Có 6 loại khát vọng đã được nghiên cứu, dựa trên dữ liệu của hàng trăm đối tượng người trưởng thành - thuộc mọi độ tuổi với nhiều tình trạng kinh tế - xã hội khác nhau. 3 trong số 6 khát vọng đó là những gì chúng ta gọi là khát vọng bên ngoài. Chúng là khát vọng được giàu sang, nổi tiếng và có ngoại hình quyến rũ.
Chúng là những khát vọng mà kết quả mong muốn là công cụ cho những mục đích khác. Tiền mang lại quyền lực và sự sở hữu vật chất. Danh vọng mở ra nhiều cánh cửa và có thể dẫn đến một cơn mưa quà tặng. Một hình ảnh đẹp cho ta những lựa chọn như người tình quyến rũ, cơ hội tiếp thị và được chú ý không ngừng.
Trái lại, 3 khát vọng còn lại được gọi là những khát vọng bên trong, bởi vì chúng cho ta phần thưởng của riêng mình và giúp ta thoả mãn nhu cầu nội tại. Ba khát vọng đó là: có được các mối quan hệ cá nhân thoả mãn; đóng góp cho cộng đồng; và trưởng thành như những cá nhân.
Những khát vọng bên trong thật sự rất khác so với những khát vọng bên ngoài; chúng mang lại sự thoả mãn theo cách riêng. Con người cảm nhận được sự thoả mãn cá nhân đáng kể nhờ ba kết quả bên trong, dù chúng có dẫn họ đến những kết cục khác hay không.
Khát vọng bên ngoài như thành công về tài chính cũng quan trọng, ít nhất là ở một mức độ nào đó - để sống một cuộc đời viên mãn. Không thể chối cãi rằng việc muốn sở hữu một mảnh đất nhỏ để cư ngụ, tìm kiếm thức ăn, chăm sóc y tế và vài thú vui thẩm mỹ cho bản thân bạn cùng gia đình là hoàn toàn hợp lý. Nhưng những gì các nhà nghiên cứu quan tâm chủ yếu là những thứ xảy ra khi khát khao của con người cho một hay nhiều mục tiêu sống này MẤT CÂN BẰNG với những cái khác.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nếu bất kỳ khát vọng nào trong số ba khát vọng bên ngoài - tiền bạc, danh vọng hay sắc đẹp - quá cao so với ba khát vọng bên trong, cá nhân đó cũng có khả năng biểu hiện sức khoẻ tinh thần nghèo nàn hơn.
Chẳng hạn, việc có một khát vọng mãng liệt bất thường cho thành công về vật chất gắn liền với hội chứng tự yêu mình, lo âu, trầm cảm, và chức năng xã hội nghèo nàn hơn. những khát vọng bên ngoài khác cũng gắn liền với những chỉ số chức năng tâm lý kém hơn.
Ngược lại, những khát vọng mãnh liệt cho bất kỳ mục tiêu nội tại nào - các mối quan hệ ý nghĩa, sự phát triển cá nhân và những đóng góp cộng đồng - đều liên kết một cách tích cực đến hạnh phúc.
Chẳng hạn, những người khao khát cháy bỏng được đóng góp cho cộng đồng sẽ có sức sống và lòng tự trọng cao hơn. Khi con người tổ chức hành vi của họ trên phương diện những đấu tranh nội tâm (so với những đấu tranh bên ngoài), họ dường như hài lòng hơn - họ cảm thấy ổn hơn về con người họ và biểu hiện sức khỏe tâm lý rõ ràng hơn…
“Sao ta làm điều ta làm”: “Ta phải là tác giả những hành động của bản thân”, là thuyền trưởng của chính mình trên con tàu của chính mình (thay vì chỉ là thuỷ thủ đoàn). Sách bàn về cách ta có thể giúp chính mình lẫn người khác sống và hành xử tự chủ, tự do, được-là-chính-mình trong một thế giới ưa chuộng sự kiểm soát.