Viktor Frankl - Một đời đi tìm lẽ sống

Nguyên Thảo31/12/2023 09:00
Viktor Frankl - Một đời đi tìm lẽ sống

“Chúng ta trao ý nghĩa cho cuộc đời không chỉ thông qua hành động mà còn thông qua tình yêu, và cuối cùng là thông qua đau khổ”, Viktor Frankl.

Một đêm năm 1945 trong trại tập trung Tuerkheim của Đức Quốc Xã, một tù nhân Do Thái 40 tuổi bị sốt thương hàn. Để tránh trụy tim mạch và tử vong trong đêm, anh cố giữ mình tỉnh táo bằng cách tạo lại bản thảo cuốn sách dang dở từ những mảnh giấy đánh cắp được.

Hoàn cảnh trên là minh chứng rõ nét nhất cho lý thuyết mà người tù nhân đó tin tưởng: “Người nào có lý do để sống thì có thể tồn tại trong mọi nghịch cảnh”. Trên thực tế, lý do để cố sống sót trong trại tập trung của anh - nhà thần kinh học, tâm thần học người Áo Viktor Frankl - là muốn gặp lại người thân yêu sau khi ra trại, và còn cả ước mong đưa cuốn sách của mình đến với công chúng.

Cuối cùng, Viktor Frankl đã phải vứt bỏ chiếc áo khoác cùng bản thảo được khâu trong lớp vải lót. Nhưng những trải nghiệm trong trại tập trung của Viktor Frankl về sau lại giúp anh viết nên cuốn sách khác - để đời, sinh động tột cùng về ý nghĩa sống - cuốn “Đi tìm lẽ sống”.

Một đời đi tìm lẽ sống

“Đi tìm lẽ sống” từng được bình chọn là 1 trong 10 cuốn sách có ảnh hưởng nhất Hoa Kỳ, bán ra gần 20 triệu bản và được dịch sang 52 thứ tiếng. Với tác phẩm này, Viktor Frankl được biết đến nhiều nhất, với tư cách là một người trải qua thảm họa diệt chủng Holocaust và viết sách về nó.

Tuy nhiên, trại tập trung chỉ chiếm một đoạn đường đời rất ngắn của Frankl - chỉ 3 năm. Trước khi vào trại ở tuổi 37, Frankl đã dành phần lớn cuộc đời của mình với tư cách là bác sĩ tâm thần và nhà thần kinh học, chuyên điều trị cho những bệnh nhân muốn tự tử - những người không còn tha thiết gì với cuộc đời.

Sinh ra ở Vienna (nước Áo) vào năm 1905, Viktor Frankl là người con thứ 2 trong gia đình có 3 anh chị em. Anh quan tâm đến tâm lý học và triết học từ rất sớm: nghiên cứu triết học và thôi miên từ tuổi 15; xuất bản bài báo đầu tiên khi 18 tuổi và giảng dạy về ý nghĩa sống từ năm 22 tuổi. Từ năm 1928, khi vẫn còn là một sinh viên y khoa của đại học Vienna, Frankl đã thành lập các trung tâm tư vấn nhằm ngăn chặn các vụ tự tử ở những người trẻ tuổi. Và trong vòng một năm, anh đã kéo giảm số vụ tự tử xuống mức 0.

Trước chiến tranh thế giới thứ 2, trong quá trình làm việc tại bệnh viện tâm thần Steinhof, Viktor Frankl đảm nhận điều trị cho những phụ nữ muốn tự tử. Thống kê cho thấy, trong khoảng thời gian 4 năm (1933 - 1937), anh đã điều trị và chăm sóc cho không dưới 3000 bệnh nhân mỗi năm.

Viktor Frankl đặc biệt quan tâm đến câu hỏi ý nghĩa sống trong điều trị tâm lý với những người muốn từ bỏ cuộc sống. “Thứ cần thiết ở đây chỉ đơn giản là đáp án cho câu hỏi về ý nghĩa cuộc đời, của việc tiếp tục sống dẫu cho nỗi chán đời cứ kéo dài dai dẳng”, anh từng viết.

Mối quan tâm này về sau được Frankl phát triển thành “liệu pháp ý nghĩa” - Logotherapy (hiện nay đã được công nhận rộng rãi là “trường phái thứ ba” của tâm lý trị liệu Vienna, sau trường phái đầu tiên của Sigmund Freud và trường phái thứ hai của Alfred Adler).

