Thương vụ Facebook thâu tóm Instagram - Những toan tính gì của Zuckerberg trong cuộc chiến thôn tính Instagram?

Vũ Thành Long04/05/2023 09:00
Thương vụ Facebook thâu tóm Instagram - Những toan tính gì của Zuckerberg trong cuộc chiến thôn tính Instagram?

Câu hỏi đơn giản trên là điều đầu tiên thôi thúc phóng viên Sarah Frier viết nên cuốn sách mê hoặc nhất về những tranh đấu ở thung lũng Silicon.

Bởi lẽ vậy mà nó cũng chân thực hơn bao giờ hết về cách mà Zuckerberg đã “nuốt chửng” đối thủ bằng việc biến Instagram thành một phần của Facebook.

Năm 2010, Kevin Systrom và Mike Krieger ra mắt ứng dụng chia sẻ ảnh có tên là Instagram, với một tính năng đơn giản nhưng hấp dẫn: làm cho bất cứ thứ gì bạn chụp được trông đẹp hơn.

Chỉ hai năm sau đó, cụ thể vào ngày 4 tháng 12 năm 2012, tờ Daily Mail đưa tin: “Mười ba nhân viên của dịch vụ chia sẻ ảnh Instagram đã đi ăn mừng vào hôm nay, sau khi biết mình sắp trở thành triệu phú”.

Ngỡ tưởng chỉ là chiêu trò giật tin câu view, nhưng không. Mark Zuckerberg đã chính thức mua lại Instagram với giá 1 tỷ đô-la, và lúc này 13 nhân viên của Instagram mỗi người sở hữu 77 triệu đô-la.

Vụ sáp nhập được coi là quyết định sáng suốt nhất của Facebook từ trước đến nay, cùng với chiến lược “mua để diệt” của Zuckerberg thì Instagram cũng bị “nuốt chửng” từ đây, sau cùng Systrom và Krieger phải chấp nhận từ bỏ đứa con của mình trong cay đắng.

Tuy nhiên, khi nhìn vào quy mô phát triển và giá trị thương mại hiện tại của Instagram thì không thể phủ nhận đóng góp của “công ty mẹ” Facebook. Liệu rằng có đúng khi nói Zuckerberg đã “diệt” Instagram?

Với những tình tiết “chưa từng được tiết lộ” từ các nguồn tin độc quyền, phóng viên Sarah Frier sẽ gói gọn câu chuyện lớn lên của Instagram từ khi thành lập cho đến nay qua cuốn sách “Thương vụ Facebook thâu tóm Instagram”. Cuốn sách sẽ cho bạn thấy sức tác động to lớn của Instagram đối với xã hội, mối quan hệ đầy rủi ro giữa chúng ta với công nghệ, cuộc chiến thu hút người dùng cũng như tham vọng thống trị đáng sợ của Facebook.

Bắt đầu tìm đáp án đằng sau quyết định “thâu tóm Instagram” của Mark Zuckerberg.

Instagram đã bị đánh trượt trong bài kiểm tra của Zuckerberg như thế nào?

Ngay từ những ngày đầu, Systrom và Krieger đã xác định rõ những giá trị mà Instagram theo đuổi: thiết kế chu đáo, tính đơn giản và các bài đăng chất lượng cao. Nhưng triết lý “phát triển bằng mọi giá” của Facebook đã khiến những giá trị này lung lay hơn bao giờ hết.

Systrom một mặt muốn thành công trên quy mô lớn như Facebook, mặt khác cũng muốn tránh làm giảm giá trị ở bất cứ khía cạnh của sản phẩm hoặc phá hỏng những gì nó đại diện. Nhưng Instagram phát triển quá nhanh, và Systrom không thể có được cả hai. Mark Zuckerberg đã khiến anh thấy rõ thực tế này, đầu tiên là với hoạt động kinh doanh quảng cáo.

Frier đã phân tích rõ thực tế này trong sách như sau:

“Zuckerberg về sau đã buộc Instagram phải mở các nút thắt kiểm duyệt và chạy quảng cáo cho bất kỳ doanh nghiệp nào mua quảng cáo trên trang web của Facebook. Nhưng trước khi Zuckerberg làm vậy, các kỹ sư của Instagram đã chạy đua với thời gian suốt những tháng tiếp theo để xây dựng một hệ thống có thể cứu Instagram khỏi cái chết do các “bảng quảng cáo kỹ thuật số mờ nhạt” gây ra.”

