Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mà mỗi người tiếp xúc với hàng nghìn mẩu thông tin mỗi ngày. Bằng bản năng sinh tồn, bộ não con người học cách loại bỏ gần như tất cả những gì không đủ nổi bật hoặc quá rối rắm. Và điều đáng sợ là, nhiều thương hiệu vẫn đang tự đưa mình vào “vùng mù chú ý” chỉ vì thông điệp quá phức tạp.
Một minh họa kinh điển cho hiện tượng này chính là thí nghiệm “con khỉ đột” nổi tiếng của hai nhà tâm lý học Daniel Simons và Christopher Chabris. Khi người xem được yêu cầu đếm số lần chuyền bóng của đội áo trắng, hơn một nửa không hề nhận ra có một nhân vật hóa trang thành khỉ đột đã đi vào giữa khung hình và vỗ ngực rồi đi ra. Đây là hiện tượng mù do thiếu chú tâm. Đó là khi não bộ quá tập trung vào một nhiệm vụ, sẽ tự động bỏ qua những thứ không liên quan. Trong marketing, đây chính là bi kịch của sự phức tạp: càng rối rắm, càng dễ bị bỏ qua.
Và lý do sâu xa khiến ba lỗi này lặp đi lặp lại, theo Guttmann, chính là vì chúng ta không phải người tiêu dùng thông minh, mà là những kẻ bận rộn, thiếu kiên nhẫn và dễ xao nhãng. Trong bối cảnh đó, sự đơn giản không phải là một phong cách giao tiếp, mà là một chiến lược sống còn.
Đơn giản không có nghĩa là sơ sài. Đó là nghệ thuật làm cho điều phức tạp trở nên rõ ràng. Như tuyên bố chắc nịch “1.000 bài hát trong túi của bạn” đã giúp Apple cách mạng hóa ngành công nghiệp âm nhạc với iPod. Hay chiến dịch chống hút thuốc Truth với nhiều thông điệp “thô nhưng thật” đã làm giảm tình trạng sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên, cứu sống hàng ngàn sinh mạng và tiết kiệm cả núi chi phí y tế công….
Cuối cùng, trong một thế giới mà cả “con khỉ đột” cũng có thể bị lãng quên, hãy làm mọi cách để thông điệp của bạn không rơi vào số phận tương tự. Khi người tiêu dùng chỉ dành vài giây để quyết định có quan tâm hay không, sự đơn giản không còn là lựa chọn mà chính là cửa ngõ duy nhất để được nhìn thấy.