Viktor Frankl

Trại tập trung và mất mát tột cùng

Sau khi Hitler chiếm Áo, với trình độ chuyên môn xuất chúng, Frankl có cơ hội trốn khỏi Vienna với thị thực nhập cảnh đến Mỹ. Frankl và vợ Tilly Grosser lúc đó có một đứa con sắp chào đời, và ý tưởng di cư là rất hấp dẫn, nhưng anh lại cảm thấy giằng xé về việc phải rời bỏ cha mẹ mình.

Trong một lần về thăm nhà cha mẹ, Frankl tình cờ nhìn thấy một mẩu đá hoa mà cha anh đã tìm được từ một thánh đường Do Thái bị phá huỷ bởi chiến tranh. Frankl nhìn vào dòng chữ được khắc trên phiến đá, ghi 1 trong 10 điều răn, mang nghĩa rằng “Hãy tôn kính cha mẹ”. Vào khoảnh khắc đó, anh quyết định ở lại với cha mẹ mình, tấm vé thị thực nhập cảnh sang Mỹ đã không có cơ hội được dùng đến.

Sau đó, Frankl đã trải qua tổng cộng 3 năm trong 4 trại tập trung: Theresienstadt, Auschwitz, Kaufering III và Tuerkheim. Anh mất cha ở Theresienstadt. Anh mất thêm anh trai và mẹ ở Auschwitz, và mất vợ ở trại tập trung Bergen-Belsen (điều anh không hề hay biết). Chỉ có em gái của Frankl là chạy trốn thành công sang Úc.

Trong trại tập trung, quan sát sự tàn bạo và suy thoái xung quanh mình, Frankl nhận ra những ý tưởng về ý nghĩa sống mà anh từng dùng để trị liệu cho thanh thiếu niên hay những người phụ nữ muốn tự tử hoá ra vẫn giữ nguyên vẹn giá trị.

Nhiều lần trong cuốn sách nổi danh của mình sau này, Frankl hay trích dẫn lời của Nietzsche: “Người nào có lý do để sống thì có thể tồn tại trong mọi nghịch cảnh”. Trong trại tập trung, theo như quan sát của Frankl, ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Và những tù nhân vẫn có hy vọng vào ý nghĩa cuộc sống là những người có nhiều khả năng tìm thấy sức mạnh để cố sống sót đến cùng…

Sự ra đời của “Đi tìm lẽ sống”

Chiến tranh kết thúc ở Vienna vào ngày 13/4/1945. 3 tuần sau đó, ngày giải phóng cũng đã đến với trại tập trung có người tù tên là Viktor Frankl. Nhưng vẫn phải đến tận tháng 8, ông mới có thể trở về Vienna, nơi mà tin tức khủng khiếp nhất đang chờ đón: Ông biết được về cái chết của vợ, mẹ và anh trai mình.

Đầy tuyệt vọng khi nhận ra những mất mát của, Frankl được bạn bè động viên và ông lao vào viết lại cuốn sách. Một người bạn của Frankl trở thành thành viên của chính phủ mới, người này sắp xếp một căn hộ và một công việc cho ông - cũng như một chiếc máy đánh chữ.

“The Doctor and The Soul” là cuốn sách đầu tiên ông viết sau chiến tranh, hoàn thành năm 1945, chính là phiên bản hoàn thiện của bản thảo mà ông cố mang theo trong trại tập trung.  Sau đó, trong 9 ngày liên tiếp, ông đã viết xong cuốn “Đi tìm lẽ sống”. Cuốn sách có tựa đề ban đầu là “Một nhà tâm lý học trải nghiệm trại tập trung” được phát hành bằng tiếng Đức vào năm 1946.

Đến năm 1959, sách được dịch sang tiếng Anh với tựa đề “Man’s Search for Meaning” - “Đi tìm lẽ sống” và trở thành cuốn sách bán chạy trên toàn thế giới. Nhiều thập kỷ sau, nó vẫn liên tục xuất hiện trong danh sách 100 cuốn sách hàng đầu của Amazon và được Amazon đề xuất là một trong 100 cuốn sách nên đọc trong đời.

