Tôi ổn – Bạn ổn: Giải quyết cảm giác Không Ổn cho trẻ trong độ tuổi đến trường

20/09/2022 16:01
Tôi ổn – Bạn ổn: Giải quyết cảm giác Không Ổn cho trẻ trong độ tuổi đến trường

Khi một đứa bé năm tuổi dũng mãnh bước đi vào ngày đầu tiên tới lớp mẫu giáo, nó sẽ mang theo trong mình khoảng 25.000 giờ các băng ghi hai mặt. Một mặt là Cái Tôi Cha Mẹ của nó. Mặt kia là Cái Tôi Trẻ Em.

Nó cũng có một chiếc máy tính có thể tắt các phản ứng và cho ra hàng ngàn ý tưởng tuyệt vời, nếu nó không hoàn toàn bị cuốn vào việc giải quyết các vấn đề phát sinh từ cảm giác Không Ổn.

Nơi người giỏi sẽ giỏi hơn và người dở sẽ thành dở hơn

Một đứa trẻ “sáng sủa” là đứa trẻ đã học được cách sử dụng và tin tưởng Cái Tôi Người Lớn của mình và biết rằng Cái Tôi Cha Mẹ của nó ỔN, chúng sẽ duy trì thái độ như vậy ngay cả trong những lúc nó cảm thấy không ỔN. Đứa trẻ sẽ học được tài khéo léo dàn xếp của Cái Tôi Người Lớn, nó sẽ có sự tự tin, thứ được phát triển từ việc giải quyết thành công vấn đề, và nó sẽ cảm thấy tốt đẹp về bản thân.

Ở thái cực ngược lại là một đứa trẻ nhút nhát, người có 25.000 giờ băng ghi luôn phát lại dữ liệu hỗn độn của sự giám sát và chỉ trích chói tai, tạo ra nhịp điệu lặp đi lặp lại đều đều, KHÔNG ỔN, KHÔNG ỔN, KHÔNG ỔN. Đứa trẻ cũng có một máy tính tuyệt vời nhưng không được sử dụng nhiều.

Nếu đứa trẻ không thể sử dụng “chiếc máy tính” của mình, nhiều khả năng là vì nó chưa bao giờ nhìn thấy một người nào đó sử dụng, hoặc đã không có ai giúp nó học cách sử dụng. Nếu đứa trẻ học kém ở trường, nó sẽ bộc lộ sự than phiền về sự hạn chế của bản thân: “Tôi thật là ngu ngốc”, còn tuyên bố của cha mẹ nó sẽ là: “Nó đã không thể hiện hết tiềm năng của mình”. Vấn đề cơ bản là mức độ nghiêm trọng của vị thế TÔI KHÔNG ỔN – BẠN ỔN. Trường học là nơi mà xét về mặt học thuật thì “người giỏi sẽ thành giỏi hơn và người dở sẽ thành dở hơn”, trừ khi có những giáo viên thật sự có năng lực.

Ở một đứa trẻ thể hiện những vấn đề rõ ràng với trường học – hành vi phá hoại, trạng thái mơ màng, thành tích kém – ta có thể tin chắc rằng vị thế TÔI KHÔNG ỔN – BẠN ỔN là mối bận tâm xuyên suốt của nó.

Trường học là một môi trường cạnh tranh với quá nhiều mối đe dọa đối với Cái Tôi Trẻ Em, và ngay từ đầu đã có quá ít cơ hội cho những thành tựu để làm giảm thiểu cảm giác Không Ổn ở đứa trẻ.

Những năm học đầu tiên có thể là sự khởi đầu của một mô hình các tương giao mang tính kiểm tra định kỳ, mà theo cảm nhận của đứa trẻ là sự nhấn mạnh vị thế Không Ổn của nó, với sự góp sức của cảm giác vô tích sự và tuyệt vọng. Khía cạnh thật sự cấp bách của tình huống này là tất cả đời sống đều có tính cạnh tranh, bắt đầu từ đời sống trong gia đình và trải rộng đến toàn bộ đời sống trường học và thế giới trưởng thành của đời sống xã hội.

Các cảm xúc và kỹ thuật liên quan đến việc đương đầu với vị thế Không Ổn mà những đứa trẻ đã thiết lập trong môi trường gia đình và trường học có thể tồn tại xuyên suốt đến những năm trưởng thành và có thể phủ nhận những thành quả cùng sự hài lòng dựa trên ý thức chân chính về tự do định hướng số phận mình.

