Khi nhớ về một xứ sở thân yêu, ta nhớ gì nhiều nhất? Đâu phải chỉ là những địa danh nổi tiếng, bề thế mà người ta hay check-in! Ta nhớ nhiều những thứ nhỏ nhắn, “quê mùa” hơn, như thúng xôi vỉa hè, hay một xe phở đêm khuya, thơm lừng…
“Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó 3” cùng hai tập trước hoàn thiện bức tranh về khu Ông Tạ ngày xưa, về những nét đẹp trong văn hóa, nếp sinh hoạt của con người và đồng thời cũng là những tình cảm thương nhớ, tự hào, tâm huyết của Cù Mai Công
Năm nào cũng vậy, cứ từ tết Ta, trời nóng dần theo tiết hạ. Canh bún và bún riêu mới hôm cuối năm se lạnh, ít ai chú ý, bỗng trở thành món mà đi đâu trong vùng Ông Tạ cũng thấy, quán nào cũng kẻ ra người vào, cứ như rủ rê “đưa em vào hạ”.
Đã thành một thói quen từ 1954 trên vùng đất, quê hương mới của bao thế hệ Ông Tạ, từ trung tuần tháng Chạp, những sạp lá dong, khuôn gỗ gói bánh chưng lại thấy xung quanh trường Tân Bình (trước 1975 là Thánh Tâm).
"Chúc mừng năm mấy” – những đứa cháu của ông bà Nguyễn Văn Thông ở Sài Gòn Nhỏ (Little Saigon, bang California, Mỹ) chúc mừng năm mới ông bà, cha mẹ, cô chú… mình khi chưa sõi tiếng Việt tối 30 Tết Quý Mão 2023 như vậy.
Võ sĩ huyền thoại “Tiểu Lý Quảng” sau này ít ai biết. Bởi ông không mở lò võ và từ 1949, chuyển sang ngạch lính; không đeo đuổi nghiệp võ suốt đời như nhiều võ sĩ huyền thoại khác. Nhưng khí tiết con nhà võ chân chính vẫn theo ông suốt đời, cả khi trong lính.
Vùng Ông Tạ xưa nay có nhiều lò võ, nhiều võ sư, võ sĩ lừng lẫy. Trong đó, có hai huyền thoại võ của Sài Gòn, của cả nước là Kid Dempsey và Tiểu Lý Quảng.
Từ đầu tháng 4 âm lịch, bà con Phật tử khắp nơi, trong đó có Ông Tạ đã bước vào những ngày đón mừng ngày Phật đản sinh. Những ngày này, nhiều con đường chính lẫn đường hẻm khu Ông Tạ rợp màu cờ Phật giáo thân quen.
Khu vực trung tâm Ông Tạ, đa số bà con Bắc 54 Công giáo tập trung quanh ngã ba Ông Tạ. Hai bên cầu Ông Tạ, cụ thể là ngõ Cổng Bom/hẻm Chùa Khuông Việt (202 Phạm Văn Hai), hẻm 158…, đa số cư dân theo Phật giáo.
Với Sài Gòn một thuở - “Dân Ông Tạ đó!” tập 3, “nhà Ông Tạ học” Cù Mai Công đã “xẻ dọc” vùng đất trung tâm Ông Tạ để thiết đãi bạn đọc gần xa những ký ức ngõ hẻm dào dạt hương thơm và mùi vị.
Nếu ai đã từng biết đến Cù Mai Công qua hai tập sách Sài Gòn một thuở: “Dân Ông Tạ đó!” hẳn sẽ có cảm giác ngạc nhiên xen lẫn thán phục về kiến thức và trải nghiệm của “nhà Ông Tạ học” này.