Lời khuyên dành cho thầy cô - Câu chuyện về 'bộ tộc kiến' và những cải cách cần có trong hệ thống giáo dục

Thảo Thảo10/03/2023 09:00
Lời khuyên dành cho thầy cô - Câu chuyện về 'bộ tộc kiến' và những cải cách cần có trong hệ thống giáo dục

“Nếu không có giải pháp đúng đắn trong giáo dục, chúng ta sẽ có một ‘thế hệ bị lãng phí’, trở thành gánh nặng cho xã hội”, Giáo sư John Vu nhận định trong “Lời khuyên dành cho thầy cô”.

Ở Trung Quốc vào những năm 2010, có một nghiên cứu về hiện tượng “bộ tộc kiến” từng gây xôn xao dư luận: những người trẻ tốt nghiệp đại học thuộc thế hệ 8x, nhập cư vào các thành phố lớn với hy vọng tìm một cuộc sống tốt hơn, nhưng rốt cuộc họ thất nghiệp triền miên hoặc chỉ tìm được những công việc lương thấp. Vì không thích nghi được với thị trường việc làm, những cử nhân này chấp nhận sinh sống ở những nơi tồi tàn và kiên nhẫn chờ thời, sống theo bầy đàn nên được ví như loài kiến…

Trong cuốn sách “Lời khuyên dành cho thầy cô”, nhà khoa học kiêm giảng viên kỳ cựu John Vu đã nêu ra những thách thức của thế giới việc làm hiện nay, cùng những thay đổi cần có trong hệ thống giáo dục.

Một thế giới việc làm không còn như cũ

Công nghệ và toàn cầu hoá đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức vận hành của các công ty. “Tự động hóa quy trình sản xuất đang xảy ra ở mọi nơi trên thế giới, từ Mỹ, châu Âu tới châu Á và sắp tới sẽ là châu Phi”, giáo sư viết trong cuốn sách, “Những công việc cần lao động phổ thông đang mất đi nhanh chóng do tự động hóa và công nghệ robot”.

Bên cạnh đó, nhu cầu về việc làm dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ ngày càng gia tăng, để hỗ trợ cho các công việc như kiểm soát sản xuất, quản lý kho, tự động hóa công việc văn phòng, tối ưu hóa quy trình… Xu hướng này tạo ra sự thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng thiên về công nghệ.

Chưa hết, nhờ vào kết nối internet, việc làm dễ dàng được dịch chuyển từ nước này sang nước khác, và sinh viên tốt nghiệp không chỉ cạnh tranh về việc làm ở trong nước mà với cả sinh viên nước ngoài.

Giáo sư nêu ví dụ: “Ở Tây Ban Nha, Hy Lạp và Ý, những nước mà trước đây không lâu đã từng là những nền kinh tế mạnh và không thiếu việc làm, nền kinh tế nhanh chóng trở nên sa sút vì phần lớn công việc đã được dịch chuyển sang các nước Đông Âu như Ba Lan, Hungary và Czech, vì chi phí nhân công ở các nước này thấp hơn khi họ gia nhập Liên minh châu Âu”.

Trong thị trường việc làm cạnh tranh gay gắt, có những thói quen giảng dạy bỗng trở nên cũ kỹ và tụt hậu, không giúp ích gì cho những cử nhân tương lai. Thầy đọc trò chép, nhồi nhét kiến thức thay vì rèn luyện năng lực thực tế, giáo trình cũ kỹ không tương thích với công nghệ thay đổi chóng mặt, hay tâm lý phụ thuộc vào tấm bằng đại học… là những điều mà giáo sư John Vu kêu gọi cần thay đổi - nếu người học và người dạy không muốn chứng kiến một “bộ tộc kiến” vô vọng tiếp theo ra đời.

5 điểm trường học cần thay đổi

Vậy, một nền giáo dục thích nghi tốt với thời đại cần có những gì? Vị giáo sư đã đưa ra những gợi ý đột phá trong cuốn sách “Lời khuyên dành cho thầy cô”.

  • Chương trình học sẽ buộc phải có yếu tố toàn cầu hoá

Sinh viên thuộc bất cứ ngành học nào đều cần có hiểu biết nhất định về thị trường việc làm thế giới, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, xu hướng công nghệ của các nước, xu hướng kinh doanh và cơ hội nghề nghiệp toàn cầu.

"Cách tốt nhất để các trường đại học làm được điều này là phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng tiêu chuẩn của nền công nghiệp toàn cầu, không chỉ thị trường trong nước”, tác giả nhấn mạnh.

  • Chương trình học phải chú trọng công nghệ và phải liên tục được cập nhật

Những cải tiến này cần hết sức nhanh chóng. “Khi biết được rằng sinh viên đại học của nhiều nước đang phải học theo những giáo trình được viết từ nhiều năm trước, tôi tự hỏi tương lai của họ sẽ ra sao”, GS John Vu bày tỏ.

