Tôi ổn – Bạn ổn: Giúp trẻ bằng cách giúp đỡ cha mẹ chúng, nhưng bắt đầu từ đâu?

Bình Anh17/09/2022 15:56
Tôi ổn – Bạn ổn: Giúp trẻ bằng cách giúp đỡ cha mẹ chúng, nhưng bắt đầu từ đâu?

Lý tưởng nhất thì chúng ta bắt đầu ngay từ vạch xuất phát, chính là chương trình giảng dạy dành cho những người sắp làm cha mẹ.

Chương trình này được thực hiện ở thành phố Sacramento từ năm 1965, bởi vợ chồng Tiến sĩ Erwin Eichhorn. Ông là một bác sĩ sản khoa và bà là giảng viên ngành điều dưỡng tại Đại học Sacramento City.

Đừng học cách cư xử của Cái Tôi Cha Mẹ

Một trong những hiểu biết hữu ích nhất trong việc nuôi dạy con là nhận thức được vị thế TÔI KHÔNG ỔN – BẠN ỔN đang hiện diện. Đứa trẻ lớn lên nương theo vị thế ỔN của người mẹ. Nó cảm thấy KHÔNG ỔN, nhưng miễn là mẹ nó cảm thấy ỔN thì vẫn còn điều gì đó nó có thể dựa vào. Giá trị sự vỗ về của cha mẹ đối với đứa trẻ tương ứng một cách chính xác với giá trị mà đứa trẻ nhìn thấy ở cha mẹ mình.

Rất dễ dàng nhận thấy rằng khi Cái Tôi Trẻ Em của người mẹ bị cuốn vào tương giao Cái Tôi Trẻ Em của trẻ thì đứa trẻ này sẽ cảm nhận rằng thế giới của nó thật xấu xa, tồi tệ. Một bên là Cái Tôi Trẻ Em KHÔNG ỔN và bên còn lại cũng là Cái Tôi Trẻ Em KHÔNG ỔN. Nếu loại tương giao này chiếm ưu thế trong cuộc sống đầu đời của một người, nó sẽ hình thành vị thế sống TÔI KHÔNG ỔN – BẠN KHÔNG ỔN, hoặc cực đoan hơn là vị thế TÔI ỔN – BẠN KHÔNG ỔN.

Người mẹ và người cha (đặc biệt là người mẹ, vì đó là người có ảnh hưởng nhất tới đứa trẻ trong những năm đầu đời) phải nhạy cảm với Cái Tôi Trẻ Em KHÔNG ỔN của chính họ. Nếu Cái Tôi Trẻ Em của người mẹ có một vị thế KHÔNG ỔN mạnh mẽ, nó có thể dễ dàng bị “câu ra” bởi những trục trặc trong cuộc sống, hoặc bởi những chướng ngại, những thất vọng như hành vi cố chấp của đứa trẻ vốn cũng có một Cái Tôi Trẻ Em KHÔNG ỔN. Với người mẹ, cánh cửa được mở ra cho Cái Tôi Trẻ Em đến nắm quyền, điều này kích hoạt loạt sự kiện có tính thoái lui, lùi ngày càng xa về những trò chơi xưa cũ “Của tôi tốt hơn của bạn” và người mẹ giành chiến thắng ở vòng cuối cùng bằng trò chơi “Tôi to lớn hơn”.

Dễ dàng nhận thấy rằng chỉ thông qua Cái Tôi Người Lớn, đứa trẻ mới có thể học được những cách sống hiệu quả hơn. Nhưng đứa trẻ sẽ hỏi: “Làm thế nào để ta phát triển một Cái Tôi Người Lớn trong khi chưa từng chứng kiến nó?”. Trẻ em học bằng cách bắt chước. Một trong những cách hiệu quả nhất mà một đứa bé có thể phát triển Cái Tôi Người Lớn của mình với các vòng lặp kiểm soát ngày càng mạnh mẽ là có cơ hội quan sát cha mẹ chúng, khi mà Cái Tôi Trẻ Em của cha mẹ rõ ràng đã bị “câu ra” và đang giành giật quyền chỉ huy bằng một cơn giận dữ bộc phát, thì họ kiểm soát Cái Tôi Trẻ Em của mình và duy trì phản ứng bằng Cái Tôi Người Lớn, nói một cách khác, họ phản ứng một cách hợp lý và thận trọng.

