Sau cả ngày làm việc mệt mỏi, sao bạn vẫn cố gắng thức đêm lướt điện thoại?

Thanh Long15/04/2024 10:00
Sau cả ngày làm việc mệt mỏi, sao bạn vẫn cố gắng thức đêm lướt điện thoại?

Có một cái tên rất kêu cho hiệu ứng tâm lý này. Các nhà khoa học gọi nó là "Trì hoãn giấc ngủ để trả thù". Nhưng rốt cuộc thì bạn đang trả thù điều gì?

Đã bao giờ bạn rơi vào tình huống này hay chưa? Sau cả một ngày làm việc mệt mỏi, từ sáng tới tối, bạn về nhà ăn vội bữa cơm, dọn dẹp nhà cửa, tắm giặt xong xuôi cũng là lúc màn đêm đã buông xuống.

Người bạn đã mệt nhừ, mắt bạn đã díp lại, nhưng thay vì chìm vào giấc ngủ ngon lành, bạn lại cố gắng thức tiếp và lướt điện thoại. Bạn mở từng ứng dụng mạng xã hội, lướt qua từng hàng thông báo đã tích tụ trong cả ngày, cố gắng xem hết những bức ảnh, video ngắn mà bạn bè đã đăng.

Mọi thứ vẫn vậy, chẳng có gì thú vị. Đôi mắt lúc này đã mỏi nhừ nhưng bạn vẫn cố gắng chống nó dậy, cầu mong trong cú vuốt ngón cái tiếp theo một điều thú vị nào đó sẽ nhảy bổ ra khỏi màn hình, thêm một chút dopamine vào cuộc sống của bạn và làm nó trở nên tươi mới.

Sau cả ngày làm việc mệt mỏi, tại sao bạn vẫn cố gắng thức đêm lướt điện thoại, dù díp mắt cũng không chịu đi ngủ?- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Nhưng cuối cùng thì não bộ của bạn cũng mệt mỏi. Chính bản thân nó dường như cũng không còn sức để dung nạp được sự thú vị của cả Facebook, Instagram và Tiktok nữa. Đã quá 12 giờ đêm và bạn cảm thấy người mình như chìm dần xuống một vòng lặp vô tận.

Bạn ngủ thiếp đi trong vô thức, với chiếc điện thoại còn sáng nguyên trên tay, Youtube chạy hết từ video này sang video khác, cho tới tận sáng.

Tiếng báo thức điện thoại vang lên như bản án tuyên phạt cho đôi mắt sưng húp, cơ thể mỏi lả không muốn rời khỏi chiếc giường của bạn. Đó là lúc bạn tự trách bản thân: Tại sao đêm qua mình không đi ngủ sớm hơn?

Ngày hôm nay sẽ lại là một ngày làm việc mệt mỏi. Và khi về nhà, bạn lại ăn vội vàng bữa cơm, lại dọn nhà, lại tắm giặt rồi lại nằm vuốt điện thoại. 

Youtube lại chạy hết từ video này sang video khác trong giấc ngủ. Vòng lặp đó cứ quay đi quay lại vô tận, không có cách nào thoát ra được.

Bedtime procrastination (BP): Hiệu ứng trì hoãn giấc ngủ

Nếu bạn nhìn thấy hình ảnh của mình trong câu chuyện phía trên, rất có thể bạn đang mắc phải một hiệu ứng tâm lý được gọi là "Bedtime procrastination" hay "trì hoãn giấc ngủ".

Hiệu ứng này lần đầu được mô tả trong một bài báo khoa học năm 2014, đăng trên tạp chí Personality and Social Psychology. Trong đó, các nhà khoa học đến từ Khoa Tâm lý học lâm sàng và sức khỏe, Đại học Utrecht, Utrecht, Hà Lan mô tả một hiện tượng trì hoãn mà họ cho là hoàn toàn mới.

Trước đó, các nhà tâm lý học mới chỉ nói về sự trì hoãn trong công việc, khi ai đó cố tình hoãn lại một việc gây khó chịu mà họ phải làm - ví dụ như làm bài tập, chạy deadline… - do tâm lý lo lắng và căng thẳng khi sắp phải bắt đầu nó.

Bây giờ, hóa ra, ngay cả việc phải đi ngủ - một hoạt động đem đến sự dễ chịu - cũng có thể bị chúng ta trì hoãn. Các nhà tâm lý học coi đó là điều hết sức kỳ lạ.

