Lời khuyên dành cho thầy cô - Có phải chỉ thầy cô giáo lười mới yêu cầu sinh viên đọc tài liệu

FN16/02/2023 08:00
Lời khuyên dành cho thầy cô - Có phải chỉ thầy cô giáo lười mới yêu cầu sinh viên đọc tài liệu

Steve đã phản đối khi được phân công đọc tài liệu trước khi lên lớp vì tin rằng thầy cô giáo phải giữ vai trò chủ yếu, tức là dành phần lớn thời gian ở lớp cho việc giảng bài.

“Tôi đã đuổi cậu ta khỏi lớp”

Một cô giáo than phiền với tôi: “Học sinh ngày nay không như nhiều năm về trước: ít chuyên cần hơn, không chú ý nghe giảng, thậm chí còn có thái độ vô lễ khi thầy cô giáo phê bình”.

Tôi giải thích cho cô ấy: “Chúng ta, những thầy cô giáo, làm mọi điều chúng ta cho là cần thiết để giúp học sinh học. Một số học sinh có thể chưa nhận ra điều đó ngay bây giờ, nhưng trong tương lai, họ sẽ cảm kích về những điều chúng ta đã làm”. Tiếp đó, tôi chia sẻ với cô ấy kinh nghiệm quản lý lớp học của tôi như sau:

Tôi đã dạy môn Nhập môn hệ thống máy tính trong nhiều năm. Đây là môn học cơ bản mà sinh viên các ngành kỹ thuật cũng như các ngành xã hội như kinh doanh, nghệ thuật và âm nhạc đều phải học. Mặc dù nhiều người thích môn này và nói rằng nó giúp họ hiểu nhiều hơn về các công nghệ máy tính và ảnh hưởng của nó đến thế giới nhưng cũng có nhiều người cảm thấy không hứng thú với môn này.

Khi học sinh không thích học, họ thường bỏ lớp hoặc ngồi trong lớp nhưng xem email hay nhắn tin cho bạn bè thay vì chú ý tới bài giảng. Cách phản ứng của phần lớn các thầy cô là xem như không thấy và tiếp tục giảng bài như không có gì xảy ra. Một số người tin rằng nếu học sinh không muốn học, họ sẽ bị điểm xấu hoặc thậm chí trượt môn học, thì đó là vấn đề của họ.

Tôi không đồng ý với quan điểm này, nên trong tất cả những lớp tôi dạy, tôi rất nghiêm khắc với học sinh để buộc họ phải học. Vào ngày đầu tiên của môn học, tôi đặt ra những yêu cầu như sau: Học sinh phải đến lớp chuyên cần, đọc tài liệu được phân công trước khi đến lớp, tham gia thảo luận trên lớp, tập trung chú ý, không nói chuyện, không ngủ hay làm việc riêng trong lớp, không mở laptop, không dùng điện thoại thông minh hay làm những việc gây xao lãng cho người khác.

Tôi đưa ra những hình phạt nghiêm khắc là học sinh vi phạm sẽ bị trừ điểm, thậm chí không được tiếp tục học. Tôi đưa ra quan điểm rõ ràng rằng trong lớp của tôi, mọi người đều phải học cùng nhau và tôn trọng lẫn nhau, vì tất cả chia sẻ chung một trách nhiệm là làm cho lớp trở thành một môi trường học tập tích cực.

Tôi xem lớp học là một “xã hội thu nhỏ”, trong đó thế hệ trẻ đã đủ trưởng thành về mặt tâm và trí để biết áp dụng những điều mình học được vào cuộc sống. Những tình huống mà chúng ta xây dựng trong lớp học nói lên tầm nhìn của chúng ta về xã hội tương lai, trong đó các công dân trẻ là những người đóng vai trò chủ đạo.

Thỉnh thoảng, tôi cũng gặp những “ca khó” với những học sinh bướng bỉnh. Tôi nhớ một trong những sinh viên “nổi loạn” nhất có tên là Steve, một người thường xuyên gây rối trong lớp. Steve học ngành kinh doanh, vì vậy cậu ta nghĩ rằng không cần phải học về máy tính. Nhưng môn này là một môn học bắt buộc đối với sinh viên trong lĩnh vực bán hàng và tiếp thị. Ngay trong tuần đầu tiên, Steve đã phản đối khi được phân công đọc tài liệu trước khi lên lớp vì tin rằng thầy cô giáo phải giữ vai trò chủ yếu, tức là dành phần lớn thời gian ở lớp cho việc giảng bài.