Khi một đứa trẻ năm tuổi nói “Cha ơi, đừng tận dụng Cái Tôi Cha Mẹ của cha” thì nó đang truyền đạt sự hiểu biết rằng người cha cũng có “các thành phần cái tôi”, rằng cha nó có một Cái Tôi Cha Mẹ và Cái Tôi Trẻ Em có thể bị “câu ra”. Khi người cha nói với đứa trẻ năm tuổi “Nếu con cứ tiếp tục làm như vậy, con sẽ gọi ra Cái Tôi Cha Mẹ của cha và cả hai cha con ta sẽ đều cảm thấy tệ đấy”, ông sẽ mở đường cho sự chấp nhận của hai Cái Tôi Người Lớn, rằng cả hai người đều đang có những cảm xúc nhất định và có thể bị đẩy đi quá xa.

Vị thế Người lớn – Người lớn này không thể phát triển nếu như người cha hét lên: “Nếu con lại tái phạm thì cha sẽ đánh đòn con!”. Tất cả những gì mà kiểu cư xử này làm được là làm tắt “chiếc máy tính” ở trẻ, khiến nó không thể suy nghĩ về ưu khuyết điểm của “những gì nó đã làm”, tất cả những gì đọng lại là thực tế nó sẽ bị ăn đòn. Và thế là kết thúc bài học. Người cha có lẽ đã học cách cư xử đó từ chính người cha của mình, những vòng lặp vô tận.

Phải tôn trọng Cái Tôi Người Lớn của đứa trẻ

Một tương giao đặc biệt gây rối loạn tổ chức đối với một đứa trẻ là khi cha mẹ trả lời một yêu cầu nào đó của đứa trẻ bằng tất cả những lý do dài dòng tại sao nó không nên làm điều đó, thay vì chỉ nêu rõ lý do chính. Nếu lý do chính đó không đủ mạnh để được thể hiện bằng thuật ngữ đơn giản, thì có lẽ nó nên bị loại bỏ.

Một đứa bé sáu tuổi bước vào nhà bếp, đi cùng là bốn đứa bạn chơi chung. Thời điểm lúc đó là bốn giờ bốn mươi lăm phút chiều. Người mẹ đang chuẩn bị bữa tối và đang nếm thử thức ăn. Đứa con sáu tuổi nói: “Mẹ ơi, chúng con có thể ăn cái gì đó không?”.

Người mẹ đáp lại với miệng đang ngậm thức ăn: “Không, gần đến giờ ăn tối rồi. Nếu con ăn bây giờ, con sẽ không ăn nổi bữa tối. Ra ngoài và chơi với bạn đi. Con cứ luôn làm bẩn nhà bếp. Tại sao con không bao giờ chịu dọn dẹp thứ gì cả vậy?”. Đây là một cơ hội tuyệt vời cho Cái Tôi Cha Mẹ của người mẹ giày vò đứa trẻ với một lô lốc những điều “còn nữa” mang tính răn dạy. Đứa trẻ đau khổ và bỏ đi.

Trong trường hợp diễn ra, người mẹ đã nạp những sự bất nhất, tạo ra những thắc mắc trong tâm trí đứa trẻ: “Tại sao mẹ thì đang ăn mà chúng con không thể ăn? Có gì sai với chuyện no nê chứ? Mẹ đang no nê đó thôi. Mẹ cũng làm bẩn nhà bếp mà”. Đối với đứa trẻ, đó giống như một sự đàn áp, nếu không muốn nói là một kiểu chọc điên, giống như khi một người trưởng thành yêu cầu ông chủ mình tăng lương, anh ta sẽ được nghe đọc toàn bộ Mười Điều Răn.

