Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó - Kỳ 3: Tết ở Ông Tạ với Giao thừa, Tết đến

FN21/01/2023 09:00
Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó - Kỳ 3: Tết ở Ông Tạ với Giao thừa, Tết đến

Đêm 29 rạng 30 là một chợ Ông Tạ của nhà nghèo, hàng hóa bán rẻ cho xong buổi chợ. Có bà vừa bán vừa mừng tuổi cho khách: dúi thêm ít hàng, ít bánh kẹo “mang về cho cháu ở nhà”.

>> Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó - Kỳ 1: Tết Ông Tạ thuở ấy

>> Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó - Kỳ 2: Tết Ông Tạ vẫn còn đây

Ầm ĩ, chộn rộn những ngày trước Tết, đêm 29 rạng sáng 30 Tết, nhiều người Ông Tạ cũng không ngủ. Chợ Ông Tạ càng không ngủ – đêm cuối trước Tết còn chợ, sau đó sẽ nghỉ đến mùng ba, mùng bốn tùy năm. Thực tế mùng bảy mới hy vọng chợ hoạt động như cũ. Ấn tượng thuở nhỏ của tôi là chợ búa khu Ông Tạ nghỉ Tết khá lâu, mùng sáu vẫn loe hoe ít sạp hàng buôn bán. Phải mùng bảy hạ nêu, chợ mới chính thức vào công việc một năm mới.

Đêm 29 rạng 30 là một chợ Ông Tạ của nhà nghèo, hàng hóa bán rẻ cho xong buổi chợ. Có bà vừa bán vừa mừng tuổi cho khách: dúi thêm ít hàng, ít bánh kẹo “mang về cho cháu ở nhà”. Lò heo cũng vào mẻ thịt ra chợ cuối cùng trong năm. 30 Tết và sau đó mấy ngày, chợ nghỉ, lò heo cũng phải nghỉ theo.

Chín, mười giờ sáng 30, hầu như các chợ đã quang hẳn; ai cũng vội về nhà. Trưa 30, xe rác vừa xong những mẻ rác cuối đã thấy xe cứu hỏa của Gia Định trờ tới, phun rửa đường ồ ạt. Người người cũng dọn dẹp nhà mình lần cuối, mai mùng một sẽ không quét nhà. Chị tôi bảo: “Không được quét nhà mùng một kẻo quét tiền bạc ra khỏi nhà”. Dân Công giáo mà cũng tin như vậy, nói chi bà con các đạo khác.

Hai mươi ba giờ đêm 30, các nhà thờ xong lễ nửa đêm, các chùa thơm phức mùi hương trầm… Cả Ông Tạ im lặng trong đêm, chỉ còn mùi nhang trầm trên bàn thờ Chúa, bàn thờ Phật, bàn Thiên ngoài trời. Ông bà, bố mẹ réo con về khi những tiếng pháo lẻ đã lác đác, ngày càng nhiều.

Đang im lặng thênh thang

Chợt vỡ ra náo động

Pháo nổ rung mặt trống

Trời đất chuyển giao thừa

Chắc chắn Ông Tạ trước đây là một trong những vùng pháo nổ nhiều nhất Sài Gòn - Gia Định, không kém Chợ Lớn. Giàu nghèo gì cũng ít là một phong, thường cả thước. Những nhà cao tầng khu ngã ba có nhà nổ cả chục thước. Đường sá ngập hồng xác pháo, không ai quét dọn, xe cộ qua lại cuốn tung. Người đi lễ nhà thờ, chùa, chúc Tết đầu năm, chân đi như reo trên màu hồng pháo…

Nồi bánh chưng đêm Giao thừa cũng đã ra lò, đưa lên ép cho ráo nước cúng gia tiên, ông bà. Trẻ con đã xúng xính quần áo mới chuẩn bị theo cha mẹ đi chúc Tết ông bà, có thể ở Ông Tạ, có thể ở Bình An, Xóm Mới, Phú Nhuận… Các ông trùm, ông quản vào chúc Tết các cha, các dì (soeur) để nhận lì xì, dù chỉ vài đồng.

