Sao ta làm điều ta làm - Phép màu của động lực nội tại

Thảo Thảo16/04/2023 09:00
Sao ta làm điều ta làm - Phép màu của động lực nội tại

“Thay vì hỏi ‘Làm thế nào tôi có thể thúc đẩy mọi người?’, chúng ta nên hỏi ‘Làm sao tôi có thể tạo điều kiện để mọi người thúc đẩy bản thân?’”, Edward L.Deci ghi trong cuốn “Sao ta làm điều ta làm”. 

Trường học dùng bài kiểm tra để khuyến khích học tập. Các công ty áp dụng chính sách thưởng phạt dạng “cây gậy và củ cà rốt” để tạo động lực (và áp lực) lên nhân viên. Còn trong các gia đình, những bậc phụ huynh dùng phần thưởng và lời đe dọa để răn đe con cái…

Chỉ cần để ý một chút là ta sẽ thấy xã hội hiện đại đang ưa chuộng sự kiểm soát như thế nào. Nhưng liệu phương cách phổ biến này có thực sự hiệu quả để thúc đẩy hành vi - nếu xét về lâu dài? 

Trong 25 năm, giáo sư tâm lý học Edward L.Deci và các cộng sự đã nghiên cứu về động lực con người - về điều gì thúc đẩy con người sâu sắc nhất và điều gì là phản tác dụng. Cuốn sách “Sao ta làm điều ta làm” của ông mổ xẻ những cái giá của sự kiểm soát bên ngoài (hay động lực ngoại tại); đồng thời chỉ ra một hướng đi nhân văn, hiệu quả và chứa nhiều hy vọng hơn. 

Cái giá của sự kiểm soát

Mở đầu cuốn sách, Edward L.Deci cho rằng các hình thức kiểm soát ngoại tại - dù có thể trông đầy hấp dẫn và dễ chịu (như tiền thưởng hay một lời khen khéo léo) - đều có khả năng khiến các cá nhân dễ mất đi niềm hứng thú, sự say mê với những nhiệm vụ họ đang thực hiện; làm xói mòn cảm giác của họ về khả năng tự chủ của bản thân. 

“Những quyền lực kia - tiếng chuông đồng hồ báo thức, áp lực đưa bọn trẻ đến trường đúng giờ, phần thưởng, các kỳ hạn, những sự đe doạ, đánh giá - đều có thể khiến con người cảm thấy như bị thúc sau lưng và bản thân mình thì giống như những con tốt”, Edward L.Deci viết. 

Chẳng hạn, bất cứ người trưởng thành nào đều có thể hiểu những phần thưởng bằng tiền dễ biến những “cuộc chơi” thành công việc; biến mối quan hệ giữa ta với các niềm đam mê trở nên gượng ép, “chỉ còn mang tính công cụ” như thế nào. 

Một cái giá sâu sắc và nghiêm trọng hơn đối với những ai đang tuân thủ sự kiểm soát, là họ trở nên “tha hoá”, theo nghĩa rằng họ phải từ bỏ phần nào con người chân thật, bản chất tự nhiên của mình, và biến thành “cái khác” trong quá trình làm thứ họ nghĩ họ nên làm. 

Hãy nhìn vào trường học và những học sinh đang chăm chỉ thực hiện các nhiệm vụ được người lớn giao phó. Bao nhiêu trong số chúng thực sự học tập vì sự yêu thích cá nhân? Còn bao nhiêu thì chỉ học vì sợ hãi hoặc mong muốn sự công nhận từ người khác, và trong quá trình đó trở nên bất hoà sâu sắc với chính mình? “Chúng chỉ chú tâm vào việc cố làm hài lòng người khác - hơn là tìm ra những gì đúng đắn cho bản thân”, Edward L.Deci viết. 

Còn những cái giá mà những người áp đặt sự kiểm soát lên người khác (như cha mẹ, giáo viên, quản lý, người thực hiện chính sách…) phải trả thì sao? Theo Edward L.Deci, con người khá sáng tạo trong việc lách luật, nên những phần thưởng và hình phạt có thể thúc đẩy các cá nhân thực hiện các biện pháp “đi ngang về tắt” chỉ để đạt được phần thưởng. 

Như người học sinh thường dễ quên hết mọi kiến thức sau khi hoàn thành bài kiểm tra; hay người nhân viên dễ lách luật để “làm đẹp” báo cáo công việc trước người sếp ưa chuộng thưởng, phạt… 

Và như nhiều nghiên cứu thực nghiệm mà Edward L.Deci dẫn ra, sự kiểm soát bên ngoài ảnh hưởng bất lợi cho bất cứ công việc nào đòi hỏi sự sáng tạo, nhận biết sâu sắc hay khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt. “Một tin xấu cho những ai tập trung vào lợi nhuận”, theo Edward L.Deci. 

