Bạn đã bao giờ mất hết cảm giác về không gian và thời gian khi trang trí lại một căn phòng chưa? Còn việc tập trung khi chơi một bản nhạc đến nỗi những lo lắng đè nặng bạn một phút trước đã tan biến thì sao?
Vậy thì chắc hẳn bạn đã từng trải qua trạng thái tâm lý “dòng chảy”.
Khi tâm trí con người tan vào "dòng chảy"?
“Dòng chảy” là một thuật ngữ được sử dụng trong tâm lý học để mô tả trạng thái tập trung cao độ, trong đó bạn hoàn toàn tập trung vào một hoạt động. Nó thường được trải nghiệm trong các hoạt động có tính thách thức nhưng vẫn đáp ứng được trình độ kỹ năng của chúng ta.
Khi chúng ta trải nghiệm “dòng chảy”, chúng ta có xu hướng làm việc hiệu quả cao, cảm thấy mình có khả năng kiểm soát và quên đi thời gian.
“Dòng chảy” thường là một trải nghiệm tích cực. Vì vậy, nó có thể tốt cho sức khỏe tâm thần của chúng ta? Đó là câu hỏi mà các nhà nghiên cứu, hiện đang tìm hiểu.
Các khái niệm tâm lý “dòng chảy” giống như thoát tục khỏi hiện tại đã xuất hiện được một thời gian, chẳng hạn như "sự phân cực của sự chú ý", một trạng thái tập trung cao độ do nhà giáo dục người Ý Maria Montessori đề xuất vào đầu thế kỷ 20. Nhưng phiên bản khoa học, hiện đại của khái niệm “dòng chảy” sau được phát triển bởi nhà tâm lý học người Mỹ gốc Hungary Mihály Csíkszentmihályi vào những năm 1970.
Nghiên cứu của các nhà khoa học hiện giờ đã cho thấy mức độ cảm giác thoát tục của mỗi người chúng ta phần lớn do hoàn cảnh trải nghiệm khác nhau và một phần bị ảnh hưởng về mặt di truyền.
Nói cách khác, một số người dễ nhập định cảm giác “dòng chảy” hơn những người khác, một phần là do sự khác biệt cá nhân về khuynh hướng di truyền, nhưng phần lớn là do các yếu tố trong môi trường xung quanh tạo ra. Chúng có thể gồm hoàn cảnh trong các hoạt động cụ thể mà chúng ta tham gia, những phiền nhiễu mà chúng ta gặp phải và trạng thái tinh thần của chúng ta.
“Dòng chảy” có tác độ đến sức khỏe tâm thần ra sao?
Người ta đề xuất rằng tâm lý “dòng chảy” có thể liên quan đến nhiều kết quả tích cực, gồm cả sức khỏe tinh thần lẫn tim mạch tốt hơn. Những mối liên hệ này thường được hiểu là bằng chứng cho thấy “dòng chảy” tạo ra những tác dụng bảo vệ như vậy.
Những lợi ích của “dòng chảy” được đề xuất này đã giúp một số người nhìn thấy cơ hội kinh doanh và đưa ra chương trình dạng hướng dẫn, đào tạo việc thúc đẩy “dòng chảy”. Tuy nhiên, điều này có thể hơi vội vàng.
Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu đều chửa thể đưa ra bất kỳ kết luận nào về tác động nhân quả của “dòng chảy” đối với sức khỏe tâm thần hoặc thể chất. Nguyên nhân là vì nghiên cứu chủ yếu dựa trên cỡ mẫu nhỏ và các dữ liệu tự báo cáo. Hơn nữa, cả khuynh hướng gặp phải các vấn đề về tâm lý “dòng chảy” và sức khỏe tâm thần đều có một phần di truyền.
Những khuynh hướng cụ thể của chúng ta, cùng với môi trường và trải nghiệm của chúng ta, sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta sống trong thực tế, gồm cả việc chúng ta có gặp phải các vấn đề về tâm lý “dòng chảy” hay sức khỏe tâm thần hay không. Nhưng chính xác thì gien và môi trường của chúng ta phối hợp với nhau như thế nào vẫn chưa được biết rõ.
Yếu tố thứ ba
Một yếu tố thứ ba khác có thể liên quan là trạng thái "thần kinh" của mỗi người. Thần kinh là một đặc điểm tính cách mô tả xu hướng mất cân bằng cảm xúc và dễ bị kích động của chúng ta. Những người có điểm loạn thần kinh cao dễ bị căng thẳng và gặp các vấn đề về tâm lý, cũng như các bệnh về tim mạch và các bệnh cơ thể khác.
Đồng thời, theo trực giác, lo lắng, căng thẳng và cảm xúc bất ổn là những yếu tố khiến bạn không thể bước vào trải nghiệm “dòng chảy”. Vì vậy, rất có thể các khuynh hướng của chúng ta, gồm cả chứng loạn thần kinh, sẽ ảnh hưởng đến cả khả năng trải nghiệm “dòng chảy” và sức khỏe tâm thần của chúng ta.