Rốt cuộc, Instagram quyết định họ không muốn trở thành người môi giới – điều mà Facebook đang làm. Thay vào đó, họ muốn tập trung vào việc cải thiện mối quan hệ với người dùng, vốn là lý do hàng đầu khiến ngày càng có nhiều người tham gia và yêu thích Instagram.

Sự phản kháng không dừng lại ở đó. Tại văn phòng ở London, các nhân viên cố gắng khắc họa văn hóa Instagram và làm nổi bật sự khác biệt của ứng dụng này so với Facebook, như những gì đội ngũ ở California đã làm.

Những động thái trên cuối cùng chỉ có tác dụng thổi bùng ngọn lửa đang âm ỉ giữa Zuckerberg và Systrom, hay Facebook và Instagram. Tới nước này, ông chủ Facebook không thể tiếp tục làm ngơ nữa.

Instagram phát triển nhanh làm lung lay vị thế dẫn đầu của Facebook

Sau khi thương vụ 1 tỷ đô-la thành công, Facebook đã giúp Instagram đạt được ước mơ: tiếp cận đông đảo công chúng toàn cầu. Nhưng câu hỏi đặt ra là giờ nó phải tỏ lòng biết ơn thế nào với công ty mẹ hùng mạnh Facebook, tổ chức hiện đang lo lắng về vị thế dẫn đầu của mình?

“Zuckerberg đã xem xét sự tăng trưởng của Instagram và thấy chỉ số này vẫn đang tăng nhanh, ngay cả khi tốc độ thêm người dùng mới của cả Facebook lẫn Twitter và Snapchat đang chậm lại. Phát hiện này không mang đến điềm báo tốt lành cho công ty quý giá mà anh thâu tóm.”

Ông chủ Facebook tin rằng vấn đề là “tất cả người dùng của anh đều có một mạng xã hội khác để truy cập, cái mà Facebook đã và đang quảng cáo trên trang web của chính mình suốt nhiều năm”.

Chẳng phải Mark đang sở hữu Instagram đó sao? Systrom phản bác với lập luận Instagram không hề ăn cắp miếng bánh của Facebook, cái bánh chỉ đơn giản đang trở nên lớn hơn.

Nhưng Facebook là đứa con cưng của Zuckerberg. Và vị CEO rõ ràng đang đọc dữ liệu với sự thiên vị. Như cách ví von châm biếm của một cựu giám đốc tại Insta thì: “Facebook giống như một cô chị muốn diện đẹp cho cô em đi dự tiệc nhưng không hề muốn cô em xinh hơn mình”.

Zuckerberg đưa ra một quyết định nhỏ vào cuối năm 2017, một sự thay đổi mà người dùng rất khó nhận ra: Anh yêu cầu Systrom lập một liên kết dễ thấy trong Instagram để dẫn người dùng từ đây sang Facebook. Còn trên bảng tin của Facebook, Zuckerberg đã xóa đi liên kết dẫn tới Instagram.

Zuckerberg có phải kẻ phản diện trong câu chuyện này? 

Khi Facebook bắt đầu ra mắt các bản sao Stories đầu tiên, không có cái nào trong số đó gây được tiếng vang lớn như Instagram. Đây đáng ra phải là chuyện vui, nhưng Zuckerberg không nhìn nhận theo hướng đó. Tất cả những gì anh thấy là Instagram đánh cắp cơ hội của Facebook – vốn là đứa con ruột được cưng chiều.

Như Sarah đánh giá về phản ứng của vị CEO trẻ tuổi là:

Mỗi khi Instagram đạt được một chút thành công, Zuckerberg dường như lại thẳng chân đá họ về lại vị trí của mình.

Zuckerberg nhiều lần thẳng thắn với Systrom trong cuộc họp rằng anh nghĩ Instagram thành công với Stories chẳng phải vì thiết kế của nó, mà vì Instagram đã đi trước. Dù ý kiến này chẳng khác nào một cú đấm vào mặt Systrom – và những gì anh đã cố công gây dựng với Instagram, anh đủ hiểu tranh luận với Zuckerberg sẽ chẳng dẫn tới đâu ngoại trừ bị đuổi việc.

