"Maruko" là giáo trình dạy con phụ huynh nào cũng nên đọc vì 5 đạo lý đắt giá

Đông03/09/2024 09:00
"Maruko" là giáo trình dạy con phụ huynh nào cũng nên đọc vì 5 đạo lý đắt giá

Cho đến hiện nay, bộ truyện tranh "Maruko" vẫn được nhiều bậc phụ huynh và trẻ em yêu mến.

Ra mắt năm 1986, Nhóc Maruko (Tên tiếng Anh: Chibi Maruko-Chan ) là một bộ manga siêu nổi tiếng không chỉ ở quê nhà Nhật Bản mà còn ở Việt Nam. Những câu chuyện đời sống hằng ngày ngốc nghếch nhưng vô cùng đáng yêu của cô bé Maruko không chỉ vui vẻ, giải trí mà còn truyền tải không ít bài học nhẹ nhàng về gia đình, tình bạn, cuộc sống cho trẻ nhỏ.

Cho đến hiện nay, bộ truyện tranh Maruko vẫn được nhiều bậc phụ huynh và trẻ em yêu mến. Ai đó đã từng nói: "Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi xem Maruko và thấy bóng dáng mình trong đó. Khi tôi lớn lên, tôi xem Maruko và muốn nuôi dạy một cô con gái như vậy".

Cô bé Maruko thông minh và ngây thơ, và thỉnh thoảng cô công chúa nhỏ có thể nghĩ ra một loạt các câu nói như dát vàng dát ngọc. Và sự dí dỏm, dễ thương và ngoan ngoãn của Maruko không thể tách rời ra khỏi môi trường giáo dục của gia đình.

Cô bé Maruko "ngố tàu" là tuổi thơ của nhiều người

Tạo sao cha mẹ nên tạo cảm giác an toàn khi con lạc lối?

Mẹ của Maruko là một bà nội trợ "full time". Bà luôn nghĩ về Maruko và bất cứ khi nào Maruko buồn, mẹ của cô bé lập tức nhẹ nhàng động viên: "Dù có chuyện gì xảy ra, mẹ sẽ luôn đứng về phía con". Còn mỗi khi Maruko bối rối và lạc lối, cô bé đều nhận được sự ủng hộ từ ông nội: "Ngay cả khi mọi người trên thế giới không ủng hộ Maruko, ông vẫn sẽ là người thiên vị Maruko nhất nhất nhất".

Đó là một lời nói ấm áp mà bất cứ ai cũng muốn nghe.

Nhiều bậc cha mẹ có thể bỏ qua những biểu hiện yêu thường bằng lời nói. Tuy nhiên, đôi khi chính sự khuyến khích nồng nhiệt bằng ngôn từ như vậy có thể khiến trẻ nhận ra một cách sâu sắc rằng, các thành viên trong gia đình luôn là chỗ dựa mạnh mẽ nhất của chúng.

Đại gia đình của Maruko

Tôn trọng mong ước của con và không ép buộc con phải tuân theo mong ước của cha mẹ

Vào Ngày của Mẹ, Maruko muốn nấu bữa tối cho mẹ và cô bé không cho phép mẹ vào bếp. Mẹ muốn vào bếp lấy rượu cho bố, nhưng Maruko không chịu nhượng bộ. Lúc này, mẹ không sử dụng uy quyền mà thích làm gì thì làm, thay vào đó mẹ nói: "Nếu mẹ không thể làm cùng Maruko thật sự rất cô đơn đấy".

Maruko đáp lại: "Cô đơn ư, vậy được rồi, mẹ vào đi".

Giáo dục ép buộc lâu dài có thể gây ra lo lắng hoặc trầm cảm cho trẻ em. Giáo dục tôn trọng và khoan dung không chỉ có lợi hơn cho sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em, mà còn giúp gia đình xây dựng mối quan hệ cha mẹ - con cái hài hòa.

 

Đối xử bình đẳng với con

Dù gia cảnh của Maruko không quá khá giả, nhưng bố mẹ cô bé không bao giờ che giấu tình hình kinh tế với con. Bố mẹ hay đùa với Maruko rằng: Tiền cần phải lưu thông, phải chi tiêu thì nó mới có thể lưu thông được.

Trong tình cảnh này, việc cho con một cuộc sống đầy đủ tình yêu thương và lòng tự trọng, cũng có thể khiến cho trẻ cảm nhận được sự ấm áp và niềm vui trong cuộc sống gia đình, cảm giác nhỏ nhưng đủ đầy trong cuộc sống thường nhật.

