Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó!” không chỉ là câu chuyện văn hóa, mà còn là chuyện người, chuyện đời. Những câu chuyện về một thời chưa quá đủ đầy các phát minh nhân loại mà chất chứa bao nhiêu ký ức bộn bề.
Trong tập 87 Kính Đa Chiều, nhà báo Cù Mai Công có những chia sẻ thú vị về tên gọi địa danh Vùng Ông Tạ cũng như những nét văn hóa, tính cách của người dân nơi đây.
Sài Gòn từ thuở sơ khai vốn là vùng đất mà dân tứ xứ khắp nơi quy tụ về. Mỗi nhóm người đến đây lại đem theo văn hóa, giọng nói của họ và biến Sài Gòn thành một khu vườn muôn màu muôn vẻ.
Khi nhớ về một xứ sở thân yêu, ta nhớ gì nhiều nhất? Đâu phải chỉ là những địa danh nổi tiếng, bề thế mà người ta hay check-in! Ta nhớ nhiều những thứ nhỏ nhắn, “quê mùa” hơn, như thúng xôi vỉa hè, hay một xe phở đêm khuya, thơm lừng…
“Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó 3” cùng hai tập trước hoàn thiện bức tranh về khu Ông Tạ ngày xưa, về những nét đẹp trong văn hóa, nếp sinh hoạt của con người và đồng thời cũng là những tình cảm thương nhớ, tự hào, tâm huyết của Cù Mai Công
Năm nào cũng vậy, cứ từ tết Ta, trời nóng dần theo tiết hạ. Canh bún và bún riêu mới hôm cuối năm se lạnh, ít ai chú ý, bỗng trở thành món mà đi đâu trong vùng Ông Tạ cũng thấy, quán nào cũng kẻ ra người vào, cứ như rủ rê “đưa em vào hạ”.
Đã thành một thói quen từ 1954 trên vùng đất, quê hương mới của bao thế hệ Ông Tạ, từ trung tuần tháng Chạp, những sạp lá dong, khuôn gỗ gói bánh chưng lại thấy xung quanh trường Tân Bình (trước 1975 là Thánh Tâm).