Nhưng dường như sự việc trên chỉ có tác dụng kéo dài khoảng thời gian Systrom gắn bó với công ty. Vào năm 2018, sau nhiều cuộc cãi vã căng thẳng, anh đã đi đến quyết định rời bỏ Facebook, và tất nhiên là cả Instagram. Chẳng phải đợi lâu, Mark Zuckerberg đổi tên ứng dụng thành Instagram from Facebook một thời gian ngắn sau đó.

Trong suốt câu chuyện này, Zuckerberg dường như luôn là kẻ phản diện.

Cái giá của vụ thâu tóm này là bao nhiêu? Ai là kẻ được, người mất?

Năm 2019, Instagram đã mang về khoản doanh thu xấp xỉ 20 tỷ đô-la, hơn một phần tư tổng doanh thu của Facebook. Thỏa thuận mua lại Instagram bằng tiền và cổ phiếu vào năm 2012 của Facebook là thương vụ siêu hời trong lịch sử thâu tóm doanh nghiệp.

Giờ đây, Instagram ngày càng giống với hình ảnh của Facebook hơn bao giờ hết. Một quyết định hợp lý đã được đưa ra, và chính những nhân viên của Instagram cũng thừa nhận rằng nó là điều hợp lý: Zuckerberg nắm giữ quyền kiểm soát nhiều hơn với sản phẩm.

Systrom và Krieger bán Instagram cho Facebook vì họ muốn nó lớn mạnh hơn, hợp thời hơn và tồn tại lâu hơn. Cả hai người họ đã luôn cố gắng rất nhiều để tạo ra giá trị cho thế giới, thế nhưng cuối cùng vẫn mắc kẹt trong những rắc rối của doanh nghiệp về cá tính, lòng tự tôn cá nhân và các ưu tiên.

Sau cùng, Sarah Frier đặt dấu chấm hết cho cuốn sách của mình bằng một câu nói đầy ẩn ý, dấy lên câu hỏi nghi ngờ trong tâm trí độc giả:

“Nếu lịch sử Facebook có thể nói lên bất cứ điều gì, đó chính là cái giá thật sự của vụ thâu tóm đã đổ lên vai của chính người dùng Instagram”.

Cuốn Thương vụ Facebook thâu tóm Instagram của tác giả Sarah Frier do First News phát hành tại Việt Nam. Cuốn sách là một nỗ lực nhằm mang đến cho bạn câu chuyện nội bộ chính xác nhất về Instagram. Bạn đọc quan tâm có thể sở hữu cuốn sách tại đây


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Đường vào thiền - Hạt giống thuần khiết bên trong mỗi người sẽ nảy nở

Có thể, nhiều người đã biết về thiền, tìm hiểu, trải nghiệm thiền. Nhưng nếu đọc “Đường vào thiền” của Osho, bạn sẽ nhận ra những chiều kích rất riêng, rất khác biệt, rất thâm sâu của Osho về thiền.
2

Chân trần chí thép – Cuốn sách tuổi 20 nên đọc để hiểu giá trị của tự do và lòng biết ơn

Chân trần chí thép là một quyển sách không chỉ kể chuyện chiến tranh, mà còn gợi mở một bài học lớn về lòng dũng cảm và lý tưởng của cả một thế hệ.
3

Phạm Xuân Ẩn - chân dung điệp viên huyền thoại của cách mạng Việt Nam

"Điệp viên hoàn hảo X6" và "Một người Việt trầm lặng" được viết từ góc nhìn của hai người ở hai đất nước khác, nhưng đều khắc họa cuộc đời phi thường và tinh thần yêu nước sâu sắc của Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn - điệp viên huyền thoại của cách mạng Việt Nam.
4

Lời hứa 20 năm của Larry Berman với 'điệp viên hoàn hảo' Phạm Xuân Ẩn

Khi viết về Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, Giáo sư, nhà sử học Larry Berman đã hứa không sử dụng những thông tin có thể làm tổn thương đến nhiều người. Sau gần 20 năm, lời hứa đó vẫn còn.
5

Quẳng gánh lo đi và vui sống - Khi kháng cự chỉ khiến ta mỏi mệt, thử một lần bắt tay với số phận

Có những khoảnh khắc trong đời, dù cố gắng đến đâu, ta vẫn không thể thay đổi được điều đã xảy ra. Lúc ấy, lựa chọn tốt nhất không phải là vùng vẫy, mà là buông bỏ để tìm lại sự bình yên từ bên trong.

