Sài Gòn một thuở - 'Dân Ông Tạ đó!' tập 3 - 'Phi canh bún bất thành Ông Tạ'

FN14/02/2024 09:00
Sài Gòn một thuở - 'Dân Ông Tạ đó!' tập 3 - 'Phi canh bún bất thành Ông Tạ'

Năm nào cũng vậy, cứ từ tết Ta, trời nóng dần theo tiết hạ. Canh bún và bún riêu mới hôm cuối năm se lạnh, ít ai chú ý, bỗng trở thành món mà đi đâu trong vùng Ông Tạ cũng thấy, quán nào cũng kẻ ra người vào, cứ như rủ rê “đưa em vào hạ”.

Nếu nói là canh bún Bắc 54 gốc thì có lẽ trước 1975, bà con xóm An Lạc khó ai quên tô canh bún không tên của bà Cương, bên nhà thờ An Lạc, lối ra ruộng rau muống ông Nghi trong ngõ Con Mắt, nhất là đám trẻ con. Xưa, tô canh bún của bà dứt khoát “bốn không”: không đậu hủ, không huyết, không cà chua, không mắm tôm. Cứ nguyên chất cua đồng mà nên nồi canh bún. Để tô canh bún thêm đậm đà, bà Cảnh pha chế nước màu từ gạch cua và thịt cua. Chan vào, tô canh bún dậy một mùi thơm không giống mùi thơm nào trên cõi đời này. Nó khó tả lắm, mùi hành phi và mùi gạch, mùi thịt cua mềm tơi lẫn vào nhau, chỉ cần đi thoáng qua đã tứa nước miếng, khó ai kềm mồm nổi, chỉ muốn sà vào ngay “tắp lự”. Hương vị nó đến là lạ lùng, thơm nồng thơm nàn, ngon đậm ngon đà. Ấy vậy mà lại không ngậy, không ngấy. Cái mùi vị ấy có lẽ bây giờ ít gặp ở mấy quán canh bún ở Ông Tạ, ở Sài Gòn. Nhưng tôi tin ai dân An Lạc bây giờ ở tuổi 50, 60, 70… trở đi khó quên cái “hương gây mùi nhớ” ấy.

Bà Cương dáng vẻ, ăn nói đúng một “bà nhà quê” Bắc: hiền lành, chân chất. Đến cái nồi canh bún thuở cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960, khi nhà bà còn là cái nhà đất trên đường ra ruộng rau muống cũng vậy: nồi canh bún đặt âm trong đất đầu hiên nhà để lúc nào cũng ấm nóng - như hồi bà bán canh bún ở Hà Đông quê bà. Có nhà mang hẳn cả một nồi nhỏ ra mua. Đám trẻ con thích bà lắm, chúng coi bà như mẹ, như bà mình: xin thêm rau là bà gắp ngay, xin tí nước màu là bà múc liền. Bà chỉ không bán thiếu. Quán nghèo xóm nhỏ, làm ngày nào ăn ngày nấy, bán thiếu chỉ có nước ra ruộng ông Nghi nhặt rau muống.

Đến 1975 bà ngả bệnh và đi sau đó vài năm. Con gái bà là chị Hạnh bán một thời gian, không kiên trì bằng mẹ, thế là nghỉ. Thương nhớ biết bao nhiêu nồi canh bún bà Cương trên đất Ông Tạ thuở ban đầu.

Thế là người ta nhắc gánh canh bún bà Tý, xưa ở ngõ Con Mắt thập niên 1960. Gánh canh bún mà theo một nữ thực khách 30 năm của gánh bún này và cũng là hàng xóm: "Gánh canh bún nổi tiếng của bà Tý, tôi luôn nghĩ rằng: món bún riêu thì ở hải ngoại nấu được nhưng canh bún thì chỉ về quê hương, về ngõ Con Mắt mới thưởng thức đúng vị!".