Giáo dục hành vi qua mô hình P-A-C

Lời khuyên của tôi dành cho các bậc cha mẹ có con đang gặp khó khăn trong trường học là hãy học về mô hình P-A-C, tức là mô hình Cái Tôi Cha Mẹ (P – Parent) - Cái Tôi Người Lớn (A - Adult) và Cái Tôi Trẻ Em (C - Child) một cách nghiêm túc và bắt đầu xử lý các tương giao với con cái dưới dạng Cái Tôi Người Lớn – Cái Tôi Người Lớn, nếu cần hãy tìm đến sự hỗ trợ của trị liệu. Họ phải luôn ghi nhớ ảnh hưởng to lớn của cảm giác Không Ổn.

Nguyên tắc là: Khi hoài nghi, hãy vỗ về. Điều này sẽ giúp đứa trẻ đang sợ hãi, lo lắng cảm thấy được xoa dịu trong khi Cái Tôi Người Lớn tiếp tục đương đầu với thực tế của tình huống. Tuy nhiên, thường thì những thực tế này không được làm rõ cho đứa trẻ. Tiến sĩ Warren Prentice, Giáo sư Giáo dục tại Đại học Sacramento State và là thành viên của Hội đồng Viện Nghiên cứu Phân tích Tương giao đưa ra giả thuyết là khi một đứa trẻ mang về nhà một bảng điểm ghi “cố gắng hơn nữa” nó sẽ hiểu thông điệp này như một tuyên bố chung là BẠN KHÔNG ỔN.

Điều đứa trẻ cần biết là “cố gắng cái gì hơn nữa”. Còn lời phê “quá chậm” sẽ bao hàm câu hỏi “nhanh như thế nào mới phải?”. Prentice cho rằng đứa trẻ cần phải được giúp đỡ để xác định những lĩnh vực mà nó đang hoặc có thể làm tốt, và điều này không thể được thực hiện bằng một bài kiểm tra viết, vì chính phương tiện này gợi lên băng ghi cũ: “Mình không làm được, vậy còn cố gắng làm gì?”.

Việc đó được thực hiện bằng cách lắng nghe và trò chuyện với đứa trẻ. Ông nói, nếu một đứa trẻ đang gặp khó khăn trong trường học thì thật vô nghĩa khi giả định rằng một kỳ học hè hay kỳ nghỉ cuối tuần với mọi thứ chẳng có gì khác có thể giúp được nó, trừ khi có một vấn đề đặc biệt được tách ra và giải quyết. Cái Tôi Cha Mẹ nói “Hãy làm nhiều hơn nữa” thì Cái Tôi Người Lớn sẽ hỏi “Làm cái gì nhiều hơn nữa?”.

Sau một bài nói chuyện về Phân tích Tương giao cho một nhóm các nhà giáo dục, tôi được nghe rằng “Chúng ta phải đưa nó vào trường học”. Tôi hoàn toàn đồng ý. Nhiều phụ huynh cũng đồng ý. Trong số 66 phụ huynh được hỏi, có đến 94% phụ huynh tán thành đưa chương trình Phân tích Tương giao vào trường trung học phổ thông và 85% muốn nó được dạy ở trường trung học cơ sở và tiểu học.

Giáo dục được dự báo là phương thuốc tốt nhất cho các căn bệnh của thế giới. Tuy nhiên, những căn bệnh đó đều gắn chặt với hành vi. Do đó, giáo dục hành vi thông qua một hệ thống dễ hiểu như mô hình P-A-C có lẽ là điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm để giải quyết những vấn đề đang bao vây, đe dọa hủy diệt chúng ta. Những nhiệm vụ liên quan gần như vẫn vượt tầm hiểu biết, nhưng theo một cách nào đó, tại một số thời điểm, chúng ta phải tiến hành một kiểu cắt đứt nào đó với cuộc hành quân không nao núng của các thế hệ hướng đến sự điên rồ hoặc các hình thức tự hủy khác, những thứ vốn bắt nguồn từ thời thơ ấu


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Hiểu quy luật tự nhiên để 'Sống an vui'

Hạnh phúc không phải là một điều gì xa vời hay bí ẩn. Nó đến khi ta hiểu và sống thuận theo quy luật tự nhiên. Một trong những quy luật quan trọng nhất chính là nhân quả – gieo gì, gặt nấy.
2

Chiến thắng con quỷ bên trong - Phụ nữ muốn sống một cuộc đời rực rỡ, nhất định phải hiểu 3 điều này

Khi nhận diện được những nỗi sợ đang chi phối mình, bạn đã đi được nửa chặng đường đến tự do.
3

Đường vào thiền - Osho Tôi đã cố gắng kiểm soát cảm xúc, nhưng vì sao càng kiểm soát càng mệt mỏi?

