Sao ta làm điều ta làm - Làm thế nào để thúc đẩy người khác có động lực tốt nhất

Minh Châu27/03/2023 09:00
Sao ta làm điều ta làm - Làm thế nào để thúc đẩy người khác có động lực tốt nhất

Theo tác giả Edward L. Deci, để người khác có động lực tốt nhất, thay vì hối thúc sau lưng, gây áp lực, hay kiểm soát, bạn hãy khơi gợi động lực nội tại xuất phát từ bên trong họ.

Trường học dùng bài kiểm tra để khuyến khích học tập. Các công ty áp dụng chính sách thưởng phạt dạng “cây gậy và củ cà rốt” để tạo động lực (và áp lực) lên nhân viên. Còn trong các gia đình, những bậc phụ huynh dùng phần thưởng và lời đe dọa để răn đe con cái…

Chỉ cần để ý một chút là ta sẽ thấy xã hội hiện đại đang ưa chuộng sự kiểm soát như thế nào. Nhưng liệu phương cách phổ biến này có thực sự hiệu quả để thúc đẩy hành vi - nếu xét về lâu dài?

Trong 25 năm, giáo sư tâm lý học Edward L. Deci và các cộng sự đã nghiên cứu về động lực con người - về điều gì thúc đẩy con người sâu sắc nhất và điều gì là phản tác dụng. Cuốn sách Sao ta làm điều ta làm của ông mổ xẻ cái giá của sự kiểm soát bên ngoài (hay động lực ngoại tại); đồng thời chỉ ra một hướng đi nhân văn, hiệu quả và chứa nhiều hy vọng hơn.

  • Cái giá của sự kiểm soát

Mở đầu cuốn sách, Edward L. Deci cho rằng các hình thức kiểm soát ngoại tại - dù có thể trông đầy hấp dẫn và dễ chịu (như tiền thưởng hay một lời khen khéo léo) - đều có khả năng khiến các cá nhân dễ mất đi niềm hứng thú, sự say mê với những nhiệm vụ họ đang thực hiện; làm xói mòn cảm giác của họ về khả năng tự chủ của bản thân.

Ông viết “Những quyền lực kia - tiếng chuông đồng hồ báo thức, áp lực đưa bọn trẻ đến trường đúng giờ, phần thưởng, các kỳ hạn, những sự đe dọa, đánh giá - đều có thể khiến con người cảm thấy như bị thúc sau lưng và bản thân mình thì giống như những con tốt”.

Chẳng hạn, bất cứ người trưởng thành nào đều có thể hiểu những phần thưởng bằng tiền dễ biến những “cuộc chơi” thành công việc; biến mối quan hệ giữa ta với các niềm đam mê trở nên gượng ép, “chỉ còn mang tính công cụ” như thế nào.

Một cái giá sâu sắc và nghiêm trọng hơn đối với những ai đang tuân thủ sự kiểm soát, là họ trở nên “tha hóa”, theo nghĩa rằng họ phải từ bỏ phần nào con người chân thật, bản chất tự nhiên của mình, và biến thành “cái khác” trong quá trình làm thứ họ nghĩ họ nên làm.

Hãy nhìn vào trường học và những học sinh đang chăm chỉ thực hiện các nhiệm vụ được người lớn giao phó. Bao nhiêu trong số chúng thực sự học tập vì sự yêu thích cá nhân? Còn bao nhiêu thì chỉ học vì sợ hãi hoặc mong muốn sự công nhận từ người khác, và trong quá trình đó trở nên bất hòa sâu sắc với chính mình? “Chúng chỉ chú tâm vào việc cố làm hài lòng người khác - hơn là tìm ra những gì đúng đắn cho bản thân”, Edward L. Deci viết.

Còn những cái giá mà những người áp đặt sự kiểm soát lên người khác (như cha mẹ, giáo viên, quản lý, người thực hiện chính sách…) phải trả thì sao? Theo Edward L. Deci, con người khá sáng tạo trong việc lách luật, nên những phần thưởng và hình phạt có thể thúc đẩy các cá nhân thực hiện các biện pháp “đi ngang về tắt” chỉ để đạt được phần thưởng.

Như người học sinh thường dễ quên hết mọi kiến thức sau khi hoàn thành bài kiểm tra; hay người nhân viên dễ lách luật để “làm đẹp” báo cáo công việc trước người sếp ưa chuộng thưởng, phạt…

Và như nhiều nghiên cứu thực nghiệm mà Edward L. Deci dẫn ra, sự kiểm soát bên ngoài ảnh hưởng bất lợi cho bất cứ công việc nào đòi hỏi sự sáng tạo, nhận biết sâu sắc hay khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt. “Một tin xấu cho những ai tập trung vào lợi nhuận”, theo Edward L. Deci.