Khác với hiện nay, Tết khu Ông Tạ thời ấy ít nhà đóng cửa. Đa số mở cửa đón khách với phòng khách trang hoàng ấm cúng, sạch sẽ – như một cách “báo cáo” một năm “ăn nên làm ra” của nhà mình. Cả chủ lẫn khách đều ăn mặc trang nhã, nói năng vui vẻ, từ tốn, lịch sự. Tôi nhớ ba tôi đi chúc Tết một vòng xóm, mỗi nhà ít phút, đến trưa mới xong. Các ông đi chúc Tết hàng xóm, bạn bè; các bà đón khách viếng thăm. Trẻ con mon men chờ lì xì. Thanh niên nam nữ thì hồi đó còn nhỏ, tôi không biết họ tếch đi đâu, hay kéo nhau đi xem phim ở Đại Lợi. Tết cuối cùng trước năm 1975, nếu tôi nhớ không lầm thì mùng một rạp Đại Lợi chiếu phim Thái Lan “Tình cô gái rắn”, nam nữ chen nhau chật rạp. Trẻ con thì cha mẹ cấm cửa không được coi. Mùng hai là phim về 108 vị hảo hớn Lương Sơn Bạc, mùng ba là một phim Mỹ.

Đâu đâu cũng thấy các sòng bầu cua, kể cả trước rạp hát Đại Lợi. Xung quanh, nam phụ lão ấu đủ mặt, đông nhất vẫn là thanh thiếu niên. Thỉnh thoảng cũng có kẻ thua, xót, giựt tiền bỏ chạy. Có lúc một đám thanh niên bên Bảy Hiền mò xuống một sòng bầu cua ngõ Con Mắt, vơ tiền trên bàn bầu cua.

Chẳng may, trong sòng bầu cua ấy có nữ võ sĩ đấm bốc nổi tiếng khu Ông Tạ, tên Tâm. Chị là em anh Tư “dê”, con bà Phúc nhà cạnh đền Phúc Trí linh điện trong ngõ. Chị Tâm xách dao chặt đá tua tủa răng nhọn xông trận. Cả đám giựt tiền bỏ chạy mất dép, cạch mặt hẳn. Có năm, tiền lì xì trong túi bỗng cảm thấy nặng, tôi lén nhà mò ra rạp hát Đại Lợi đặt tiền vào ô bầu cua. Thua sạch, tôi lủi thủi về, bỗng thấy như… hết Tết. “Xuân ơi xuân, nếu chẳng vui gì, hãy đừng, đừng tìm đến chi…”

Các cửa hàng bán đồ trang trí Tết ở ngã ba Ông Tạ bán suốt đêm. - Ảnh: Cù Mai Công

Từ 23 tháng Chạp trở đi, dân mình đã gọi là Tết: 23 Tết. Ngay cả những năm sau 1975, khó khăn đến tận cùng, người Ông Tạ vẫn gói bánh, vẫn nổ pháo rền vang. “Chẳng phong lưu cũng ba ngày Tết.” Thời ấy, thịt thà thiếu thốn, năm bảy nhà, cả chục nhà trong các khu Nghĩa Hòa, Nam Hòa, Tân Chí Linh… đã mở những đường dây “hụi heo” để cuối năm mổ heo chia nhau. Trong hẻm Gà và cả chợ Phạm Văn Hai, những phần thịt đông vẫn như thuở nào.

Chỉ khác là xưa các nhà tự nấu, giờ ra chợ, có người nấu sẵn rồi. Cạnh trụ sở Công an Phường 3, có năm, mấy nồi bánh chưng đỏ lửa suốt ngày đêm. Nấu và bán tại chỗ… Nhiều nhà thờ đã ra mẻ bánh chưng thứ hai cả trăm cặp cho bà con nghèo…

Ông Tạ nhìn bên ngoài nhà cửa xây mới nhiều, có vẻ không như xưa – đâu chả vậy chứ riêng gì Ông Tạ. Ngày xưa ấy, tối lửa tắt đèn có nhau; nhà nào có chuyện gì cả xóm biết, cả xóm chung tay. Nhưng nếp nhà, nếp Ông Tạ gần bảy mươi năm dễ gì phai nhạt.