Phép màu của động lực nội tại

Trong “Sao ta làm điều ta làm”, Edward L.Deci dùng bốn từ để thách thức những niềm tin truyền thống về sự kiểm soát: Động lực nội tại. Ông cho rằng động lực tốt nhất phải là thứ động lực được xuất phát từ bên trong một người; và chính sự tự thúc đẩy này (thay vì động lực thúc đẩy từ bên ngoài) mới là trung tâm của sáng tạo, trách nhiệm, hành vi lành mạnh và thay đổi lâu dài. 

Đến đây, chúng ta cần tin tưởng vào một giả định: Con người không phải là những cỗ máy chờ được lập trình hay những kẻ man dã chờ được thuần hoá, mà là những sinh vật luôn khám phá, phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. “Không phải vì họ bị ép buộc làm vậy, mà vì điều đó nằm trong bản chất của họ”, Deci cho hay. 

Sự công nhận này về con người (được phát triển bởi nhà tâm lý học trẻ em Jean Piaget và một vài nhà tâm lý học tiên phong khác), là điều mà Deci và các đồng sự đặt cược vào, và là khởi điểm cho hệ thống lý thuyết của ông xoay quanh động lực con người. 

Giả định trên có nghĩa rằng ta sẽ không lo nhân viên lười biếng nếu họ được thoải mái làm việc; hay không phải lo trẻ con sẽ trở nên hư hỏng nếu ta để chúng được là chính mình. “Sự phát triển không phải là thứ gì đó mà thế giới xã hội cần thực hiện cho một đứa trẻ”, Deci nói, “hơn thế, nó là thứ đứa trẻ chủ động làm, với sự hỗ trợ và nuôi dưỡng của thế giới xã hội”.

Xét trên phương diện thực nghiệm, một nghiên cứu của Deci trên một nhóm sinh viên chỉ ra rằng các kiến thức được lưu giữ bền bỉ hơn khi không có bài kiểm tra. Hoặc một nghiên cứu khác về vẽ tranh cho thấy rằng những bức tranh sáng tạo nhất đến từ những đứa trẻ không bị kiểm soát về kết quả. 

Trong cuốn sách, tác giả cũng dành nhiều thời lượng làm rõ rằng việc được tự do, là chính mình, không bị kiểm soát… thì không đi kèm với sự vị kỷ, đơn độc, hay vô trách nhiệm. Theo lý giải của ông, nếu một người tự chủ và được là chính mình theo nghĩa đích thực, thì họ cũng trở nên gắn kết, thân thuộc hơn với môi trường xung quanh; và các hành vi của họ cũng có trách nhiệm và tốt đẹp hơn. 

Trong “Sao ta làm điều ta làm”, Edward L.Deci nỗ lực làm sáng tỏ nhiều câu hỏi phức tạp xoay quanh việc khơi gợi động lực nội tại, như: Làm sao ủng hộ sự tự chủ mà không dễ dãi? Làm sao thể đặt ra những giới hạn nhất định trong trường học, công sở… mà không khiến người khác cảm thấy bất mãn?

“Ủng hộ sự tự chủ có thể khó khăn hơn là ép buộc, vì nó cần nhiều nỗ lực và kỹ năng”, Deci viết. Chẳng hạn, để khơi gợi động lực nội tại, những nhà quản lý, phụ huynh, giáo viên, bác sĩ… cần phải có “một sự trung thực đến tột cùng”, những kỹ năng giao tiếp tinh tế và cần xem nhân viên, con cái, học sinh, bệnh nhân… như các cá nhân bình đẳng thay vì những kẻ dưới quyền. 

“Sao ta làm điều ta làm” đặc biệt cần thiết cho những ai mong muốn khuyến khích hành vi tốt đẹp nơi người khác. Nhưng tác phẩm này cũng hữu ích cho mọi cá nhân bình thường, những ai muốn “định vị và neo chặt cái tôi đích thực của mình giữa những đợt thủy triều đầy cám dỗ và có tính cưỡng ép của văn hoá hiện đại”, theo Edward L.Deci.