Sau đó, nếu chúng ta khám phá mối quan hệ giữa “dòng chảy” và sức khỏe tâm thần mà không xem xét chứng loạn thần kinh - như hầu hết các nghiên cứu đã thực hiện - thì chúng ta sẽ quan sát thấy mối liên hệ. Nhưng điều đó thực sự bị thúc đẩy bởi chứng loạn thần kinh thì sao? Tất cả những điều này đặt ra câu hỏi: “dòng chảy” có thể thực sự bảo vệ chống lại một số vấn đề sức khỏe nhất định không?
Câu hỏi này gần đây đã được nghiên cứu bởi Emma Gaston tại Đại học Melbourne, Australia và được đồng giám sát bởi Miriam Mosing, Phó Giáo sư về Di truyền Hành vi, Viện Karolinska, Thụy Điển cùng Laura Wesseldijk, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Thẩm mỹ Thực nghiệm Max Planck (MPIEA) ở Frankfurt am Main, Đức. Công trình đã được xuất bản trên tạp chí Tâm thần học dịch thuật.
Lần đầu tiên, nhóm đã điều tra xem liệu chứng loạn thần kinh có ảnh hưởng đến mối liên hệ được quan sát giữa “dòng chảy” và sức khỏe tâm thần hay không - và liệu các yếu tố gia đình như di truyền hoặc môi trường gia đình thuở ban đầu có thể đóng một vai trò nào đó hay không.
Cũng lần đầu tiên, nghiên cứu thử nghiệm điều ngược lại; liệu các vấn đề về sức khỏe tâm thần có dẫn đến “dòng chảy” ít hơn hay không. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng các chẩn đoán thực tế từ 9.300 người trong cơ quan đăng ký bệnh nhân Thụy Điển.
Nhóm nhận thấy rằng những người dễ nhập định “dòng chảy” có ít nguy cơ mắc một số chẩn đoán nhất định, bao gồm trầm cảm, lo lắng, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, rối loạn liên quan đến căng thẳng và bệnh tim mạch. Điều này phù hợp với dự liệu về tác dụng bảo vệ của “dòng chảy” đối với kết quả sức khỏe tâm thần và tim mạch.
Tuy nhiên, khi xem xét chứng loạn thần kinh và các yếu tố gia đình, trải nghiệm “dòng chảy” vẫn chỉ liên quan đến chứng trầm cảm nặng và lo lắng, mặc dù mối liên hệ này có phần giảm đi.
Phát hiện này cho thấy “dòng chảy” có thể ẩn chứa một số tác dụng bảo vệ đối với hai kết quả sức khỏe tâm thần nêu trên, nhưng mối quan hệ đó phức tạp hơn chúng ta suy nghĩ và vẫn cần nghiên cứu sâu thêm.
Vậy chúng ta có nên tham gia khóa học về “dòng chảy” để giảm nguy cơ trầm cảm và lo lắng? Các nha khoa học chưa thể trả lời chính xác vì họ đang thiếu nghiên cứu để điều tra xem liệu chúng ta có thể điều khiển “dòng chảy” hay không và bằng cách nào cũng như những hậu quả mà điều đó sẽ gây ra.
Nhưng trước mắt, nghiên cứu cho thấy khi chúng ta ở trong trạng thái “dòng chảy”, có khả năng là chúng ta dành ít thời gian hơn để suy ngẫm về cuộc sống của mình hoặc lo lắng về tương lai - đơn giản vì chúng ta đang bận rộn và bản thân trải nghiệm về “dòng chảy”, cũng mang lại nhiều lợi ích. Vì vậy, nếu điều gì đó khiến bạn yêu thích đến nỗi mất hết cảm giác về không gian và thời gian thì rất có thể điều đó tốt cho bạn - ít nhất là trong thời điểm đó.
Dưới góc nhìn thông tin học
Trong từng khoảnh khắc được đem lại có biết bao luồng thông tin ập tới cá nhân. Các nhà tâm, lý học đã khám phá ra rằng tâm trí của chúng ta chỉ có thể chú ý vào một khối lượng thông tin nhất định trong hiện tại. Theo nghiên cứu của Mihaly năm 1956 thì khối lượng đó có thể vào khoảng 126 bits thông tin mỗi giây. Đó có vẻ là một con số lớn (và nhiều thông tin) nhưng những tác vụ đơn giản thường ngày cũng có biết bao nhiêu là thông tin. Chỉ một cuộc hội thoại cũng có khoảng 40 bit thông tin mỗi giây; tức là chiếm 1/3 dung lượng khả thể của một người. Đó là lý do tại sao một người không thể tập trung tốt vào những chuyện khác khi đang đối thoại.
Trong phần lớn trường hợp (ngoại trừ những cảm giác cơ thể thiết yếu như đói và đau – đó là bẩm sinh) mọi người có thể quyết chọn những gì họ muốn dành sự chú ý của mình vào. Nhưng khi một người đang trong trạng thái “dòng chảy” thì ngời ta bị choán toàn bộ tâm trí vào việc đang làm mà không có sự quyết định một cách có ý thức vào việc đó, buông mất sự thức nhận về tất cả mọi thứ khác: thời gian, con người, giải trí, thậm chí cả những nhu cầu thể lý cơ bản. Hiện tượng này xuất hiện bởi tất cả sự chú ý của một người trong trạng thái “dòng chảy” đã đặt vào tác vụ họ đang làm nên không còn sự phân bố nào khác của chú ý nữa.