Những ngày này, từ sáng sớm đến gần nửa đêm, dọc đường Phạm Văn Hai, hai bên đường Cách Mạng Tháng Tám, dài dài mấy trăm mét hai bên ngã ba, cả một trời xuân, mùa Tết Ông Tạ vẫn ê hề lá dong, bánh chưng, dưa hành, kẹo lạc… từ sáng tới tối, tấp nập hơn nhiều chợ khác. Nhiều nhà thờ, nhà chùa trưng bày lộng lẫy, Tết lắm. Khuôn viên sân nhà thờ Tân Sa Châu những ngày này, qua cổng như bước vào một làng quê ngày Tết.

Như ngày nào ông bà chúng ta, cha mẹ họ mới lần đầu bước chân đến đây, mái tranh - vách ván - nền đất nện, lập “làng Ông Tạ”…


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

30 trích dẫn hay từ 'Quẳng gánh lo đi và vui sống'

Trong Quẳng gánh lo đi và vui sống, tác giả mang đến những phương pháp giúp bạn đọc xây dựng được thái độ sống tích cực, an tâm cảm nhận hạnh phúc và mãi mãi loại bỏ thói quen lo lắng.
2

Tu giữa đời thường - Điều tồi tệ nhất đối với tình trạng căng thẳng kinh niên là gì?

Nhịp sống hiện đại khiến chúng ta không thật sự ở trong chế độ “nghỉ ngơi và tiêu hóa” đủ để có thể trở lại trạng thái cân bằng vốn có. Chính vì vậy chúng ta luôn sống trong trạng thái căng thẳng kinh niên.
3

Đắc nhân tâm - Nghệ thuật biến thù thành bạn

Khi đang trong cơn giận dữ mà ta có thể trút mọi bực tức vào kẻ đã gây ra nó thì chắc chắn chúng ta sẽ hả hê rất nhiều! Nhưng đối phương thì sao? Họ sẽ chẳng thể nào chấp nhận giọng điệu gay gắt và thái độ hằn học của ta.
4

Bộ sách ‘Đủ duyên ta lại tương phùng’ - Giúp bạn bình yên giữa dòng đời vội vã

Có bao giờ bạn ngồi lại thành thật với chính mình để hỏi xem bản thân đang sống vì điều gì? Những vòng quay về tiền tài, danh vọng ấy có phải là thứ bạn mong mỏi, hay cuối cùng, thứ bạn thực sự cần chỉ là chút an yên, tịch tịnh ở tâm hồn?
5

Người thành công thật ra đã từ bỏ rất nhiều

Nếu thành công là phải chạm vạch đích thì góc nhìn của bạn có hơi cứng nhắc. Chúng ta không những phải đặt ra mục tiêu linh hoạt hơn, mà còn phải biến mình thành những cá nhân linh hoạt trong cách đánh giá về thành công và thất bại.

“Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó!” tập 2: Càng đọc càng tò mò, càng muốn biết nhiều hơn

Sài Gòn một thuở “Dân Ông Tạ đó!” của tác giả Cù Mai Công là một quyển sách dễ đọc, và càng đọc càng có thêm nhiều góc nhìn thú vị.

Cánh đồng nhà thơ Đỗ Trung Quân thuở bé thả diều ở đâu?

“Quê hương là con diều biếc / Tuổi thơ con thả trên đồng.” Vậy bạn có từng hỏi cánh đồng trong Quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân ở đâu?

Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó: Hoài An, nhạc sĩ của mùa xuân

Có lẽ ít ai ở miền Nam trước năm 1975 lại không biết nhạc phẩm Câu chuyện đầu năm, một trong những bài hát xuân thường vang lên trong mỗi nhà trước mỗi mùa xuân và dịp Tết, sau “một năm ruột rối tơ tằm”.