Thảo Thảo


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Học cách 'Chăm sóc bản thân thật sự” trong năm mới

Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang thực sự chăm sóc bản thân đúng cách, hay chỉ đang chạy theo những buổi spa xa xỉ và các liệu trình thời thượng mà không biết chúng có thực sự mang lại hiệu quả?
2

Biến tiềm năng thành tài năng - Học cách khai phá tiềm năng để có một năm trọn vẹn

Tiềm năng không liên quan tới điểm xuất phát mà nằm ở việc bạn đi được quãng đường bao xa. Với cơ hội và động lực học tập thích đáng, bất kỳ ai cũng có thể khai phá tiềm năng của mình để đạt được những thành tựu lớn lao hơn. 
3

Con đường chính trực – Bốn giai đoạn để có một cuộc đời đầy ý nghĩa và niềm vui

Con đường chính trực là “sự chính trực” hay “sự toàn vẹn”, tức là trạng thái khi con người sống đúng với tiếng nói và cảm xúc chân thật bên trong mình.
4

Càng xem phim Sex Education, tôi càng thấy tư duy dạy con của chị đồng nghiệp quá cổ hủ

Tôi nhận định quan niệm của mình là đúng sau khi xem bộ phim này
5

Cung bậc tình yêu 1 - Ngày đùa

San có điện thoại. Chẳng sung sướng gì khi phải chạy cồng cộc qua hai mươi tư bậc thang lên tầng hai, mở cánh cửa kiếng mới vào được văn phòng nhà văn hóa huyện.

Theo bạn Dám nghĩ lớn là như thế nào?

Trong một lần may mắn chúng mình đã được tư vấn để tìm hiểu một quyển sách mang tên Dám nghĩ lớn (The magic of thinking big) của tác giả David J. Schwartz.

Thương vụ Facebook thâu tóm Instagram - Chỉ có chỗ cho một CEO

Trong lời tuyên bố, hai nhà sáng lập không đề cập gì đến Zuckerberg, và họ nhắc đến Instagram như một công ty riêng biệt và độc lập, điều mà họ không có được trong suốt sáu năm.

Thương vụ Facebook thâu tóm Instagram - Cuộc phong tỏa theo phong cách Facebook

Giờ đây khi Instagram đang có tốc độ tăng trưởng doanh thu và người dùng nhanh hơn Facebook, Zuckerberg quyết định đã đến lúc gỡ bỏ hoàn toàn “những bánh xe phụ”.

Hoa sen trên tuyết - Vì sao Kim Cương Thừa ít được truyền bá rộng rãi

Kim Cương Thừa (Vajrayana) hay Mật Thừa (Tantric) là một con đường hết sức linh thiêng và bí mật. Các tổ Mật Tông đều nhấn mạnh đến việc tu học Thần Chú (Tantra) như phương tiện để đạt đến sự giác ngộ.

Thương vụ Facebook thâu tóm Instagram – Khi Zuckerberg lo Instagram xâm phạm thương hiệu của Facebook

Một ngày thứ Ba của tháng Sáu, Instagram cuối cùng cũng đạt được cột mốc mà họ nỗ lực hướng tới: 1 tỷ người dùng. Đây là thành tựu mà họ nhận ra mình có khả năng đạt được sau khi ra mắt Stories trên Instagram.

Đắc nhân tâm - Dạy tôi cách làm người

Mỗi chúng ta ai ai cũng có sở thích của riêng mình và bản thân tôi cũng vậy, tôi hay tìm và đọc sách, vô tình tôi đọc sách để lại cho tôi nhiều ấn tượng, đó là cuốn Đắc Nhân Tâm của tác giả Dale Carnegie.

Đọc và tải miễn phí sách điện tử những điều ít biết về Steve Jobs

Steve Jobs Archive hôm nay đã phát hành một cuốn sách điện tử miễn phí tưởng niệm cuộc đời và sự nghiệp Steve Jobs bằng ngôn từ của chính ông, đối chiếu các email, bài phát biểu và các cuộc phỏng vấn với người sáng lập Apple.

Thương vụ Facebook thâu tóm Instagram - Nếu chúng ta không tạo ra thứ có thể giết chết Facebook, người khác sẽ làm

Khi Facebook mua lại một công ty, họ sẽ tìm cách tiếp thu công nghệ, đổi thương hiệu sản phẩm và lấp đầy những thiếu sót bằng năng lực sẵn có của họ.

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Phong cách sống - Trang Đào - 20/02/2025 13:00
Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!

Trò chuyện với AI: Câu trả lời của DeepSeek 'chấn động' đến mức nào khiến cộng đồng mạng rơi lệ

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 20/02/2025 12:00
Một cô gái đã chia sẻ cuộc trò chuyện đầy cảm xúc với DeepSeek lên MXH, tiết lộ rằng cô đã bật khóc trước những câu trả lời của AI này.

