Bộ sách Để con chăm sóc cha – mẹ: Hiếu thảo là bông hoa rực rỡ trong hành trình cuối đau thương

Lan Phương27/07/2024 09:00
Bộ sách Để con chăm sóc cha – mẹ: Hiếu thảo là bông hoa rực rỡ trong hành trình cuối đau thương

"Để con chăm sóc cha” – “Để con chăm sóc mẹ” là câu chuyện cảm động và mang tính “chữa lành” cho không chỉ riêng những người chăm sóc mà còn là cơ hội để mỗi chúng ta nhìn nhận trong mối quan hệ với gia đình – những người thân yêu nhất.

Tác giả Miew cùng bộ sách tranh “Để con chăm sóc cha” – “Để con chăm sóc mẹ” ghi lại hành trình mười hai năm Miew làm người chăm sóc cuối đời cho cha và mẹ cô như lời an ủi tiếp thêm sức mạnh cho những ai đã, đang và sắp trở thành một người chăm sóc.

Miew là một họa sĩ truyện tranh người Malaysia. Cô nổi tiếng cùng tác phẩm “I am a caregiver” trên mạng xã hội Facebook từ năm 2022. Với nét vẽ đơn giản và cách phối màu tươi sáng như tô cho những kí ức đau buồn của mình trở nên êm ái hơn, Miew dẫn độc giả đồng hành cùng cô trên chặng đường cuối khó khăn của đấng sinh thành. Đó là một hành trình gian nan, đau thương nhưng cũng đầy cảm động với biết bao yêu thương và bao dung.

Khi cha mẹ không còn là của ngày xưa

Điều khó khăn nhất của mỗi đứa con khi cha mẹ lâm bạo bệnh là chứng kiến không chỉ sức khỏe mà tinh thần của những người thân yêu nhất trên đời cứ thế lao dốc như một chiếc xe không phanh. Thật đau lòng khi ta chỉ biết đứng nhìn trân trân người cha “siêu anh hùng có thể mang vác những thứ mà người khác không mang nổi”, người cha “chẳng có gì mà không thể làm” trở nên ngày một yếu đi, “thậm chí không thể ăn nổi thức ăn đặc, chỉ có thể dùng ống hút ăn thực phẩm dinh dưỡng”. Miew gọi đây là “Màn đêm u tối của người chăm sóc”. Khác với khi nuôi nấng, chăm sóc một đứa trẻ, mỗi ngày lại lớn lên, mỗi ngày lại biết làm những hành động đáng yêu, cha mẹ già một lần nữa trở lại “tuổi thơ” nhưng là ngày – một – yếu – đi.

Chúng ta là những đứa con cho dù đã lớn khôn vẫn mãi chỉ là những cô – cậu nhóc trong vòng tay rộng lớn của cha, tình yêu bao la của mẹ. Giờ đây khi vòng an toàn ấy không còn vững chãi, ta vươn mình ra đón lấy cơn giông. Tác giả đã đau đớn, buồn tủi khi người cha rơi vào mê sảng, không còn nhận ra cô con gái út mà ông thương yêu nhất, chỉ còn những lời mắng nhiếc: “Tôi đã là một người trưởng thành rồi, đã lăn lộn trong xã hội nhiều năm, đã sớm học được cách phớt lờ những lời chỉ trích vô lý hay những ảnh hưởng tiêu cực của người khác. Nhưng đây là cha của tôi. Lẽ tự nhiên, bất kể cha nói gì, tôi đều sẽ tiếp thu tất cả”. Trong cơn mê sảng ấy, có khi nào những nỗi đau từ quá khứ được gợi lên? Có khi nào những gì người ta nói trong lúc gần đất xa trời là những lời thật lòng? Có lẽ vì những suy nghĩ ấy mà Miew cảm thấy “trái tim sau khi đã tan vỡ tiếp tục bị nghiền nát thành nghìn mảnh vụn, không còn phân biệt được cha đang nói trong cơn mê sảng hay là trong tiềm thức cha vốn đã xem tôi là người như vậy”. Đau thương lại càng thêm đau thương, Miew hay chúng ta của tương lai – liệu có vượt qua được nỗi đau này?

