Nạn nhân của "Thức khuya để trả thù" đang ở khắp nơi

Hải My16/06/2025 09:00
Nạn nhân của "Thức khuya để trả thù" đang ở khắp nơi

Nhiều khi thức khuya không phải vì bận chạy deadline hay đang hóng dở drama tình ái nào đó, mà chỉ đơn giản là thấy ấm ức vì cả ngày chưa có thời gian cho riêng mình.

Bạn đã từng rơi vào cái “bẫy” quen thuộc này chưa? Sau một ngày dài lê lết từ deadline đến họp hành, về tới nhà ăn uống, dọn dẹp, tắm giặt xong xuôi là đồng hồ cũng đã điểm gần 10h. Cơ thể lẫn tâm trạng đều mệt mỏi, hai mắt đã bắt đầu díp lại, réo gọi “ngủ đi” nhưng bạn vẫn cố gắng trì hoãn, cầm điện thoại lên và lướt mạng xã hội.

Hết Instagram, TikTok, đến cả tin nhắn nhóm bạn đã bỏ quên từ sáng, cái gì cũng phải xem qua một lượt. Dù nội dung chẳng mấy đặc sắc, bạn vẫn bám trụ như đang chờ đợi điều gì đó bất ngờ sẽ hiện ra từ cú vuốt tiếp theo. Dù là một video viral, hay drama tình ái nào đó hoặc đơn giản chỉ là meme giải trí cũng đủ để thêm dopamine cho một ngày uể oải vừa trôi qua.

Nhưng rồi vì não bộ đã quá mệt mỏi, đến mức không còn đủ sức dung nạp thêm bất cứ sự thú vị nào. Và thế là, bạn ngủ thiếp đi trong vô thức, điện thoại vẫn còn nguyên trên tay và chạy đi chạy lại một video cho tới tận sáng. Khi tỉnh dậy với tiếng chuông báo thức, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khó chịu, đôi mắt sưng húp, tâm trí thì không muốn rời khỏi giường.

Đó cũng là lúc bạn tự nghĩ rằng: “Tại sao đêm qua mình không ngủ sớm hơn nhỉ?”. Cứ thế, một ngày làm việc đầy mệt mỏi lại lặp lại, các diễn biến tiếp theo cũng cứ như vậy mà thành một vòng tròn vô tận mà không có cách nào thoát ra.

Nạn nhân của

Thức khuya rồi uể oải khi dậy sớm cứ như một vòng lặp mà ai cũng đã từng

Thật ra thì, bạn không cần cầm điện thoại hay lướt MXH đến vậy đâu! Bạn chỉ đang cố gắng trì hoãn, kéo dài vài phút ít ỏi tự do cuối ngày, điều mà ban ngày bạn chẳng có được mà thôi.

Hội chứng này được gọi tên là “Revenge bedtime procrastination", được dịch là trì hoãn giờ đi ngủ để trả thù cuộc đời hay ngắn gọn hơn là: Thức khuya để trả thù đời.

Thực tế, đây là câu chuyện rất phổ biến với người trẻ hiện nay, nhất là những ai làm các công việc văn phòng. Hiệu ứng tâm lý này lần đầu được mô tả trong một bài báo khoa học năm 2014, đăng trên tạp chí Personality and Social Psychology. Nó mô tả cho việc một người dù đã rất mệt, rất buồn ngủ, biết ngày mai cần dậy sớm nhưng vẫn cố tình thức khuya. Lý do đơn giản là vì không cam tâm để một ngày trôi qua mà chẳng có chút thời gian nào cho riêng mình.

Hiểu đơn giản, “Revenge bedtime procrastination” là việc cố tình thức khuya dù không có lý do bắt buộc nào rõ ràng, nhằm giành lại cảm giác tự chủ về thời gian cá nhân khi ban ngày đã bị công việc, học hành hoặc trách nhiệm gia đình "chiếm dụng" toàn phần. Từ “revenge” (trả thù) ở đây không mang nghĩa tiêu cực, mà đúng hơn là một kiểu “trả đũa ngầm” đối với guồng quay bận rộn, căng thẳng và thiếu công bằng về thời gian.