Cậu ta cho rằng thầy cô giáo lười nên mới yêu cầu học sinh đọc tài liệu. Dù tôi đã giải thích cho lớp về những lợi ích của việc đọc tài liệu trước khi lên lớp và tại sao chúng ta cần lặp lại một khái niệm ít nhất ba lần để có thể lưu giữ nó vào trong trí nhớ (ba lần đó là: đọc tài liệu trước khi lên lớp, thảo luận trên lớp và đúc kết sau thảo luận), cậu ta vẫn không cảm thấy thuyết phục. Steve không những không đọc tài liệu được phân công mà cậu ta còn trao đổi riêng ngày càng nhiều trong giờ thảo luận. Tôi đã nhiều lần cảnh cáo mà cậu ta vẫn tỏ ra bất phục tùng bằng cách mở laptop và làm việc riêng trên lớp.

Sau buổi học, cậu ta còn nói rằng tôi đã làm phiền cậu ta trước mặt bạn gái của cậu ta trong lớp. Tôi bảo Steve rằng cậu ta cũng gây phiền toái cho tôi bằng việc bỏ qua lời cảnh cáo của tôi và biểu lộ thái độ không tôn trọng. Sau vài lần cảnh cáo mà không có kết quả, tôi đã đuổi cậu ta khỏi lớp. Tôi nói: “Dù em cần hoàn thành môn này để tốt nghiệp nhưng tôi nghĩ chúng ta không đạt được thỏa thuận. Em có thể học môn này với một giảng viên khác mà em cảm thấy phù hợp hơn”.

“Điều em đã học được từ lớp của thầy”

Tôi không gặp Steve trong vài năm, mãi đến gần đây, cậu ta bất ngờ xuất hiện trong văn phòng của tôi. Cậu ta đã tốt nghiệp và đang làm việc cho một công ty tiếp thị ở New York.

Steve tới để xin lỗi về hành vi trước đây của mình: “Em rất tiếc về việc em đã làm. Có thể thầy đã không hề biết rằng em đã học được rất nhiều từ lớp học của thầy. Dù em chỉ học ở lớp của thầy trong ba tuần, nhưng thời gian đó đã giúp em thay đổi quan điểm của mình về nghề nghiệp của em. Em đã từng nghĩ rằng mục đích của việc bán hàng và tiếp thị là thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của công ty, nhưng thầy đã dạy em rằng khách hàng ngày nay có thể truy cập đủ loại thông tin, họ biết bản thân cần gì và họ có ngày càng nhiều lựa chọn hơn. Vì vậy, chỉ dựa vào khả năng thuyết phục của người bán hàng là chưa đủ.

Để thành công, các công ty phải hiểu nhu cầu của khách hàng trước khi phát triển sản phẩm thay vì tạo ra sản phẩm rồi trông đợi ở người bán hàng. Trong thế giới mà công nghệ là then chốt này, chức năng của ngành kinh doanh và tiếp thị là dùng công nghệ thông tin để hiểu nhu cầu của khách hàng, để giúp công ty phát triển sản phẩm đúng hướng. Càng biết rõ về nhu cầu của khách hàng hay những vấn đề mà khách hàng gặp phải, họ sẽ càng có khả năng đưa đến giải pháp tốt nhất cho khách hàng.

Do đó, công nghệ là chìa khóa quyết định sự thành công của họ. Thay vì đơn thuần bán sản phẩm, họ bán cho khách hàng giải pháp cho vấn đề của khách hàng. Đây là điều em đã học được từ lớp của thầy và điều đó đã giúp ích em rất nhiều trong nghề nghiệp của em”.

Steve nói thêm: “Em đã rất bực tức khi thầy đuổi em, nhưng em thích cách thầy giải quyết tình huống như vậy. Nhờ sự cương quyết của thầy, con người kiêu ngạo của em đã trở nên khiêm nhường hơn, và em đến để xin lỗi thầy về cách hành xử của em lúc đó. Em muốn thầy biết rằng thầy là một trong những thầy cô ‘khó’ mà em luôn nhớ và em rất cảm kích những nỗ lực của thầy”.

