Nhưng có bao giờ bạn nhìn là những cảm xúc này và tự hỏi liệu có phải mình đang tự nhốt mình trong sự oán hận và khổ đau?
Trong cuốn sách “Chia sẻ từ trái tim”, thầy Thích Pháp Hòa đã nhấn mạnh rằng: “Mình nghĩ ai đó xúc phạm mình tức là mình đang ôm một cái ngã. Nếu giảm bớt được cái ngã, mình sẽ thấy mình dễ dàng tha thứ cho người khác, vì ai cũng có lỗi lầm”. Những lời này khơi gợi trong chúng ta sự thấu hiểu và lòng từ bi không chỉ dành cho người khác mà còn cho chính mình.
Theo thầy Thích Pháp Hòa, việc tha thứ không chỉ là một hành động cao thượng mà còn là phương pháp để chúng ta tự giải thoát bản thân khỏi những gánh nặng vô hình. Khi tha thứ cho người khác, chính ta cũng đang tự giải thoát mình khỏi những mối hiềm hận, để tìm thấy sự bình an trong tâm thức.
Hãy thử tưởng tượng một ngày bạn không còn cảm thấy nặng nề bởi những hiềm khích cũ. Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, tinh thần thoải mái hơn và cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn biết bao. Tha thứ không có nghĩa là quên đi mọi thứ, mà là học cách buông bỏ để tâm hồn được thanh thản.
Trong “Chia sẻ từ trái tim”, thầy Thích Pháp Hòa chia sẻ 50 bài pháp thoại đầy ý nghĩa và dễ hiểu. Mỗi bài giảng là một liều thuốc tinh thần giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, khổ đau trong cuộc sống. Đặc biệt, bài học về sự tha thứ là một trong những bài học đắt giá nhất, giúp chúng ta sống nhẹ nhàng hơn, bớt đi những oán giận và khổ đau.
Nếu bạn đang tìm kiếm một con đường để thoát khỏi những khổ đau, hãy thử mở lòng và đón nhận bài học về sự tha thứ từ thầy Thích Pháp Hòa. Bởi vì, tha thứ cho người khác cũng chính là cách để bạn tha thứ cho chính mình.