Nạn nhân của
 

Chẳng hạn như cả ngày bị deadline rượt, họp hành dồn dập, trả lời tin nhắn công việc không ngừng nghỉ, thì tối đến bạn thấy mình xứng đáng được sống một chút cho bản thân. Đôi khi thức khuya chỉ là để lướt TikTok, xem Netflix, chơi điện tử hay đơn giản là nằm trơ mắt nhìn trần nhà. Và thế là, thay vì đi ngủ lúc 10h như lời bác sĩ khuyên, bạn tự dỗ mình bằng câu cửa miệng: “Coi chút rồi ngủ”, “Chơi nốt ván này rồi off”, “Lướt vài cái nữa thôi”. Nhưng ai cũng biết cái “chút” đó dễ dàng kéo dài tới… 2h sáng.

Theo các nhà nghiên cứu tâm lý học, những người dễ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng trì hoãn giấc ngủ để trả thù nhất chính là những người có nhu cầu trả thù cao nhất. Họ là đối tượng bận rộn trong phần lớn thời gian vào ban ngày, ví dụ như học sinh, sinh viên, người đi làm, những bậc cha mẹ có con nhỏ,...

Một nghiên cứu năm 2019 đăng trên tạp chí Frontiers in Neuroscience cho biết phụ nữ dễ vướng phải hiện tượng này hơn nam giới, và những người thường xuyên thức khuya, thuộc nhóm cú đêm sẽ dễ bị tâm lý không ngủ để trả thù hơn người bình thường. Một nghiên cứu khác trên tạp chí Journal of American College Health cho biết có khoảng 1 phần 3 học sinh sinh viên bị vướng phải vấn đề này, do áp lực học tập đặt lên họ.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nhận ra bản thân là “nạn nhân” của chính mình trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát thời gian.

Hương Ly (27 tuổi, TP.HCM) - nhân viên văn phòng chia sẻ: “Ban ngày mình không có phút nào rảnh cho bản thân, nên đêm là lúc mình cố kéo dài để được tự do. Mình cũng biết thói quen này không tốt nhưng thực sự không thể nào an tâm đi ngủ sớm nếu như không cầm điện thoại lướt MXH. Vì cảm giác như mình đã bỏ lỡ một thứ gì đó trong cuộc sống”.

Trang Kim (28 tuổi, Hà Nội) cũng tương tự, cô bạn bày tỏ: “Mình phải dậy từ 6h sáng mỗi ngày để chuẩn bị cho việc đưa con đi học, rồi mình đi làm. Tối về nấu cơm, cho con ăn uống, học bài rồi cho con đi ngủ,... loanh quanh cũng phải 9h mình mới bắt đầu có thời gian cho bản thân. Nên lúc đó mới bắt đầu cầm điện thoại cập nhật tin tức, chat chit với bạn bè,... Cứ nghĩ xem một chút thôi thế mà cũng tới khuya, 12h đêm mới đi ngủ”.

Nhìn chung, từ sinh viên đến những người đi làm, ai cũng từng ít nhất một lần rơi vào vòng xoáy thức khuya, mệt mỏi nhưng lại tiếp tục thức khuya. Cứ thế, một kiểu "trả thù ngọt ngào nhưng đắt giá" lặp đi lặp lại, khiến người trong cuộc vừa thấy đã đời, vừa thấy… “khủng hoảng”.

Nạn nhân của
 

Một phân tích tổng hợp cho thấy trì hoãn giấc ngủ liên quan đến chất lượng giấc ngủ kém hơn, thời gian ngủ ngắn hơn và tăng tình trạng mệt mỏi trong suốt cả ngày hôm sau. Những người trì hoãn giấc ngủ thường có biểu hiện bồn chồn, mất tập trung, mất kiểm soát bản thân.