Tuy nhiên, Frankl từng không xem thành công của “Đi tìm lẽ sống” như là một thành tựu cá nhân; thay vào đó, ông xem đó như một biểu hiện cho nỗi bất hạnh sâu sắc nhất của thời hiện đại. “Nếu hàng trăm ngàn người tìm kiếm một quyển sách mà tiêu đề của nó hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề về ý nghĩa cuộc sống, thì đây chắc hẳn là một vấn đề gai góc với họ”, Frankl từng chia sẻ.

Trong năm 1946, ông tổ chức một loạt bài giảng trước công chúng được nhiều người chú ý, trong đó ông giải thích những suy nghĩ trọng tâm của mình về ý nghĩa, về tầm quan trọng của việc đón nhận cuộc sống ngay cả khi đối mặt với nghịch cảnh lớn. Những bài giảng này sau đó được xuất bản dưới tên “Yes to Life in Spite of Everything” (tựa Việt: “Lẽ sống”).

Frankl, qua bao biến cố, vẫn luôn trung thành với quan niệm cuộc sống có ý nghĩa tuyệt đối, không thể bị mai một theo hoàn cảnh, dù đó là đau khổ, bệnh tật hay thậm chí là cái chết. Và do đó, niềm tin của chúng ta vào ý nghĩa cuộc đời cũng tồn tại bất biến, như Frankl đã nói, ông hy vọng chúng ta có thể “tin yêu cuộc sống, dẫu có thế nào”.

Sau chiến tranh, ngoài chức vụ giám đốc điều hành trung tâm y tế thần kinh Vienna, giáo sư thần kinh học và tâm thần học ở Vienna, Viktor Frankl còn giảng dạy trên khắp nước Mỹ và giữ chức giáo sư thỉnh giảng tại Harvard, Stanford.

Lý thuyết của ông - xem ý nghĩa sống như một yếu tố trung tâm đối với sức khỏe tâm thần - là một đóng góp quan trọng cho lĩnh vực tâm lý học, cung cấp các nguyên tắc nền tảng cho lĩnh vực tâm lý học tích cực hiện đại.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Đường vào thiền - Hạt giống thuần khiết bên trong mỗi người sẽ nảy nở

Có thể, nhiều người đã biết về thiền, tìm hiểu, trải nghiệm thiền. Nhưng nếu đọc “Đường vào thiền” của Osho, bạn sẽ nhận ra những chiều kích rất riêng, rất khác biệt, rất thâm sâu của Osho về thiền.
2

Chân trần chí thép – Cuốn sách tuổi 20 nên đọc để hiểu giá trị của tự do và lòng biết ơn

Chân trần chí thép là một quyển sách không chỉ kể chuyện chiến tranh, mà còn gợi mở một bài học lớn về lòng dũng cảm và lý tưởng của cả một thế hệ.
3

Phạm Xuân Ẩn - chân dung điệp viên huyền thoại của cách mạng Việt Nam

"Điệp viên hoàn hảo X6" và "Một người Việt trầm lặng" được viết từ góc nhìn của hai người ở hai đất nước khác, nhưng đều khắc họa cuộc đời phi thường và tinh thần yêu nước sâu sắc của Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn - điệp viên huyền thoại của cách mạng Việt Nam.
4

Lời hứa 20 năm của Larry Berman với 'điệp viên hoàn hảo' Phạm Xuân Ẩn

Khi viết về Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, Giáo sư, nhà sử học Larry Berman đã hứa không sử dụng những thông tin có thể làm tổn thương đến nhiều người. Sau gần 20 năm, lời hứa đó vẫn còn.
5

Quẳng gánh lo đi và vui sống - Khi kháng cự chỉ khiến ta mỏi mệt, thử một lần bắt tay với số phận

Có những khoảnh khắc trong đời, dù cố gắng đến đâu, ta vẫn không thể thay đổi được điều đã xảy ra. Lúc ấy, lựa chọn tốt nhất không phải là vùng vẫy, mà là buông bỏ để tìm lại sự bình yên từ bên trong.

Phúc cho ai không thấy mà tin - “Tạ ơn chúa, cuối cùng điện thoại của anh đã hết bận!”

Đầu thế kỷ 20, có một đôi vợ chồng trẻ sống trong một ngôi làng nhỏ cách bệnh viện khoảng ba mươi cây số. Vợ chồng họ có với nhau một người con. Người chồng là mục sư của làng, và vào thời điểm câu chuyện này diễn ra, anh đang dâng lời cầu nguyện.