Dạo ấy, bà Tý gánh canh bún bán ở cuối hẻm Bình Dân ra ngõ Con Mắt. Có lúc bà ngồi bên bức tường nhà cà phê Ngự Uyển, có lúc ngồi ở cái chòi canh lửa đầu hẻm vào chùa Vạn Quang hiện nay (nay là trạm dân phòng), cạnh nhà cà phê Thanh Hoài của mẹ nhà thơ Đỗ Trung Quân. Sau lớn tuổi, bà bán ngay ở nhà. Không chỉ bán canh bún, bà Tý còn làm cả bún bỏ mối nhiều nơi.

Thuở ấy, cứ khi nhà thờ An Lạc đổ chuông là người ta đã thấy gánh canh bún của bà Tý với cây đèn dầu ở đầu chòi canh cháy. Hồi cuối thập niên 1960, tôi ăn canh bún buổi chiều bán rong trong ấp Hàng Dầu của bà Tý. Canh bún của bà đúng là canh bún Bắc thời 1954: không đậu phụ (đậu hủ) chiên, không chả, không cà chua… ; chỉ có hẹ, rau muống, rau cần nước và “rau rút nó rụt cái mụn” cắt ngắn, luộc chung; bày trên tô bún sau khi chan nước dùng.

Đó là canh bún Bắc nguyên gốc 100%. Ăn vào, nói như kiểu nhà văn Vũ Bằng trong “Miếng ngon Hà Nội”: “...Cũng làm với thứ bún to sợi đó, còn quà canh bún nữa, cũng nấu với cua đồng, nhưng thêm mấy món rau rút ăn mát và làm tăng cái vị ngọt của chất cua đồng lên bội phần. Nhưng đây là một cái ngọt chất phác của đồng ruộng, một cái ngọt thật thanh, một cái ngọt khác hẳn cái ngọt của bún bung hơi ngậy...".

Tô canh bún bà Hán đối diện cổng trường Chúa Cứu Thế (xứ Tân Chí Linh) tôi học mà tôi hay ăn hồi 1970 cũng ngọt thanh như vậy. Bà Hán nhai trầu luôn miệng, không biết có phải vì vậy mà giọng bà khàn khàn (!). Sau 1975, thời khó khăn, đám học trò Tân Chí Linh ăn canh bún, bà bảo: “No chưa con, bốc thêm rau ăn cho chắc bụng mà vào học yên bụng dạ”. Tô canh bún của bà, ngoài bún, riêu, chỉ là mắm tôm và rau muống cắt khúc luộc.

Có lẽ canh bún Ông Tạ thời đó đều Bắc gốc như thế. Giờ thì dư vị ấy vẫn còn ở một quán, tới nay (2024) có lẽ đã 64, 65 năm, trên đường Nghĩa Phát, số 24. Hồi 1971, khi học gần đây, tôi đã ăn, giờ vẫn còn: canh bún cô Bích. Chỉ khác là xưa người bán là bà cụ Dưỡng tóc vấn răng đen. Cụ gánh nồi canh bún đi bán rong khắp vùng Ông Tạ sau hai năm di cư từ Bắc vào. Sau cụ để nghề lại cho hai con gái là Huê và Bích. Cô Huê nghỉ bán, chỉ còn cô Bích. Người thích vị canh bún dịu nhẹ Bắc 54 xưa vẫn ghé xe canh bún không tên, khách quen gọi là quán Cô Bích dù rất lạ là tới giờ, quán này vẫn không có bàn cho khách để tô, cứ ngồi ghế, cầm tô trên tay ăn. Cũng chả sao vì món canh bún có gì, cô Bích bỏ hết vào tô rồi. Bày bàn chỉ lách cách, rách việc… Cứ như ép người ta phải ăn như vậy, như vậy mới đúng điệu (!). Nói vậy thôi, thời buổi này, không cứ Ông Tạ, chả quán xá ở Sài Gòn nào ai dám ép khách. Ai kiêng cử gì, cứ nói một tiếng, mất gì, cô Bích chừa ra.