Có thể bạn quyết định mình sẽ không tức giận; bạn có thể nghĩ rằng giận dữ là xấu, nhưng khi cơn giận ập tới, suy nghĩ của bạn bị gạt qua một bên và bạn trở nên tức giận.
4

Bí quyết sống tỉnh thức trong 8 ngày - Sống chậm lại, bí quyết tỉnh thức giúp bạn thoát khỏi căng thẳng

Bạn có bao giờ cảm thấy tâm trí lúc nào cũng mệt mỏi? Những áp lực vô hình khiến bạn kiệt sức, dù nghỉ ngơi bao nhiêu cũng không thấy nhẹ nhõm hơn? Nhưng sự bình yên không phải là thứ xa vời – nó có thể đến từ chính những khoảnh khắc đơn giản trong ngày.
5

Làm chủ cuộc đời - Hạnh phúc không nằm ở thứ bạn có, mà ở cách bạn nghĩ

Chúng ta thường lầm tưởng rằng hạnh phúc đến từ những gì ta sở hữu – tiền bạc, danh vọng hay vật chất. Nhưng thực tế, chính cách ta suy nghĩ mới quyết định sự bình yên trong tâm hồn.

Trưởng thành - Osho: Và 14 triết lý cần biết

Osho từng chia sẻ rằng, "Bất kỳ con vật nào cũng có thể già đi, nhưng trưởng thành là đặc quyền của con người. Có rất ít người nắm lấy đặc quyền đó". Hãy thử lắng nghe thêm quan điểm của ông về chủ đề Trưởng thành này nhé.

Tôi ổn – Bạn ổn: Giúp trẻ bằng cách giúp đỡ cha mẹ chúng, nhưng bắt đầu từ đâu?

Lý tưởng nhất thì chúng ta bắt đầu ngay từ vạch xuất phát, chính là chương trình giảng dạy dành cho những người sắp làm cha mẹ.

Bên rặng tuyết sơn - Đau khổ giúp con người ý thức rõ mục đích của cuộc đời

Đa số nhân loại vì thiếu hiểu biết nên đã hao tổn năng lực để theo đuổi các điều kiện vật chất. Điều đáng tiếc là một số tu sĩ lẽ ra phải hiểu biết hơn lại sa vào những vết xe đó.

Tôi ổn – Bạn ổn: Cách tốt nhất để giúp đỡ trẻ em chính là giúp đỡ cha mẹ chúng

Nếu các bậc phụ huynh không thích những gì con cái của họ làm, thì không chỉ riêng con cái phải thay đổi.

Yêu - Hiểu - Cảm xúc: Tìm thấy những khoảnh khắc giác ngộ thú vị

Bộ sách “Yêu”, “Hiểu”, “Cảm xúc” của Osho chậm rãi đưa độc giả tìm về với bản ngã chân thật - thứ mà bấy lâu nay đã bị đè nén bởi những khuôn khổ hành xử “giả mạo”, bị bóp méo bởi sự phân cực trong tư tưởng và hành động.

Bạn thật sự là ai? - 5 nhóm tính cách tác động sâu sắc tới cuộc đời của mỗi người

“Bạn thật sự là ai?” - Cuốn sách nhấn mạnh tầm quan trọng của tính cách trong việc định hình cuộc sống của mỗi người chúng ta, đồng thời giới thiệu về “bản tính thứ ba”, hay còn gọi là bản tính đặc trưng, hoàn toàn khác với bản tính sinh học và xã hội

Quyền lực biểu tượng: Mách bạn 3 bước tạo nên lợi thế biểu tượng cho sản phẩm

Tại sao trong một thị trường đầy rẫy những sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau và liên tục thay đổi, khách hàng vẫn chỉ luôn tìm đến và ở lại với một vài thương hiệu trong suốt thời gian dài?

5 chiến lược tâm lý trong Chủ nghĩa Khắc kỷ giúp bạn vững vàng trước mọi tai ương

Chủ nghĩa Khắc kỷ ra đời vào khoảng năm 301 trước Công nguyên, cung cấp một kho tàng những chiến lược và kỹ thuật phong phú để rèn luyện sự dẻo dai tâm lý.

Con đường chuyển hoá - Ba điều an lạc khi quay về với chính mình

Trong cuộc sống vội vã này, nhiều lúc chúng ta chạy theo những mối lo ngoài kia mà quên mất rằng an lạc thật ra không phải thứ gì đó cần tìm kiếm ở đâu xa, mà là món quà ta có thể tự tặng mình – chỉ cần quay về với chính mình.

Người dùng Zalo nếu Không muốn trở thành nạn nhân thì hãy thực hiện 7 thao tác này

Kỹ năng - Minh Anh - 09/04/2025 11:00
Nếu không cảnh giác, tài khoản của bạn có thể là “miếng mồi ngon” cho kẻ gian.

Tranh cãi đáng sợ của Gen Y và Gen Z: Có thể chúng ta đang sống trong “những năm tháng mất mát”

Suy ngẫm - Chi Chi - 09/04/2025 10:00
Nếu chúng ta không lùi bước lại và suy ngẫm, một ngày nào đó chúng ta sẽ trở thành 'phương tiện truyền thông bị mất' hoặc 'lịch sử bị mất'.