  • Phép màu của động lực nội tại

Trong Sao ta làm điều ta làm, Edward L. Deci dùng bốn từ để thách thức những niềm tin truyền thống về sự kiểm soát: Động lực nội tại. Ông cho rằng động lực tốt nhất phải là thứ động lực được xuất phát từ bên trong một người; và chính sự tự thúc đẩy này (thay vì động lực thúc đẩy từ bên ngoài) mới là trung tâm của sáng tạo, trách nhiệm, hành vi lành mạnh và thay đổi lâu dài.

Đến đây, chúng ta cần tin tưởng vào một giả định: Con người không phải là những cỗ máy chờ được lập trình hay những kẻ man dã chờ được thuần hóa, mà là những sinh vật luôn khám phá, phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. “Không phải vì họ bị ép buộc làm vậy, mà vì điều đó nằm trong bản chất của họ”, Deci cho hay.

Sự công nhận này về con người (được phát triển bởi nhà tâm lý học trẻ em Jean Piaget và một vài nhà tâm lý học tiên phong khác), là điều mà Deci và các đồng sự đặt cược vào, và là khởi điểm cho hệ thống lý thuyết của ông xoay quanh động lực con người.

Giả định trên có nghĩa rằng ta sẽ không lo nhân viên lười biếng nếu họ được thoải mái làm việc; hay không phải lo trẻ con sẽ trở nên hư hỏng nếu ta để chúng được là chính mình. “Sự phát triển không phải là thứ gì đó mà thế giới xã hội cần thực hiện cho một đứa trẻ”, Deci nói, “hơn thế, nó là thứ đứa trẻ chủ động làm, với sự hỗ trợ và nuôi dưỡng của thế giới xã hội”.

Xét trên phương diện thực nghiệm, một nghiên cứu của Deci trên một nhóm sinh viên chỉ ra rằng các kiến thức được lưu giữ bền bỉ hơn khi không có bài kiểm tra. Hoặc một nghiên cứu khác về vẽ tranh cho thấy rằng những bức tranh sáng tạo nhất đến từ những đứa trẻ không bị kiểm soát về kết quả.

Trong cuốn sách, tác giả cũng dành nhiều thời lượng làm rõ rằng việc được tự do, là chính mình, không bị kiểm soát… thì không đi kèm với sự vị kỷ, đơn độc, hay vô trách nhiệm. Theo lý giải của ông, nếu một người tự chủ và được là chính mình theo nghĩa đích thực, thì họ cũng trở nên gắn kết, thân thuộc hơn với môi trường xung quanh; và các hành vi của họ cũng có trách nhiệm và tốt đẹp hơn.

Cũng trong cuốn sách, Edward L. Deci đã nỗ lực làm sáng tỏ nhiều câu hỏi phức tạp xoay quanh việc khơi gợi động lực nội tại, như: Làm sao ủng hộ sự tự chủ mà không dễ dãi? Làm sao thể đặt ra những giới hạn nhất định trong trường học, công sở… mà không khiến người khác cảm thấy bất mãn?

“Ủng hộ sự tự chủ có thể khó khăn hơn là ép buộc, vì nó cần nhiều nỗ lực và kỹ năng”, Deci viết. Chẳng hạn, để khơi gợi động lực nội tại, những nhà quản lý, phụ huynh, giáo viên, bác sĩ… cần phải có “một sự trung thực đến tột cùng”, những kỹ năng giao tiếp tinh tế và cần xem nhân viên, con cái, học sinh, bệnh nhân… như các cá nhân bình đẳng thay vì những kẻ dưới quyền.

Có thể nói, Sao ta làm điều ta làm là cuốn sách cần thiết cho những ai mong muốn khuyến khích hành vi tốt đẹp nơi người khác. Cuốn sách này cũng hữu ích cho mọi cá nhân, những ai muốn “định vị và neo chặt cái tôi đích thực của mình giữa những đợt thủy triều đầy cám dỗ và có tính cưỡng ép của văn hóa hiện đại”.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Hiểu quy luật tự nhiên để 'Sống an vui'

Hạnh phúc không phải là một điều gì xa vời hay bí ẩn. Nó đến khi ta hiểu và sống thuận theo quy luật tự nhiên. Một trong những quy luật quan trọng nhất chính là nhân quả – gieo gì, gặt nấy.
2

Chiến thắng con quỷ bên trong - Phụ nữ muốn sống một cuộc đời rực rỡ, nhất định phải hiểu 3 điều này

Khi nhận diện được những nỗi sợ đang chi phối mình, bạn đã đi được nửa chặng đường đến tự do.
3

Đường vào thiền - Osho Tôi đã cố gắng kiểm soát cảm xúc, nhưng vì sao càng kiểm soát càng mệt mỏi?