Những tháng ngày “vật vã” cùng cha trong bệnh viện cho đến ngày ông ra đi đã để lại một nỗi trống vắng và tổn thương không thể lành cho Miew. Vì vậy, vài năm sau khi mẹ lâm bệnh nặng, cô đã tìm ra “chân lí” của người chăm sóc. Dường như quãng thời gian dài túc trực bên giường bệnh đã giúp cô gỡ được nút thắt trong lòng mình. Rằng những cơn mê sảng của cha mẹ đều xuất phát từ nỗi sợ, những kí ức không vui hay những gì họ còn bận lòng nhất. Những cơn “ác mộng” đó cùng với nỗi sợ cái chết đang đến gần giống như con quái vật màu đen nuốt chửng lấy họ. Miew nhận ra rằng “Những điều này không nhất định liên quan tới mối quan hệ tin tưởng giữa hai mẹ con lúc bình thường” và tất cả những gì cô có thể làm là cố gắng hết mình để thực hiện lời hứa “Nhất định sẽ dẫn mẹ tìm ra một con đường, không để những cơn ác mộng khiến mẹ bị tổn thương, nhất định sẽ đưa mẹ tới bờ bên kia một cách bình yên”.

Người chăm sóc có cần được chăm sóc?

 

"Tình cảnh của người chăm sóc như bị khóa trong chiếc hộp trong suốt. Rõ ràng ngoài trời nắng chói chang, bạn lại không thấy chút ánh sáng nào. Ánh mặt trời lẽ ra phải ấm áp, nhưng sao thật lạnh lẽo. Bởi vì bất kể bạn cố gắng thế nào, tình trạng khó chuyển biến tốt. Sinh mệnh người thân yêu cứ khô héo từng ngày, cuối cùng là ra đi. Đó là hành trình định sẵn sẽ tốn công vô ích, đầy vết sẹo".

"Tình cảnh của người chăm sóc như bị khóa trong chiếc hộp trong suốt. Rõ ràng ngoài trời nắng chói chang, bạn lại không thấy chút ánh sáng nào. Ánh mặt trời lẽ ra phải ấm áp, nhưng sao thật lạnh lẽo. Bởi vì bất kể bạn cố gắng thế nào, tình trạng khó chuyển biến tốt. Sinh mệnh người thân yêu cứ khô héo từng ngày, cuối cùng là ra đi. Đó là hành trình định sẵn sẽ tốn công vô ích, đầy vết sẹo".

Trên giường bệnh, ở hành lang bệnh viện hay bất cứ nơi đâu, chúng ta là chỗ dựa duy nhất của cha mẹ. Giống như lời “cô gái nhỏ” Miew : “Có lúc, tôi cảm thấy sinh mệnh giống như một vòng tròn. Trước kia, mẹ là người lớn, tôi là trẻ con. Bây giờ tôi là người lớn, mẹ lại biến thành như trẻ nhỏ… Trước đây mẹ vẫn yêu dù tôi không hiểu chuyện, bây giờ tôi vẫn chiều mẹ dù mẹ có cố chấp thế nào. Vòng tròn của sinh mệnh như vậy là trọn vẹn rồi”. Điều ấy đồng nghĩa với việc người chăm sóc gánh trên vai hai cuộc đời. Những đêm dài mất ngủ, những nỗi ám ảnh tâm lí, nỗi buồn,…Tất cả những điều ấy chỉ chực nuối trọn chúng ta vào địa ngục u tối. Trước khi cha mẹ rời đi, rất có thể chính cơ thể và tâm hồn chúng ta đã “chết” từ lâu. Đó là lí do Miew quyết chăm sóc bản thân thật tốt để có thể đồng hành cùng cha mẹ trong chặng đường cuối cùng một cách êm ái hơn.

“Cơ thể không khỏe mạnh sẽ ảnh hưởng tới tinh thần, khi ngồi lặng yên bất động, những suy nghĩ buồn đau sẽ liên tục kéo tới. Nhờ vận động, cảm nhận được sự tồn tại của thân thể, tôi mới nhớ ra rằng tôi đang sống”. Người chăm sóc thường có xu hướng nhìn người bệnh từ từ đi đến cái chết mà đau lòng, bất lực đến quên đi chính mình. Nhưng các bạn hãy đặt một câu hỏi: Nếu ngay cả chỗ dựa cuối cùng cũng lung lay, người bệnh còn biết dựa vào đâu?