Xem “Sex Education” tôi hốt hoảng nhận ra lý do con trai gào lên “con không muốn về nhà”

Điện ảnh - Mini - 09/04/2025 09:00
Lần này, sau khi xem phim "Sex Education", tôi đã nhận ra lỗi sai và sự nhu nhược của mình.

Con đường chuyển hoá - Ba điều an lạc khi quay về với chính mình

Từ sách - Phim - Quìn - 09/04/2025 08:00
Trong cuộc sống vội vã này, nhiều lúc chúng ta chạy theo những mối lo ngoài kia mà quên mất rằng an lạc thật ra không phải thứ gì đó cần tìm kiếm ở đâu xa, mà là món quà ta có thể tự tặng mình – chỉ cần quay về với chính mình.

“Người ái kỷ” là gì mà khiến tình yêu trở nên "độc hại"?

Phong cách sống - Trần Hà - 08/04/2025 13:00
Sẽ độc hại thế nào nếu bạn yêu một người ái kỷ?

Bà mẹ bật mí cách trang bị cho con 20 kỹ năng trong thời đại AI

Kỹ năng - Hiểu Đan - 08/04/2025 12:00
Mỗi giai đoạn sẽ có các hoạt động cụ thể, phù hợp với độ tuổi và khả năng nhận thức của trẻ.

Chatbot Microsoft Copilot cà khịa Bill Gates, Satya Nadella, Steve Ballmer trong cuộc phỏng vấn hiếm thấy

Thư giãn - Sơn Vân - 08/04/2025 11:00
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Microsoft, Copilot đã phỏng vấn và "cà khịa" các lãnh đạo huyền thoại của công ty.

CEO Hannah Olala: 13 điều những người mạnh mẽ về tinh thần không làm

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 08/04/2025 10:00
Những người mạnh mẽ về tinh thần có những thói quen lành mạnh. Họ quản lý cảm xúc, suy nghĩ và hành động theo những cách giúp họ đạt được thành công trong cuộc sống", CEO Hannah Olala chia sẻ.

Xem Sex Education, tôi nhận ra bi kịch của gia đình suốt 3 thế hệ

Điện ảnh - Thanh Hương - 08/04/2025 09:00
Tôi chưa bao giờ bị đánh mắng nhưng tuổi thơ lại tràn đầy bi kịch.

'Đường vào thiền' của Osho giúp đưa thiền vào cuộc sống

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 08/04/2025 08:00
'Đường vào thiền' tập hợp những bài giảng của Osho trong một khóa thiền do ông hướng dẫn, diễn ra trong ba ngày tại khu đồi Mahabaleshwar. Lật giở trang sách, độc giả cảm giác như Osho đang ngồi trước mặt và hướng dẫn ta từng bước đi vào thiền.

Người quản lý có kinh nghiệm

Blog GS John VU - GS John Vu - 07/04/2025 13:00
Một dự án điển hình thường yêu cầu các thành viên tổ có những kĩ năng kĩ thuật chuyên môn nhưng với người quản lí có kinh nghiệm, một mình kĩ năng kĩ thuật là KHÔNG đủ.

5 thứ này cho vào bình giữ nhiệt thì ngang "thuốc độc", ngấm ngầm hại cơ thể

Kỹ năng - Phác Thái Anh - 07/04/2025 12:00
Bình giữ nhiệt giữ ấm hiệu quả, nhưng không phải loại nước uống nào cũng phù hợp để đựng trong đó.

Vì sao Tiêu Phong truyền võ công cho kẻ thù là Hư Trúc mà bỏ qua Đoàn Dự?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 07/04/2025 11:00
Vì sao Tiêu Phong lại chọn Hư Trúc, người có ân oán với mình, thay vì Đoàn Dự, người anh em kết nghĩa, để kế thừa võ công Cái Bang?

Sự thật tin đồn bất hòa giữa Lý Tiểu Long và sư phụ Diệp Vấn

Phong cách sống - Minh Phương - 07/04/2025 10:00
Có nhiều tin đồn rằng Lý Tiểu Long và sư phụ Diệp Vấn không hòa thuận, thậm chí họ còn cắt đứt quan hệ thầy - trò, điều này có đúng?

Làm chủ cuộc đời - Đi tìm ánh sáng của từ bi và trí tuệ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 07/04/2025 09:00
Cuốn sách "Làm chủ cuộc đời" là tập hợp những bài giảng của Tiến sỹ Phật học Khangser Rinpoche, hướng dẫn bạn đọc tìm thấy một điểm tựa tinh thần cho cuộc đời của chính mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 09/04/2025