Các bậc phụ huynh sẽ thành công trong việc rèn luyện con cái nếu họ dựa vào những lý lẽ tốt nhất. Việc này cho Cái Tôi Người Lớn của đứa trẻ một cơ sở vững chắc để xử lý và “máy tính” của nó sẽ không phải tải xuống các dữ liệu không cần thiết. Đứa trẻ cũng sẽ có cơ hội để thực hiện tương giao với lòng tự trọng thay vì cảm giác KHÔNG ỔN tràn ngập. Bạn kiềm chế việc ra rả vào tai nhân viên của bạn Mười Điều Răn vì bạn tôn trọng Cái Tôi Người Lớn của anh ta; nếu bạn muốn Cái Tôi Người Lớn trong đứa con của bạn phát triển, bạn cũng phải tôn trọng nó.

>> Tôi ổn - Bạn ổn: Cách tốt nhất giúp trẻ chính là giúp đỡ cha mẹ chúng


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

30 trích dẫn hay từ 'Quẳng gánh lo đi và vui sống'

Trong Quẳng gánh lo đi và vui sống, tác giả mang đến những phương pháp giúp bạn đọc xây dựng được thái độ sống tích cực, an tâm cảm nhận hạnh phúc và mãi mãi loại bỏ thói quen lo lắng.
2

Tu giữa đời thường - Điều tồi tệ nhất đối với tình trạng căng thẳng kinh niên là gì?

Nhịp sống hiện đại khiến chúng ta không thật sự ở trong chế độ “nghỉ ngơi và tiêu hóa” đủ để có thể trở lại trạng thái cân bằng vốn có. Chính vì vậy chúng ta luôn sống trong trạng thái căng thẳng kinh niên.
3

Bộ sách ‘Đủ duyên ta lại tương phùng’ - Giúp bạn bình yên giữa dòng đời vội vã

Có bao giờ bạn ngồi lại thành thật với chính mình để hỏi xem bản thân đang sống vì điều gì? Những vòng quay về tiền tài, danh vọng ấy có phải là thứ bạn mong mỏi, hay cuối cùng, thứ bạn thực sự cần chỉ là chút an yên, tịch tịnh ở tâm hồn?
4

Người thành công thật ra đã từ bỏ rất nhiều

Nếu thành công là phải chạm vạch đích thì góc nhìn của bạn có hơi cứng nhắc. Chúng ta không những phải đặt ra mục tiêu linh hoạt hơn, mà còn phải biến mình thành những cá nhân linh hoạt trong cách đánh giá về thành công và thất bại.
5

‘Từ bỏ’ - Chìa khóa giúp bạn buông đúng lúc, bỏ đúng việc để thành công

Có một niềm tin đã ăn sâu rằng người thắng cuộc không bao giờ bỏ cuộc và người bỏ cuộc sẽ chẳng đi đến đâu. Và chúng ta đang trả giá cho niềm tin đó, khi cân nhắc từ bỏ một công việc tồi tệ hay rời bỏ một mối quan hệ độc hại...

Bên rặng tuyết sơn - Đau khổ giúp con người ý thức rõ mục đích của cuộc đời

Đa số nhân loại vì thiếu hiểu biết nên đã hao tổn năng lực để theo đuổi các điều kiện vật chất. Điều đáng tiếc là một số tu sĩ lẽ ra phải hiểu biết hơn lại sa vào những vết xe đó.

Tôi ổn – Bạn ổn: Cách tốt nhất để giúp đỡ trẻ em chính là giúp đỡ cha mẹ chúng

Nếu các bậc phụ huynh không thích những gì con cái của họ làm, thì không chỉ riêng con cái phải thay đổi.

Yêu - Hiểu - Cảm xúc: Tìm thấy những khoảnh khắc giác ngộ thú vị

Bộ sách “Yêu”, “Hiểu”, “Cảm xúc” của Osho chậm rãi đưa độc giả tìm về với bản ngã chân thật - thứ mà bấy lâu nay đã bị đè nén bởi những khuôn khổ hành xử “giả mạo”, bị bóp méo bởi sự phân cực trong tư tưởng và hành động.

