Chia sẻ từ trái tim - Một cách đưa đạo vào đời bình dị mà thông tuệ

Thu An31/07/2024 08:00
Chia sẻ từ trái tim - Một cách đưa đạo vào đời bình dị mà thông tuệ

Trước khi đọc “Chia sẻ từ trái tim” của Sa Môn Thích Pháp Hoà, tôi từng nghe nhiều pháp thoại của thầy, và luôn bị cuốn hút bởi những chia sẻ giản dị, mộc mạc mà vô cùng thông tuệ.

Đó là những pháp thoại cho ta cảm nhận về một người luôn sẻ chia với đại chúng - như cách gọi của thầy - bằng cả tấm lòng kiên trì, nhẫn nại, khiêm cung đưa đạo vào đời.

Khiêm cung “đi dạo” cùng đại chúng

Qua những bài giảng, bài nói chuyện của thầy Pháp Hoà, đạo Phật không phải là những tư tưởng gì cao siêu, xa vời, mà thật gần gũi, dễ hiểu, dễ thực hành. Đọc, nghe thầy giảng, ngó sang người chung quanh và nhìn lại bản thân mình, tự nhiên ta giật mình nhận ra đâu cũng là Phật pháp. Giật mình nhận ra, mọi thứ mình đều có thể tu, chỉnh cho tốt đẹp hơn, tích cực hơn, thiện lành hơn. Từ cách ứng xử, nói năng giữa vợ chồng, con cái trong gia đình với nhau, đến những hành xử trong công việc, giao tiếp trong xã hội và những việc lớn lao hơn. Và cũng qua đó, hiểu về Phật pháp một cách đúng đắn, “chân như” hơn; thấy sự hòa quyện hơn giữa đạo và đời.

Điều dễ cảm nhận là thầy Thích Pháp Hòa luôn tìm cách diễn đạt sao cho gần gũi nhất, sống động nhất, dễ hiểu, dễ thực hành nhất các tư tưởng, khái niệm, phương pháp hành trì… của đạo Phật với đại chúng của mình. Ví dụ như cách thầy nói: “Bạn có thể không có căn cơ thực hành một hạnh từ giải thoát nhưng hoàn toàn có thể tu tập để làm một người lương thiện, làm đẹp bản thân và làm đẹp cuộc đời”.

Đọc “Chia sẻ từ trái tim”, bạn sẽ nhận ra một phong cách Thích Pháp Hòa: thông tuệ, khiêm cung, dung dị, gần gũi, nhiều lúc hài hước. Thầy nói đạo, nhưng luôn dẫn nhập bằng những câu chuyện đời. Thầy dẫn ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ, đọc thơ… miễn sao mọi người thấy vui, thấy dễ hình dung, dễ nhập tâm.

Từ chuyện đời, thầy nói đạo. Rồi từ đạo, thầy đưa ra các pháp để tu sửa cuộc đời. Ai nghe cũng thấy bóng dáng mình trong đó, cũng thấm thía, cũng sáng ra. Dễ nhận ra sự tận tụy của thầy Thích Pháp Hòa trong truyền pháp. Dễ thấy trong lúc giảng pháp, thầy như trao truyền cả sự an lạc, không phải cho một cuộc nói pháp, mà cho cả một cuộc “đi dạo”, “thiền hành” cùng đại chúng qua trăm nẽo khổ đau của cuộc đời để tìm về cội nguồn hạnh phúc.

Nói về khổ, thầy Pháp Hòa chỉ ra “Một trong những bản chất của cuộc sống mà chúng ta gặp hàng ngày là khổ”. Thầy giải thích “Cái này là lẽ tự nhiên. Những gì không như ý chúng ta đều làm chúng ta buồn khổ - tất cả những cái đó, đạo Phật qui thành một khái niệm gọi là khổ”. Rồi thầy khai thị “Cũng có người thắc mắc rằng đạo Phật hơi bi quan, tối ngày nói khổ, nhưng thưa đại chúng đạo Phật thật ra không bi quan mà rất lạc quan. Chính vì lạc quan nên đạo Phật dám chỉ thẳng vào cái mà con người sợ hãi. Dù sợ hãi, không mong muốn, vẫn phải đối diện với nó - với khổ “.

Thầy Thích Pháp Hoà nêu cụ thể các loại khổ. Ví dụ “nhân khổ”: là cái khổ khi chính chúng ta tạo ra nhân. Hay một cái khổ khác là “cầu tài vị khổ”. Nếu không thực tập được cái gọi là “ít muốn, biết đủ”, chúng ta có thể vì tiền mà khổ…

Cứ thế, thầy Thích Pháp Hòa nêu ra đủ loại khổ của đời người mà nếu không thấy căn nguyên thì không tìm ra “thuốc” chữa. Để từ đó, đi đến một chia sẻ: lấy bệnh khổ làm thuốc thần. Lấy tất cả mọi vướng vấp trong cuộc đời này làm kinh nghiệm để chúng ta sống và chúng ta vượt.