Học sinh cần hiểu kiến thức được học và nghề nghiệp tương lai. Ngày càng có nhiều học sinh vào đại học, nhưng phần đông các em chưa được chuẩn bị sẵn sàng để thích ứng với môi trường đại học. Một số học sinh không được trang bị đủ kỹ năng, một số khác không có mục tiêu học tập rõ ràng, và phần đông các em không biết rằng việc học đại học đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn ở trường phổ thông. Thầy cô giáo nên giải thích cho học sinh, sinh viên những kiến thức và kỹ năng họ sẽ học được trong môn học và tại sao môn học này là cần thiết. Nếu không được giải thích, các em sẽ không tự giác nỗ lực trong việc học và sẽ không tích cực tham gia vào các hoạt động học tập trong lớp.

Theo Lời khuyên dành cho thầy cô – GS John Vu


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Phim Sex Education, liều thuốc "chữa lành" cho mối quan hệ giữa tôi và con gái

Sau khi xem tập phim, tôi đã quyết định ngồi xuống nói chuyện với con gái.
2

Phim Sex Education: Hóa ra cha mẹ từ Đông sang Tây, không ai "thoát" khỏi giai đoạn này!

Thức cả đêm xem phim, tôi như mở mang đầu óc và ngộ ra 5 bài học cực đắt giá!
3

Bản giao hưởng cuộc sống - Bữa tối Giáng sinh giữa hai chiến tuyến

“Mỗi chúng ta là một thực thể nhỏ bé trên địa cầu này. Sự tồn tại của chúng ta là có giới hạn, nhưng chúng ta có thể học cách chia sẻ tình yêu thương không giới hạn đến với nhiều người.”
4

Nhờ xem phim Sex Education mà con gái tôi đã dám thú nhận 1 bí mật với mẹ!

Linh tính của người mẹ mách bảo tôi: Con đang gặp vấn đề!
5

'Tự do - Như chim tung cánh' - Câu chuyện sâu sắc về tự do từ Osho khiến bạn phải suy ngẫm

Tự do - Như chim tung cánh (Freedom The courage to be yourself). Liệu chúng ta có thực sự hiểu tự do là gì?

Dám nghĩ lại - 'Cuộc cách mạng’ về tư duy

“Dám Nghĩ Lại” là công trình ngồn ngộn những ví dụ thực tiễn và bằng chứng của hàng thập kỷ nghiên cứu về tái tư duy của giáo sư tâm lý học Adam Grant.

Cà phê muối

“Ta chỉ mất ba giây để nói lời yêu, nhưng phải mất cả cuộc đời để chứng minh điều đó.” - Khuyết danh

Sao ta làm điều ta làm - 'hồi chuông cảnh tỉnh' khi chúng ta đứng trước những lựa chọn

Xuyên suốt cuốn sách, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những từ khóa như “tự do”, “tự chủ”, “động lực”, “hành vi” và chúng cũng là những chủ đề nhỏ mà tác giả đã đặt trọng tâm nội dung cuốn sách. 

Bạn sẽ sẵn sàng thay đổi nếu quan tâm đến lý do vì ‘Sao ta làm điều ta làm’

Gặp anh chàng đeo một vòng tay cao su ở cổ tay phải, tôi đùa: “Vòng đẹp đấy”, nhưng thực tế tôi đã tự hỏi là liệu có phải anh ta đang dùng nó như một phương pháp sửa đổi hành vi hay không.

‘Lời tiên tri Celestine’: Tiểu thuyết lý giải chuyện năng lượng, trực giác, nhân quả…

Với “Lời tiên tri Celestine”, một câu chuyện phiêu lưu hư cấu chỉ là cái cớ để qua đó James Redfield lôi cuốn bạn đọc vào những giả thuyết của ông về các hiện tượng tâm linh bí ẩn.

Sao ta làm điều ta làm - Gây áp lực bằng phần thưởng có phải là cách tốt nhất để giúp trẻ?

Ngược với tự chủ, bị kiểm soát nghĩa là hành động vì phải chịu áp lực, thay vì hành động đúng theo cái tôi của bản thân. Lúc này, cái tôi đã bị kiểm soát và khuất phục.

Khoá học tích lũy tài sản trong 7 ngày của người giàu có nhất thành Babylon

Phương pháp để chữa trị túi tiền trống rỗng của người giàu nhất thành Babylon chỉ được chia sẻ trực tiếp cho 100 người dân địa phương trong vòng 7 ngày.

Sao ta làm điều ta làm - Chỉ khi thật sự tự chủ con người mới có tự do

“Sao ta làm điều ta làm” của Edward L. Deci & Richard Flaste sẽ góp phần giúp chúng ta thấu hiểu động lực, giải mã hành vi, làm chủ cuộc đời mình và của những người liên quan.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025