Có thể bạn quyết định mình sẽ không tức giận; bạn có thể nghĩ rằng giận dữ là xấu, nhưng khi cơn giận ập tới, suy nghĩ của bạn bị gạt qua một bên và bạn trở nên tức giận.
4

Quẳng gánh lo đi và vui sống - Khi kháng cự chỉ khiến ta mỏi mệt, thử một lần bắt tay với số phận

Có những khoảnh khắc trong đời, dù cố gắng đến đâu, ta vẫn không thể thay đổi được điều đã xảy ra. Lúc ấy, lựa chọn tốt nhất không phải là vùng vẫy, mà là buông bỏ để tìm lại sự bình yên từ bên trong.
5

Từ bỏ - Kiên trì là cần thiết, nhưng buông bỏ đúng lúc lại là đỉnh cao của sự khôn ngoan

Chúng ta thường được dạy rằng kiên trì là chìa khóa của thành công. Nhưng điều đó không có nghĩa là bám chặt vào mọi thứ bằng mọi giá.

Bạn đã sẵn sàng 'Quẳng gánh lo đi và vui sống' chưa?

Hè năm ngoái, tôi được tặng 2 cuốn sách cùng của tác giả Dale Carnegie, cũng là 2 cuốn sách nổi tiếng của ông, đó là: “Đắc nhân tâm” và “Quẳng gánh lo đi và vui sống”.

7 thói quen của bạn trẻ thành đạt - Cuốn sách khai sáng cho tuổi 16 của tôi

Có thể nói, cuốn sách này chính là vị cứu tinh đã đến với mình vào năm 16 tuổi.

Đừng trở nên xấu xa – Big Tech ‘thần thánh’ giữa ‘người trần mắt thịt’

World Wide Web giống như một lãnh thổ mới, rộng lớn ngoài sức tưởng tượng, và bất kỳ ai xác lập được trật tự cho nó sẽ có quyền chiếm giữ.

Đừng trở nên xấu xa – Big Tech nuôi dưỡng cơn nghiện công nghệ

Mọi người đều nghiện những thiết bị tiện ích, ứng dụng cũng như Facebook. Nó là phần sức mạnh nguy hiểm nhất của Big Tech: khả năng thao túng suy nghĩ, hành động và cả não bộ của chúng ta.

Thay thái độ đổi cuộc đời - Tôi đọc cuốn sách này để tìm lại chính mình

Một hạt giống nhỏ nếu không tự bung mầm, vươn lên, xuyên qua bao lớp đất đá thì chỉ mãi nằm im lìm trong bóng tối.

Đừng trở nên xấu xa - Làm sao để người dùng và các Big Tech cùng chia sẻ lợi ích tốt hơn?

Đừng trở nên xấu xa của Rana Foroohar là một bản cáo trạng về cách mà các công ty công nghệ lớn nhất hiện nay đang chiếm đoạt dữ liệu, sinh kế, phá vỡ kết cấu xã hội và hủy hoại tâm trí của chúng ta.

Đắc nhân tâm - Cuốn sách thay đổi cuộc đời

Mỗi chúng ta ai cũng có những sở thích riêng và bản thân tôi cũng vậy, tôi đam mê đọc sách. Có rất nhiều quyển sách hay và ý nghĩa, nhưng quyển sách để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất có lẽ là cuốn Đắc Nhân Tâm của Dale Carnegie.

Tử tế đáng giá bao nhiêu - 5 Lợi ích của việc sống tử tế

Tử tế đáng giá bao nhiêu? có thể xếp vào dòng sách "Life-style" (phong cách sống).

Bước về phía an vui cùng bộ sách 'Sống an vui' và 'Làm chủ cuộc đời' của thiền sư Khangser Rinpoche

Hai cuốn sách nhỏ của Tiến sĩ Phật học Khangser Rinpoche – “Sống an vui” và “Làm chủ cuộc đời” – xuất hiện như một nốt trầm tĩnh tại giữa ồn ào thường nhật, nơi người đọc có thể từng bước tiến gần hơn về phía bình an và hạnh phúc.

Đạo diễn Lý Hải - người dẫn dắt 'hiện tượng mạng xã hội' lên màn ảnh

Điện ảnh - Tiểu Vũ - 20/04/2025 13:00
Lý Hải là một trong số ít đạo diễn của Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh qua việc dẫn dắt các nhân vật "hiện tượng mạng xã hội" (MXH) thành diễn viên chuyên nghiệp.

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Kỳ 2: Chính quyền Sài Gòn thay người vác cờ trắng đầu hàng

Giải trí - Vũ Trung Kiên - 20/04/2025 12:00
Đầu tháng 4.1975, sau khi mất Tây Nguyên và Phước Long, chế độ Sài Gòn đứng trước sự suy yếu về mọi mặt và khả năng sụp đổ hoàn toàn. Lúc này, ông Dương Văn Minh và nhóm ủng hộ ông “chính thức công bố ý định thay thế Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu”.