Giáo sư kể rằng, tại nơi ông đang giảng dạy, một giảng viên trẻ từng tới gặp ông và đề nghị phát triển một môn học tên là “Phương pháp tính toán trong khoa học thần kinh”, một môn tích hợp giữa sinh học với khoa học máy tính, kỹ thuật, toán học. Vị giảng viên trẻ này tin rằng đây là một môn học mới quan trọng đối với sinh viên.

“Với cương vị người quản lý, tôi hỏi anh ấy: “Thầy nghĩ chúng ta có thể mất bao lâu để đưa sáng kiến này vào chương trình giảng dạy?”. Anh ấy dự báo: “Sẽ mất khoảng hai năm”. Tôi hỏi tiếp: “Nếu đây là một môn học thiết yếu, tại sao phải đợi đến hai năm?”. Anh ấy nghĩ một lúc rồi nói: “Tôi có thể hoàn tất trước cuối năm tới”. Tôi bảo anh ấy: “Thầy sẽ có cả mùa hè để chuẩn bị và tôi muốn chúng ta có thể đưa môn học vào chương trình trong đầu năm học tới”. Kết quả là chúng tôi đã trở thành trường đại học đầu tiên ở Mỹ dạy môn học mới mẻ này”, giáo sư cho biết.

  • Học trực tuyến sắp “đổi ngôi” trường đại học

GS John Vu cho rằng chẳng bao lâu nữa, người học và nhà tuyển dụng có thể tin tưởng các hình thức “giáo dục công nghệ”, như khóa học trực tuyến mở đại trà hay đại học trực tuyến, và do đó, sẽ phụ thuộc ít hơn vào trường học truyền thống lẫn tấm bằng đại học.

“Đến lúc đó, các công ty sẽ không còn cần đến giáo dục truyền thống vì họ đã có nguồn cung cấp nhân lực “đúng người, đúng việc” từ hệ thống giáo dục mới”, ông nhận định. “Google, Facebook, LinkedIn, Microsoft, Amazon đã bắt đầu thuê người không cần bằng cấp, nhiều người trong số họ chỉ hoàn thành các khóa học đại trà trực tuyến”.

  • Vai trò của nhà giáo phải khác đi

Giáo sư chỉ ra một “mô hình lớp học mới” của tương lai, trong đó người thầy đóng vai trò là người cố vấn, còn học sinh là người học chủ động.

Truyền cảm hứng, khơi gợi đam mê, động viên và quan tâm, giúp học sinh định hướng tương lai, mở mang về thế giới thực không ngừng thay đổi… là những điều sinh viên thời nay cần ở giáo viên, cũng là những điều không máy móc nào thay thế được. Và tất nhiên, một nhà giáo với vai trò đơn thuần là truyền đạt kiến thức đã mãi mãi là câu chuyện của quá khứ.

  • Người giáo viên phải nhận được đãi ngộ tốt - một thay đổi chỉ có thể đến từ chính sách quốc gia

Có mối tương quan chặt chẽ giữa chất lượng nền giáo dục với mức tưởng thưởng xứng đáng về tài chính mà thầy cô giáo nhận được từ nghề của họ”, tác giả nhấn mạnh. Khi mức lương của thầy cô giáo không đủ trang trải các chi phí, thì họ cũng không thể cống hiến mọi nỗ lực vào việc dạy học.

“Chúng ta phải đầu tư vào các chương trình đào tạo thầy cô giáo và xem việc đảm bảo thu nhập cho thầy cô giáo là cách chúng ta đầu tư tương lai, vì thầy cô giáo là những người đang giữ chìa khóa cho sự thịnh vượng của thế hệ tương lai”, giáo sư John Vu kết luận.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

‘Đường đến tự do’- Thoát khỏi thế lưỡng nan giữa tiền bạc và niềm vui sống

Khi không thể làm chủ đồng tiền, con người mải xoay vần dưới áp lực kiếm tiền và đánh mất niềm vui sống. Cuốn sách “Đường đến tự do” gợi ý rằng bạn có thể thoát khỏi tình cảnh đó.
2

‘Minh chứng thiên đường’ - 7 ngày trải nghiệm thế giới bên kia của một bác sĩ thần kinh

Ít ai có thể phớt lờ những câu chuyện ly kỳ về trải nghiệm cận tử; vì những gì một người chứng kiến khi tim họ ngừng đập hoặc bộ não ngừng hoạt động chính là gợi ý hiếm hoi về thế giới bên kia sự sống.
3

