Thất nghiệp khắp thế giới

GS John Vu06/04/2024 13:00
Thất nghiệp khắp thế giới

Năm nay (2013) là năm mà thất nghiệp trong những người tốt nghiệp đại học đã đạt tới mức trầm trọng với trên 75 triệu người tốt nghiệp đại học không có việc làm.

Theo một tài liệu về sinh viên thất nghiệp trên khắp thế giới, về trung bình, có tám mươi sáu người xin việc có đủ tư cách cho từng việc làm mức vào nghề được mở ra. Mặc dầu một số nước làm tốt hơn các nước khác nhưng về tổng thể, những sinh viên này đang tốt nghiệp vào thời tồi tệ nhất để tìm được việc làm. Nền kinh tế Mĩ vẫn còn đang phục hồi; thị trường châu Âu đang trong suy thoái sâu; và các nền kinh tế châu Á đang chậm dần lại nhanh hơn mong đợi. Gần như mọi lĩnh vực học tập đều có khó khăn NGOẠI TRỪ kĩ nghệ, công nghệ thông tin, viễn thông, và năng lượng nơi có nhiều việc làm sẵn có hơn người xin có đủ phẩm chất.

Trong nhiều năm, việc kém nhất là việc làm trong nghệ thuật, văn học, lịch sử, sân khấu, và xã hội học nhưng gần đây ngân hàng, tài chính, và thương mại thị trường chứng khoán đang nối thêm vào danh sách này vì có nhiều người tốt nghiệp năm nay hơn năm trước. Một quan chức điều hành Phố Wall nói với báo chí: “Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đã có trên nửa triệu người có kinh nghiệm bị mất việc làm. Ngày nay khi kinh tế bắt đầu phục hồi, những người có kinh nghiệm này đang cạnh tranh với người tốt nghiệp đại học về việc làm. Đồng thời, các đại học tiếp tục cho tốt nghiệp nhiều sinh viên trong các lĩnh vực này cho nên tất cả họ đều thêm vào trong số lượng rất lớn những người đã thất nghiệp.”

Các nước có thất nghiệp đại học cao nhất là Hi Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italy nhưng Ấn Độ và Trung Quốc cũng đang có cùng vấn đề do số lớn sinh viên của họ vào đại học hàng năm. Theo Bộ giáo dục Trung Quốc, năm nay các đại học của họ cho tốt nghiệp trên 7 triệu sinh viên và phần lớn trong số họ đều gặp khó khăn tìm việc làm. Bằng việc bổ sung thêm số người tốt nghiệp bị thất nghiệp trong vài năm qua, Trung Quốc có thể có trên 23 triệu người tốt nghiệp bị thất nghiệp. Mặc dầu Ấn Độ không tiết lộ con số, các nhà phân tích thị trường cho con số ước lượng 30 triệu người tốt nghiệp bị thất nghiệp ở đó.

Tất nhiên, lí do hiển nhiên là suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng có lí do khác: Việc thiếu thông tin và lập kế hoạch nghề nghiệp trong các sinh viên đại học. Nhiều sinh viên năm thứ nhất KHÔNG biết học gì cho nên họ theo các lĩnh vực phổ biến nhất thay vì nhìn vào xu hướng thị trường tương lai. Chẳng hạn, nhiều sinh viên bằng cấp kinh doanh vào đại học năm 2008, trước khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra nhưng vào lúc họ tốt nghiệp năm 2013, phần lớn việc làm tài chính đã mất.

Một người tốt nghiệp giận dữ nói với báo chí: “Không ai bảo chúng tôi về khoa học, kĩ nghệ hay phần mềm. Chúng tôi được giả định làm gì với bằng tài chính và kinh tế của chúng tôi?” Nhưng một cố vấn nhà trường bình luận rằng vấn đề với người tốt nghiệp ngày nay là ở chỗ họ có “mong đợi không hiện thực và thiếu kĩ năng đúng.” Ông ấy nói: “Họ muốn việc làm mơ; họ muốn lương cao dựa trên bất kì BẰNG CẤP nào họ có. Thực tại là bằng cấp không còn là đảm bảo cho việc làm. Chừng nào họ còn chưa có CẢ HAI kĩ năng đúng và bằng cấp đúng, họ sẽ gặp khó khăn tìm việc làm.”