Tất cả đều là phật pháp

Cũng nói về nhân, quả, nghiệp nhưng các pháp thoại của thầy Thích Pháp Hòa cho ta thêm nhiều chiêm nghiệm mới mẻ. Theo thầy, nhân quả không phải là một giáo lý của đạo Phật mà là một đạo lý tự nhiên đúng với mọi người, mọi vật trên thế gian này. Đức Phật là người đã tư duy, quán chiếu và nhận thấy trên đời này có một qui luật gọi là nhân quả. Nhân là những gì chúng ta làm. Quả là những gì chúng ta hưởng hay nhận. Nghiệp là những việc chúng ta làm thành thói quen. Nếu không chánh niệm, chúng ta có thể tạo nghiệp xấu. Còn nếu đủ chánh niệm, chúng ta tạo nghiệp tốt. Người theo Phật hay không theo Phật đều bị chi phối bởi nghiệp.

Thầy nói, trong chùa thường có câu “Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”. Và điều mà thầy muốn chia sẻ với đại chúng là: nghiệp báo, nhân quả không do ai đặt ra; không phân biệt người tin Phật hay không tin Phật. Mọi người đều sống bằng cái nghiệp của mình và mọi người đều bị nhân, quả, nghiệp chi phối. Không tin nhân quả anh cũng sống trong nhân quả. Nhưng nếu tin có nhân quả, anh sẽ cố gắng tạo nhân tốt để hưởng quả tốt. Còn nếu tin Phật mà không tin vào nhân quả, anh vẫn sẽ làm việc xấu. Dù lạy Phật, cúng Phật hay xây tượng Phật, anh vẫn phải trả quả như thường. Chứ không phải mình làm gì cho Phật rồi Phật cứu vớt mình. Còn muốn chuyển nghiệp thì phải tu. “Tu là cả một quá trình. Mỗi ngày chúng ta nhận diện những cái nghiệp để chuyển. Vậy thôi chứ có gì lạ đâu”.

Thầy Thích Pháp Hòa nhắn nhủ: đại chúng hãy nhớ là con người chúng ta ai cũng có lúc phạm lỗi… Cho nên nhà Phật chúng ta muốn chuyển pháp. Là đem pháp thiện chuyển hóa pháp xấu.

Luôn cố gắng đơn giản, dễ hiểu, nhưng nhiều lúc trong chia sẻ của thầy Thích Pháp Hòa có những tầng sâu mà người đọc không thể không nghiền ngẫm. Khi nói “tất cả đều là Phật pháp”, thầy bắt đầu câu chuyện về xe, về vị bình đẳng đối với tất cả các thừa. Để đi đến dẫn giải: tu theo Phật giáo không có tông phái gì hết. Mình chia tông phái chứ Phật không có chia… Tất cả mọi phương pháp đều là phương tiện giúp mình giải thoát, chứ không phải mình tu để sanh thêm ràng buộc.

Thầy cũng dẫn lời của ngài Ấn Quang để minh chứng điều mình muốn thuyết pháp: “Thuốc không phân biệt hay dở, uống lành bệnh là thuốc hay. Pháp không phân biệt cao thấp, chữa được tâm bệnh chúng sanh là pháp tốt”.

Nếu quan tâm những vấn đề thường gặp trong cuộc sống, bạn có thể đọc tới lui các nội dung như: tha thứ, hoan hỉ, buông xả, thực tập các hạnh lành, cách báo ơn cha mẹ, đối xử với con cái, vợ chồng, đạo thầy trò, lòng biết ơn, vai trò của người lãnh đạo…

Thế mạnh của thầy Thích Pháp Hòa là nói bằng ngôn ngữ của số đông đại chúng, giải đáp được những vấn đề mà nhiều người thời nay đang gặp phải. Không chỉ thuyết pháp, giải đáp, thầy còn tỉ mỉ chỉ dẫn Phật tử cách ứng dụng Phật pháp vào đời sống. Nhìn mọi khó khăn trong cuộc sống bằng một năng lượng bình an và đầy yêu thương.