Bài học từ sự ra đi

Đồng hành cùng Miew trong cả hành trình, độc giả hẳn vô cùng cảm thông khi thấy hai chị em cô lần lượt thay phiên nhau chăm sóc cha mẹ mà không hề nhận được sự giúp đỡ từ những người anh trai. Cơ thể mệt mỏi, tinh thần trì trệ, Miew chỉ biết động viên chính mình rằng cô yêu cha mẹ, cô yêu chị gái, vì thế cô sẽ cố gắng làm tất cả những gì có thể để giúp họ được hạnh phúc. Thế nhưng, đâu đó một góc trong tim Miew vẫn cảm thấy sự “rạn nứt tình thân”. Không rõ khi đọc đến đây, có ai trong số chúng ta thấy hình ảnh của chính mình hay chăng?   Có thể thấy, bên cạnh câu chuyện cá nhân, trong bộ sách Để con chăm sóc cha mẹ Miew còn đề cập đến thực trạng của nhiều quốc gia châu Á hiện nay, khi trách nhiệm chăm sóc gia đình thường chỉ đặt lên vai phụ nữ. Sau khi kết hôn và sinh con, phần lớn phụ nữ được mặc định là "người chăm sóc của gia đình".

Theo thống kê, phụ nữ phải gánh vác công việc nhà nhiều hơn nam giới ít nhất là 30%, và phải chịu phần lớn trách nhiệm chăm sóc con nhỏ. Họ cũng phải gánh hầu hết trách nhiệm chăm sóc cha mẹ chồng, trong khi vẫn phải nỗ lực làm việc để san sẻ gánh nặng chi tiêu trong gia đình. Nhưng dù phụ nữ có làm nhiều hay làm tốt đến đâu, trong một xã hội bảo thủ, họ vẫn thường xuyên nghe thấy những lời buồn lòng. Nhiều người cho rằng khi đã làm người chăm sóc, phụ nữ không được phép vui vẻ, không được phép ra khỏi cửa, tốt hơn hết là phải luôn luôn rầu rĩ, đầu bù tóc rối. Nếu họ để ý, chăm chút đến bản thân một chút sẽ bị cho là “bất hiếu”, sẽ phải nghe những lời mắng nhiếc “Cha mẹ bệnh vậy mà còn vui vẻ thế ư?”.

Những cô gái túc trực bên giường bệnh cha mẹ hầu như là 24 giờ mỗi ngày, mọi sinh hoạt, công việc đều gắn với bệnh viện – chẳng khác nào một người bệnh “đi kèm”, chỉ có điều họ mắc “tâm bệnh” nặng nề hơn. Những lời khó nghe xung quanh đến từ những người không mấy đáng yêu thực sự có thể trở thành những mũi gai nhọn đâm vào tim họ, là hạt muối làm vết thương thêm xót xa đau đớn. Những người chăm sóc chẳng còn cách nào khác ngoài tự mình thương lấy chính mình, sau mỗi lần ngã lại thêm vững vàng, bởi họ biết rằng đôi vai bé nhỏ ấy còn phải gánh vác nhiều điều mà chẳng dám buông lơi.

“Cuộc đời phía trước của bạn, nhất định cũng sẽ có những hố sâu như thế đang chờ. Cái hố sâu này khó lòng tránh được, vậy nên cần phải suy nghĩ trước…lỡ như có một ngày bạn bị số phận đẩy xuống vực thẳm này, thì bạn phải làm sao?”. Để bản thân không trở thành một “xác sống” bên giường bệnh, hãy nhân lúc cha mẹ còn khỏe mạnh, hãy tổ chức một cuộc họp gia đình để sắp xếp, phân chia trách nhiệm người chăm sóc dài hạn. Hãy rõ ràng để quá trình chăm sóc hiệu quả hơn, rõ ràng để tình cảm gia đình không có thêm bất kì vết nứt nào trong giai đoạn khó khăn, và rõ ràng để chăm sóc chính mình.

Cái chết chẳng thể chia lìa tình yêu

Có lẽ điều tích cực của mỗi người chăm sóc là họ có thời gian để từ từ chấp nhận sự ra đi của người bệnh. Dù rằng mỗi bước đi trên chặng đường đó đều giống như bước trên trăm ngàn mũi kim nhọn, xé vết thương cho rỉ máu, người chăm sóc bị rút cạn sức lực và tâm hồn trở nên héo úa. Chúng ta có thể thấy rõ sự biến đổi tâm lí của Miew trong suốt hành trình chăm sóc cha và mẹ. Cô đi từ sự bàng hoàng, sợ hãi tột cùng đến những giây phút phó mặc mọi thứ rồi từ từ chấp nhận rằng cái chết là điều bất biến trong “vòng tròn sinh mệnh” và nhìn nhận nó một cách nhẹ nhàng hơn. “Cha đang chuẩn bị một ngôi nhà để cuối cùng chúng tôi có thể đoàn tụ…giống như cha vẫn làm trong mấy chục năm qua”.  Khi mẹ ra đi, cô viết: “Giờ này, tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ cũ chắc vẫn còn vang vọng trong căn nhà trống. Như thể năm tháng cha từng trôi đi mất, thời gian hãy còn ngưng đọng lại tại khoảnh khắc cả gia đình tôi sum họp…”.