Bạn thật sự là ai? - 5 nhóm tính cách tác động sâu sắc tới cuộc đời của mỗi người

“Bạn thật sự là ai?” - Cuốn sách nhấn mạnh tầm quan trọng của tính cách trong việc định hình cuộc sống của mỗi người chúng ta, đồng thời giới thiệu về “bản tính thứ ba”, hay còn gọi là bản tính đặc trưng, hoàn toàn khác với bản tính sinh học và xã hội

Quyền lực biểu tượng: Mách bạn 3 bước tạo nên lợi thế biểu tượng cho sản phẩm

Tại sao trong một thị trường đầy rẫy những sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau và liên tục thay đổi, khách hàng vẫn chỉ luôn tìm đến và ở lại với một vài thương hiệu trong suốt thời gian dài?

5 chiến lược tâm lý trong Chủ nghĩa Khắc kỷ giúp bạn vững vàng trước mọi tai ương

Chủ nghĩa Khắc kỷ ra đời vào khoảng năm 301 trước Công nguyên, cung cấp một kho tàng những chiến lược và kỹ thuật phong phú để rèn luyện sự dẻo dai tâm lý.

‘Tôi ổn - Bạn ổn’ - Khám phá cách nhìn để có thể thay đổi cuộc đời mình

​​​​​​​Phần đông chúng ta đều bước vào đời với một phần nhân cách dễ tổn thương, chứa đầy cảm giác “tôi KHÔNG ỔN” - kết luận táo bạo này của Thomas Harris trong cuốn sách “Tôi ổn - Bạn ổn” hẳn đã chạm đến tâm can của rất nhiều người trong số chúng ta.

Tôi ổn - Bạn ổn: Tâm lý học nói về ba trạng thái của cái Tôi

“Tôi ổn - Bạn ổn” sử dụng các nguyên tắc của Phân tích Tương giao (Transactional Analytics) - một học thuyết và phương pháp trị liệu tâm lý nổi tiếng, được xây dựng bởi bác sĩ, tiến sĩ Eric Berne.

Việt Nam, dân tộc gầy nhất thế giới đang béo lên nhanh nhất

Phong cách sống - Thanh Long - 25/04/2024 11:00
Những đứa trẻ đang ăn kem và bim bim trước cổng trường, và đó là lúc 7 giờ sáng, trước giờ vào học của chúng.

35 tuổi là một cột mốc: Để thoát khỏi lo lắng và sống một cuộc sống ung dung tự tại

Suy ngẫm - Diệu Đan - 25/04/2024 10:00
Không lo lắng, không sợ hãi, thuận theo tự nhiên, mới có thể ung dung mà sống.

Người đàn bà trong tôi – Lệnh giám hộ, án tử đối với khả năng sáng tạo của Spears

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 25/04/2024 09:00
Tôi biết bên trong mình có một nội lực nào đó, nhưng tôi cảm nhận được nó đang dần yếu đi mỗi ngày. Theo thời gian, ngọn lửa trong tôi đã lụi tàn. Ánh mắt tôi không còn tia sáng nào nữa.

Sát-na này là thiên thu - Cái giá của cơn giận

Từ sách - Phim - Quìn - 25/04/2024 08:00
Thời gian chính là thứ vô thường nhất trên đời. Chúng ta không thể khiến thời gian dừng lại, càng không thể điều khiển thời gian tiến hay lùi. Thời gian vì thế rất quý báu. Chớp mắt, có khi chạm đến ngưỡng cuối của cuộc đời.

40 tác giả nổi tiếng nói gì về việc đọc sách

Kỹ năng - TĐ tổng hợp - 24/04/2024 11:00
Bất kỳ nhà văn vĩ đại nào cũng cần phải là một người ham đọc sách. Dưới đây là những câu nói của 40 tác giả nổi tiếng khi nói về việc đọc.