Vì vậy, có thể nói “Chia sẻ từ trái tim” của thầy Thích Pháp Hòa đến với người đọc trong thời điểm hiện nay như một dòng nước trong, một luồng gió mát, một năng lượng tích cực, thiện lành và đầy bình an.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

TS Nguyễn Đức Nhật : “Để tránh sang chấn tâm lý, cần dệt tấm lưới an toàn cho trẻ em”

Nhân vụ bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng bạo hành trẻ em chúng tôi đã gặp tiến sĩ Nguyễn Đức Nhật - nhà tham vấn và Giám sát Lâm sàng, dịch giả cuốn sách “Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó” để trao đổi sâu hơn vấn đề sang chấn tâm lý ở trẻ em.
2

Tìm hiểu cội nguồn của thiền thông qua trích dẫn 'Thiền là gì?' của triết gia J. Krishnamurti

Nhiều người cảm thấy bị áp lực bởi ý nghĩ rằng thiền định đòi hỏi một không gian yên tĩnh, một tư thế ngồi cố định, và một tâm trí hoàn toàn thanh tịnh - những điều mà trong cuộc sống bận rộn hiện nay có vẻ gần như là không thể. 
3

Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó - Trách nhiệm cao cả của bậc sinh thành

“Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó” giúp các bậc phụ huynh, nhà trường và cộng đồng nhận ra trách nhiệm của mình trong hành trình nuôi dạy con trẻ hạnh phúc, khỏe mạnh và trở thành những công dân có trách nhiệm với xã hội.
4

Gia tộc họ Kiều từ nghèo khó phải xin ăn đến giàu có nhiều đời đều có lý do cả!

Bộ phim ăn khách một thời của Trung Quốc "Kiều gia đại viện" dựa trên câu chuyện có thật về thương nhân Kiều Trí Dung - đại công tử của Kiều gia, một gia tộc lớn vùng Kỳ Huyện, Sơn Tây (Trung Quốc).
5

Thân mật - Học Osho cách phân biệt giữa người trần tục và kẻ tu hành

Người thành công luôn trở về với chính mình vào phút cuối và rồi anh ta sẽ chịu đựng những đòn tra tấn đớn đau khủng khiếp bởi nhận ra mình đã lãng phí cả cuộc đời.

Hạnh phúc mỗi ngày - Mỗi khoảnh khắc cuộc sống là một phần câu chuyện của mỗi người

Cuộc sống là một chuỗi những câu chuyện, mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống đều là một phần của một câu chuyện, dù lớn hay nhỏ .Những câu chuyện này đan xen vào nhau, tạo nên bức tranh tổng thể về cuộc đời mỗi người.

Hạnh phúc mỗi ngày - Khổ đau, Tức giận và Yêu một người

Thông qua những câu từ ngắn gọn, dễ hiểu nhưng không kém phần thi vị và sâu sắc, thiền sư Ajahn Brahm giúp bạn lý giải những khái niệm về cảm xúc, nhận ra những sự thật của tâm lý con người.

Chia sẻ từ trái tim - Mỉm cười mà ngẫm sự đời

Giữa “cơn bão” tổn thương tâm lý càn quét khắp nơi khiến lòng người dễ dàng mất phương hướng trong cuộc sống. Pháp thoại từ thầy Thích Pháp Hòa như bàn tay màu nhiệm xoa dịu những tổn thương.

Hạnh phúc mỗi ngày - Bí mật của cuộc sống

“Dù bạn nghĩ một việc sẽ xảy ra thế nào đi nữa, nó vẫn có thể sẽ xảy ra theo một hướng khác.”

Bộ sách Để con chăm sóc cha – mẹ: Hiếu thảo là bông hoa rực rỡ trong hành trình cuối đau thương

"Để con chăm sóc cha” – “Để con chăm sóc mẹ” là câu chuyện cảm động và mang tính “chữa lành” cho không chỉ riêng những người chăm sóc mà còn là cơ hội để mỗi chúng ta nhìn nhận trong mối quan hệ với gia đình – những người thân yêu nhất.

Những điều tôi học được về phương pháp thiền từ Krishnamurti

Thiền, theo Krishnamurti, không chỉ là một kỹ thuật hay phương pháp cụ thể mà là một trạng thái của tâm trí vào thời điểm hiện tại. Dưới đây là những bài học sâu sắc tôi đã rút ra được từ triết lý thiền của ông:

Bộ sách Để con chăm sóc cha mẹ - Những trang sách tràn đầy tình thương và hiếu thảo

Cuốn sách này dành cho: Tất cả chúng ta, những người đã, đang và sẽ trải qua hành trình chăm sóc cuối đời cho những người thân yêu nhất.

Tài chính cho mọi người - 3 khái niệm đầu tư bạn cần nắm bắt 

“Tài chính cho mọi người”: Top sách đáng đọc năm 2022 (theo Fortune). Top 15 best-seller hạng mục Education Funding trên Amazon sẽ mang đến cho bạn những khái niệm này.

Sài Gòn một thuở - “Dân Ông Tạ đó!” - Sài Gòn ngồn ngộn ký ức

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 19/09/2024 08:00
Ký ức về Sài Gòn một thuở vẫn luôn nằm trong trái tim của thế hệ từ 8x trở về trước.

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng: Múa lân đến từ đâu?