Sau cả ngày làm việc mệt mỏi, tại sao bạn vẫn cố gắng thức đêm lướt điện thoại, dù díp mắt cũng không chịu đi ngủ?- Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Khảo sát trong nghiên cứu này cho thấy gần 30% người được hỏi ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm. Khoảng 84% cho biết học cảm thấy mình ngủ quá ít hoặc mệt mỏi ít nhất một ngày trong tuần. Gần một nửa trong số đó, nghĩa là 40% cho biết điều này thường kéo dài thành chuỗi 3-4 ngày liên tục mỗi tuần.

Điều kỳ lạ là người nào càng tỏ ra mệt mỏi trong ngày, người đó càng nằm trong nhóm ngủ ít hơn, thay vì phải ngủ nhiều để lại sức. Những người có khả năng tự chủ kém, thường trì hoãn các hoạt động thường ngày cũng thường tự trì hoãn giấc ngủ của họ.

"Trì hoãn giấc ngủ được định nghĩa là việc không đi ngủ đúng giờ đã định, trong khi không có bất kỳ hoàn cảnh bên ngoài nào ngăn cản một người làm điều đó", các nhà nghiên cứu viết.

"Một khía cạnh thú vị của trì hoãn giấc ngủ là trong khi sự trì hoãn thường liên quan đến các nhiệm vụ gây khó chịu, thì việc đi ngủ thường không nằm trong nhóm các hành vi gây khó chịu đó. Cho nên, chúng tôi đoán rằng vấn đề không phải là mọi người không muốn đi ngủ, mà họ chỉ đang không muốn từ bỏ các hoạt động khác mà họ có thể làm".

Để làm gì? Thì là để trả thù ®

Đúng vậy, thuật ngữ "Bedtime procrastination" hay "trì hoãn giấc ngủ" đã được định nghĩa từ năm 2014, nhưng phải đến tận năm 2020, nó mới được thêm tiền tố "Revenge" nghĩa là "trả thù" vào đằng trước.

Daphne K. Lee, một nhà báo người Mỹ gốc Hoa, là người đầu tiên đã đặt ra thuật ngữ hoàn thiện "Revenge Bedtime Procrastination" (RBP) hay "Trì hoãn giấc ngủ để trả thù" vào tháng 6 năm 2020.

Sau khi cô nhận thấy hiện tượng giới trẻ Trung Quốc, những người đang phải đi làm theo mô hình 996 (từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối và 6 ngày một tuần), thường xuyên thức khuya để sử dụng điện thoại, Lee đã viết trên Twitter rằng:

"Hôm nay đã học được một thuật ngữ rất dễ hiểu: "報復性熬夜" (sự trì hoãn giấc ngủ để trả thù), một hiện tượng trong đó những người không có nhiều quyền kiểm soát cuộc sống ban ngày của mình từ chối ngủ sớm để lấy lại cảm giác tự do vào những giờ ban đêm".

Sau cả ngày làm việc mệt mỏi, tại sao bạn vẫn cố gắng thức đêm lướt điện thoại, dù díp mắt cũng không chịu đi ngủ?- Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Hóa ra, khi chúng ta bị cuốn vào những vòng xoáy của trách nhiệm với người khác vào ban ngày, như làm việc ở công ty để hoàn thành trách nhiệm với sếp, làm việc nhà để hoàn thành trách nhiệm với vợ, chồng, cha mẹ, con cái, chúng ta thường bị mất kiểm soát và có cảm giác mình đang không có thời gian cho chính mình.

Vào ban đêm, khi tất cả các nghĩa vụ đó mới được đặt xuống, đó là khoảnh khắc duy nhất mà chúng ta cảm thấy có được thời gian dành cho mình. Cơ chế tâm lý bù trừ sẽ thôi thúc chúng ta làm điều mà mình muốn, để "trả thù" cho khoảng thời gian mà chúng ta đã mất đi trong ngày.

Đối với những người có hành vi lành mạnh, họ sẽ tập thể dục, đọc sách hay tự thưởng cho mình một giấc ngủ. Nhưng trong thời đại bị bủa vây bởi những cám dỗ như điện thoại thông minh, mạng xã hội hoặc một series mới được quảng cáo trên Netflix, việc dành thời gian cho bản thân đơn giản có thể là vuốt qua điện thoại của bạn để có được những liều dopamine dễ dãi.

