“Thế hệ cợt nhả” rủ nhau làm giàu bằng sự lạc quan: Giàu trải nghiệm là được, hết tiền thì tính sau?

Ngọc Linh19/06/2025 09:00
“Thế hệ cợt nhả” rủ nhau làm giàu bằng sự lạc quan: Giàu trải nghiệm là được, hết tiền thì tính sau?

"Hết lúa chúa lại ban, hết tiền tiên lại phát". Câu nói này bỗng nổi lên như một hiện tượng vào thời điểm không thể hợp cảnh hơn: Mùa hè!

Hè đến thì làm gì nhỉ? Đương nhiên là đi du lịch! Chưa hết, mùa hè năm nay còn sôi động hơn hẳn vì sự xuất hiện của các idol trong các concert mà không ít người cho rằng "có tiền cũng chưa chắc còn cơ hội mà đi nữa".

Ban đầu, người ta có thể nghĩ đây chỉ là những lời bông đùa vui vẻ, là một cách giải tỏa áp lực trong cuộc sống. Nhưng khi câu nói này viral đến mức cứ mở Threads ra là va ngay vào mắt, không ít người lại băn khoăn: "Ủa có người lạc quan đến vậy thật được hả?".

“Thế hệ cợt nhả” rủ nhau làm giàu bằng sự lạc quan: Giàu trải nghiệm là được, hết tiền thì tính sau?- Ảnh 1.
 

Giữa bối cảnh làn sóng sa thải càn quét khắp nơi, ai cũng có thể mất việc hoặc bị giảm thu nhập bất cứ lúc nào, nghĩ sao mới đúng về tinh thần lạc quan đến mức… phó mặc tình hình tài chính của bản thân cho dòng đời đưa đẩy được đây?

Đằng sau tinh thần lạc quan, phải chăng là những nỗi bất an lẫn tuyệt vọng khó diễn tả thành lời?

Để lý giải cho sự bùng nổ của tư duy "hết lúa chúa lại ban" ở thời điểm nền kinh tế đang có nhiều biến động, có lẽ chúng ta cần nhìn nhận từ nhiều góc độ mới thấy được bề nổi của tảng băng chìm.

Trong bối cảnh cảm giác bất an và lo lắng về tương lai trở nên phổ biến, việc chi tiêu không kiểm soát lại vô tình trở thành một cơ chế đối phó, một cách để giải tỏa căng thẳng. Hiện tượng này thường được gọi là mua sắm trị liệu (retail therapy) hay tư duy hưởng thụ hiện tại (hedonism) - khoảnh khắc rút ví mang lại niềm vui tức thì, tạm thời xoa dịu những lo âu về tài chính hay sự nghiệp.

Khi đối diện với những thông tin tiêu cực về làn sóng sa thải hay giảm thu nhập, thay vì đối mặt trực diện và lập kế hoạch dài hạn, một bộ phận lại chọn cách cố gắng lờ đi và "thôi miên" bản thân rằng cuộc sống vốn vô thường nên chỉ cần sống cho hiện tại và tận hưởng tối đa ở hiện tại, là đủ.

“Thế hệ cợt nhả” rủ nhau làm giàu bằng sự lạc quan: Giàu trải nghiệm là được, hết tiền thì tính sau?- Ảnh 2.
Ảnh minh họa

Thêm vào đó, áp lực xã hội và cả MXH cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc định hình hành vi chi tiêu này. Các nền tảng kỹ thuật số ngày nay liên tục trình chiếu những hình ảnh về lối sống xa hoa, những trải nghiệm du lịch đắt đỏ hay các món đồ công nghệ mới nhất. Việc chứng kiến bạn bè, người nổi tiếng "flex" chuyện chi tiêu hưởng thụ có thể tạo ra một áp lực vô hình, dẫn tới trạng thái FOMO.

Để không bị lạc hậu hay cảm thấy thua kém, không ít người sẽ cố gắng chi tiêu theo xu hướng, bất chấp khả năng tài chính của bản thân. Họ chấp nhận lời biện minh "hết lúa chúa lại ban" để bao biện cho những quyết định chi tiêu cảm tính, tin rằng việc duy trì hình ảnh bề ngoài quan trọng hơn việc quản lý tài chính bền vững.

Không ít người bước vào đời mà chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng về lập ngân sách, tiết kiệm, hay đầu tư một cách hiệu quả. Họ có thể không hiểu rõ sức mạnh của lãi kép khi đầu tư, hay những hậu quả lâu dài của nợ nần.

Khi không có một kế hoạch tài chính rõ ràng, việc chi tiêu theo cảm xúc dường như trở thành điều hiển nhiên và không có điểm dừng. Họ tin vào một sự cứu rỗi thần kỳ nào đó sẽ tới bất thình lình như ông Bụt hiện lên khi mình khóc chẳng hạn.