Nói vị xưa là nói nước dùng dịu chứ canh bún xưa nhất khu Ông Tạ này cũng không còn là Bắc gốc như canh bún bà Cương, bà Tý ngày xưa nữa: trong tô bún có cả đậu phụ chiên, chả… Thậm chí cả cà chua như bún riêu… Khách vẫn đông, bán từ trưa tới chiều là hết; nếu không, hẳn cô Bích đã dẹp quán từ lâu.

Ngỡ chỉ quanh quẩn trong ngõ dưới hẻm trên, dè đâu canh bún Ông Tạ đã vang danh Sài Gòn, nổi lềnh lên như riêu trong tô. Thử search (tìm) trên mạng mấy quán canh bún ở Ông Tạ coi, nhiều quán cả triệu kết quả với vô số bài viết, clips trên các báo.

Canh bún không sang trọng như phở, không cầu kỳ như bún bò, bún chả, càng không nhiều tranh luận, “cãi cọ” như mì Quảng… Dù không hề có quy định nào nhưng nếu phở có vẻ nam tính với tên gọi thường rõ đàn ông như Cường, Đức, Phú Vinh, Phú Vương, Việt Hưng, Lao Động… với người đứng bán thường là quý ông thì canh bún hiền lành như một cô gái quê, “nết na trong xóm”, tên ghi rõ cô này chị nọ, quý bà quý dì đứng bán.

Ấy vậy mà cô gái quê ấy duyên dáng lạ kỳ, biến ảo khôn lường, mê đắm bao lòng thực khách Bắc - Trung - Nam.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?
2

‘Đại địa chấn kinh tế’ – Bài học cho Việt Nam từ những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Với vỏn vẹn 336 trang, nhà kinh tế học Linda Yueh không chỉ “vẽ” nên một bức tranh kỳ vĩ đến tàn khốc của nền kinh tế thế giới trong gần một thế kỷ mà còn mang đến những bài học lớn giúp chúng ta ứng phó trong một nền kinh tế không ngừng biến động.
3

‘Hạnh phúc tuổi trẻ’ - Những lá thư Krishnamurti gửi bạn trẻ

Trong một thế giới tràn ngập thông tin như hiện nay, nhiều người trẻ đang mắc kẹt trong cuộc chạy đua điên cuồng: không ngừng tìm kiếm thành công, tình yêu, sự an toàn, thấu hiểu, tự do... Nhưng nghịch lý là, càng tìm kiếm, họ càng xa rời chính mình.
4

'Khai mở cảm xúc' và 'Khai mở hạnh phúc' - Đừng che giấu cảm xúc bằng hai chữ “Ổn mà”

“Ổn mà” – hai chữ ngắn ngủi nhưng lại là câu trả lời phổ biến nhất trong những khoảnh khắc ta cảm thấy tệ nhất.
5

Quên hôm qua, sống cho ngày mai: Học cách tha thứ, món quà bạn có thể tặng cho chính mình

Tha thứ – nghe thì nhẹ tênh, nhưng mấy ai làm được dễ dàng? Bởi khi lòng mình còn đau, còn tổn thương, thì làm sao có thể dễ dàng bỏ qua cho ai đó đã từng làm mình rơi nước mắt?

Sài Gòn một thuở 'Dân Ông Tạ đó' - 'Thói ăn' ngày Tết vùng Ông Tạ

Đã thành một thói quen từ 1954 trên vùng đất, quê hương mới của bao thế hệ Ông Tạ, từ trung tuần tháng Chạp, những sạp lá dong, khuôn gỗ gói bánh chưng lại thấy xung quanh trường Tân Bình (trước 1975 là Thánh Tâm).