Vì ta có thời gian để nói lời tạm biệt từng bước chầm chậm, hãy nói lời yêu thật nhiều với những người thân yêu của ta, hãy sống trọn vẹn từng giây phút. Như Miew đã viết: "Vô thường sẽ gõ cửa bất cứ lúc nào, chúng ta chẳng hề có cái gọi là ngày mai vô tận. Chúng ta biết rõ là vậy, thế mà lại luôn cho rằng hiện tại là đương nhiên, có thể tùy tiện phung phí".  Nhân lúc cha mẹ còn mạnh khỏe, hãy nói yêu họ thật nhiều. Nhân lúc cha mẹ còn mạnh khỏe, hãy giúp họ hoàn thành những ước mong bấy lâu nay. Nhân lúc cha mẹ còn mạnh khỏe, hãy học cách trưởng thành, chuẩn bị tinh thần sẵn sàng trở thành một bờ vai vững chãi cho họ tin tưởng tựa vào. Và nếu ngày ấy rồi cũng phải đến, hãy hiểu rằng cái chết chẳng thể chia lìa chúng ta. Ai đó đã từng nói : “Một người chỉ thực sự chết đi khi trên thế giới này chẳng còn ai nhớ đến họ nữa”.

Có thể nói, bộ sách tranh “Để con chăm sóc cha” – “Để con chăm sóc mẹ” là câu chuyện cảm động và mang tính “chữa lành” cho không chỉ riêng những người chăm sóc mà còn là cơ hội để mỗi chúng ta nhìn nhận bản thân trong mối quan hệ tổng hòa với gia đình – những người thân yêu nhất. Với lối viết đơn giản, logic, tác phẩm là lời tự sự mộc mạc, chân thành của một người con hiếu thảo – một cô gái nghị lực – một người chăm sóc tuyệt vời. Sáng tạo với hình thức trình bày hoàn toàn mới, với những nét vẽ đơn giản nhưng sống động và đầy cảm xúc, Miew không chỉ làm cho những hồi ức về cha mẹ cô được sống mãi trên những trang sách mà còn giúp bạn đọc nhận ra rằng: Dẫu hành trình của một người chăm sóc có thể ẩn chứa nhiều gian khổ, đau thương, nhưng mỗi khoảnh khắc đều chứa đựng tình yêu thương và dạy ta những bài học ý nghĩa về sự ra đi.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Tìm hiểu cội nguồn của thiền thông qua trích dẫn 'Thiền là gì?' của triết gia J. Krishnamurti

Nhiều người cảm thấy bị áp lực bởi ý nghĩ rằng thiền định đòi hỏi một không gian yên tĩnh, một tư thế ngồi cố định, và một tâm trí hoàn toàn thanh tịnh - những điều mà trong cuộc sống bận rộn hiện nay có vẻ gần như là không thể. 
2

Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó - Trách nhiệm cao cả của bậc sinh thành

“Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó” giúp các bậc phụ huynh, nhà trường và cộng đồng nhận ra trách nhiệm của mình trong hành trình nuôi dạy con trẻ hạnh phúc, khỏe mạnh và trở thành những công dân có trách nhiệm với xã hội.
3

Thân mật - Học Osho cách phân biệt giữa người trần tục và kẻ tu hành

Người thành công luôn trở về với chính mình vào phút cuối và rồi anh ta sẽ chịu đựng những đòn tra tấn đớn đau khủng khiếp bởi nhận ra mình đã lãng phí cả cuộc đời.
4

“Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó” - Con đường gian nan chữa lành những bi kịch tuổi thơ

​​​​​​​Cuốn sách kể lại câu chuyện có thật về những đứa trẻ có cuộc sống vô cùng bi kịch ngay từ tuổi ấu thơ, dẫn đến những sang chấn, tổn thương với bộ não mà nó không thể được bù đắp, hồi phục hoàn toàn trong giai đoạn phát triển sau đó.
5

Gia tộc họ Kiều từ nghèo khó phải xin ăn đến giàu có nhiều đời đều có lý do cả!