Nhưng chẳng lẽ quá lạc quan là sai hoàn toàn hay sao?

Mặc dù tiềm ẩn nhiều rủi ro, lối suy nghĩ "cứ tiêu đi, hết lúa chúa lại ban" đôi khi cũng mang lại những lợi ích nhất định.

Lối tư duy này có thể thúc đẩy sự lạc quan và giảm bớt gánh nặng tâm lý. Trong một thế giới đầy biến động và bất ổn, đặc biệt là về kinh tế, việc liên tục lo lắng về tiền bạc có thể gây ra căng thẳng kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Đối với một số người, việc chấp nhận rủi ro và "sống hết mình cho hiện tại" bằng cách chi tiêu thoải mái giúp họ giải phóng bản thân khỏi những lo toan thường trực.

Nó mang lại cảm giác nhẹ nhõm, tự do tạm thời, và có thể giúp họ tập trung vào những niềm vui nhỏ bé của cuộc sống mà không bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi về tương lai tài chính. Đây có thể được xem là một cơ chế phòng vệ tâm lý, giúp họ đối mặt với thực tại khó khăn bằng một tinh thần thoải mái hơn, ít nhất là trong ngắn hạn.

“Thế hệ cợt nhả” rủ nhau làm giàu bằng sự lạc quan: Giàu trải nghiệm là được, hết tiền thì tính sau?- Ảnh 3.
Ảnh minh họa

Với một số trường hợp - không phải tất cả, hành vi tiêu tiền thoải mái không cần nghĩ có thể chính là động lực kiếm tiền. Khi không còn gì để mất (hoặc tin rằng mình sẽ luôn có cách kiếm lại), một số cá nhân có thể trở nên táo bạo hơn trong việc theo đuổi đam mê, khởi nghiệp, hoặc chấp nhận những rủi ro lớn hơn trong công việc và cuộc sống. Bởi vì họ tin rằng "kiểu gì cũng có cách xoay sở", họ có thể ít ngần ngại hơn khi từ bỏ một công việc ổn định để theo đuổi ý tưởng kinh doanh riêng, hoặc đầu tư vào một dự án tiềm năng dù không ít rủi ro.

Tâm lý này có thể dẫn đến những bước đột phá bất ngờ, nếu đi kèm với năng lực thực sự, sự may mắn, và khả năng học hỏi nhanh chóng từ sai lầm. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi một nền tảng tài chính cực kỳ vững vàng hoặc một khả năng xoay sở phi thường mà không phải ai cũng có.

Cuối cùng, việc chi tiêu thoải mái đôi khi lại mang đến những trải nghiệm và kỷ niệm đáng giá. Nếu được kiểm soát và không dẫn đến nợ nần, việc sử dụng tiền để du lịch, đu idol hay nói chung là đầu tư vào trải nghiệm cá nhân,... chắc chắn sẽ làm phong phú thêm cuộc sống, mở rộng tầm nhìn và mang lại giá trị tinh thần khó đong đếm bằng tiền bạc.

Tóm lại thì: Nỗ lực ít rủi ro và sai số nhất có lẽ chính là đi tìm điểm cân bằng!

Vì cuộc sống mà, làm gì có quyết định nào là hoàn hảo đâu. Mọi sự lựa chọn đều là đánh đổi, được cái này sẽ mất cái kia, đó là điều chắc chắn.

Cuộc sống không chỉ đơn thuần là cứ cắt giảm chi tiêu, tiết kiệm thật nhiều là sẽ yên ổn, là không còn khó khăn. Hưởng thụ cũng là điều cần thiết để cuộc sống trở nên có ý nghĩa, nhưng hưởng thụ cũng cần có trách nhiệm.

“Thế hệ cợt nhả” rủ nhau làm giàu bằng sự lạc quan: Giàu trải nghiệm là được, hết tiền thì tính sau?- Ảnh 4.
Ảnh minh họa

Vậy phải làm sao để sống hưởng thụ có trách nhiệm? Câu trả lời rất đơn giản: Thiết lập một quỹ dự phòng khẩn cấp, tối thiểu đủ chi tiêu cho 3-6 tháng. Quỹ này hoạt động như một tấm đệm an toàn, giúp bạn đối phó với những biến cố bất ngờ như mất việc, ốm đau hay các sự cố không lường trước mà không cần phải vay mượn rồi thành ra nợ nần.

Song song với việc xây dựng quỹ dự phòng, bạn cũng có thể tái định nghĩa về mục tiêu hưởng thụ. Không nhất thiết là phải chi tiêu thật nhiều cho vật chất hào nhoáng, mà là đầu tư vào những giá trị thực sự mang lại hạnh phúc và sự phát triển bền vững.