Top 5 cuốn sách bestseller bạn nhất định nên đọc trong năm mới

5 cuốn sách từng được The New York Times, nhật báo uy tín hàng đầu nước Mỹ với hơn 94 giải Pulitzer bình chọn chắc chắn sẽ là một cơ sở rất đáng tin cậy và rất đáng để bạn tham khảo. 

Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó - Kỳ 2: Tết Ông Tạ vẫn còn đây

Đến cuối thập niên 1980, chợ Ông Tạ cũ – nơi khởi phát cả một khu Ông Tạ sầm uất từ năm 1954, bị giải tỏa để chuyển sang chợ Phạm Văn Hai hiện nay.

Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó - Kỳ 1: Tết Ông Tạ thuở ấy

Đã thành thói quen từ năm 1954, trên vùng đất, quê hương mới của bao thế hệ Ông Tạ, từ trung tuần tháng Chạp, những sạp lá dong, khuôn gỗ gói bánh chưng lại được bày xung quanh trường Tân Bình (trước năm 1975 là trường Thánh Tâm).

Cho và Nhận - Thế giới sẽ tốt đẹp nếu ai cũng đọc cuốn sách này

Một liều thuốc “giải độc” đầy đáng yêu cho bất kỳ sự hoài nghi nào mà bạn có thể có về những người thành công trong kinh doanh và cuộc sống. 

‘Lời tiên tri Celestine’ - Quyển sách sẽ thay đổi cuộc đời chúng ta

​​​​​​​Vào những thời điểm cuối năm, dường như chúng ta được trực giác mách bảo nhiều hơn về ý nghĩa của những sự kiện xảy ra trong cuộc sống. ​​​​​​​

Sát-na này là thiên thu - 15 kỹ năng sinh tồn giúp bạn vượt qua đau khổ (Kỳ 2)

Khổ đau có thể được ví như trận cuồng phong, địa chấn, cơn sóng thần hay như biển lửa. Sức tàn phá bên trong của nó rất khủng khiếp. Nếu không thể quản lý khổ đau, chúng có thể phá hủy cả cuộc đời bạn và người thương của bạn.

Top 5 vũ khí vô địch thiên hạ trong kiếm hiệp Kim Dung: Món thứ 3 là "hóa thân" của số 2

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 18/04/2024 13:00
Một trong số những món vũ khí này có quyền hiệu lệnh thiên hạ, người sở hữu là minh chủ võ lâm.

Vợ chồng son - Vì lý do này, bác sĩ pháp y người Pháp quyết tâm sang Việt Nam cưới vợ

Truyền hình - Lam Phương - 18/04/2024 12:00
Sau hơn một năm nhắn tin, Benjamin Bernardo quyết định bay từ Pháp đến Việt Nam để gặp mặt Thu Trang.

Dung nhan các thí sinh tại cuộc cuộc thi hoa hậu AI chưa từng có trong lịch sử ra sao?

Thư giãn - Băng Băng - 18/04/2024 11:00
Với khả năng của mình, AI sẽ tạo ra một hoa hậu trong trí tưởng tượng như thế nào?

Tại sao có 18 vị vua Hùng nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?

Văn hóa - Diệu Đan - 18/04/2024 10:00
Theo truyền thuyết, các vua Hùng nối nhau trị vì nước Văn Lang trong 18 đời. Vậy 18 đời vua Hùng gồm những ai? Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào? Và tại sao chọn ngày 10/3 là ngày giỗ Tổ?

Sát-na này là thiên thu - 15 kỹ năng sinh tồn giúp bạn vượt qua đau khổ (Kỳ 2)

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 18/04/2024 09:00
Khổ đau có thể được ví như trận cuồng phong, địa chấn, cơn sóng thần hay như biển lửa. Sức tàn phá bên trong của nó rất khủng khiếp. Nếu không thể quản lý khổ đau, chúng có thể phá hủy cả cuộc đời bạn và người thương của bạn.