Hiểu - Osho: Tìm lại con người nguyên bản của bạn

“Hiểu - Đường đến tự do” (The book of understanding) của Osho là một tác phẩm mang đến cho chúng ta những góc nhìn mới mẻ về Tự do.

‘Nội lực’ - Đường dẫn đến một con người mới

Để xây dựng nội lực cho bản thân, đầu tiên bạn phải hiểu được rằng não bộ của chúng ta rất năng động, linh hoạt và có khả năng tái thiết lập những đường dẫn của nó thông qua nỗ lực cao độ.

Lẽ sống – Mặc cho thử thách cam go và cái chết, con người vẫn có thể tin yêu cuộc sống

Nếu bạn biết tác giả Viktor E.Frankl, là một người đàn ông từng đối diện thời khắc tuyệt vọng nhất, đã sống sót trở về từ trại tập trung của Đức quốc xã, bạn sẽ muốn đọc ngay cuốn sách “Lẽ sống” (Yes to life) và trân trọng những điều mà Frankl nhắn gởi.

Đánh thức trí thông minh - Một trí não tôn giáo là gì?

Phần đông chúng ta đều sống trong hỗn loạn bởi hàng tá lý do mà chúng ta không cần tốn thời gian đi sâu vào chi tiết.

Gia Định là nhớ Sài Gòn là thương 2 - Chiếc vé du hành về một góc Sài Gòn xưa

 Khi đọc “Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương 2”, ta như được cấp một chiếc vé du hành về quá khứ.

Nội lực - Khoa học nói gì về luật hấp dẫn?

Luật hấp dẫn (Law of Attraction), như những bậc thầy phát triển bản thân vẫn thường nhắc đến, có nghĩa rằng: Bằng cách thực sự khao khát một điều gì đó, điều đó sẽ xảy đến với bạn.

Gia Định là nhớ Sài Gòn là thương 2 - Kiến trúc sư Nguyễn Văn Hoa và những bản vẽ dang dở

Hơn 40 năm làm việc ở khu vực trung tâm Sài Gòn, không ít lần tôi ngẩn ngơ và kinh ngạc trước vô vàn cao ốc, dinh thự, biệt thự, nhà dân… có kiến trúc hiện đại nhưng rất Việt, thoát ly hoàn toàn với những công trình xây dựng thời thuộc Pháp.

Hạnh phúc tuổi trẻ - Trưởng thành bằng yêu thương

“Hạnh phúc tuổi trẻ” (Happy is the one who is nothing) là tuyển tập những bài viết ngắn, cô đọng và súc tích của Krishnamurti dành cho người đọc trẻ, được in theo khổ nhỏ bỏ túi, dễ đọc và dễ tiếp cận.

Sự cố 60 triệu người mất điện khiến tôi "sáng mắt": Có nhiều tiền mà lâm vào cảnh này cũng vô dụng

Suy ngẫm - Thùy Anh - 08/05/2025 12:00
Việc bị ngắt kết nối đột ngột khiến cuộc sống của nhiều người bị ảnh hưởng, họ nhận ra mình đã phụ thuộc vào công nghệ quá nhiều.

Giáo viên, dân văn phòng đều thích: AI tóm tắt tài liệu của Google “nói” được tiếng Việt

Kỹ năng - Lê Duy - 08/05/2025 11:00
Sau khi triển khai NotebookLM đến hơn 200 quốc gia vào năm ngoái, giờ đây, tính năng Audio Overviews của NotebookLM đã có tiếng Việt.

Tỷ phú Warren Buffett mượn cũi khi con chào đời, mời Bill Gates ăn bằng phiếu giảm giá và khoản đầu tư tệ nhất

Phong cách sống - Sơn Vân - 08/05/2025 10:00
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett hiện có giá trị tài sản ròng 169 tỉ USD, theo Bloomberg Billionaires Index (chỉ số tỉ phú Bloomberg) và trở thành người giàu thứ năm thế giới.

Hạnh phúc tuổi trẻ - Trưởng thành bằng yêu thương

Tủ sách - FN - 08/05/2025 09:00
“Hạnh phúc tuổi trẻ” (Happy is the one who is nothing) là tuyển tập những bài viết ngắn, cô đọng và súc tích của Krishnamurti dành cho người đọc trẻ, được in theo khổ nhỏ bỏ túi, dễ đọc và dễ tiếp cận.

