Tuần trước tôi nói với sinh viên năm thứ nhất của tôi rằng tôi sẽ hành động như người quản lí thuê người để phỏng vấn họ về việc làm cho nên họ cần được chuẩn bị. Trong giờ lên lớp tiếp, tôi chọn một sinh viên và phỏng vấn anh ta khi cả lớp quan sát.
Với sự ngạc nhiên của anh ta, tôi đã không yêu cầu anh ta viết mã hay trả lời câu hỏi kĩ thuật mà hỏi những câu hỏi mà một số người trong họ có thể không mong đợi. Cho dù nó không phải là cuộc phỏng vấn thực, nhưng sinh viên này dường như bồn chồn.
Tôi bắt đầu: “Nói cho tôi mục đích nghề nghiệp của em?”
Sinh viên này có vẻ ngơ ngác: “Em không biết.”
Tôi nói với cả lớp: “Đây là một trong những câu hỏi mà nhiều người trong các em không được chuẩn bị. Nhưng nó là câu hỏi quan trọng vì người quản lý thuê người có thể hỏi nhiều câu hỏi hơn về điều các em muốn làm với nghề nghiệp của các em. Câu hỏi này sẽ phân biệt ai đó chỉ muốn có việc làm và ai đó lập kế hoạch cho tương lai của họ. Câu hỏi này sẽ loại bỏ những công nhân chỉ muốn có việc làm trong thời gian ngắn rồi chuyển sang việc làm khác để được lương tốt hơn. Vì công nhân kĩ thuật đổi việc làm thường xuyên, các công ty bây giờ dùng kiểu câu hỏi này để loại đi những công nhân “nhảy việc” trong cuộc phỏng vấn việc làm.
Tôi tiếp tục: “Em muốn làm gì sau khi làm việc ở đây trong 5 năm?”
Sinh viên này ngần ngại: “Em không chắc vào lúc này.”
Tôi giải thích cho cả lớp: “Thầy biết một số trong các em có thể không chú ý tới bản kế hoạch nghề nghiệp của các em nhưng các em cần trả lời câu hỏi này. Nếu các em không có giải thích tốt, các em có thể không nhận được việc làm. Cho dù các em thấy bản thân mình là người không tham vọng và chỉ muốn làm việc như người phát triển phần mềm, các em vẫn cần thăm dò nghề nghiệp của mình và hiểu kiểu việc làm nào các em muốn làm.”
Một sinh viên hỏi: “Câu trả lời đúng sẽ là gì?”
Tôi giải thích: “Đó là lí do tại sao tất cả các em đều xây dựng bản kế hoạch nghề nghiệp với nhiều bước hướng tới nghề nghiệp tương lai của các em. Câu trả lời điển hình kiểu như “Em muốn tổ hợp kĩ năng kĩ thuật của em với kĩ năng mềm của em để làm việc như người lãnh đạo tổ hay người quản lí dự án” hay thậm chí câu trả lời đơn giản như “Sau năm năm có kinh nghiệm làm việc, em muốn lãnh đạo một tổ mạnh để phát triển công việc thú vị về mặt kĩ thuật.” Tôi để ý nhiều sinh viên lập tức viết những điều này.
Tôi tiếp tục với cuộc phỏng vấn: “Kể cho tôi kiểu công việc nào em muốn làm trong công ti của tôi?”
Sinh viên này lần nữa lại dường như hoang mang: “Em muốn làm việc như người phát triển phần mềm.”
Tôi hỏi: “Trong khu vực nào? Công ty của tôi lớn và có nhiều việc làm trong nhiều khu vực.”
Anh ta bối rối: “Bất kì khu vực nào cũng sẽ là tốt với em.”
Tôi nói với cả lớp: “Trước khi xin làm bất kì việc nào, các em phải đọc bản mô tả việc làm và biết đích xác kiểu việc làm nào các em muốn làm. Các em không thể đưa vào trong bản sơ yếu lí lịch và hi vọng rằng ai đó sẽ thuê em. Trong thị trường việc làm cạnh tranh cao này, các em phải xác định.
Ngày nay có kĩ năng lập trình là KHÔNG đủ. Ngày nay có bằng cấp là KHÔNG đủ, cho dù nó là bằng kĩ thuật. Các em cần học nhiều hơn về “các khu vực nóng” như Học máy, Khoa học dữ liệu, An ninh cyber v.v. Đó là lí do tại sao các em phải đọc nhiều hơn về xu hướng công nghệ và thị trường việc làm. Ngày nay, các em là sinh viên nhưng sau khi tốt nghiệp, một số trong các em sẽ có việc làm tốt hơn, và được trả nhiều tiền hơn những người khác.
Sẽ có khác biệt lớn trong các em về địa vị và nghề nghiệp tương lai. Điều đó tất cả tuỳ thuộc vào các em được chuẩn bị tốt thế nào và khu vực có yêu cầu cao nào mà các em đã chọn lựa. Có thể rằng người ngồi cạnh các em sẽ được trả lương nhiều hơn các em, cho dù người đó có thể không có điểm tốt hơn. Sự kiện là người đó được chuẩn bị còn các em thì không.”