Tự do - Như chim tung cánh: Con đường đi đến tự do đích thực

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 20/02/2025 10:00
Con đường đi đến tự do không phải là "tự do khỏi" một điều gì đó hay "tự do làm bất cứ điều gì mình muốn", mà là tự do được là chính mình.

Con đường chính trực - Hóa giải ý nghĩ địa ngục của bạn

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 20/02/2025 09:00
Một khi niềm mong mỏi được thoát khỏi nỗi đau khổ, lấn át nỗi sợ tiến về phía trước của bạn, hãy đi theo con đường chính trực qua những bước sau đây.

Tối ưu hóa tiềm lực cho những mục tiêu mới

Tủ sách - Đan Thanh - 20/02/2025 08:00
"Đắc nhân tâm", "Quẳng gánh lo đi và vui sống", "Kích hoạt tiềm năng" và "Biến tiềm năng thành tài năng" là những cuốn sách kinh điển, mang đến những lời khuyên bổ ích và bài học ý nghĩa để tiếp thêm sức mạnh cho người đọc chinh phục những mục tiêu mới.

Học kỹ nghệ phần mềm mất bao lâu?

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/02/2025 13:00
Trong cuộc viếng thăm Trung Quốc tháng trước, một giáo sư toán học đã hỏi tôi: “Học kĩ nghệ phần mềm phải mất bao lâu?”

Xem phim Sex Education, tôi nhận ra lỗi sai kinh điển đẩy con vào tình cảnh đáng thương

Từ sách - Phim - Ứng Hà Chi - 19/02/2025 12:00
Thông qua bộ phim, tôi cuối cùng cũng nhận ra một sai lầm mà bản thân đã mắc phải nhiều lần trong việc nuôi dạy con cái.

Cảnh báo 1,8 tỷ người dùng Gmail có thể bị đánh cắp dữ liệu ngân hàng

Kỹ năng - Nam Đoàn - 19/02/2025 11:00
Tất cả 1,8 tỷ người dùng Gmail đã được đưa ra "báo động đỏ" về một vụ lừa đảo cho phép tin tặc truy cập vào tài khoản.

9 nhược điểm của việc là một người quá thông minh

Suy ngẫm - TĐ - 19/02/2025 10:00
Là một người rất thông minh, bạn có cảm thấy mình gặp khó khăn hơn những người còn lại không? Trí thông minh của bạn đôi khi lại là nguyên nhân gây ra những rắc rối?

Con đường chính trực - Ba cách để thoát khỏi xiềng xích địa ngục

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 19/02/2025 09:00
Quá trình để chúng ta thoát khỏi địa ngục bên trong của mình rất đơn giản, tuy nó không hẳn là dễ dàng. Dante đã làm mẫu quá trình này trong Thần khúc.

5 lý do bạn nên đọc cuốn sách 'Đơn giản mà nói'

Từ sách - Phim - Quìn - 19/02/2025 08:00
Giao tiếp không chỉ là một kỹ năng, mà còn là một nghệ thuật giúp bạn đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.

'Nụ hôn bạc tỷ' vào Top 10 phim Việt doanh thu cao nhất từ trước tới nay

Điện ảnh - Hoàng Phương Lê - 18/02/2025 13:00
Chiều 15.2, ê kíp bộ phim Nụ hôn bạc tỷ của Thu Trang công bố phim đã vượt mốc 180 tỉ đồng, vào danh sách 10 phim Việt có doanh thu cao nhất từ trước tới nay.

Bí mật gây nghiện nguy hiểm của túi mù: Cơ chế thao túng, bẫy tâm lý giống trò đỏ đen

Kỹ năng - Trang Đào - 18/02/2025 12:00
Tại sao "túi mù" hay Baby Three lại gây nên một cơn sốt "chưa từng có" trong giới trẻ? Đằng sau thói quen giải trí tưởng chừng vô hại là hiểm hoạ từ cơ chế "gây nghiện" và thuật thao túng tâm lý như trò đỏ đen.

Cuộc đời cha đẻ GM: Từng ở đỉnh cao rồi phải nhờ bạn nuôi, qua đời trong cảnh tay trắng

Phong cách sống - Quang Phong - 18/02/2025 11:00
William Durant sáng lập một trong những tập đoàn xe thành công nhất lịch sử thế giới nhưng qua đời với 2 bàn tay trắng.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 21/02/2025