Đối xử công bằng với con cái là việc ngay cả khi hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn cũng không giấu diếm mà thành thật. Cũng chính vì thế mà Maruko không bao giờ cảm thấy tự ti về điều này, ngược lại cùng gia đình mình tích cực đối mặt với khó khăn.

Dạy trẻ quan tâm đến người khác và học cách chia sẻ

Mặc dù Maruko không có em, nhưng gia đình cô luôn hướng dẫn Maruko làm cách nào để chăm sóc người khác. Khi đi chơi ở ngoài công viên, khi em bé chộp lấy quả bóng của Maruko và nằng nặc đòi chơi, Maruko luôn hào phóng nói rằng điều đó không quan trọng và mình là "chị lớn" thì phải biết chia sẻ đồ chơi với em nhỏ hơn. Hay cô bé cũng có những cử chỉ ấm áp, thân tình với các em nhỏ, dù mình cũng nhỏ tí xíu.

Gia đình đã dạy dỗ Maruko rất tốt

Việc cha mẹ dạy con biết quan tâm đến người khác và học cách chia sẻ rất quan trọng, bởi vì đó không chỉ là những giá trị cốt lõi của một xã hội lành mạnh mà còn giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc. Trẻ em học được cách thấu hiểu và tôn trọng cảm xúc của người khác, từ đó phát triển sự đồng cảm và lòng nhân ái. Những đức tính này không chỉ giúp trẻ hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng mà còn hỗ trợ trẻ trong việc xây dựng mối quan hệ bền vững và khả năng giải quyết xung đột một cách hiệu quả.

Cha mẹ có vai trò là tấm gương cho trẻ noi theo. Môi trường gia đình nơi trẻ được khuyến khích chia sẻ và quan tâm đến người khác sẽ tạo nên nền tảng vững chắc cho trẻ để phát triển những phẩm chất này. Qua việc quan sát và mô phỏng hành vi của cha mẹ, trẻ em học được giá trị của việc chia sẻ và quan tâm không chỉ trong gia đình mà còn ở trường học và các môi trường xã hội khác.

Tích cực hướng dẫn trẻ cùng nhau trải nghiệm sự phát triển

Maruko đi bộ thường xuyên vấp ngã, vì vậy cô bé đặc biệt ghét những thứ có góc cạnh. Thậm chí, cô bé còn cố gắng loại bỏ hết những thứ như vậy.

Đối mặt với vấn đề này, ông của Maruko chọn cách như hồi nhỏ, tức là giúp cháu mình loại bỏ hết các chướng ngại vật có thể cản trở cô bé trên đường đi. Tuy nhiên, cách này sau cùng đã thất bại.

Về phần mình, bà của Maruko lại chọn cách làm khác. Bà cho Maruko mặc những bộ quần áo bó sát người, để trách việc cô bé bị mắc quần áo vào những vật sắc nhọn. Ngoài ra, bà cùng Maruko còn thường xuyên luyện tập, dần dần Maruko đi lại không còn vấp váp nữa.

 

Từ việc ban đầu cố gắng thay đổi môi trường xung quanh (loại bỏ tất cả các vật thể có góc cạnh), đến việc chấp nhận môi trường xung quanh, và sau đó thông qua sự giúp đỡ của gia đình để thay đổi bản thân. Việc tích cực hướng dẫn trẻ cùng nhau trải nghiệm sự phát triển có tầm quan trọng lớn, vì nó giúp trẻ học cách đối mặt và giải quyết các thách thức một cách lành mạnh.

Quá trình này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng xử lý vấn đề mà còn cung cấp cho trẻ cơ hội để học hỏi, phát triển nhận thức và xây dựng niềm tin vào chính mình. Khi trẻ được hướng dẫn một cách tích cực, trẻ sẽ tìm thấy sự hỗ trợ cần thiết để phát triển các kỹ năng quan trọng như tự chủ, tự tin và sự kiên nhẫn. Cha mẹ và người lớn giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường an toàn và yêu thương, nơi trẻ có thể thử nghiệm và học hỏi từ mỗi trải nghiệm.