Sau cả ngày làm việc mệt mỏi, tại sao bạn vẫn cố gắng thức đêm lướt điện thoại, dù díp mắt cũng không chịu đi ngủ?- Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Chính các tác giả trong nghiên cứu năm 2014 cũng đã nhận định: "Với sự phát triển của các thiết bị điện tử và ngành công nghiệp giải trí 24/7 ngày nay, con người phải đối mặt với nhiều phiền nhiễu hơn so với vài thập kỷ trước.

Việc giải quyết những phiền nhiễu này có thể là nguyên nhân chính dẫn đến việc trì hoãn giấc ngủ, nó khiến những người trì hoãn gặp khó khăn lớn hơn trong việc tuân thủ giờ giấc của mình. Vậy nên, việc trì hoãn giấc ngủ có thể là một hiện tượng tương đối hiện đại, khiến cho việc nghiên cứu chủ đề này rất có tính thời sự".

Ai dễ bị ảnh hưởng nhất?

Theo các nhà nghiên cứu tâm lý học, những người dễ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng trì hoãn giấc ngủ để trả thù nhất chính là những người có nhu cầu trả thù cao nhất. Họ là đối tượng bận rộn trong phần lớn thời gian vào ban ngày, ví dụ như học sinh, sinh viên, người đi làm, những bậc cha mẹ có con nhỏ…

Một nghiên cứu năm 2019 đăng trên tạp chí Frontiers in Neuroscience cho biết phụ nữ dễ vướng phải hiện tượng này hơn nam giới, và những người thường xuyên thức khuya, thuộc nhóm cú đêm sẽ dễ bị tâm lý không ngủ để trả thù hơn người bình thường.

Một nghiên cứu trên tạp chí Journal of American College Health cho biết có khoảng 1 phần 3 học sinh sinh viên bị vướng phải vấn đề này, do áp lực học tập đặt lên họ.

Trong khi đó, nghiên cứu năm 2014 cho biết: "Trì hoãn là một hiện tượng phổ biến và gây ra nhiều vấn đề. Sự phổ biến của nó thể hiện trên những con số ấn tượng, chẳng hạn như có tới 46% sinh viên đại học cho biết họ trì hoãn các nhiệm vụ học tập cụ thể và khoảng 10% người trưởng thành trong dân số nói chung là những người trì hoãn kinh niên.

Sau cả ngày làm việc mệt mỏi, tại sao bạn vẫn cố gắng thức đêm lướt điện thoại, dù díp mắt cũng không chịu đi ngủ?- Ảnh 5.

Ảnh minh họa.

"Trì hoãn giấc ngủ có mối liên hệ nghịch đảo với khả năng tự chủ và điều chỉnh bản thân: những người đạt điểm thấp hơn trong bài kiểm tra chỉ số tự chủ cho biết họ thường trì hoãn giấc ngủ nhiều hơn.

Đối với một người, việc trì hoãn đi ngủ là một vấn đề đặc biệt dễ xảy ra ở trạng thái mà con người có ít năng lượng tinh thần hoặc sức mạnh tự chủ, bởi vì quyết định đi ngủ vốn dĩ được đưa ra vào cuối ngày khi khả năng tự chủ thường yếu hơn".

Theo các nhà nghiên cứu, có 3 dấu hiệu nhận biết bạn có đang vướng phải hiệu ứng trì hoãn giấc ngủ để trả thù, bao gồm:

- Bạn thường đi ngủ muộn, khiến tổng thời gian ngủ mỗi đêm ngắn hơn 7 tiếng 

- Bạn chẳng có lý do chính đáng nào để trì hoãn giấc ngủ, không có việc phải làm, không phải chạy deadline ban đêm, không phải thức trông con… đơn giản là tự bạn chưa muốn ngủ 

- Bạn hoàn toàn biết ngủ muộn có thể gây ra hậu quả tiêu cực, khiến bạn thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau, nhưng vẫn tự lựa chọn làm điều đó

Hậu quả của điều đó là gì?

Trên thực tế, sự trì hoãn giấc ngủ có thể bắt đầu từ một ham muốn rất nhỏ. Bạn có thể nghĩ rằng mình nên dành một chút thời gian cho bản thân, chơi game trên điện thoại hoặc lướt Facebook, Tiktok 15 phút rồi đi ngủ.