Phóng viên báo chí cũng phỏng vấn nhiều sinh viên từ các đại học hàng đầu ở châu Âu, người đã tốt nghiệp với bằng cấp trong nghệ thuật, lịch sử, và văn học nhưng hiện thời đang làm việc ở nhà hàng và tiệm cà phê. Một người tốt nghiệp nói: “Thật thất vọng vì không có việc làm sau nhiều năm học tập. Một số bạn của chúng tôi đã quyết định ở lại trường để lấy bằng cấp chuyên sâu thay vì đối diện với tình huống ảm đạm của thị trường việc làm hiện thời. Nhưng không ai biết cái gì sẽ xảy ra trong ba tới năm năm nữa kể từ giờ. Tương lai là rất buồn.”

Giống như nhiều người tốt nghiệp khác, Sophia, người vừa mới tốt nghiệp Đại học Bologna về bằng cấp thiết kế thời trang đã dành hai năm qua để tìm việc làm. Cô ấy mơ ước trở thành người mẫu thời trang từ thời con thơ ấu và đã chọn thiết kế thời trang vì nó là phổ biến trong các thanh nữ.

Cô ấy nói với phóng viên: “Tôi chưa bao giờ nghĩ tôi sẽ không tìm được việc làm, nhưng đó là điều đã xảy ra. Tôi muốn tìm việc trong công ti thiết kế thời trang và làm mẫu nào đó. Tuy nhiên, sau hai năm, tôi cảm thấy chán nản.” Cô ấy thú nhận: “Không ai muốn dùng tôi vì có quá nhiều người thiết kế thời trang rồi. Tôi là nạn nhân của điều tôi thấy trên ti vi, phim ảnh, và tạp chí thời trang nhưng tôi không phải là người duy nhất. Có hàng nghìn bạn nữ ở trong cùng tình huống. Tất cả chúng tôi đều là tay mơ cho tới khi chúng tôi đối diện với thực tại.”

Mong ngóng về thành công kinh tế va chạm với thực tại khắc nghiệp đã gây ra nhiều sức ép lên nhiều người tốt nghiệp Ấn Độ. Deepak, một người tốt nghiệp khoa học máy tính từ Đại học Chandra, nằm trong số những người đã bỏ đi. Sinh ra trong một gia đình nghèo ở một làng nhỏ vùng sâu xa, Deepak muốn thay đổi số phận của mình bằng việc ghi danh vào đại học tư vì anh ta muốn làm việc trong công ti CNTT. Là một trong những sinh viên hàng đầu trong lớp, Deepak tin anh ta có cơ hội tốt kiếm được việc làm. Tuy nhiên, khi anh ta được phỏng vấn với nhiều công ti CNTT, anh ta thấy rằng điều anh ta đã học là thấp hơn kĩ năng tối thiểu mà những công ti CNTT này đang tìm. Anh ta bị khánh kiệt: “Tôi đã lập kế hoạch để nói tin tốt lành cho gia đình tôi cho nên đó là cú sốc lớn. Tôi đã không biết gì mấy về chất lượng giáo dục của trường đó. Tôi đã trả nhiều tiền cho nó và phần lớn toàn là tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi.”

Do nhu cầu cao về công việc CNTT ở Ấn Độ, đã có nhiều đại học tư “vì lợi nhuận” được mở ra với chương trình đào tạo nghèo nàn, thầy giáo không đủ phẩm chất nhưng vẫn cứ cấp bằng. Trong nhiều tháng, Deepak đã gửi bản lí lịch của mình tới mọi công ti mà anh ta có thể nghĩ tới nhưng không có kết quả gì. Cuối cùng, anh ta tìm được việc làm ở trong một nhà hàng để lau dọn bếp hệt như bất kì thanh niên Ấn Độ vô giáo dục nào.