Tổng hợp


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

TS Nguyễn Đức Nhật : “Để tránh sang chấn tâm lý, cần dệt tấm lưới an toàn cho trẻ em”

Nhân vụ bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng bạo hành trẻ em chúng tôi đã gặp tiến sĩ Nguyễn Đức Nhật - nhà tham vấn và Giám sát Lâm sàng, dịch giả cuốn sách “Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó” để trao đổi sâu hơn vấn đề sang chấn tâm lý ở trẻ em.
2

Tìm hiểu cội nguồn của thiền thông qua trích dẫn 'Thiền là gì?' của triết gia J. Krishnamurti

Nhiều người cảm thấy bị áp lực bởi ý nghĩ rằng thiền định đòi hỏi một không gian yên tĩnh, một tư thế ngồi cố định, và một tâm trí hoàn toàn thanh tịnh - những điều mà trong cuộc sống bận rộn hiện nay có vẻ gần như là không thể. 
3

Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó - Trách nhiệm cao cả của bậc sinh thành

“Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó” giúp các bậc phụ huynh, nhà trường và cộng đồng nhận ra trách nhiệm của mình trong hành trình nuôi dạy con trẻ hạnh phúc, khỏe mạnh và trở thành những công dân có trách nhiệm với xã hội.
4

Thân mật - Học Osho cách phân biệt giữa người trần tục và kẻ tu hành

Người thành công luôn trở về với chính mình vào phút cuối và rồi anh ta sẽ chịu đựng những đòn tra tấn đớn đau khủng khiếp bởi nhận ra mình đã lãng phí cả cuộc đời.
5

Buông bỏ buồn buông - Vượt qua đường chân trời

"Buông bỏ buồn buông" là cuốn sách tập hợp 75 mẩu chuyện ngắn của thiền sư Ajahn Brahm, gửi gắm những thông điệp sâu sắc về sự thứ tha, bao dung và buông bỏ những gánh nặng trong trái tim mình.

'Thiền là gì?' - Sẽ không có thiền nếu không có sự tự biết mình

Với Krishnamurti, thiền không phải là một phương pháp hay một kỹ thuật có thể học được từ bên ngoài, thay vào đó, thiền phải được hiểu và thực hành từ bên trong bản thân.

Chia sẻ từ trái tim - Sống là sự vay mượn liên tục

Hôm qua có người hỏi Pháp Hòa làm sao để rải tâm từ. Mỗi buổi chiều mình cúng cô hồn là một hình thức rải tâm từ, rải tâm từ đến các loài mình không thấy. Chúng ta hay gọi họ là vô hình… Vô hình với ai? Với mình.

Thân mật - Học Osho cách phân biệt giữa người trần tục và kẻ tu hành

Người thành công luôn trở về với chính mình vào phút cuối và rồi anh ta sẽ chịu đựng những đòn tra tấn đớn đau khủng khiếp bởi nhận ra mình đã lãng phí cả cuộc đời.

Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó - Vì sao hành vi của chúng ta theo hướng sai lệch?

Nếu chúng ta trải qua những trải nghiệm bất thường thuở đầu đời, những phán đoán này có thể dẫn dắt hành vi của chúng ta theo hướng sai lệch.

Thế giới trong bạn - Theo J. Krishnamurti ‘Chọn nghề mình thích hay nghề lương cao?’

Nhiều người cho rằng, nên chọn công việc mình thích thay vì làm việc trong khổ sở, chán ghét chỉ bởi lương cao. Hãy nghe Krishnamurti bàn về vấn đề này.

Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó - Trách nhiệm cao cả của bậc sinh thành

“Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó” giúp các bậc phụ huynh, nhà trường và cộng đồng nhận ra trách nhiệm của mình trong hành trình nuôi dạy con trẻ hạnh phúc, khỏe mạnh và trở thành những công dân có trách nhiệm với xã hội.

Tìm hiểu cội nguồn của thiền thông qua trích dẫn 'Thiền là gì?' của triết gia J. Krishnamurti

Nhiều người cảm thấy bị áp lực bởi ý nghĩ rằng thiền định đòi hỏi một không gian yên tĩnh, một tư thế ngồi cố định, và một tâm trí hoàn toàn thanh tịnh - những điều mà trong cuộc sống bận rộn hiện nay có vẻ gần như là không thể. 

Sếp tồi - 4 phong cách lãnh đạo của sếp, sếp bạn có phong cách nào?

Trong một nghiên cứu, nhà tâm lý học pháp y Nathan Brooks nhận thấy có 21% lãnh đạo doanh nghiệp biểu hiện các đặc tính tâm lý của chứng rối loạn nhân cách ở mức độ “đáng kể về mặt lâm sàng”.

Việc nóng cho sinh viên

Blog GS John VU - GS John Vu - 16/09/2024 12:00
Cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời đã tạo ra “nhận biết thực tế” trong các sinh viên về cơ hội việc làm.

2 mẹo đọc sách từ James Clear, tác giả cuốn sách “Atomic Habits”

Kỹ năng - TĐ - 16/09/2024 11:00
James Clear cho rằng: "Phát triển thói quen đọc sách là một nhiệm vụ quan trọng đối với bất kỳ ai muốn kiếm được nhiều tiền hơn hoặc tích lũy được trí tuệ."

