện nay lại mở trình duyệt, gõ vài dòng và tìm sự thấu hiểu từ trí tuệ nhân tạo.

Rò rỉ bí mật Meta đào tạo các chatbot AI chủ động nhắn tin, nhớ hội thoại, cố giữ người dùng ở lại

Kỹ năng - Sơn Vân - 08/07/2025 13:00
Meta Platforms đang đào tạo các chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tùy biến để trở nên chủ động hơn, chủ động nhắn tin mà không cần chờ người dùng nhắn trước, nhằm tiếp nối những cuộc trò chuyện trước đó, trang Insider cho biết.

Xem 'Sex Education', tôi học lỏm được cách áp dụng để dạy con gái 'lì lợm' hiệu quả không tưởng!

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 08/07/2025 12:00
Tôi đã tìm ra chìa khóa giúp con gái vượt qua sự chán chường, rèn luyện tính kiên trì và thay đổi tư duy về thành công.

Vợ nổi ghen khi chồng ‘say nắng’ và đòi cưới nhân tình AI

Thư giãn - Anh Tú - 08/07/2025 11:00
Theo CBS và New York Post, một người đàn ông đã có gia đình tại Mỹ đã gây tranh cãi khi yêu và cầu hôn một AI trên ChatGPT.

Tình trạng cận kề cái chết và giải thích của khoa học về linh hồn

Suy ngẫm - Phạm Hường - 08/07/2025 10:00
Không chỉ khoa học mà cả các tôn giáo và các thuyết thần bí đều rất quan tâm đến cảm nhận về tình trạng này.

Em bé đầu tiên trên thế giới sinh ra nhờ AI hỗ trợ: Cách thức không như nhiều người nghĩ

Truyền cảm hứng - Chi Chi - 08/07/2025 09:00
Hiện tại, bé đã 7 tháng tuổi và trở thành đứa trẻ đầu tiên được thụ thai nhờ AI.

'Khai mở cảm xúc' và 'Khai mở hạnh phúc' - Con người sẽ ra sao nếu không còn cảm xúc tồi tệ?

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 08/07/2025 08:00
Bác sĩ tâm lý Emma Hepburn cho rằng cảm xúc giúp ta sống, cảm, phản ứng và kết nối. Cố gắng phủ nhận một cảm xúc tiêu cực đồng nghĩa với việc ta đang chối từ chính mình.

Vì sao video ngắn trên Internet khiến việc học trở nên khó khăn?

Kỹ năng - Anh Tú - 07/07/2025 13:00
Hàng triệu người xem các video học tập ngắn trên nhiều nền tảng mạng xã hội mỗi ngày với hy vọng tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Tuy nhiên, hai nghiên cứu mới đây lại cho thấy điều ngược lại.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 10/07/2025