Bộ phim ăn khách một thời của Trung Quốc "Kiều gia đại viện" dựa trên câu chuyện có thật về thương nhân Kiều Trí Dung - đại công tử của Kiều gia, một gia tộc lớn vùng Kỳ Huyện, Sơn Tây (Trung Quốc).

Những điều tôi học được về phương pháp thiền từ Krishnamurti

Thiền, theo Krishnamurti, không chỉ là một kỹ thuật hay phương pháp cụ thể mà là một trạng thái của tâm trí vào thời điểm hiện tại. Dưới đây là những bài học sâu sắc tôi đã rút ra được từ triết lý thiền của ông:

Bộ sách Để con chăm sóc cha mẹ - Những trang sách tràn đầy tình thương và hiếu thảo

Cuốn sách này dành cho: Tất cả chúng ta, những người đã, đang và sẽ trải qua hành trình chăm sóc cuối đời cho những người thân yêu nhất.

Tài chính cho mọi người - 3 khái niệm đầu tư bạn cần nắm bắt 

“Tài chính cho mọi người”: Top sách đáng đọc năm 2022 (theo Fortune). Top 15 best-seller hạng mục Education Funding trên Amazon sẽ mang đến cho bạn những khái niệm này.

Bộ sách ‘Để con chăm sóc cha – mẹ’ - Gánh nặng kép của người phụ nữ

Tại nhiều quốc gia châu Á, phụ nữ không chỉ gánh phần lớn trách nhiệm chăm sóc gia đình mà còn phải nỗ lực làm việc để san sẻ kinh tế gia đình.

Chia sẻ từ trái tim - 50 bài pháp thoại giúp chữa lành tâm hồn

“Chia sẻ từ trái tim" chính là “đơn thuốc" quý báu đến từ người thầy thuốc có tâm, giúp người đọc gạt bỏ tâm bệnh cùng những đau khổ không rõ căn nguyên, để tìm thấy sự bình an và hạnh phúc trong cuộc sống thường ngày.

Từ bỏ - Mô hình tâm lý ‘con khỉ và bệ đỡ’

Hãy hình dung bạn đang cố gắng huấn luyện một con khỉ tung hứng những ngọn đuốc đang cháy khi đứng trên một bệ đỡ trong công viên. Nếu thành công trong màn trình diễn ấn tượng này, xem như bạn đã nắm được công cụ kiếm tiền.

Tu giữa đời thường - Hãy nhìn nhận thiền định một cách đúng đắn

Phương pháp thiền định hiện nay đang thu hút được sự quan tâm và thực hành của rất nhiều người trên toàn thế giới vì những lợi ích mà phương pháp này mang lại như: giảm căng thẳng, cải thiện sức khoẻ, nâng cao khả năng tập trung,…

40 câu trích dẫn của Osho về tình yêu, cái chết, sắc đẹp, sự thật và hòa bình

 Trong mỗi tác phẩm của mình, thiền sư Osho đều gửi gắm những bài học mang thông điệp cuộc sống vô cùng sâu sắc.

Bí quyết trưởng thành - Mọi con đường đều có thể dẫn đến thành công

Sau thành công vang dội của “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt”, Sean Covey đã viết tiếp “Bí quyết trưởng thành” với lời nhắn “Dành tặng các bạn trẻ ở khắp nơi trên thế giới, những người đang phấn đấu lựa chọn con đường đúng đắn”.

Trung Quốc và CMU

Blog GS John VU - GS John Vu - 07/09/2024 12:00
Tin mới nhất ở Trung Quốc:

Mười bậc thầy võ thuật lừng danh cuối thời nhà Thanh: Hoắc Nguyên Giáp không phải mạnh nhất

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 07/09/2024 11:00
Bậc thầy nào đứng ở vị trí đầu tiên?

Hàn Quốc: Lo sợ deepfake, hàng loạt bức ảnh selfie "bốc hơi" khỏi mạng xã hội

Phong cách sống - Thanh Tâm - 07/09/2024 10:00
Nhiều phụ nữ tại Hàn Quốc cho biết họ đã xóa mọi dấu vết của mình trên mạng xã hội vì lo ngại mình sẽ trở thành nạn nhân của deepfake.