Đó có thể là chi phí cho việc học tập, phát triển kỹ năng, chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, hoặc những trải nghiệm du lịch, hoạt động xã hội thực sự mở rộng tầm nhìn và mang lại niềm vui sâu sắc. Điều cốt yếu là biết đặt ra một khoản ngân sách cụ thể cho việc hưởng thụ, coi đó là một phần không thể thiếu nhưng phải nằm trong khả năng tài chính của mình.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Mỹ nhân Việt từng được gọi là “quả bom sex": tuổi 42 vẫn độc thân

Từng gây sốc với những vai diễn gợi cảm trên màn ảnh Việt, Quách An An sau nhiều năm chọn rút lui khỏi showbiz, sống kín tiếng và hoàn toàn vắng bóng truyền thông.
2

65 tuổi, tôi ước mình biết 5 điều này ở tuổi 20: Làm được cả 5, về già bớt hẳn bệnh tật

Nhìn chung, tôi cảm thấy vô cùng biết ơn vì mình vẫn khỏe mạnh và cân đối, mặc dù đã đối xử không tốt với cơ thể khi còn trẻ.
4

Viết thư pháp trên quả vải thiều, chàng trai gen Z Hà Nội gây sốt mạng

Thay cho giấy dó và lụa, Việt Út viết thư pháp lên quả vải thiều; hình ảnh mang nét đẹp vừa truyền thống vừa mới lạ này khiến cư dân mạng sửng sốt và thích thú.
5

Gia đình "độc lạ" Việt Nam, dâu rể các thế hệ mới đến đều choáng váng rồi... "nghiện" lúc nào không hay!

Những ai lần đầu tiên đến gia đình tôi đều không giấu nổi sự sửng sốt. Có người khó tính từng bảo cách này khiến con cháu dễ sinh hư, thiếu tôn ti trật tự.

Nạn nhân của "Thức khuya để trả thù" đang ở khắp nơi

Nhiều khi thức khuya không phải vì bận chạy deadline hay đang hóng dở drama tình ái nào đó, mà chỉ đơn giản là thấy ấm ức vì cả ngày chưa có thời gian cho riêng mình.

Trào lưu chụp ảnh kỷ yếu hài hước để phản ánh sự chán ghét bản thân

Viễn cảnh thất nghiệp, bất an về tương lai khiến nhiều sinh viên Trung Quốc tự chế giễu bản thân trong bộ ảnh kỷ yếu tốt nghiệp sử dụng các meme đầy hài hước.

Ra mắt bạn gái ảo "chống cô đơn"

Trong thời đại mà trí tuệ nhân tạo (AI) có thể viết thơ, vẽ tranh và thậm chí đóng vai bác sĩ tư vấn thì giờ đây, AI còn có thể trở thành người yêu của bạn.

Làm người không muốn, chỉ muốn thành "người chuột": Cuộc đời này bạc lắm, cố gắng để làm gì?

"Chúng ta đã chán ngán lối sống hào nhoáng, vội vã, ép buộc mà mình đang phải chịu đựng. Thứ chúng ta muốn là được tự do nằm xuống bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào".

Hồi chuông cảnh báo đằng sau trào lưu 'người chuột' của giới trẻ Trung Quốc

Trào lưu “người chuột” đang lan rộng trong giới trẻ Trung Quốc như một phản ứng đầy trào phúng trước nhịp sống gấp gáp và áp lực cạnh tranh khốc liệt.

Thế hệ sống "tầm gửi" vào ChatGPT: AI không ngắt lời, không “seen” tin nhắn của tôi

"Ai sẽ lắng nghe tôi nếu không phải là AI? Không có ai...".

Xu hướng lạ của giới trẻ Trung Quốc bị thất nghiệp: Trả tiền để giả vờ làm việc

Mô hình công ty giả vờ làm việc đang thu hút thanh niên thất nghiệp Trung Quốc, tuy nhiên không ít người lên tiếng chỉ trích dịch vụ này.

Lười nhưng thích 'chữa lành', giới trẻ Trung Quốc nuôi nấm men làm thú cưng

Muốn nuôi thú cưng để "chữa lành" nhưng không phải bỏ công chăm sóc, người trẻ Trung Quốc đua nhau nuôi hòn đá, hạt xoài... và mốt mới nhất là nuôi nấm men.

AI có đang âm thầm làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta?

Kỹ năng - Anh Tú - 09/07/2025 13:00
Liệu AI có đang làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta? Không nhất thiết phải như vậy. Chuyên gia tư vấn ngôn ngữ Anne-Kathrin Gerstlauer chia sẻ những mẹo giúp người dùng cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình.