Nhưng bản chất gây nghiện của các nền tảng mạng xã hội ngày nay thường kéo dài 15 phút đó của bạn thành cả tiếng đồng hồ. Hơn nữa, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính còn có thể tiếp tục làm gián đoạn giấc ngủ của bạn và khiến bạn khó ngủ, ngay cả khi đã "trả thù" xong.

Hậu quả điều đó là gì?

Sau cả ngày làm việc mệt mỏi, tại sao bạn vẫn cố gắng thức đêm lướt điện thoại, dù díp mắt cũng không chịu đi ngủ?- Ảnh 6.

Ảnh minh họa.

Một phân tích tổng hợp cho thấy trì hoãn giấc ngủ liên quan đến chất lượng giấc ngủ kém hơn, thời gian ngủ ngắn hơn và tăng tình trạng mệt mỏi trong suốt cả ngày hôm sau. Những người trì hoãn giấc ngủ thường có biểu hiện bồn chồn, mất tập trung, mất kiểm soát bản thân.

Thiếu ngủ tiếp tục gây ra các vấn đề sức khỏe tâm thần khác như suy giảm trí nhớ, hiện tượng "brain fog" hay "hội chứng não sương mù" khiến bạn không thể ghi nhớ điều gì, mất tập trung và giảm khả năng suy nghĩ nhạy bén.

Điều này dễ khiến bạn đưa ra những quyết định sai lầm vào ngày làm việc hôm sau, gia tăng cảm giác lo lắng, căng thẳng và khó chịu, cáu kỉnh.

Nếu thiếu ngủ không được điều trị, hậu quả lâu dài có thể bao gồm cả bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, hệ miễn dịch suy yếu, các vấn đề về hormone và các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm.

Làm thế nào để vượt qua nó?

Bây giờ, nếu bạn nhận ra mình cũng nằm trong nhóm những người bị cuốn vào vòng xoáy của hiệu ứng trì hoãn giấc ngủ để trả thù, tin tốt là các chuyên gia có một số chiến thuật có thể giúp bạn thoát ra khỏi nó. Kendra Cherry, một chuyên gia phục hồi tâm lý xã hội, tác giả của cuốn sách "Tâm lý học tất cả trong một" đưa ra 6 gợi ý:

1. Hãy đặc biệt ưu tiên cho giấcngủ 

Sau cả ngày làm việc mệt mỏi, tại sao bạn vẫn cố gắng thức đêm lướt điện thoại, dù díp mắt cũng không chịu đi ngủ?- Ảnh 7.

Ảnh minh họa.

Nếu mục tiêu của bạn là nghỉ ngơi, điều đầu tiên bạn có thể làm là đưa giấc ngủ lên hàng đầu trong danh sách ưu tiên những việc cần làm cho bản thân. Nhắc nhở bản thân tại sao việc đi ngủ đúng giờ lại quan trọng. Nếu bạn được nghỉ ngơi nhiều hơn, ngày hôm sau, bạn sẽ có năng lượng để hoàn thành các nhiệm vụ cần hoàn thành sớm hơn và có thời gian cho bản thân mình nhiều hơn.

2. Thực hành thói quen ngủ tốt 

Sau cả ngày làm việc mệt mỏi, tại sao bạn vẫn cố gắng thức đêm lướt điện thoại, dù díp mắt cũng không chịu đi ngủ?- Ảnh 8.

Ảnh minh họa.

Hãy biến giấc ngủ mỗi đêm của bạn thành một nghi thức hay thói quen lành mạnh. Ví dụ như đi ngủ đúng giờ và thức dậy đúng một giờ, tất cả các ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ. Nghiên cứu cho thấy thiết lập được lịch trình ngủ này sẽ dạy cho cơ thể bạn một nếp ngủ tốt, và bạn sẽ khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, bạn nên tránh uống cà phê, rượu hoặc sử dụng các chất kích thích khác, bao gồm cả ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại vào ban đêm.

3. Sắp xếp lịch trình của bạn 

Sau cả ngày làm việc mệt mỏi, tại sao bạn vẫn cố gắng thức đêm lướt điện thoại, dù díp mắt cũng không chịu đi ngủ?- Ảnh 9.

Ảnh minh họa.

