Báo Người Lao Động dẫn nhận định của GS-TS Giang Thanh Long, chuyên gia cao cấp về dân số và phát triển của trường đại học Kinh tế Quốc dân, người từng thực hiện một cuộc khảo sát về “Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống về già của người Việt Nam” với hơn 2.000 người đại diện cho dân số 30 - 44 tuổi trên cả nước (đã công bố vào năm 2022). Bạn có biết: Vào năm 2036, cứ 7 người Việt sẽ có 1 người già
Cứ 7 người Việt sẽ có 1 người già
Chỉ 13 năm nữa, vào năm 2036, ở Việt Nam, cứ 7 người dân lại có 1 người từ 65 tuổi trở lên - đó là số liệu do báo Vietnamnet dẫn từ dự báo dân số của Tổng cục Thống kê cho giai đoạn 2019-2069 và theo đo lường của Liên hợp quốc.
Cũng theo tờ báo này, Việt Nam thuộc nhóm các nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới.
Và trong điều kiện kinh tế ở mức thu nhập trung bình thì nguy cơ CHƯA GIÀU ĐÃ GIÀ sẽ là một thách thức lớn.
Chưa đầy 30% dân số lên kế hoạch cho tuổi già
Báo Người Lao Động dẫn nhận định của GS-TS Giang Thanh Long, chuyên gia cao cấp về dân số và phát triển của trường đại học Kinh tế Quốc dân, người từng thực hiện một cuộc khảo sát về “Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống về già của người Việt Nam” với hơn 2.000 người đại diện cho dân số 30 - 44 tuổi trên cả nước (đã công bố vào năm 2022).
GS-TS Long cho biết khoảng 67% người được phỏng vấn mong muốn độc lập khi về già, không phụ thuộc vào ai. Các yếu tố họ không muốn phụ thuộc đó là về sức khỏe, tài chính và các quyết định của mình trong cuộc sống.
Thế nhưng, tỉ lệ đã lên kế hoạch cho tuổi già chỉ chưa đầy 30%. Điều đó có nghĩa là 2/3 số người mong muốn nhưng chỉ 1/3 đã lập kế hoạch.
Kế hoạch “kiềng ba chân” để già hóa thành công
Theo GS Giang Thanh Long, già hóa thành công được thể hiện qua ba khía cạnh, gắn bó chặt chẽ và đều như “kiềng ba chân”, đó là:
Sức khỏe (giảm bớt các nguy cơ bệnh tật, khuyết tật)
Kinh tế (đảm bảo thu nhập thông qua việc làm bền vững, tiết kiệm, bảo hiểm xã hội…)
Tham gia xã hội (các hoạt động trong gia đình và cộng đồng).
Gánh nặng đè lên vai những người chăm sóc
Khi số người cao tuổi tăng lên với tốc độ nhanh, gánh nặng đè lên vai những người chăm sóc, đặc biệt là con, cháu, lại càng nhiều.
Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều người kết hôn muộn, sinh con muộn và sinh ít con, thậm chí chỉ một con, thì chỉ 15-20 năm nữa sẽ gánh trên vai trách nhiệm vừa phải chăm sóc nhiều người cao tuổi, vừa nuôi nấng con cái đang trong tuổi ăn học và lại phải lo cho tuổi già của chính mình.
“Để con chăm sóc cha” & “Để con chăm sóc mẹ”: Câu chuyện già hoá dân số từ góc nhìn của một người chăm sóc. Đó là câu chuyện của Miew - một nữ hoạ sĩ truyện tranh người Malaysia. Cô từng trải qua 12 năm đằng đẵng lần lượt chăm sóc người cha bị ung thư tuyến tuỵ và người mẹ nằm liệt giường.
Câu chuyện được chia sẻ trong bộ truyện đã chạm đến trái tim của hơn 2 triệu độc giả quốc tế. Bộ truyện đã gây tiếng vang tại Malaysia, Đài Loan, góp tiếng nói quan trọng về chủ đề “người chăm sóc” ở những đất nước đang già hoá dân số này.
Bộ truyện cũng đưa ra những lời khuyên thiết thực về phân chia công bằng trách nhiệm, không đổ hết mọi nhiệm vụ lên vai người phụ nữ, và nhắc nhở “người chăm sóc” tự chăm sóc bản thân trong hành trình dài đầy gian khó này.