Đừng trở nên xấu xa – Lời cảnh báo chưa bao giờ là muộn

“Đừng trở nên xấu xa” (Don’t be evil) khiến người đọc bất ngờ với những thông tin ngồn ngộn về “thế giới” Big Tech - những đóng góp cùng những “mặt tối” của nó trong việc thao túng xã hội.
4

Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ - GS John Vu chỉ cách “sinh tồn” trước tương lai nghề nghiệp biến động

Trong “cơn lốc” thay đổi như vũ bão của mọi ngành nghề, học đại học như thế nào để không bị bỏ lại phía sau, GS John Vu đã giải đáp cho các bậc cha mẹ cùng học sinh, sinh viên trong cuốn “Beyond Loving – Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ”.
5

Warren Buffett tiết lộ 5 sự thật về đầu tư mà các chuyên gia tài chính không muốn bạn biết

Trong mắt huyền thoại đầu tư xứ Omaha, giá trị duy nhất của các chuyên gia dự đoán chứng khoán chính là làm cho mấy ông thầy bói trông có vẻ tốt đẹp hơn.

'Hạt giống tâm hồn - Cho lòng dũng cảm và tình yêu cuộc sống' để lại cho tôi nhiều bài học

Hạt giống tâm hồn - Cho lòng dũng cảm và tình yêu cuộc sống, cuốn sách đã làm thay đổi cuộc đời em, thay đổi cách sống, cách suy nghĩ giúp em biết yêu đời yêu bản thân mình hơn nữa.

‘Ping – Giải cứu Vườn Địa đàng’ và bài học về thái độ sống ‘Bảy lần ngã, tám lần đứng dậy’

Ping – Giải cứu Vườn Địa đàng là hành trình của chú ếch Ping, từ một sinh vật nhỏ bé cho đến lúc trưởng thành bước ra biển lớn, gánh vác trên vai sứ mệnh cứu lấy sự sống của muôn loài.

Có điều kiện cứ thể hiện - Chuyện Công ở xứ cụt - Bạn có dám thay đổi để tạo sự khác biệt?

Có điều kiện cứ thể hiện - Chuyện Công ở xứ cụt do First News phát hành truyền đi những tư duy thay đổi, tự đổi mới và phá vỡ các nguyên tắc cứng nhắc. 

Ping - Giải cứu Vườn Địa đàng: Hãy nhận biết nỗi sợ của bản thân và mạnh dạn vứt bỏ chúng

Ping - Giải cứu vườn địa đàng của tác giả Stuart Avery Gold là câu  chuyện truyền cảm hứng về hành trình chuyển biến nội tâm của Ping.

Bài học diệu kỳ từ chiếc xe rác sẽ giúp bạn học được cách vô hiệu hóa 'những chiếc xe rác'

“Bài học diệu kỳ từ chiếc xe rác” cuốn sách vô cùng tuyệt vời  này giúp cho bạn nhìn nhận cuộc sống thanh thản và an nhiên, vui vẻ tích cực trong mọi hoàn cảnh dù có khó khăn đến mấy.

Ping - Giải cứu Vườn Địa Đàng - Đi tìm ‘chú ếch Ping’ trong mỗi người trẻ

Cuốn sách là tấm vé thông hành giúp người trẻ đón nhận cơ hội của cuộc sống, được minh họa qua những hành động quả cảm và chuyển biến nội tâm của một chú ếch tên Ping.

'Hạt giống tâm hồn' - Cuốn sách giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân

Bất cứ ai trong chúng ta đều có ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp. Nhưng cuộc sống không bao giờ là bằng phẳng.

Minh chứng thiên đường - Đừng sợ hãi khi đối diện với thử thách

Bạn "không có gì phải sợ hãi" khi đối diện với những thử thách, những hiểm họa, tai ương, nếu biết rằng chúng ta luôn được yêu thương và sẽ luôn có "những cánh cửa" yêu thương.

Học hỏi 3 kiểu tư duy của Lưu Bá Ôn, phát tài dễ như trở bàn tay!

Suy ngẫm - Trần Anh - 20/03/2023 11:00
Khi người ta không kiếm được tiền thì có rất nhiều nguyên do. Có thể là do không nghề nghiệp, học thuật hoặc vì bệnh tật nên không thể đi làm, lười biếng... Nhưng vì sao có người rõ ràng đã rất nỗ lực phấn đấu mà vẫn không kiếm được tiền?

12 cách đối nhân xử thế giúp vượt qua thị phi, cuộc đời bớt chông gai

Suy ngẫm - Trung Hạ - 20/03/2023 10:00
Nếu không cần thiết, hãy cố gắng không bình phẩm người khác, ngay cả khi họ sai, bởi vì điều này liên quan đến một vấn đề thể diện và sự tôn trọng.