Nếu giỏi chụp ảnh bằng điện thoại và có kỹ năng photoshop, đây sẽ là công việc giúp giới trẻ kiếm bộn tiền

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 24/04/2024 10:00
Điện thoại thông minh không chỉ để giải trí, nó còn là phương tiện giúp nhiều bạn trẻ kiếm được một khoản thu nhập không nhỏ nhờ vào ứng dụng chụp ảnh.

Thích Đồng Tâm, 'từ bỏ' học vị, xuất gia viết sách giúp người an yên

Từ sách - Phim - Lưu Đình Long - VNN - 24/04/2024 09:00
“Mỗi một tác phẩm mang dấu ấn riêng về sự trải nghiệm Pháp (cuộc sống) vận hành theo từng giai đoạn khác nhau của quá trình tu học và chiêm nghiệm của bản thân tôi”, Đại đức Thích Đồng Tâm chia sẻ.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khi nỗi đau cũng là một liều thuốc chữa lành

Từ sách - Phim - Quìn - 24/04/2024 08:00
Bởi nỗi đau cũng là một trong số những chất xúc tác giúp bạn kết nối với thế giới và trước khi bước vào kết nối rộng lớn ấy, bạn cần học cách kết nối với chính mình.

Phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/04/2024 12:00
Hiện nay phần mềm không còn là sản phẩm đem bán ra thị trường nữa mà là nhân tố bản chất chi phối cuộc sống của mọi người và ảnh hưởng chủ chốt cho nền kinh tế toàn cầu.

Ông Hoàng Nam Tiến: Đại học không phải cấp 4, hãy biến trí tuệ nhân tạo thành 'con sen', 'osin'

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 23/04/2024 11:00
Sinh viên cần bộc lộ khả năng làm chủ trí tuệ nhân tạo, tạo ra sự khác biệt chứ không phải dùng trí tuệ nhận tạo để tạo ra bài giải...

5 bí quyết giúp cuộc sống tiến vào trạng thái "ổn định"

Suy ngẫm - Trung Hạ - 23/04/2024 10:00
Sự thật về “ổn định” là gì? Gia đình có tài sản nhất định, cho dù gặp phải vấn đề gì cũng có thể giải quyết bằng số tiền này.

Bộ sách “Đủ duyên ta lại tương phùng” - Tìm bình yên trong từng ý niệm

Từ sách - Phim - Lan Phương - 23/04/2024 09:00
Những câu chữ trong bộ sách Đủ duyên ta lại tương phùng sẽ giúp độc giả có những phút dừng lại, chiêm nghiệm, từ đó, nhen lên trong lòng một chút ấm áp, thắp lên một chút bình an.

Người đàn bà trong tôi - Cô đơn trong chính gia đình mình

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 23/04/2024 08:00
Danh tiếng tạo nên thần tượng lớn và cũng chính danh tiếng khiến Britney Spears chìm trong khổ đau...

Sự phân chia công nhân công nghệ lớn lao

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/04/2024 12:00
Với tấm bằng cử nhân về Khoa học máy tính, Rennie Sawade có thể kiếm việc làm dễ dàng trong ngành công nghệ phần mềm. Nhưng anh ta chỉ tìm được việc tạm thời, ngắn hạn kiểu như hợp đồng 5 tháng mà anh ta hiện đang làm tại một công ti ở Seattle.

Thầy giáo "Tây" đi bộ từ Hà Nội vào TPHCM gây quỹ 1 tỷ đồng cho trẻ nghèo

Truyền cảm hứng - Nguyễn Vy - DT - 22/04/2024 11:00
Bàn chân tứa máu, bầm dập, nhiều lần suýt mất mạng vì tai nạn khi đi bộ hơn 2.000 km từ Hà Nội vào TPHCM nhưng hai thầy giáo người nước ngoài đã hoàn thành hành trình, gây quỹ được gần 1 tỷ đồng.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 25/04/2024