Đường vào Thiền - Khi tâm chưa tĩnh, thiền chỉ là hình thức

Từ sách - Phim - Quìn - 08/05/2025 08:00
Giữa cuộc sống hiện tại, rất nhiều người trong số chúng ta tìm đến thiền như một phương pháp giải tỏa căng thẳng, xoa dịu áp lực cuộc sống. Họ thử ngồi yên, nhắm mắt, hít thở sâu... nhưng sau vài phút, tâm trí lại tiếp tục lao xao.

Xem "Sex Education", tôi nhận ra sai lầm trong cách dạy con, suýt nữa đẩy con ra xa mãi mãi

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 07/05/2025 13:00
Tôi từng nghĩ mình yêu con đúng cách, cho đến khi nhận ra chính những kỳ vọng của tôi đã đẩy con rời xa mình.

Thủ đoạn lừa đảo ‘Quishing’ bùng phát - cạm bẫy nguy hiểm trong thế giới số

Kỹ năng - Nhật Anh - 07/05/2025 12:00
"Quishing” (kết hợp của “QR code” và “phishing”) là hình thức lừa đảo sử dụng mã QR độc hại để dẫn dụ nạn nhân đến các trang web giả mạo, cài đặt phần mềm độc hại hoặc thực hiện các giao dịch không mong muốn.

Sự nghiệp lẫy lừng của tỷ phú huyền thoại Warren Buffett trước khi nghỉ hưu

Phong cách sống - Bằng Lăng - 07/05/2025 11:00
Sau hơn 6 thập kỷ chèo lái Berkshire Hathaway, tỷ phú Warren Buffett vừa tuyên bố nghỉ hưu ở tuổi 94, khép lại một hành trình đầu tư huyền thoại.

Skype: Hành trình suy tàn của một tượng đài gọi video trực tuyến

Suy ngẫm - Nam Đoàn - 07/05/2025 10:00
Từng cách mạng hóa giao tiếp toàn cầu, nền tảng Skype đã không thể thích ứng kịp với sự thay đổi và chính thức dừng hoạt động.

Khai mở cảm xúc

Tủ sách - FN - 07/05/2025 09:00
Cảm xúc xuất hiện như thế nào? Bác sĩ Emma sẽ giải đáp cho chúng ta qua cuốn sách “Khai mở cảm xúc” (A toolkit for your emotions).

Khai mở hạnh phúc

Tủ sách - FN - 07/05/2025 08:00
“Khai mở hạnh phúc” (A toolkit for happiness) đặt ra cho chúng ta một câu hỏi lớn: Hạnh phúc là gì? Chúng ta có nhất thiết phải liên tục hạnh phúc, mãi mãi hạnh phúc không?

Vì sao iPhone có 2 màn hình cuộc gọi?

Kỹ năng - Cẩm Bình - 06/05/2025 14:00
Khi iPhone nhận cuộc gọi, người dùng sẽ thấy có 2 màn hình khác nhau.

Làm việc theo tổ

Blog GS John VU - GS John Vu - 06/05/2025 13:00
Trong cuộc họp, nhiều cựu sinh viên tới gặp tôi kể về việc “Làm việc theo tổ”. Họ bảo tôi rằng họ đã làm việc trong tổ xây dựng phần mềm nhưng khi tôi hỏi thêm các câu hỏi, dường như là họ đã làm việc “trong nhóm” mà KHÔNG “trong tổ”.

Xem "Sex Education", tôi nhận ra sai lầm khiến bản thân rơi vào cảnh lạc lõng, mất định hướng cuộc đời

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 06/05/2025 12:00
Thông qua bộ phim, tôi nhận được bài học để đời, giúp tôi tìm được những điều ý nghĩa trong cuộc sống.

AI - chìa khóa của sự tiện lợi và chuyển đổi số

Kỹ năng - Hải An - 06/05/2025 11:00
Từ trợ lý nhà thông minh đến các lĩnh vực giải trí, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, giáo dục..., trí tuệ nhân tạo (AI) đang hiện diện ở mọi nơi, mang lại nhiều lợi ích vượt trội và giúp nâng cao hiệu quả công việc.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 08/05/2025