Quách Tĩnh không làm phò mã mà nhất mực lấy Hoàng Dung: Câu trả lời chỉ Dương Quá biết

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 20/04/2025 11:00
Quách Tĩnh và Hoa Tranh vốn là thanh mai trúc mã, vậy tại sao chàng lại quyết định kết duyên cùng Hoàng Dung?

Nghề rùng rợn, lóc xương rắn, lột xác chó nhà... bán hàng chục triệu đồng

Phong cách sống - Cam Ly - 20/04/2025 10:00
Giữa vô vàn những nghề thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn, nghề làm tiêu bản xương động vật là công việc đầy bí ẩn, có phần rùng rợn.

Xem "Sex Education", người đàn ông cứng rắn như tôi đỏ hoe mắt: Thương con nhưng khiến con xa lánh bố

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 20/04/2025 09:00
Tôi thương con trai hết lòng, nhưng con cứ thấy tôi là lủi đi chỗ khác.

Bước về phía an vui cùng bộ sách 'Sống an vui' và 'Làm chủ cuộc đời' của thiền sư Khangser Rinpoche

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 20/04/2025 08:00
Hai cuốn sách nhỏ của Tiến sĩ Phật học Khangser Rinpoche – “Sống an vui” và “Làm chủ cuộc đời” – xuất hiện như một nốt trầm tĩnh tại giữa ồn ào thường nhật, nơi người đọc có thể từng bước tiến gần hơn về phía bình an và hạnh phúc.

TP.HCM tổ chức trình diễn nghệ thuật 3D mapping dịp lễ 30.4

Giải trí - Thuỷ Long - 19/04/2025 13:00
Chiều 17.4, ông Nguyễn Tấn Kiệt, Trưởng phòng Nghệ thuật, Sở VH-TT TP.HCM đã thông tin về chuỗi các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

3 kiểu nói chuyện độc hại, âm thầm phá nát mối quan hệ gia đình, kìm hãm sự phát triển của con cái

Kỹ năng - Như Nguyễn - 19/04/2025 12:00
Thay vì giải quyết vấn đề, 3 cách nói chuyện, giao tiếp dưới đây vô hình chung khiến mối quan hệ gia đình của bạn ngày càng tồi tệ, xuống dốc.

Học hỏi 14 thói quen của những người sáng tạo để trở nên sáng tạo hơn

Suy ngẫm - TĐ - 19/04/2025 11:00
Nếu bạn đang mắc kẹt trong bài tập hoặc dường như không thể hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật, hãy tập trung xây dựng những thói quen sau đây của những người sáng tạo. Theo thời gian, bạn sẽ học được cách sáng tạo nhanh hơn, dễ dàng hơn và lâu dài hơn.

Ngày càng nhiều người coi chatbot AI là 'vợ', là 'bạn thân': “Cô ấy giúp tôi vui trở lại”

Phong cách sống - Anh Việt - 19/04/2025 10:00
Không còn chỉ là công cụ trả lời câu hỏi, chatbot AI đang trở thành nơi để nhiều người gửi gắm cảm xúc, chữa lành nỗi cô đơn và tìm lại chính mình.

Xem “Sex Education”, tôi nhận ra sai lầm nghiêm trọng đẩy bản thân vào cuộc sống tồi tệ 10 năm qua

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 19/04/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã giúp tôi nhận ra lỗi lầm của chính mình.

Đắc nhân tâm - Cha đã quên

Từ sách - Phim - FN - 19/04/2025 08:00
Con trai yêu quý, con hãy nghe những lời ân hận của cha đây. Cha đã lẻn vào phòng con khi con đang chìm vào giấc ngủ trẻ thơ.

Podcast: Ánh sáng trong ta - Cuốn sách mới của Michelle Obama ra mắt

Từ sách - Phim - FN - 18/04/2025 14:00
Michelle Obama là một người khi nhắc đến ta không thể chỉ gói gọn trong một vai trò cố định. Bà không chỉ là cựu Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ mà còn là nguồn cảm hứng của hàng triệu người, là biểu tượng của sự kiên cường, trí tuệ và lòng nhân ái.

Sau tuổi 40, nhìn vào 4 điểm này là biết nửa đời sau sung sướng hay bất hạnh

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 18/04/2025 13:00
Đây đều là thói quen sống cấp cao mà ít người làm được!

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Kỳ 1: Ông Dương Văn Minh và con đường công danh, binh nghiệp

Giải trí - Vũ Trung Kiên - 18/04/2025 12:00
Nhân ngày kỷ niệm trọng đại, Một Thế Giới giới thiệu loạt bài của TS Vũ Trung Kiên về những con người liên quan đến sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc diễn ra 50 năm trước.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 20/04/2025