Sài Gòn một thuở - 'Dân Ông Tạ đó'! - Phở Ông Tạ đoạt giải “Oscar/Grammy về ẩm thực" Mỹ

Phở Ông Tạ vẫn còn đây: thanh mát, ngọt mềm, bánh phở vuông sợi nhỏ... Khách quen - chủ cũ - miệng phở xưa trên dưới sáu mươi năm…

Từ bi - Osho: Hãy sống với lòng từ bi, sự minh tuệ và nhân ái

Chuyện kể rằng có một tên giết người đến gặp Đức Phật để quy y. Anh ta sợ mọi người sẽ không cho mình vào gặp Đức Phật nên tìm lúc vắng người mà đến. Đến nơi, anh ta không đi vào cửa trước mà leo tường để vào.

Sài Gòn một thuở - 'Dân Ông Tạ đó' 3 - 'Chúc mừng năm mới'

"Chúc mừng năm mấy” – những đứa cháu của ông bà Nguyễn Văn Thông ở Sài Gòn Nhỏ (Little Saigon, bang California, Mỹ) chúc mừng năm mới ông bà, cha mẹ, cô chú… mình khi chưa sõi tiếng Việt tối 30 Tết Quý Mão 2023 như vậy.

Tử tế đáng giá bao nhiêu - Những lợi ích mà việc sống tử tế có thể mang lại cho mọi người

Sống tử tế góp phần tạo ra hoóc-môn oxytocin trong não và khắp cơ thể. Oxytocin giải phóng oxit nitric trong mạch máu, từ đó mở rộng các mạch máu, giảm huyết áp và bảo vệ trái tim của bạn.

Lẽ sống - 7 câu châm ngôn giúp bạn vực dậy tinh thần

Nếu bạn đang mất phương hướng trong cuộc sống thì 7 câu châm ngôn này có thể sẽ giúp bạn vượt qua điều đó.

‘Là bạn nhưng vạn lần tốt hơn’ - Tắt đi tiếng nói Con người Phản diện để sống cuộc đời tối ưu

Ít ai biết được rằng, bên trong mỗi người đều đang nuôi dưỡng một Con người Phản diện luôn tìm cách phá bĩnh, ngăn trở bạn đạt đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

‘Là bạn nhưng vạn lần tốt hơn’ – Đừng để câu nói 'Hãy là chính mình' đánh lừa bạn

Lâu nay chúng ta vẫn thường được kêu gọi “Hãy là chính mình”, nhưng là chính mình liệu có tốt hơn không nếu đó là một phiên bản xấu xí của bạn?

Vì sao "Hồng Tỷ" lừa tình được gần 1.700 trai đẹp: Câu trả lời khiến người ta hoảng hốt nhưng "không thể cãi"

Suy ngẫm - VV - 11/07/2025 13:00
Câu trả lời nằm ở tâm lý học xã hội và nhu cầu cảm xúc bị đánh trúng tâm lý nam giới hiện đại.

Nhờ phim Sex Education mà tôi kịp bình tĩnh khi phát hiện kho tàng nhạy cảm của con trai

Điện ảnh - Thanh Hương - 11/07/2025 12:00
Con trai tôi đã khen bố mẹ văn minh và tinh tế.

Tra cứu mã vùng điện thoại cố định của 34 tỉnh thành

Kỹ năng - PT - 11/07/2025 11:00
Theo đó, mã vùng điện thoại cố định của 11 tỉnh, thành phố không thay đổi. Các quy định về định tuyến, quay số và tính cước giữ nguyên như hiện hành.

Google Maps vô tình ghi lại chuyện tình 10 năm cuối đời của đôi vợ chồng già khiến hơn 391.000 người dừng bước

Suy ngẫm - Phạm Trang - 11/07/2025 10:00
Mới đây, một bài đăng cảm động đang lan truyền nhanh chóng, ghi lại cuộc sống của một cặp vợ chồng lớn tuổi ở Philippines qua ống kính Google Maps đã chạm đến trái tim của hàng trăm nghìn người.