Từ bỏ - Chúng ta thích ảo tưởng về sự tiến triển hơn là từ bỏ khi thất bại

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 18/04/2024 08:00
Trong nhiều tình huống, khi gặp một trở ngại khó giải quyết, mọi người thường có xu hướng chuyển sang một hành động dễ dàng khác và nghĩ rằng mình đang tiến triển, dù sự thật là chúng ta đang lãng phí thời gian và tiền bạc cho những nỗ lực vô ích.

Người quản lý dự án

Blog GS John VU - GS John Vu - 17/04/2024 12:00
Tôi có một người bạn vừa được đề bạt làm người quản lí dự án phần mềm. Anh ấy sung sướng bởi vì sau nhiều năm làm người lập trình, cuối cùng anh ấy cũng đạt được chức vụ mà anh ấy hằng mong muốn.

Cách giải tỏa cơn giận hiệu quả

Kỹ năng - Cẩm Bình - 17/04/2024 11:00
Hãng tin AFP dẫn một nghiên cứu mới của Nhật Bản chỉ ra khi giận dữ không nên quát mắng đồng nghiệp hay hét với gối, mà hãy viết cảm xúc ra giấy rồi xé nhỏ hoặc vứt đi để bình tĩnh lại.

Những câu nói ‘để đời’ của CEO Apple Tim Cook: Nhiều khi trong cuộc sống, thà dựa vào trực giác!

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 17/04/2024 10:00
Nhiều khi trong cuộc sống, việc dựa vào trực giác sẽ phù hợp hơn. Điều thú vị là tôi thấy rằng trực giác đóng vai trò quan trọng khi đưa ra những quyết định quan trọng nhất", năm 2010, Tim Cook có bài phát biểu tốt nghiệp tại Đại học Auburn.

Sát-na này là thiên thu - 15 kỹ năng sinh tồn giúp bạn vượt qua đau khổ (Kỳ 1)

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 17/04/2024 09:00
Có nhiều cẩm nang, sách hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm, sinh tồn trong thảm họa, xử lý tai nạn trong đời sống thường ngày nhưng hình như hiếm có cẩm nang hướng dẫn kỹ năng sinh tồn giúp bạn sống sót và bình an khi khổ đau bỗng nhiên ập tới.

Gia Định là nhớ - Sài Gòn là thương: Yêu Sài Gòn, thì nhất định phải đọc

Từ sách - Phim - My My - 17/04/2024 08:00
Sài Gòn cái tên nghe thân thương biết bao nhiêu. Sài Gòn mảnh đất trù phú, hào phóng, rộng lượng. Sài Gòn là sau này của Sài Gòn - Gia Định, là trước đây của TPHCM. Hiểu về quá khứ để biết nâng niu hiện tại.

Việc quản lý dự án

Blog GS John VU - GS John Vu - 16/04/2024 12:00
Quản lí dự án phần mềm là việc khó.

Mark Zuckerberg nảy ra ý tưởng về tính năng chọc trên Facebook lúc say rượu thời sinh viên

Thư giãn - Sơn Vân - 16/04/2024 11:00
Khi say rượu thời còn là sinh viên, Mark Zuckerberg đã phát minh ra poke (chọc), một trong những tính năng vừa sáng tạo nhất vừa kỳ quặc nhất của mạng xã hội Facebook.

Đàn ông có nhận thức càng cao, ở tầng lớp càng cao, càng bản lĩnh, càng tin vào nhân quả

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/04/2024 10:00
Trong cuộc sống, tôi đã gặp rất nhiều người thành công có những đặc điểm tương tự. Họ không xuề xòa với người khác, công việc, gia đình và thậm chí cả cách ăn mặc của chính mình.

Người đàn bà trong tôi - Britney Spears

Tủ sách - FN - 16/04/2024 09:00
​​​​​​​Khám phá bức chân dung đa tầng đằng sau sân khấu của ‘công chúa nhạc pop’ Britney Spears.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 18/04/2024