Vì lịch trình bận rộn thường là gốc rễ của sự trì hoãn giấc ngủ, bạn nên xem xét kỹ những nhu cầu và cả trách nhiệm hàng ngày của mình. Cắt bỏ những việc làm không quan trọng hoặc ngốn hết thời gian của bạn. Nếu các hoạt động ban ngày khiến bạn không hài lòng và không được thỏa mãn, hãy cứ bỏ qua nếu có thể.

Bạn sẽ ít có khả năng cảm thấy cần phải trả thù cho việc mất thời gian, nếu bạn không cảm thấy bực bội vì đánh mất những giờ phút quý giá đó trong ngày.

4. Dành thời gian cho chính bạn 

Sau cả ngày làm việc mệt mỏi, tại sao bạn vẫn cố gắng thức đêm lướt điện thoại, dù díp mắt cũng không chịu đi ngủ?- Ảnh 10.

Ảnh minh họa.

Vì bạn đang cắt giảm mọi thứ ra khỏi lịch trình của mình, hãy tập trung vào việc thay thế những hoạt động không mong muốn đó bằng thời gian cho chính bản thân mình trong ngày. Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt là đối với các bậc cha mẹ có con nhỏ hoặc những người làm việc bận rộn không có khả năng từ bỏ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.

Thể nhưng, có một cách để đối phó với điều này. Bạn hãy nhờ một ai đó — có thể là đồng nghiệp, bố mẹ, bạn bè, bảo mẫu, hoặc bạn đời — người có thể tạm thời tiếp quản cho bạn một chút trách nhiệm trong khi bạn tận hưởng một chút thời gian nghỉ của mình .

5. Bắt đầu buổi tối của bạn sớm hơn 

Sau cả ngày làm việc mệt mỏi, tại sao bạn vẫn cố gắng thức đêm lướt điện thoại, dù díp mắt cũng không chịu đi ngủ?- Ảnh 11.

Ảnh minh họa.

Một cách khác để chống lại sự trì hoãn giấc ngủ là bắt đầu thói quen hàng đêm của bạn sớm hơn. Đặt báo thức một giờ trước khi bạn bắt đầu chuẩn bị đi ngủ. Dành thêm thời gian để thư giãn có thể giúp bạn cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn, điều này có thể giúp bạn chống lại cảm giác muốn thức khuya.

6. Tắt điện thoại

Sau cả ngày làm việc mệt mỏi, tại sao bạn vẫn cố gắng thức đêm lướt điện thoại, dù díp mắt cũng không chịu đi ngủ?- Ảnh 12.

Ảnh minh họa.

Điện thoại là kẻ thù của giấc ngủ. Bạn có thể sẽ muốn tắt hoặc thậm chí để nó ra khỏi phòng ngủ của mình nếu muốn khắc phục tận gốc vấn đề trì hoãn giấc ngủ. Thay vào sử dụng điện thoại, hãy thực hành một số thói quen thư giãn cho phép bạn thúc đẩy giấc ngủ, chẳng hạn như thiền, kéo giãn nhẹ nhàng cơ thể hoặc đọc sách.

Hi vọng các chiến lược này có thể giúp bạn thoát khỏi vòng xoáy của hiệu ứng trì hoãn giấc ngủ để trả thù. Đừng quên là sẽ có một phần thưởng xứng đáng đang chờ đợi bạn ở ngoài vòng xoáy đó, bạn sẽ không còn uể oải mỗi sáng thức dậy, bạn sẽ thấy mọi ngày đều tràn đầy năng lượng, và bạn sẽ thấy mình có thời gian sống cho chính bản thân mình.

Tham khảo Frontiersin, Verywellmind, Sleepfoundation


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Mỹ nhân Việt từng được gọi là “quả bom sex": tuổi 42 vẫn độc thân

Từng gây sốc với những vai diễn gợi cảm trên màn ảnh Việt, Quách An An sau nhiều năm chọn rút lui khỏi showbiz, sống kín tiếng và hoàn toàn vắng bóng truyền thông.
2

65 tuổi, tôi ước mình biết 5 điều này ở tuổi 20: Làm được cả 5, về già bớt hẳn bệnh tật

Nhìn chung, tôi cảm thấy vô cùng biết ơn vì mình vẫn khỏe mạnh và cân đối, mặc dù đã đối xử không tốt với cơ thể khi còn trẻ.
4

Viết thư pháp trên quả vải thiều, chàng trai gen Z Hà Nội gây sốt mạng

Thay cho giấy dó và lụa, Việt Út viết thư pháp lên quả vải thiều; hình ảnh mang nét đẹp vừa truyền thống vừa mới lạ này khiến cư dân mạng sửng sốt và thích thú.
5

Gia đình bác sĩ đáng yêu:"Tuổi thơ các con ngắn lắm, sợ sau lớn hơn không thích đi chơi với bố mẹ nữa"

Những chia sẻ chânh thành, dễ thương từ cặp vợ chồng BS Lưu Tuấn Phong và Đặng Hiền khiến chúng ta một lần nữa thấy ý nghĩa thiêng liêng của "gia đình".