Thiếu ngủ tiếp tục gây ra các vấn đề sức khỏe tâm thần khác như suy giảm trí nhớ, hiện tượng "brain fog" hay "hội chứng não sương mù" khiến bạn không thể ghi nhớ điều gì, mất tập trung và giảm khả năng suy nghĩ nhạy bén. Điều này dễ khiến bạn đưa ra những quyết định sai lầm vào ngày làm việc hôm sau, gia tăng cảm giác lo lắng, căng thẳng và khó chịu, cáu kỉnh. Nếu thiếu ngủ không được điều trị, hậu quả lâu dài có thể bao gồm cả bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, hệ miễn dịch suy yếu, các vấn đề về hormon và các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, căng thẳng kéo dài.

Song, nếu bạn cũng đang thấy mình thức đến 1h sáng mỗi đêm chỉ để "kịp xem vài tập phim" hay "được im lặng một mình", thì đừng vội trách bản thân thiếu kỷ luật. Bởi đây không chỉ là chuyện của một chiếc đồng hồ sinh học đảo lộn, mà là câu chuyện rất con người: chúng ta thèm cảm giác tự do, thèm được sống chậm, thèm có quyền quyết định cách mình dùng thời gian dù chỉ là vài giờ trong ngày.

Nạn nhân của
 

Tuy vậy, cũng không thể để bản thân trượt mãi trong cái vòng luẩn quẩn ấy. Giải pháp không phải là ép mình ngủ lúc 10h ngay từ hôm nay, mà tập cách phân bổ lại thời gian trong ngày. Có thể dành 15 phút buổi trưa để nghe nhạc, 10 phút chiều để đi bộ quanh nhà, hoặc đơn giản là không quá khắt khe với chính mình khi muốn nghỉ một chút.

Cũng đừng quên tắt bớt thông báo, giới hạn thời gian dùng mạng xã hội trước khi ngủ, hoặc chuyển các thói quen giải trí sang khung giờ sớm hơn buổi tối, để đêm thực sự là khoảng thời gian nghỉ ngơi đúng nghĩa chứ không phải gồng mình sống nốt phần còn lại của một ngày.

Vì suy cho cùng, giấc ngủ không phải là phần thời gian thừa ra trong ngày, mà là điều thiết yếu để bạn có sức sống cho ngày mai. Và trong cuộc chiến "trả thù" bằng việc thức khuya, kẻ thua cuộc đau đớn nhất… vẫn là chính bạn với đôi mắt gấu trúc và một ngày mới bắt đầu bằng sự uể oải thay vì năng lượng.

(Tổng hợp)

Ảnh minh hoạ bằng AI


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Làm MC, viết tự truyện bán 2 triệu bản, nhưng nữ diễn viên Ai Iijima vẫn không thoát khỏi tấn bi kịch từ quá khứ

Ai Iijima là ngôi sao phim cấp 3 hiếm hoi được khán giả yêu thích. Đến khi qua đời, cô vẫn làm chuyện có ý nghĩa khiến ai cũng thương xót và tiếc nuối.
2

Gia đình "độc lạ" Việt Nam, dâu rể các thế hệ mới đến đều choáng váng rồi... "nghiện" lúc nào không hay!

Những ai lần đầu tiên đến gia đình tôi đều không giấu nổi sự sửng sốt. Có người khó tính từng bảo cách này khiến con cháu dễ sinh hư, thiếu tôn ti trật tự.
3

Mỹ nhân Việt từng được gọi là “quả bom sex": tuổi 42 vẫn độc thân

Từng gây sốc với những vai diễn gợi cảm trên màn ảnh Việt, Quách An An sau nhiều năm chọn rút lui khỏi showbiz, sống kín tiếng và hoàn toàn vắng bóng truyền thông.
5

Viết thư pháp trên quả vải thiều, chàng trai gen Z Hà Nội gây sốt mạng

Thay cho giấy dó và lụa, Việt Út viết thư pháp lên quả vải thiều; hình ảnh mang nét đẹp vừa truyền thống vừa mới lạ này khiến cư dân mạng sửng sốt và thích thú.