'Trăm năm cô đơn' cùng Gabriel García Márquez

Sự cô độc thường xuyên xuất hiện trở đi trở lại trong các tác phẩm của Márquez. Nhà văn khai thác sự cô độc cả trong tình yêu, theo ông, mỗi chúng ta là một tiểu hành tinh đơn độc.

Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng - Sự vô dụng của máy phát hiện nói dối

Thông tin về âm mưu của Mỹ tôi lấy từ những nhân vật đối lập, lúc này tôi đã thiết lập rất nhiều quan hệ với họ, trong đó có luật sư Trần Văn Tuyên.

Thương vụ Facebook thâu tóm Instagram - Giờ đây con người đang phản ánh internet

Nếu lịch sử của Facebook có thể nói lên bất kỳ điều gì, đó chính là cái giá thật sự của vụ thâu tóm đã đổ lên vai của chính người dùng Instagram.

Thương vụ Facebook thâu tóm Instagram - Câu chuyện hậu trường hấp dẫn về những ước mơ bị thâu tóm 

Để biết một cách cặn kẽ, có hệ thống cùng những tranh đấu hậu trường đầy cân não, có lẽ phải đến khi đọc “Thương vụ Facebook thâu tóm Instagram” của Sarah Frier chúng ta mới có thể hiểu và cảm nhận hết. 

Chân trần chí thép - Góc nhìn từ một người lính Mỹ bên kia chiến tuyến

Cuốn sách là góc nhìn của một người sĩ quan bên kia chiến tuyến về cái CHÍ THÉP đã đóng vai trò như thế nào trong chiến thắng của Việt Nam và thất bại của Mỹ.

Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng - “Con át” chủ bài của ngành Tình báo Việt Nam

“Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng” là tập hợp loạt ký sự nói trên của hai nhà báo Hoàng Hải Vân và Tấn Tú cùng với phần bổ sung hoạt động sau năm 1975 của ông do chính người học trò là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cung cấp tư liệu.

Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng - Đại họa giáng xuống đầu vợ con

Ngay sau khi ông Ba Quốc lên chiến khu, đại họa đã giáng xuống đầu gia đình ông. Vợ và người con trai thứ ba của ông ở Sài Gòn bị bắt.

Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng – Bị lộ

“Đó là ngày 22-5-1974, tại địa điểm giao liên thường trực, tôi được báo tin một giao thông viên khi mang tài liệu trên đường đã bị bắt ở Suối Cụt vào ngày 20-5, tức là đúng vào ngày mà tôi giao tài liệu cho chuyến liên lạc trước”.

Xem "Sex Education", tôi nhận ra sai lầm trong cách dạy con, suýt nữa đẩy con ra xa mãi mãi

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 07/05/2025 13:00
Tôi từng nghĩ mình yêu con đúng cách, cho đến khi nhận ra chính những kỳ vọng của tôi đã đẩy con rời xa mình.

Thủ đoạn lừa đảo ‘Quishing’ bùng phát - cạm bẫy nguy hiểm trong thế giới số

Kỹ năng - Nhật Anh - 07/05/2025 12:00
"Quishing” (kết hợp của “QR code” và “phishing”) là hình thức lừa đảo sử dụng mã QR độc hại để dẫn dụ nạn nhân đến các trang web giả mạo, cài đặt phần mềm độc hại hoặc thực hiện các giao dịch không mong muốn.

Sự nghiệp lẫy lừng của tỷ phú huyền thoại Warren Buffett trước khi nghỉ hưu

Phong cách sống - Bằng Lăng - 07/05/2025 11:00
Sau hơn 6 thập kỷ chèo lái Berkshire Hathaway, tỷ phú Warren Buffett vừa tuyên bố nghỉ hưu ở tuổi 94, khép lại một hành trình đầu tư huyền thoại.