Tình huống ở Trung Quốc cũng không khá hơn. Một giáo sư nói với báo chí: “Mấy năm trước, kĩ nghệ điện tử và cơ khí đã có nhu cầu lớn do nhiều nhà chế tạo địa phương và nước ngoài đổi địa điểm tới đây. Nhưng gần đây nhiều công ti thôi thuê người vì sụt giảm kinh tế. Nhiều công ti địa phương đã nộp đơn xin phá sản và các doanh nghiệp nước ngoài đang giảm bớt số công nhân đến hơn nửa. Những ngày thuận lợi của thịnh vượng đã qua rồi khi chúng ta sẽ thấy nhiều khó khăn phía trước cho sinh viên của chúng ta.”

Thị trường việc làm hiện thời đã buộc sinh viên phải hành động nhanh chóng để đáp ứng với nhu cầu toàn cầu. Yue Zhang, một sinh viên năm thứ hai tại đại học Bưu điện và Viễn thông ở Bắc Kinh giải thích cho báo chí: “Tôi biết nhiều người tốt nghiệp từ trường của tôi gặp khó khăn tìm việc làm và tôi cảm thấy rất nóng lòng. Tôi đã liên hệ với nhiều công ti hỏi họ điều họ cần và thông điệp là rõ ràng: Tất cả họ đều muốn người tốt nghiệp có kĩ năng máy tính cho nên tôi quyết định chuyển lĩnh vực học tập của tôi từ kinh tế sang công nghệ thông tin.

Điều đó không dễ vì trường chúng tôi rất nghiêm, một khi bạn chọn một lĩnh vực thì không dễ thay đổi. Tuy nhiên, bố tôi có khả năng thuyết phục bộ phận quản lí nhà trường ban cho tôi một qui chế đặc biệt để thay đổi.” Yue nói với phóng viên: “Tôi phải học các lớp lập trình phụ thêm để theo kịp. Điều đó là vất vả và mùa hè này tôi cũng phải hoàn thành việc thực tập tại công ti địa phương. Nhưng nếu kế hoạch của tôi có tác dụng, tôi sẽ không có vấn đề gì trong tìm việc làm vì khi tốt nghiệp, tôi có cả kĩ năng kĩ thuật và kinh nghiệm.”

English version

Unemployment around the world

This year (2013) is the year that unemployment among college graduates has reaching a critical level with over 75 millions of college graduates without job. According to a documentary about unemployed students around the world, on the average, there are eighty six qualified applicants for each entry level job opening. Although some countries do better than others but overall, these students are graduating at the worst time for finding job. The U.S economy is still recovering; the European market is in a deep recession; and Asian economies are slowing down faster than expected. Almost every field of study are having difficulty EXCEPT engineering, information technology, telecommunications, and energy where there are more jobs available than qualified applicants.

For many years, the worst are jobs in arts, literature, fashion, history, drama, and sociology but recently banking, finance, and stock market trading are joining the list since there are more graduates this year than previous year. A Wall Street executive told newspapers: “During the financial crisis in 2008, there were over half million experienced people lost their jobs. Today as the economy begins to recover, these experienced people are competing with college graduates for job. At the same time, universities continue to graduate more students in these fields so they all add up into a very large numbers of unemployed people.”

Countries that have the highest college unemployment are Greece, Spain, Portugal and Italy but India and China are also having the same problem due to their large numbers of students go to universities each year. According to China Education Ministry, this year their universities graduate over 7 million students and most of them are having difficulty finding job. By adding the numbers of unemployed graduates in past few years, China may have over 23 million unemployed graduates. Although India does not disclose the number, market analysts give an estimated number of 30 million unemployed graduates there. Of course, the obvious reason is the global economy recession but there is another reason: The lack of information and career planning among college students. Many first year students do NOT know what to study so they follow the most popular fields instead looking at the future market trend. For example, many business degreed students went to universities in 2008, before the financial crisis happens but by the time they graduate in 2013, most of the financial jobs are gone.