Xem Sex Education, chồng tôi bật khóc như mưa thú nhận đã dạy con sai lầm

Điện ảnh - Thanh Hương - 09/07/2025 12:00
Lần đầu tiên tôi nhận ra, nuôi dạy sai cách có thể ảnh hưởng đến tâm hồn một người như nào.

Google ra mắt ứng dụng AI phục vụ ngành thời trang

Thư giãn - Anh Tú - 09/07/2025 11:00
Google vừa thông báo ra mắt một ứng dụng thử nghiệm mới có tên Doppl, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hình dung bạn sẽ trông như thế nào khi mặc các bộ trang phục khác nhau. Ứng dụng hiện đã có mặt trên iOS và Android tại Mỹ.

Cấp quản lý càng cao thì càng có xu hướng sử dụng AI

Suy ngẫm - Anh Tú - 09/07/2025 10:00
Theo nghiên cứu mới từ Salesforce, trí tuệ nhân tạo (AI) đang cho thấy dấu hiệu chuyển dịch từ các ứng dụng cơ bản như tự động hóa công việc sang những kết quả mạnh mẽ hơn, chẳng hạn như hỗ trợ công việc sáng tạo và chiến lược.

Đường vào Thiền - Thành công sớm đang trở thành áp lực với người trẻ

Từ sách - Phim - Hương Hồ - 09/07/2025 09:00
Trong bối cảnh nhiều người trẻ đang loay hoay giữa những áp lực thành công và nhu cầu sống ý nghĩa, cuốn sách "Đường vào Thiền" (The path of meditation) của Osho như một lời mời gọi bạn trở về với chính mình.

Gen Z không cần bạn, chỉ cần ChatGPT để tâm sự: Chuyên gia lý giải vì sao?

Phong cách sống - Đoàn Thủy - 09/07/2025 08:00
Thay vì gọi điện hay tâm sự với bạn bè, không ít bạn trẻ hiện nay lại mở trình duyệt, gõ vài dòng và tìm sự thấu hiểu từ trí tuệ nhân tạo.

Rò rỉ bí mật Meta đào tạo các chatbot AI chủ động nhắn tin, nhớ hội thoại, cố giữ người dùng ở lại

Kỹ năng - Sơn Vân - 08/07/2025 13:00
Meta Platforms đang đào tạo các chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tùy biến để trở nên chủ động hơn, chủ động nhắn tin mà không cần chờ người dùng nhắn trước, nhằm tiếp nối những cuộc trò chuyện trước đó, trang Insider cho biết.

Xem 'Sex Education', tôi học lỏm được cách áp dụng để dạy con gái 'lì lợm' hiệu quả không tưởng!

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 08/07/2025 12:00
Tôi đã tìm ra chìa khóa giúp con gái vượt qua sự chán chường, rèn luyện tính kiên trì và thay đổi tư duy về thành công.

Vợ nổi ghen khi chồng ‘say nắng’ và đòi cưới nhân tình AI

Thư giãn - Anh Tú - 08/07/2025 11:00
Theo CBS và New York Post, một người đàn ông đã có gia đình tại Mỹ đã gây tranh cãi khi yêu và cầu hôn một AI trên ChatGPT.

Tình trạng cận kề cái chết và giải thích của khoa học về linh hồn

Suy ngẫm - Phạm Hường - 08/07/2025 10:00
Không chỉ khoa học mà cả các tôn giáo và các thuyết thần bí đều rất quan tâm đến cảm nhận về tình trạng này.

Em bé đầu tiên trên thế giới sinh ra nhờ AI hỗ trợ: Cách thức không như nhiều người nghĩ

Truyền cảm hứng - Chi Chi - 08/07/2025 09:00
Hiện tại, bé đã 7 tháng tuổi và trở thành đứa trẻ đầu tiên được thụ thai nhờ AI.

'Khai mở cảm xúc' và 'Khai mở hạnh phúc' - Con người sẽ ra sao nếu không còn cảm xúc tồi tệ?

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 08/07/2025 08:00
Bác sĩ tâm lý Emma Hepburn cho rằng cảm xúc giúp ta sống, cảm, phản ứng và kết nối. Cố gắng phủ nhận một cảm xúc tiêu cực đồng nghĩa với việc ta đang chối từ chính mình.

Vì sao video ngắn trên Internet khiến việc học trở nên khó khăn?

Kỹ năng - Anh Tú - 07/07/2025 13:00
Hàng triệu người xem các video học tập ngắn trên nhiều nền tảng mạng xã hội mỗi ngày với hy vọng tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Tuy nhiên, hai nghiên cứu mới đây lại cho thấy điều ngược lại.

Trụ sở phường Sài Gòn thu hút người dân đến check-in3

Thư giãn - KỲ PHONG - 07/07/2025 11:00
Bảng tên phường Sài Gòn, TP.HCM đang trở thành nơi check-in thu hút người dân và du khách.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 09/07/2025