Trào lưu chụp ảnh kỷ yếu hài hước để phản ánh sự chán ghét bản thân

Viễn cảnh thất nghiệp, bất an về tương lai khiến nhiều sinh viên Trung Quốc tự chế giễu bản thân trong bộ ảnh kỷ yếu tốt nghiệp sử dụng các meme đầy hài hước.

Ra mắt bạn gái ảo "chống cô đơn"

Trong thời đại mà trí tuệ nhân tạo (AI) có thể viết thơ, vẽ tranh và thậm chí đóng vai bác sĩ tư vấn thì giờ đây, AI còn có thể trở thành người yêu của bạn.

Làm người không muốn, chỉ muốn thành "người chuột": Cuộc đời này bạc lắm, cố gắng để làm gì?

"Chúng ta đã chán ngán lối sống hào nhoáng, vội vã, ép buộc mà mình đang phải chịu đựng. Thứ chúng ta muốn là được tự do nằm xuống bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào".

Hồi chuông cảnh báo đằng sau trào lưu 'người chuột' của giới trẻ Trung Quốc

Trào lưu “người chuột” đang lan rộng trong giới trẻ Trung Quốc như một phản ứng đầy trào phúng trước nhịp sống gấp gáp và áp lực cạnh tranh khốc liệt.

Thế hệ sống "tầm gửi" vào ChatGPT: AI không ngắt lời, không “seen” tin nhắn của tôi

"Ai sẽ lắng nghe tôi nếu không phải là AI? Không có ai...".

Xu hướng lạ của giới trẻ Trung Quốc bị thất nghiệp: Trả tiền để giả vờ làm việc

Mô hình công ty giả vờ làm việc đang thu hút thanh niên thất nghiệp Trung Quốc, tuy nhiên không ít người lên tiếng chỉ trích dịch vụ này.

Lười nhưng thích 'chữa lành', giới trẻ Trung Quốc nuôi nấm men làm thú cưng

Muốn nuôi thú cưng để "chữa lành" nhưng không phải bỏ công chăm sóc, người trẻ Trung Quốc đua nhau nuôi hòn đá, hạt xoài... và mốt mới nhất là nuôi nấm men.

Nghề lạ không thể bị AI thay thế, ngồi không cũng kiếm được 500 nghìn/giờ

Nền kinh tế độc thân và "tóc bạc" tại Trung Quốc đang bùng nổ chưa từng có, dẫn đến nhu cầu tâm sự, bầu bạn tăng cao. Đây là mảng mà không một AI nào có thể thay thế hoàn hảo được "hơi ấm tình người".

Cảnh báo 'tội phạm tình dục kỹ thuật số' tăng chóng mặt bởi video AI

Kỹ năng - Anh Tú - 06/07/2025 13:00
Hàn Quốc cho biết các nhà cung cấp dịch vụ internet trong và ngoài nước như Naver, Google và Kakao trong năm 2024 đã xóa và chặn 180.000 video quay lén bất hợp pháp, gồm cả video khiêu dâm giả mạo do AI tạo ra.

Xem Sex Education tôi nhận ra lỗi lầm khiến con trai bỏ nhà đi suốt 20 năm nay

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 06/07/2025 12:00
Tôi đã đối xử tệ với con trai nhưng lại không hay biết. Cho đến khi xem phim "Sex Education", tôi mới bừng tỉnh.

3 cao thủ khiến Trương Tam Phong thua xa: Có người chỉ dùng kiếm trúc tước hết vũ khí của 2.000 binh sĩ

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 06/07/2025 11:00
Ai vượt mặt Trương Tam Phong về võ công trong thế giới kiếm hiệp Kim Dung?

Mỹ nhân Việt từng được gọi là “quả bom sex": tuổi 42 vẫn độc thân

Phong cách sống - Cam Tuyền - 06/07/2025 10:00
Từng gây sốc với những vai diễn gợi cảm trên màn ảnh Việt, Quách An An sau nhiều năm chọn rút lui khỏi showbiz, sống kín tiếng và hoàn toàn vắng bóng truyền thông.