Văn hóa - Tiểu Vũ - 18/09/2024 13:00
Nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng đã giải thích khá thấu đáo về nguồn gốc của nghệ thuật múa lân trong văn hóa dân gian Việt Nam.

Thay đổi quy trình

Blog GS John VU - GS John Vu - 18/09/2024 12:00
Bạn tôi, người quản lí một công ti lớn bảo tôi rằng anh ấy đã đem một sản phẩm phần mềm mới ra cải tiến về năng suất và hiệu quả nhưng anh ấy gặp thời gian khó khăn khi để nó làm việc trong công ti của anh ấy.

10 điều người EQ cao thích làm nhất khiến họ đi đến đâu cũng được yêu mến

Kỹ năng - Đông - 18/09/2024 11:00
Điều gì khiến người EQ cao "mê tít”?

Bỏ quên nhẫn vàng trong túi rồi mang áo đi cho, người tìm thấy có hành động đẹp

Truyền cảm hứng - S.A - 18/09/2024 10:00
"Người tốt gặp người tử tế” - cư dân mạng nhận xét về sự việc.

4 bộ sách ươm mầm tính cách cho trẻ nhân dịp Tết Trung Thu Đoàn viên

Tủ sách - Đan Thanh - 18/09/2024 09:00
Mỗi đứa trẻ trong ngày Tết Đoàn viên đều xứng đáng được nhận món quà mới, vừa giúp các em hiểu thêm về những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc, vừa góp phần hình thành và nuôi dưỡng tính cách tốt đẹp trên hành trình khôn lớn của các em.

Mách nhỏ “Bí quyết học giỏi ở trường”

Từ sách - Phim - Quìn - 18/09/2024 08:00
Bí quyết học giỏi ở trường là cuốn sách bật mí cho các bạn một phương pháp học tập hiệu quả chỉ với những cây bút chì màu, giấy và bộ não của chính mình.

Một lời khuyên khác cho sinh viên

Blog GS John VU - GS John Vu - 17/09/2024 12:00
Tôi đã nhận được nhiều email từ các sinh viên hỏi về lời khuyên trong cuộc khủng hoảng tài chính này. Nhiều người thực sự lo sợ cho tương lai của mình và không biết phải làm gì.

Bill Gates: Thành công không phải là có bao nhiêu tiền mà là cứu được bao nhiêu người

Suy ngẫm - Băng Băng - 17/09/2024 11:00
Ở tuổi 68, Bill Gates định nghĩa thành công bằng câu hỏi: "Tôi đã đóng góp được gì cho xã hội?".

Cô giáo Yên Bái lấm lem bùn đất ăn mì tôm sống dọn trường sau bão Yagi được xem như hoa hậu

Phong cách sống - Yến Anh - 17/09/2024 10:00
Cô giáo mầm non Hoàng Minh Diệp ở Yên Bái được dư luận tôn vinh thực sự là hoa hậu trong lòng nhiều người khi lấm lem bùn đất dọn trường để đón học sinh trở lại sau bão số 3

Chủ nhân màn chuyển khoản 200 triệu "quên" lời nhắn, chia sẻ nguồn tiền để từ thiện

Truyền cảm hứng - SA - 17/09/2024 09:00
So với người ở tuổi cô Hà, tư duy về tiền của cô quả thật rất khác biệt. Chính nhờ những đồng tiền này, cô "sống ngẩng cao đầu" và luôn đặt thiện nguyện lên hàng đầu.

Sếp tồi - Trở thành sếp của chính mình

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 17/09/2024 08:00
Michelle Gibbings đã góp nhặt và chia sẻ những hiểu biết xương máu của mình trong "Sếp tồi", cuốn sách giúp bạn tìm ra cách thức để đối phó một người sếp tồi, quản lý sếp tồi, điều chỉnh phong cách lãnh đạo của chính mình trong thế giới công sở.

Việc nóng cho sinh viên

Blog GS John VU - GS John Vu - 16/09/2024 12:00
Cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời đã tạo ra “nhận biết thực tế” trong các sinh viên về cơ hội việc làm.

2 mẹo đọc sách từ James Clear, tác giả cuốn sách “Atomic Habits”

Kỹ năng - TĐ - 16/09/2024 11:00
James Clear cho rằng: "Phát triển thói quen đọc sách là một nhiệm vụ quan trọng đối với bất kỳ ai muốn kiếm được nhiều tiền hơn hoặc tích lũy được trí tuệ."

Giới trẻ Trung Quốc biến uất ức chốn công sở, lên mạng hò nhau nộp đơn xin nghỉ việc

Phong cách sống - Nguyệt Linh - 16/09/2024 10:00
Than thở chán việc trên MXH, dựa vào “số tim” để xem có nên nghỉ việc hay không là nước đi đang được nhiều dân công sở xứ Trung áp dụng.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 19/09/2024