Tỷ phú Rockefeller dạy con: Không có chuyện giàu - nghèo, thành công - thất bại do di truyền

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 07/09/2024 09:00
"Cha không thể chôn vùi những đứa con thân yêu của mình bằng của cải và dại dột để các con trở thành những kẻ bất tài, không muốn tiến bộ mà chỉ biết trông cậy vào thành quả của cha mẹ", "vua" dầu mỏ bộc bạch.

Bí quyết trưởng thành - Mọi con đường đều có thể dẫn đến thành công

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 07/09/2024 08:00
Sau thành công vang dội của “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt”, Sean Covey đã viết tiếp “Bí quyết trưởng thành” với lời nhắn “Dành tặng các bạn trẻ ở khắp nơi trên thế giới, những người đang phấn đấu lựa chọn con đường đúng đắn”.

Mất nhân viên then chốt

Blog GS John VU - GS John Vu - 06/09/2024 12:00
Trong thời khủng hoảng tài chính toàn cầu, nếu công ti phần mềm giảm chi phí bằng cách sa thải thì có thể họ sẽ mất những nhân viên quan trọng và có thể không có khả năng xây dựng lại năng lực của mình khi kinh tế cải thiện.

Gen Z mất dần kỹ năng đánh máy?

Kỹ năng - Cẩm Bình - 06/09/2024 11:00
Mọi người thường nghĩ Gen Z (sinh từ năm 1995 đến 2012) lớn lên trong thời đại công nghệ phát triển thần tốc nên là “bậc thầy” của mọi thiết bị điện tử. Tuy nhiên giới chuyên gia lo ngại thế hệ này đánh mất kỹ năng đánh máy.

Giàu nhất thế giới nhưng cơ thể đầy bệnh tật, vua dầu mỏ Rockefeller vẫn thọ 98 tuổi nhờ sớm tỉnh ngộ 1 điều

Suy ngẫm - Lưu Ly - 06/09/2024 10:00
Tập trung đầu tư vào sức khỏe bản thân là cách tỷ phú Rockefeller sống thọ 98 tuổi.

Hành trình mới đầy hào hứng với bộ sách cùng em đến trường

Từ sách - Phim - 06/09/2024 09:00
Ba tháng hè trôi qua thật nhanh, chẳng mấy hôm các bạn học sinh lại bước vào một năm học mới với nhiều điều thú vị. Dưới đây là những cuốn sách kỹ năng cần thiết giúp các bạn nhỏ có sự chuẩn bị cần thiết để bước vào hành trình mới.

Từ bi - Osho: 4 điểm chính yếu của lòng từ bi

Từ sách - Phim - Quìn - 06/09/2024 08:00
Từ bi không phải là điều gì đó to tát mà bạn ban tặng cho kẻ khác, đôi khi nó chỉ đơn giản là hành động xích sang một bên để không che mặt trời của kẻ khác.

Trung Quốc và Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 05/09/2024 12:00
Tuần trước tôi đã ở Trung Quốc và Ấn Độ để làm việc, đây là blog mới của tôi:

Đệ nhất cao thủ bắt chim bằng tay không, né được cả súng đạn

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 05/09/2024 11:00
Ít ai ngờ rằng, người đàn ông nhỏ bé, có phần gầy gò lại chính là cao thủ võ thuật hàng đầu cuối thời nhà Thanh.

"Gaslighting" thật khủng khiếp: Hãy tránh xa những người thường xuyên "tiêu diệt" may mắn của bạn

Kỹ năng - Diệp Anh - 05/09/2024 10:00
"Gaslighting" là một hình thức thao túng thường xuyên xảy ra trong các mối quan hệ có yếu tố kiểm soát.

Gia tộc họ Kiều từ nghèo khó phải xin ăn đến giàu có nhiều đời đều có lý do cả!

Từ sách - Phim - Diệp Anh - 05/09/2024 09:00
Bộ phim ăn khách một thời của Trung Quốc "Kiều gia đại viện" dựa trên câu chuyện có thật về thương nhân Kiều Trí Dung - đại công tử của Kiều gia, một gia tộc lớn vùng Kỳ Huyện, Sơn Tây (Trung Quốc).

7 thói quen của bạn trẻ thành đạt - Thói quen nhỏ, thành công lớn

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 05/09/2024 08:00
"7 thói quen của bạn trẻ thành đạt" (The 7 Habits of Highly Effective Teens) của Sean Covey, là cẩm nang quý giá giúp các bạn trẻ đạt được ước mơ của mình, xứng đáng với sự tin yêu của bạn bè, người thân, gia đình và xã hội.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 08/09/2024