An angry graduate told the newspaper: “No one tell us about science, engineering or software. What are we supposed to do with our finance and economic degrees?” But a school counselor commented that the problem with today’s graduates is that they had “unrealistic expectations and lacked the right skills”. He said: “They want the dream jobs; they want the good salary based on whatever DEGREE that they had. The reality is degree is no longer a guarantee for job. Unless they have BOTH the right skills and the right degree, they will have difficulty finding job.”

The newspaper reporter also interviewed several students from top universities in Europe who graduated with degree in arts, history, and literature but currently working at restaurants and coffee shops. A graduate said: “It is frustrating about having no job after many years of study. Some of our friends have decided to stay in school for advanced degrees rather than face the bleak situation of current jobs market. But no one knows what will happen three or five years from now. The future is very sad.”

Like many other graduates, Sophia, who has just graduated from University of Bologna with a fashion design degree spent the past two years looking for a job. She dreamed of becoming a fashion model since childhood and chose fashion design because it was popular among young women. She told the reporter:”I never thought I would fail to find a job, but that is what has happened. I wanted to find a job in fashion Design Company and do some modeling. However, after two years, I felt desperate.” She admitted: “No one want me since there are too many fashion designers already. I am a victim of what I saw on TV, movies, and fashion magazines but I am not the only one. There are thousand girls who were in the same situation. We are all dreamers until we face the reality.”

The prospect of prosperity clash with the harsh reality has exerted lot of pressures on many Indian graduates. Deepak, a computer science graduate from Chandra University, is among those who left out. Born into a poor family in a small rural village, Deepak wanted to change his destiny by enrolling in a private university as he wished to work in IT Company. As one of the top students in his class, Deepak believed he had good chance of getting a job. However, when he interviewed with several IT companies, he found that what he learned was far below the minimum skills that these IT companies were looking for. He was devastated: “I had planned to tell the good news to my family so it was a big shock. I did not know much about the quality of education of that school. I paid a lot of money for it and most come from my parents’ savings.” Due to the high demand of IT works in India, there were many “For profit” private universities opened with poor training programs, unqualified teachers but still issued degrees. For several months, Deepak sent out resumes to every company he could think of but had no results. Eventually, he found work in a restaurant cleaning kitchen just like any uneducated young Indian.

The situation is China is also not better. A professor told the newspaper: “Few years ago, our electronics and mechanical engineering were in great demand due to many local and foreign electronic manufacturers relocated here. But recently many stop hiring because of the economic slowdown. Many local companies have filed for bankruptcy and foreign businesses are reducing the numbers of workers by more than half. The good days of prosperity are over as we will see many difficulties ahead for our students.”

The current job market has forced students to act quickly in response to the global demand. Yue Zhang, a second year student at Posts and Telecommunications University in Beijing explained to the reporter: “I knew many graduates from my school were having difficulty finding job and I felt very nervous. I contacted several companies asking them what they need and the message was clear: They all wanted graduates with computer skills so I decided to switch my field of study from economic to information technology. It was not easy because our school is very strict, once you select a field it is not easy to change. However, my father was able to convince the school administration to grant me a special status to change. Yue told the reporter: “I had to take several extra programming classes to catch up. It was hard and this summer I also have to compete for internship at local companies. But if my plan works, I will have no problem finding job because when graduate, I have both technical skills and experience.”

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Phát triển nghề nghiệp

Mọi năm, tôi đều nhận được nhiều emails từ các sinh viên đã tốt nghiệp hỏi lời khuyên về nghề nghiệp của họ.