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Từ sách - Phim - FN - 11/07/2025 09:00
Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Hạnh phúc tuổi trẻ - “Điều tốt cũng có thể hủy hoại bạn”, nghe vô lý nhưng chính bạn đang làm điều đó mỗi ngày

Từ sách - Phim - Quìn - 11/07/2025 08:00
Chúng ta lớn lên với niềm tin rằng phải giữ lấy điều tốt và loại bỏ điều xấu, như thể đó là cách duy nhất để sống hạnh phúc. Nhưng vì sao càng chạy theo những lựa chọn ấy, tâm trí lại càng mệt mỏi, càng đầy xung đột và lo lắng?

Mẹo nhỏ khi kết hợp tệp âm thanh với OpenAI

Kỹ năng - Anh Tú - 10/07/2025 13:00
Việc sử dụng các dịch vụ AI của OpenAI một cách nhanh chóng có thể khiến bạn tốn kém. Tuy nhiên, có một mẹo hữu ích giúp tiết kiệm chi phí: sử dụng API để tổng hợp các bản ghi âm.

Xem 'Sex Education', tôi học được hoá ra sống không vì chính mình sẽ khiến cuộc đời lao dốc

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 10/07/2025 12:00
Thông qua bộ phim, tôi nhận ra bấy lâu nay mình luôn sống một cuộc đời tẻ nhạt, thiếu ý nghĩa cuộc sống.

ChatGPT có bao nhiêu mô hình và bạn nên chọn loại nào là 'chân ái'?

Kỹ năng - Anh Tú - 10/07/2025 11:00
Lần đầu tiên, OpenAI cung cấp một bảng so sánh toàn diện 6 mô hình hiện có và đưa ra khuyến nghị rõ ràng về việc nên dùng mô hình nào trong từng trường hợp.

Bí ẩn người phụ nữ kể vanh vách chuyện "kiếp trước", gần 100 năm khoa học vẫn chưa thể lý giải

Suy ngẫm - Mộc Miên - 10/07/2025 10:00
Khi mới 4 tuổi, cô bé Shanti Devi ở New Delhi, Ấn Độ, đã bắt đầu kể chi tiết về cuộc đời " kiếp trước" của mình tại một thị trấn cách nhà hơn 100km.

Không còn bệnh tim - "Một quyển sách quý, rất đáng quý"

Từ sách - Phim - Chân Diệu Mỹ - 10/07/2025 09:00
Đọc xong cuốn sách "Không còn bệnh tim" (No More Heart Disease) của Tiến sĩ Louis J. Ignarro tôi nhận thấy đây là một quyển sách quý, rất đáng quý. Quý bởi vì tác giả đoạt giải Nobel về Y học sau 24 năm nghiên cứu về một thứ mà lúc khởi đầu chưa ai biết gì về nó...

Quán quân Olympia có sự nghiệp rộng mở ở nước ngoài vẫn từ chối lương cao để về nước

Phong cách sống - Kim Linh - 10/07/2025 08:00
Sau khoảng thời gian học tập và làm việc tại Úc và Anh, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 quyết định về nước công tác tại ĐH Huế.

AI có đang âm thầm làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta?

Kỹ năng - Anh Tú - 09/07/2025 13:00
Liệu AI có đang làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta? Không nhất thiết phải như vậy. Chuyên gia tư vấn ngôn ngữ Anne-Kathrin Gerstlauer chia sẻ những mẹo giúp người dùng cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình.

Xem Sex Education, chồng tôi bật khóc như mưa thú nhận đã dạy con sai lầm

Điện ảnh - Thanh Hương - 09/07/2025 12:00
Lần đầu tiên tôi nhận ra, nuôi dạy sai cách có thể ảnh hưởng đến tâm hồn một người như nào.

Google ra mắt ứng dụng AI phục vụ ngành thời trang

Thư giãn - Anh Tú - 09/07/2025 11:00
Google vừa thông báo ra mắt một ứng dụng thử nghiệm mới có tên Doppl, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hình dung bạn sẽ trông như thế nào khi mặc các bộ trang phục khác nhau. Ứng dụng hiện đã có mặt trên iOS và Android tại Mỹ.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 11/07/2025