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Trải nghiệm 9 tháng không dùng smartphone của cô gái Gen Z để cai nghiện điện thoại

Ella Jones (cô gái 23 tuổi sống ở Belfast, thủ đô Bắc Ireland) kể về trải nghiệm 9 tháng không dùng smartphone để cai nghiện điện thoại.

Tại sao nhiều người trên thế giới đang lo lắng về thế hệ Alpha?

Hiện nay có nhiều lo ngại rằng thế hệ A (những người sinh sau năm 2010) phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội và khả năng đọc viết giảm sút.

Rộ trào lưu tiệc tùng với người xa lạ bất chấp bị sàm sỡ, mất tiền

Dù vui vẻ và mới mẻ, nhiều ý kiến cho rằng, việc giới trẻ Trung Quốc gặp gỡ người lạ rất dễ đẩy bản thân vào nguy hiểm.

Vì sao người Việt chỉ thích ngủ khi du lịch?

Nhằm bổ sung năng lượng để đáp ứng nhịp công việc hối hả như hiện nay, 67% người Việt tham gia nghiên cứu cho biết đi du lịch chỉ để ngủ.

Mốt chụp ảnh mờ ảo như thời bố mẹ, đang được nhiều hot girl yêu thích

Nhỏ gọn, giá cả phải chăng cùng chất lượng ảnh hoài cổ là một số lý do khiến máy ảnh kỹ thuật số từ những năm 2000 tạo nên cơn sốt trong giới trẻ thời gian gần đây.

Thiên tài Trung Quốc bị chê không mua nổi nhà và sự thật ai cũng phải suy ngẫm

Cách sống đạm bạc, không mưu cầu danh lợi và vật chất của thiên tài Toán học Vi Đông Dịch khiến nhiều người phải nhìn nhận lại giá trị của thành công và hạnh phúc.

Cô gái cứu khách nước ngoài đột quỵ trong nhà hàng Đà Nẵng kể lại khoảnh khắc sinh tử "như trong phim"

Đang ăn tối cùng bạn, thấy người đàn ông nước ngoài có dấu hiệu đột quỵ, chị Đặng Thị Hạ không nghĩ nhiều mà lập tức thực hiện cấp cứu ngưng tuần hoàn.

Xem "Sex Education", tôi hối hận tột cùng: Tương lai mờ mọt chỉ vì lỗi lầm ngớ ngẩn này

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 12/07/2025 13:00
Tôi cứ nhìn mình mãi trong gương, sau đó thì bật khóc nức nở vì hối hận. Bộ phim "Sex Education" đã khiến tôi nhận ra mình sống tệ hại thế nào?

Những điều cần biết trên VNeID

Kỹ năng - Tuyết Nhung - 12/07/2025 12:00
VNeID sẽ cung cấp 5 dịch vụ mới, bao gồm chứng thư chữ ký số, dịch vụ ngân hàng, ví điện tử, mua vé máy bay và tra cứu thông tin sử dụng điện.

Top 3 cao thủ chưa từng lộ diện trong truyện Kim Dung, Độc Cô Cầu Bại chỉ xếp thứ 2

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 12/07/2025 11:00
Bài viết này sẽ hé lộ danh tính và xếp hạng ba vị đại cao thủ "ẩn dật" này.

7 nguyên tắc của Einstein để có cuộc sống tốt đẹp hơn

Suy ngẫm - TĐ - 12/07/2025 10:00
Einstein cũng là người thoải mái trong việc đưa ra lời khuyên về cuộc sống cho bạn bè, người quen và những người cùng thời với ông. Những lời khuyên thông thái và giàu lòng trắc ẩn ấy vẫn còn phù hợp với cuộc sống ngày nay.