Cung cấp nhân lực cho công ty, giải pháp đơn giản cho vấn đề phức tạp?

Trong khi các công ti quá bận rộn không làm việc được với đại học. Đại học cũng cho rằng họ KHÔNG biết công ti cần gì cho nên họ không thể cung cấp nhân sự phù hợp được. Làm sao chúng ta giải quyết vấn đề này?”

Người kiểm thử và người phát triển phần mềm

Người phát triển phần mềm đã thay đổi thiết kế và mã mà không nói cho người kiểm thử biết, nên kịch đoạn kiểm thử của người kiểm thử không làm việc.

Làm việc ở nước ngoài

Tôi đã nhận được nhiều emails từ những người tốt nghiệp đại học hỏi về cơ hội làm việc ở Mĩ cho các công ti như Microsoft, Google, Apple hay Facebook v.v.

Nghề nghiệp và việc làm

Một sinh viên năm thứ nhất viết cho tôi: “Em đã đọc blog của thầy về lập kế hoạch nghề nghiệp nhưng em vẫn không biết em muốn làm gì hay em nên chọn học lĩnh vực nào? Xin thầy giúp đỡ.”

Tổng quan về trinh sát doanh nghiệp

Trinh sát doanh nghiệp – Business Intelligence (BI) là một trong những lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) tăng trưởng nhanh nhất ngày nay.

Ví dụ về Big Data

Một sinh viên khoa học máy tính hỏi: “Bạn em bảo rằng Big Data chỉ là khái niệm sẽ xảy ra trong tương lai và một ngày đó được dùng trong công nghiệp. Nó là cái gì đó đã được dùng rồi hay vẫn là một khái niệm mới? Xin thầy lời khuyên?”

Ích lợi của tính toán đám mây

Một người quản lí công ti viết cho tôi: “Công ti dịch vụ tính toán mây có kiểu phần mềm nào? Tại sao tôi cần lệ thuộc vào công ti bên ngoài để thực hiện chức năng hệ thông tin khi tôi đã có hệ thống CNTT của riêng tôi? Ích lợi là gì?”

Là thầy giáo

Là thầy giáo là một chọn lựa và tất cả chúng ta đều làm chọn lựa đó khi chúng ta quyết định theo đuổi nghề này.

TP.HCM: Bắt đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Giải trí - Song Phạm - 22/04/2025 13:00
Tối 19.4.2025, TP.HCM bắt đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước bằng chương trình trình diễn ánh sáng 3D trước trụ sở UBND thành phố, thu hút đông đảo người dân.

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Kỳ 3: Nội các Dương Văn Minh và tuyên bố đầu hàng

Giải trí - Vũ Trung Kiên - 22/04/2025 12:00
Việc đầu tiên đại tướng Dương Văn Minh làm trên cương vị tổng thống là ông đã giao cho Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền thông báo với phía Mỹ về việc “không phản đối việc Mỹ phải ra đi trong 24 giờ”.

Sẽ rất tiếc nếu sử dụng Zalo mà bạn không biết các tính năng này

Kỹ năng - Nhật Hạ - 22/04/2025 11:00
Zalo thường xuyên cập nhật cho người dùng các chức năng, tùy chọn mới giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn

Xem mạng xã hội gần đây, tôi chợt nhớ đến phim Sex Education: Hãy dạy con điều này càng sớm càng tốt

Điện ảnh - Thanh Hương - 22/04/2025 10:00
Tôi đã lo lắng đến mất ăn mất ngủ, nghĩ rất nhiều về chuyện dạy con.

Giữa làn sóng AI, thứ giết chết con người không phải Chat GPT, DeepSeek,... mà là lối tư duy này

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 22/04/2025 09:00
DeepSeek giống như cần sa, nó có tác dụng giảm đau. Nhưng một khi bạn bị nghiện, nó sẽ chỉ gây tổn hại đến não và khiến bạn hoàn toàn mất khả năng suy nghĩ.