Skype: Hành trình suy tàn của một tượng đài gọi video trực tuyến

Suy ngẫm - Nam Đoàn - 07/05/2025 10:00
Từng cách mạng hóa giao tiếp toàn cầu, nền tảng Skype đã không thể thích ứng kịp với sự thay đổi và chính thức dừng hoạt động.

Khai mở cảm xúc

Tủ sách - FN - 07/05/2025 09:00
Cảm xúc xuất hiện như thế nào? Bác sĩ Emma sẽ giải đáp cho chúng ta qua cuốn sách “Khai mở cảm xúc” (A toolkit for your emotions).

Khai mở hạnh phúc

Tủ sách - FN - 07/05/2025 08:00
“Khai mở hạnh phúc” (A toolkit for happiness) đặt ra cho chúng ta một câu hỏi lớn: Hạnh phúc là gì? Chúng ta có nhất thiết phải liên tục hạnh phúc, mãi mãi hạnh phúc không?

Vì sao iPhone có 2 màn hình cuộc gọi?

Kỹ năng - Cẩm Bình - 06/05/2025 14:00
Khi iPhone nhận cuộc gọi, người dùng sẽ thấy có 2 màn hình khác nhau.

Làm việc theo tổ

Blog GS John VU - GS John Vu - 06/05/2025 13:00
Trong cuộc họp, nhiều cựu sinh viên tới gặp tôi kể về việc “Làm việc theo tổ”. Họ bảo tôi rằng họ đã làm việc trong tổ xây dựng phần mềm nhưng khi tôi hỏi thêm các câu hỏi, dường như là họ đã làm việc “trong nhóm” mà KHÔNG “trong tổ”.

Xem "Sex Education", tôi nhận ra sai lầm khiến bản thân rơi vào cảnh lạc lõng, mất định hướng cuộc đời

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 06/05/2025 12:00
Thông qua bộ phim, tôi nhận được bài học để đời, giúp tôi tìm được những điều ý nghĩa trong cuộc sống.

AI - chìa khóa của sự tiện lợi và chuyển đổi số

Kỹ năng - Hải An - 06/05/2025 11:00
Từ trợ lý nhà thông minh đến các lĩnh vực giải trí, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, giáo dục..., trí tuệ nhân tạo (AI) đang hiện diện ở mọi nơi, mang lại nhiều lợi ích vượt trội và giúp nâng cao hiệu quả công việc.

Bài học quan trọng nhất từ ​​sai lầm lớn của OpenAI với ChatGPT

Suy ngẫm - Sơn Vân - 06/05/2025 10:00
OpenAI đã mắc lỗi trong một bản cập nhật ChatGPT vào cuối tháng 4 và vừa đăng bài viết thừa nhận sai lầm.

Ánh sáng trong ta - Bạn có được nhìn nhận với con người mình?

Từ sách - Phim - TĐ - 06/05/2025 09:00
Bạn đã bao giờ cảm thấy mình không quan trọng chưa? Bạn có từng cảm thấy mình tồn tại trong một thế giới xem mình như vô hình?

Hạnh phúc đến từ sự biến mất - Hành trình tìm hạnh phúc của Ajahn Brahm

Từ sách - Phim - Quìn - 06/05/2025 08:00
Hạnh phúc không đến từ việc “có thêm”, mà đến từ việc “buông bỏ”. Đó chính là điều mà thiền sư Ajahn Brahm – trụ trì tu viện Bodhiyana (Tây Úc) gửi gắm trong "Hạnh phúc đến từ sự biến mất" (The art of disappearing).

Xem Sex Education, một câu thoại khiến tôi nhận ra mình đối xử tệ đến mức nào với con cái

Điện ảnh - Thanh Hương - 05/05/2025 13:00
Gia đình tôi đã thấu hiểu nhau hơn sau sự cố này.

Cách kiểm tra ngay tài khoản Zalo, Facebook của bạn có đang bị đọc trộm tin nhắn hay không

Kỹ năng - Nhật Hạ - 05/05/2025 12:00
Thử kiểm tra xem Zalo, Facebook của bạn có bị đọc trộm tin nhắn không bằng những cách sau.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 08/05/2025