Học viện thành công – ‘Khiêu vũ’ với căng thẳng

Từ sách - Phim - Thảo Ngô - 20/03/2023 09:00
Theo Tiến sĩ Harry Johnson trong “Học viện thành công”, căng thẳng là một loại năng lượng tâm lý cần được giải phóng. Chúng không những tốt về mặt tinh thần mà còn giúp cơ thể đón nhận những cảm xúc tích cực.  

'Lagom - The Swedish Art of Balanced Living' - Biết đủ là tự do

Từ sách - Phim - Giang Trà - 20/03/2023 08:00
Lagom của Thụy Điển "vừa đủ" đến một cách ngỡ ngàng, ngỡ ngàng đến mức phong cách sống của mình trong hai năm trở lại đây chính xác là "biết đủ là tự do".

Thời đại của Big data

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/03/2023 12:00
“Em muốn xin vào học bằng thạc sĩ về Khoa học máy tính nhưng sau khi đọc blog của thầy, em không biết khu vực nào sẽ là tốt cho em vì thầy khuyên rằng em nên hội tụ vào các kĩ năng chuyên ngành.”

10 Quy luật cuộc sống - Cuốn sách thay đổi cuộc đời tôi

Từ sách - Phim - Lê Hoàng Hân - 19/03/2023 11:00
Quyển sách "10 Quy Luật Cuộc Sống", tựa đề tiếng Anh: The Laws Of Lifetime Growth, của hai tác giả Dan Sullivan và Catherine Nomura là một quyển sách tuyệt vời như thế.

Người phương Tây rút được 5 điều thiết thực trong 'Đạo đức kinh' của Lão Tử

Suy ngẫm - Anh Tú - 19/03/2023 10:00
Nghịch lý là bản chất của "Đạo đức kinh", đến mức ngay cả những học giả có nền tảng vững chắc về Hán học cổ điển cũng không thể chắc chắn rằng họ đã lĩnh hội hết.

Học viện thành công - Thế nào là hạnh phúc

Từ sách - Phim - ZN - 19/03/2023 09:00
Người ta luôn tin rằng mình sẽ hạnh phúc khi đạt được mục tiêu nhất định nào đó. Đôi khi là vậy, nhưng thường là không.

Rồi ai cũng tìm được lối đi riêng, hãy Hiểu về trái tim mình

Từ sách - Phim - Trần Phương Hiếu - 19/03/2023 08:00
(hatgiongtamhon.vn) -

Học công nghệ: Cảnh quan của sinh viên

Blog GS John VU - GS John Vu - 18/03/2023 12:00
Jenifer là một trong những sinh viên của tôi đã tốt nghiệp năm ngoái và hiện thời làm việc tại Cisco. Cô ấy đã viết cho tôi và muốn chia sẻ kinh nghiệm của cô ấy với các sinh viên khác:

‘Định luật 2 phút’: Đừng để bản thân qua đời ở tuổi 25 và được chôn cất ở tuổi 75!

Suy ngẫm - Trần Anh - 18/03/2023 11:00
Người xưa có câu: 'Dục tốc bất đạt', nhưng cũng có câu: 'Binh quý ở chỗ thần tốc'. Dường như những kinh nghiệm của người xưa có chút mâu thuẫn, khiến chúng ta tự hỏi, rốt cục nhanh tốt hay chậm mới tốt?

Chiêm ngưỡng loài động vật săn mồi kỳ lạ dưới biển sâu

Thư giãn - Phạm Hường - 18/03/2023 10:00
Vùng biển bờ Tây của Bắc Mỹ đang đứng trước nguy cơ trở thành vùng biển chết, và chỉ có thể được giải cứu nếu loài động vật ăn thịt này phục hồi.

Đầu tư thông minh - Tôi nên đầu tư tiền của mình vào đâu?

Từ sách - Phim - FN - 18/03/2023 09:00
Theo sách "Đầu tư thông minh" của Anthony Robbins, câu hỏi lớn nhất về tài chính trong tâm trí chúng ta ngày nay là: “Tôi nên đặt tiền của mình vào đâu?"

Muôn kiếp nhân sinh - Nếu chúng ta ăn thịt ít đi

Từ sách - Phim - Nguyễn Thị Minh - 18/03/2023 08:00
Vậy thì, sẽ ra sao nếu chúng ta ăn thịt ít đi? Rất có thể, chúng ta sẽ tạo nên sức mạnh làm thay đổi vận mệnh thế giới. Khoảnh khắc tôi nhận ra điều này, bên trong tôi, hình như đã có một tia sáng được thắp lên.

Big data và quan hệ khách hàng

Blog GS John VU - GS John Vu - 17/03/2023 12:00
Ngày nay người mua hàng trực tuyến nên không có mối quan hệ giữa khách hàng và người chủ cửa hàng. Do đó, khách hàng có thể mua các thứ ở bất kì chỗ nào họ muốn vì không có sự trung thành với bất kì cửa hàng nào.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 20/03/2023