Giới trẻ Trung Quốc biến uất ức chốn công sở, lên mạng hò nhau nộp đơn xin nghỉ việc

Phong cách sống - Nguyệt Linh - 16/09/2024 10:00
Than thở chán việc trên MXH, dựa vào “số tim” để xem có nên nghỉ việc hay không là nước đi đang được nhiều dân công sở xứ Trung áp dụng.

Sếp tồi - 4 phong cách lãnh đạo của sếp, sếp bạn có phong cách nào?

Từ sách - Phim - TĐ - 16/09/2024 09:00
Trong một nghiên cứu, nhà tâm lý học pháp y Nathan Brooks nhận thấy có 21% lãnh đạo doanh nghiệp biểu hiện các đặc tính tâm lý của chứng rối loạn nhân cách ở mức độ “đáng kể về mặt lâm sàng”.

Hạnh phúc mỗi ngày - Hạnh phúc bên trong mỗi chúng ta

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 16/09/2024 08:00
“Hạnh phúc mỗi ngày” là quyển sách gói ghém 365 câu chiêm nghiệm sâu sắc được đúc kết bởi thiền sư Ajahn Brahm, một trong những thiền sư có sức ảnh hưởng lớn ở phương Tây hiện nay.

Xu hướng mới nổi lên

Blog GS John VU - GS John Vu - 15/09/2024 12:00
Thế giới công nghệ đang thay đổi rất nhanh chóng, kể cả các kĩ năng kĩ thuật và sự linh động được yêu cầu để hỗ trợ cho các thay đổi này.

Bí mật phía sau võ công cao cường của Hoàng Dược Sư, ông là đệ tử của môn phái nào?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 15/09/2024 11:00
Nhờ võ công tuyệt đỉnh, Hoàng Dược Sư đã được coi là một trong 5 cao thủ xuất chúng.

Hơn 400 năm không ai nhận ra "lỗi sai" nghiêm trọng trong Tây Du Ký

Từ sách - Phim - Thùy Linh - 15/09/2024 10:00
Trong khi phần lớn người xem không để ý thì một cô bé 11 tuổi đã tinh ý phát hiện 1 điểm bất thường.

Thiền là gì? – Khởi đầu của thiền

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 15/09/2024 09:00
Thiền là tìm hiểu về bản ngã. Nếu không có sự tìm hiểu này thì cái gọi là thiền, dù dễ chịu hay đau đớn, cũng chỉ đơn thuần là một dạng tự huyễn hoặc.

Hạnh phúc đến từ sự biến mất - Hiểu được bể khổ trong thiền Tuệ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 15/09/2024 08:00
Trong “Hạnh phúc đến từ sự biến mất”, tu sỹ Ajahn Bram chia sẻ những trải nghiệm và suy nghĩ của mình về con đường đi tìm hạnh phúc vĩnh hằng. Đó chính là con đường chánh niệm, đi qua bể khổ, diệt trừ cái tôi và trở nên “vô ngã” của Đức Phật từ ngàn xưa.

Cao thủ nào trong truyện của Kim Dung có thể đánh bại được Vô Danh Thần Tăng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 14/09/2024 11:00
Liệu Vô Danh Thần Tăng có phải là một cao thủ bất bại?

Sống khép kín, kẻ trí thực sự là người biết đặt các mối quan hệ xã giao ở mức đủ

Phong cách sống - Diệu Đan - 14/09/2024 10:00
Cái gọi là “bị xã hội đào thải” chẳng qua là “giảm bớt các tương tác xã hội”

Sếp tồi - 8 lầm tưởng trong môi trường làm việc ngày nay

Từ sách - Phim - TĐ - 14/09/2024 09:00
Chúng ta phải xóa bỏ một số quan niệm sai lầm phổ biến hiện nay về phương pháp lãnh đạo xuất sắc và xem các quan niệm này có ảnh hưởng như thế nào đến toàn bộ nơi làm việc.

Tâm từ - Không chỉ chánh niệm, hãy tử tế và bao dung

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 14/09/2024 08:00
Giữa những bất ổn của bản thân trong cuộc sống, "Tâm từ" được Ajahn Brahm giới thiệu như là một con đường đạo pháp mang chân lý đến cuộc sống.

Khoán ngoài ở mười thành phố

Blog GS John VU - GS John Vu - 13/09/2024 12:00
Trở thành “Bangalore nữa” sẽ nghĩa là nhiều tiền hơn trong ngân hàng và nhiều người sẽ có việc làm.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 16/09/2024