Có thể nói, Kim Dung vô cùng ưu ái Quách Tĩnh khi viết Xạ điêu tam bộ khúc với nhiều chi tiết nói về quá trình trưởng thành của nhân vật này. Thậm chí, Quách Tĩnh dù không xuất hiện trong Ỷ thiên Đồ long ký nhưng Quách Tĩnh được xem là một trong số ít những cao thủ hàng đầu trong truyện võ hiệp Kim Dung với rất nhiều tuyệt học.
Quách Tĩnh là con của Quách Khiếu Thiên và Lý Bình gọi Quách Thịnh (nhân vật trong truyện Thủy Hử, một trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc) là cụ tổ. Cái tên Quách Tĩnh là do đạo sĩ phái Toàn Chân, Trường Xuân Tử Khưu Xứ Cơ đặt cho với ý nghĩa mong chàng và người anh em kết nghĩa Dương Khang không quên mối nhục Tĩnh Khang của Đại Tống ngày trước.
Quách Tĩnh là người khờ và chậm chạp, mồm mép vụng về, hơi ngốc nghếch. Chàng là người tính tình hào sảng, vô tư, chăm chỉ, chân thật, dũng cảm, hay làm việc nghĩa. Dù được đánh giá có tư chất bình thường nhưng Quách Tĩnh lại được nhiều cao thủ võ lâm lựa chọn truyền thụ võ công. Thậm chí Quách Tĩnh còn thông thạo nhiều tài nghệ khác như đấu vật, bắn cung, binh pháp...
Chàng đã được chỉ dạy những tuyệt kỹ võ công bậc nhất thiên hạ như Giang nam thất quái, nội lực của Toàn chân giáo, Hàng long thập bát chưởng của Hồng Thất Công.
Sau này Quách Tĩnh cũng không màng nguy hiểm cứu Chu Bá Thông và kết nghĩa huynh đệ với ông. Chu Bá Thông cũng dạy cho Quách Tĩnh môn võ Song thủ hỗ bác do mình tạo ra.
Thực lực của Quách Tĩnh ở thời điểm cuối Anh hùng xạ điêu chỉ kém Ngũ tuyệt thiên hạ, ngang ngửa Cầu Thiên Nhẫn. Tới Thần điêu hiệp lữ, võ công của chàng đã không có đối thủ.
Quách Tĩnh vào thời điểm Hoa Sơn Luận Kiếm lần 2 có thể đánh bại Âu Dương Phong. Hoàng Dược Sư và Hồng Thất Công đều khen ngợi dù cho tuổi đời còn rất trẻ nhưng Quách Tĩnh đã có thể tiếp hơn trăm chiêu với hai người. Tuy nhiên, Âu Dương Phong thình lình xuất hiện, vốn chỉ ngang tài với Hoàng Dược Sư và Hồng Thất Công, nhưng do đã luyện Cửu Âm Chân Kinh giả, biến sai thành đúng, nên võ công trở nên quái chiêu lợi hại. Dù vậy, Quách Tĩnh vẫn đấu lại Âu Dương Phong.
Vào giai đoạn cuối Thần điêu hiệp lữ, Quách Tĩnh nội công vẫn ngày một thăng tiến, đặc biệt là dựa trên nên tảng tâm pháp của Cửu Âm chân kinh, cùng với uy lực mạnh mẽ của Hàng long thập bát chưởng.
Dương Quá thời điểm đó gặp được kỳ ngộ, học được kiếm ý của Độc Cô Cầu Bại, võ công thăng tiến cực nhanh. Sau đó Dương Quá đau thương vì phải xa cách Tiểu Long Nữ mà tự sáng tạo ra loại võ công rất lợi hại có tên Ám nhiên tiêu hồn chưởng.
Thế nhưng, Dương Quá bị mất đi một cánh tay khiến thân thủ bị hạn chế nên nếu nếu Quách Tĩnh cũng sử dụng Song thủ hỗ bác để kết hợp với Hàng long thập bát chưởng thì Dương Quá không phải đối thủ.
Tưởng chừng, võ công của Quách Tĩnh có thể là một trong những cao thủ hàng đầu thiên hạ, không đối thủ. Nhưng trên thực tế, nhiều học giả đã phát hiện kẽ hở trong cách chiến đấu của Quách Tĩnh.
Cụ thể, tại Ngưu Gia Thôn, Quách Tĩnh và Âu Dương Phong đã có trận tỉ thí sau 10 năm không gặp. Dù Quách Tĩnh tấn công tới tấp, Âu Dương Phong phần lớn chống đỡ, "bao nhiêu sức mạnh của Hàng Long Thập Bát Chương và Cáp Mô Công rốt cuộc giáng vào vai của đối phương. Hai người phá thủng tướng văng ra ngoài, nửa mái nhà phía bên này sụp xuống."
Sau đó, mọi người chỉ thấy "Âu Dương Phong và Quách Tĩnh đứng bất động cách nhau nửa trượng, nội thương nghiêm trọng." Âu Dương Phong cười lớn rồi biến mất, Quách Tĩnh thì đi không nổi, phải nhờ Kha Trấn Ác vác đi.
Qua đây có thể thấy, Quách Tĩnh nếu gặp những cao thủ có nội công cao cường và có thể dùng đòn mà chàng đánh ra phản lại thì phải đầu hàng. Hai nhân vật này chính là Mộ Dung Phục và Trương Vô Kỵ.
Nguyên nhân chính là do họ sở hữu Càn khôn đại na di và Đẩu chuyển tinh di.
Trước hết, hãy nói về Đẩu chuyển tinh di. Mộ Dung Phục tuy chưa phải phát huy được 100% công lực của Đẩu chuyển tinh di nhưng dễ dàng đẩy được kỳ độc của Đinh Xuâ Thu, lại còn ném vào kẻ khác.
Hay khi rơi từ núi cao hàng ngàn trượng, Mộ Dung Phục có thể dùng thủ pháp Đẩu chuyển tinh di để tiêu giải 1 phần sức rơi khủng khiếp.
Còn về Càn khôn đại na di, Kim Dung mô tả rằng, tuy có thể không bằng Đẩu chuyển tinh di nhưng lại có thể kích phát tiềm lực tới cực hạn của cơ thể. Càn khôn đại na di ở các tầng thấp thì giống như phương pháp "bốn lạng bạt ngàn cân", nhưng đến các tầng cao lại biến ngược thành "ngàn cân bạt bốn lạng", lấy nội lực bao la tựa ngàn cân đem gạt kình lực nhỏ nhoi của đối thủ, tựa như giết già dùng dao mổ trâu.
Trong khi đó Hàng long thập bát chưởng là quyền thuật chí cương chí kiên trong võ học, có câu "nhu có thể thắng cương", nhưng cũng nên biết công lực loại nhu cũng không nhất định sẽ chiến thắng cương.
Càn khôn đại na di và Đẩu chuyển tinh di chuyên hóa giải chưởng lực nhưng lại ném trả đòn cho đối thủ. Nếu đòn thế của đối phương nhỏ thì có thể nhân đôi nội công còn đòn thế đối phương thuộc hàng bá đạo thì chỉ có thể hóa giải. Hàng long thập bát chưởng của Quách Tĩnh đánh ra, tuy nội lực rất mạnh nhưng gặp 2 chưởng pháp kia lúc nhu lúc cương, lại trở nên vô tác dụng.
Bởi vậy có thể nói, Quách Tĩnh nếu đụng độ Mộ Dung Phục và Trương Vô Kỵ chỉ có thể đầu hàng.
*Nguồn: Sohu, Sina, 163