Đại địa chấn kinh tế - Vì sao một đồng tiền có thể sụp đổ chỉ sau một đêm?

Từ sách - Phim - Quìn - 12/07/2025 09:00
Chúng ta thường nghĩ đồng tiền quốc gia là thứ vững chắc, được chống lưng bởi cả một chính phủ. Nhưng thực tế, có những lúc chỉ một động thái bán tháo ồ ạt của giới đầu cơ cũng đủ khiến đồng tiền mất giá, thị trường hoảng loạn, người dân rơi vào khủng hoảng.

Hạnh phúc tuổi trẻ - Khủng hoảng 1/4 cuộc đời, khi tuổi trẻ không giống những gì ta tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 12/07/2025 08:00
Tuổi đôi mươi, ai cũng từng nghĩ đó sẽ là những năm tháng rực rỡ nhất: mình sẽ sống hết mình với đam mê, tự do theo đuổi điều mình yêu thích, và thành công sẽ đến nếu cố gắng đủ nhiều. Nhưng rồi, khi thực sự bước vào đời, mọi thứ lại khác xa.

Vì sao "Hồng Tỷ" lừa tình được gần 1.700 trai đẹp: Câu trả lời khiến người ta hoảng hốt nhưng "không thể cãi"

Suy ngẫm - VV - 11/07/2025 13:00
Câu trả lời nằm ở tâm lý học xã hội và nhu cầu cảm xúc bị đánh trúng tâm lý nam giới hiện đại.

Nhờ phim Sex Education mà tôi kịp bình tĩnh khi phát hiện kho tàng nhạy cảm của con trai

Điện ảnh - Thanh Hương - 11/07/2025 12:00
Con trai tôi đã khen bố mẹ văn minh và tinh tế.

Tra cứu mã vùng điện thoại cố định của 34 tỉnh thành

Kỹ năng - PT - 11/07/2025 11:00
Theo đó, mã vùng điện thoại cố định của 11 tỉnh, thành phố không thay đổi. Các quy định về định tuyến, quay số và tính cước giữ nguyên như hiện hành.

Google Maps vô tình ghi lại chuyện tình 10 năm cuối đời của đôi vợ chồng già khiến hơn 391.000 người dừng bước

Suy ngẫm - Phạm Trang - 11/07/2025 10:00
Mới đây, một bài đăng cảm động đang lan truyền nhanh chóng, ghi lại cuộc sống của một cặp vợ chồng lớn tuổi ở Philippines qua ống kính Google Maps đã chạm đến trái tim của hàng trăm nghìn người.

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Từ sách - Phim - FN - 11/07/2025 09:00
Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Hạnh phúc tuổi trẻ - “Điều tốt cũng có thể hủy hoại bạn”, nghe vô lý nhưng chính bạn đang làm điều đó mỗi ngày

Từ sách - Phim - Quìn - 11/07/2025 08:00
Chúng ta lớn lên với niềm tin rằng phải giữ lấy điều tốt và loại bỏ điều xấu, như thể đó là cách duy nhất để sống hạnh phúc. Nhưng vì sao càng chạy theo những lựa chọn ấy, tâm trí lại càng mệt mỏi, càng đầy xung đột và lo lắng?

Mẹo nhỏ khi kết hợp tệp âm thanh với OpenAI

Kỹ năng - Anh Tú - 10/07/2025 13:00
Việc sử dụng các dịch vụ AI của OpenAI một cách nhanh chóng có thể khiến bạn tốn kém. Tuy nhiên, có một mẹo hữu ích giúp tiết kiệm chi phí: sử dụng API để tổng hợp các bản ghi âm.

Xem 'Sex Education', tôi học được hoá ra sống không vì chính mình sẽ khiến cuộc đời lao dốc

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 10/07/2025 12:00
Thông qua bộ phim, tôi nhận ra bấy lâu nay mình luôn sống một cuộc đời tẻ nhạt, thiếu ý nghĩa cuộc sống.

ChatGPT có bao nhiêu mô hình và bạn nên chọn loại nào là 'chân ái'?

Kỹ năng - Anh Tú - 10/07/2025 11:00
Lần đầu tiên, OpenAI cung cấp một bảng so sánh toàn diện 6 mô hình hiện có và đưa ra khuyến nghị rõ ràng về việc nên dùng mô hình nào trong từng trường hợp.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 13/07/2025