Tưởng người thương, hóa ra ChatGPT: AI đang thao túng hẹn hò thế nào?

Suy ngẫm - Hoàng Vũ - 06/07/2025 09:00
Ngày càng nhiều người dùng AI để "tút" lại tin nhắn trên ứng dụng hẹn hò.

Ánh sáng trong ta - Tác dụng phụ của việc gắn nhãn bản thân

Từ sách - Phim - Quìn - 06/07/2025 08:00
"Ánh sáng trong ta" (The Light We Carry) của Michelle Obama là minh chứng rằng: chiếc nhãn từ người khác, hoặc từ chính bạn không thể ngăn chặn tiềm năng thực sự bên trong con người bạn.

Xem 'Sex Education', tôi hiểu vì sao con gái ghét bà ngoại - Bi kịch đến từ câu nói tưởng chừng vô hại

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 05/07/2025 13:00
Tôi bàng hoàng nhận ra rằng những lời dạy dỗ tưởng chừng vô hại của người lớn có thể để lại vết thương sâu sắc trong tâm hồn con trẻ.

Công cụ tra cứu địa chỉ mới sau sáp nhập

Kỹ năng - Mạnh Hùng - 05/07/2025 12:00
Một số nền tảng công nghệ đã được triển khai để hỗ trợ người dân kiểm tra địa chỉ mới, đảm bảo không ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống.

Vì sao MV “Rực rỡ ngày mới” chạm đến cảm xúc nghệ sĩ và khán giả?

Giải trí - Quỳnh Tâm - 05/07/2025 11:20
Sau khi ra mắt, MV "Rực rỡ ngày mới" nhận được nhiều phản hồi tích cực, những bình luận xúc động từ nghệ sĩ và khán giả.

Cừu Thiên Nhận suýt giết chết Hoàng Dung, vì sao Đông Tà không trả thù?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 05/07/2025 11:00
Nhiều người tự hỏi vì sao Hoàng Dung bị Cừu Thiên Nhận suýt lấy mạng nhưng Hoàng Dược Sư không báo thù.

Vì sao 80.000 người “bốc hơi” như chưa từng tồn tại ở Nhật Bản?

Phong cách sống - Chi Chi - 05/07/2025 10:00
Nhật Bản là nơi hoàn hảo để biến mất.

Đại địa chấn kinh tế - Tiền nóng, niềm tin lạnh: 3 thế hệ khủng hoảng tài chính toàn cầu

Từ sách - Phim - TĐ - 05/07/2025 09:00
Từ những cuộc khủng hoảng này cho thấy quá trình toàn cầu hóa thị trường tài chính luôn đi kèm với quá trình toàn cầu hóa khủng hoảng tài chính, nghĩa là khủng hoảng không còn giới hạn trong một khu vực mà có thể nhanh chóng lan rộng khắp thế giới.

Hạnh phúc tuổi trẻ - Yêu không ràng buộc là bí mật của tình yêu vĩnh hằng

Từ sách - Phim - Quìn - 05/07/2025 08:00
Triết gia Krishnamurti, đã từng đặt ra một câu hỏi giản dị mà rất đáng để chúng ta, đặc biệt là những cô gái trẻ cần suy ngẫm: “Chúng ta có thực sự biết yêu là gì không?”.

AI tạo video cực đỉnh của Google Veo 3 chính thức “chào sân” Việt Nam

Kỹ năng - Kỳ Thư - 04/07/2025 13:00
Google triển khai mô hình tạo video AI Veo 3 tại Việt Nam qua ứng dụng Gemini, cho phép người dùng tạo video từ văn bản kèm âm thanh, tích hợp công cụ nhận diện nội dung do AI tạo ra.

Xem "Sex Education", tôi bất ngờ với một câu thoại ngắn gọn nhưng sẽ là chân lý

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 04/07/2025 12:00
Thật không ngờ, bộ phim "Sex Education" lại chứa đựng nhiều triết lý thú vị như thế.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 06/07/2025