Lời hứa 20 năm của Larry Berman với 'điệp viên hoàn hảo' Phạm Xuân Ẩn

Từ sách - Phim - Trần Thường - VNN - 22/04/2025 08:00
Khi viết về Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, Giáo sư, nhà sử học Larry Berman đã hứa không sử dụng những thông tin có thể làm tổn thương đến nhiều người. Sau gần 20 năm, lời hứa đó vẫn còn.

Infographic hoạt động văn hóa nghệ thuật du lịch kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước

Giải trí - TTXVN - 21/04/2025 13:00
TP.HCM tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Facebook cập nhật tính năng mới, nhiều người Việt "bị ảnh hưởng": từ nay thôi khỏi xem lén, hết thời stalk!

Kỹ năng - Huỳnh Duy - 21/04/2025 12:00
Giờ đây, ngoài bạn bè, bạn có thể thấy cả những người theo dõi và không theo dõi trong danh sách người xem", thông báo của Facebook cho biết.

Rùng mình với robot cơ bắp sinh học co giật như người thật

Thư giãn - Hoàng Vũ - 21/04/2025 11:00
Một video mới vừa được Clone Robotics công bố đã khiến cộng đồng mạng và giới công nghệ rúng động: robot hình người “Protoclone” uốn cong cơ bắp, co giật tay chân và nhún vai như một sinh vật sống thật sự.

Sức mạnh của đói nghèo: Mẹ mù chữ, bại liệt nhưng nuôi dạy con trai trở thành sinh viên giỏi nhất

Truyền cảm hứng - Trang Đào - 21/04/2025 10:00
Không quan trọng bạn có xuất thân từ gia đình nghèo khó hay không, những điều kì diệu luôn xảy ra.

Xem 'Khi cuộc đời cho bạn quả quýt', tôi nhận ra mình toàn tặng con "quả quýt" có vị chua chát và đắng ngắt

Điện ảnh - Đông - 21/04/2025 09:00
Hóa ra tôi chỉ đưa cho con những "quả quýt chua", đầy thử thách và nỗi niềm mà có lẽ tôi đã không nhận ra.

Con đường chuyển hoá - Tâm càng rộng, thế giới càng mở

Từ sách - Phim - Quìn - 21/04/2025 08:00
Mỗi người có một cách nhìn cuộc sống riêng. Có người nhìn bằng lòng bao dung, có người lại nhìn bằng sự khó chịu, phán xét. Một câu chuyện, người thấy thương có kẻ lại thấy ghét. Nhưng khác biệt không nằm ở câu chuyện, mà nằm ở cái tâm.

Đạo diễn Lý Hải - người dẫn dắt 'hiện tượng mạng xã hội' lên màn ảnh

Điện ảnh - Tiểu Vũ - 20/04/2025 13:00
Lý Hải là một trong số ít đạo diễn của Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh qua việc dẫn dắt các nhân vật "hiện tượng mạng xã hội" (MXH) thành diễn viên chuyên nghiệp.

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Kỳ 2: Chính quyền Sài Gòn thay người vác cờ trắng đầu hàng

Giải trí - Vũ Trung Kiên - 20/04/2025 12:00
Đầu tháng 4.1975, sau khi mất Tây Nguyên và Phước Long, chế độ Sài Gòn đứng trước sự suy yếu về mọi mặt và khả năng sụp đổ hoàn toàn. Lúc này, ông Dương Văn Minh và nhóm ủng hộ ông “chính thức công bố ý định thay thế Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu”.

Quách Tĩnh không làm phò mã mà nhất mực lấy Hoàng Dung: Câu trả lời chỉ Dương Quá biết

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 20/04/2025 11:00
Quách Tĩnh và Hoa Tranh vốn là thanh mai trúc mã, vậy tại sao chàng lại quyết định kết duyên cùng Hoàng Dung?
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 22/04/2025