Nội lực - Khả năng nội cảm thụ: Học cách đọc vị cơ thể bạn

04/12/2023 09:00
Nội lực - Khả năng nội cảm thụ: Học cách đọc vị cơ thể bạn

Nội cảm thụ là một khái niệm khó nắm bắt nếu bạn chưa từng tập yoga hay chơi các môn thể thao yêu cầu sự phản hồi sinh học từ cơ thể. Bạn càng nhạy cảm và chú tâm vào cơ thể thì khả năng nội cảm thụ của bạn càng mạnh mẽ.

Chúng ta đều đã quen thuộc với năm giác quan cơ bản – thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác – mà thông qua chúng ta có được những trải nghiệm về thế giới. “Nội cảm thụ” có phần hơi khác: dù ít được biết đến, nó là giác quan giúp mỗi cá nhân cảm nhận và thấu hiểu những gì đang diễn ra trong cơ thể mình. Nó giúp chúng ta “giải mã” cơ thể của chính mình và xử lý các tín hiệu của nó, từ cơn đói, khát, nhiệt độ cơ thể cho đến nhịp tim hay tình trạng tiêu hóa.

Những đứa trẻ có vấn đề về nội cảm thụ dễ gặp trở ngại trong việc phát hiện khi nào mình cảm thấy đói, nóng lạnh hay khát. Bây giờ hãy dành chút thời gian để ngẫm xem làm sao để biết trong bữa ăn lúc nào thì bạn cảm thấy no, hay khi nào bạn thấy cần đi vệ sinh. Hầu hết mọi người sẽ “giải mã” chính xác những tín hiệu này, nhưng có nhiều ví dụ tinh tế hơn của những cảm giác này không ngừng xuất hiện tại nơi làm việc mà lại thường bị bỏ qua. Hai ví dụ thường thấy nhất trong đời sống chính là nhận ra thời điểm bạn cần tạm xa công việc để nghỉ ngơi sau khi cảm thấy năng lượng bắt đầu suy kiệt, hay thời điểm bạn cần rời khỏi phòng giữa cuộc tranh cãi để tránh to tiếng hay lỡ lời với bạn đời của mình.

Kinh nghiệm sống ảnh hưởng đến năng lực nội cảm thụ nói chung. Khả năng giải mã chuẩn xác những dấu hiệu thể chất, ví dụ như việc mất sức sống hay khẩu vị, bị ảnh hưởng bởi cách chúng ta chọn để ý hoặc phớt lờ những cảm giác khác nhau của chính mình. Quan điểm của gia đình bạn về sức khỏe, cảm xúc và hạnh phúc cũng sẽ tác động đến khả năng này.

Tôi để ý thấy những người cha mẹ có cách nuôi dạy con “cứng rắn” hay bảo con phải “Chịu khó thích nghi đi”, xem nhẹ nỗi lo của con cái bằng những lời như “Con có bị làm sao đâu”, hoặc nói “Đừng có ngốc nghếch như thế” mỗi khi con có một phản ứng xúc động, họ dễ gặp trở ngại trong việc giải mã dấu hiệu cơ thể hoặc bất cứ dấu chỉ nào của sự tổn thương – cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Việc khai mở mối liên kết giữa cơ thể và tâm trí có thể là một thử thách nếu bạn từng dạy bản thân cách gạt bỏ các tín hiệu của cơ thể để ưu tiên những thứ khác.

Không có khả năng nhận diện và phản hồi trước những dấu hiệu bên trong mà cơ thể muốn truyền đạt với chúng ta là một ví dụ cho thấy ta đang phớt lờ trạng thái nội thân của cơ thể mình. Não bộ tham gia vào một tiến trình liên tục nhằm tích hợp các tín hiệu được chuyển tiếp từ cơ thể đến từng bộ phận thần kinh riêng biệt – ví dụ như thân não, vùng đồi thị, thùy đảo (insula), vỏ não cảm giác thân thể (somatosensory) và vùng vỏ não đại trước (anterior cingulate cortex) – tiếp nhận phản hồi về trạng thái sinh lý của cơ thể, từ những cảm giác đơn giản như “Mình nóng quá” cho đến cảm giác chung chung và phức tạp hơn như “Mình cảm thấy khỏe” hay “Mình thấy căng thẳng quá”.

Tiến trình này rất quan trọng trong việc duy trì tình trạng ổn định của cơ thể như nhiệt độ hay huyết áp, hơn nữa còn giúp tăng khả năng tự nhận thức của chúng ta, bởi vì ta càng hiểu rõ những dấu hiệu này bao nhiêu thì mối liên kết cơ thể - não bộ càng trở nên mạnh mẽ bấy nhiêu.

Các tín hiệu nội cảm thụ được gửi đến não bộ thông qua hàng loạt đường dẫn thần kinh có liên quan đến tim, máu phổi và da (ngoài ra còn có các hệ thống sinh lý khác như hệ tiêu hóa, cơ quan sinh dục niệu, hệ nội tiết và hệ miễn dịch). Nếu bạn có độ nhạy cao, khả năng nội cảm thụ miễn dịch có thể báo động thời điểm bạn sắp nhiễm một cơn cảm cúm, có khi là từ nhiều ngày trước khi bạn thấy được triệu chứng rõ ràng. Trong khoảng vài ngày trước khi bị bệnh, bạn đã bao giờ cảm nhận được điềm báo mơ hồ rằng mình biết chắc chuyện gì sẽ xảy ra dù cho chưa hề có triệu chứng rõ ràng nào hay chưa?

Nếu như ngày xưa ta cho rằng dự báo đó đơn thuần đến từ trực giác, thì giờ đây ta đã hiểu được rằng đó là nhờ sự hoạt động của năng lực nội cảm thụ. Cơ thể mỗi người phát ra một loạt các tín hiệu vi mô để mách bảo rằng hệ thống miễn dịch đang gặp trục trặc, có thể là nhịp tim tăng nhẹ, cảm giác đầu óc mơ màng hay rát cổ họng. Não bộ của chúng ta ghi nhận tất cả những điều này và cảnh báo cho ta biết có gì đó không ổn, nếu ta đủ tinh ý để nhận ra. Rồi sau đó, việc quyết định uống thêm vài viên thực phẩm chức năng, bổ sung nước và đi ngủ sớm hay phớt lờ cơ thể và gắng sức làm việc tiếp là lựa chọn của chính ta. 

Nhiều người bị lâm vào tình trạng “đổ bệnh trong dịp nghỉ lễ": mới ngày đầu tiên của kỳ nghỉ phép mà đã bị cảm liệt giường hoặc buồn nôn, đau bụng. Đây là một dấu hiệu báo động đỏ, cho thấy rằng ta đang phớt lờ hoặc không giải mã được những thông điệp từ cơ thể gửi đến não bộ, và hệ miễn dịch bị ta kìm hãm đang “trả đũa” vào thời điểm hàng phòng thủ của chúng ta được hạ xuống.

Tình huống này có thể diễn ra theo chiều ngược lại, khi mà căng thẳng và lo âu gây ra các triệu chứng đau do căng thẳng thần kinh mặc dù về cơ bản người bệnh không hề mắc một chứng bệnh thể lý nào. Để nhận ra tình trạng đó, thỉnh thoảng tôi thấy việc tự trò chuyện với bản thân rất hữu ích, chẳng hạn tôi sẽ tự nhủ: “Mình có đang không được khỏe hay bị đau vì lý do nào cụ thể không, hay chỉ là do căng thẳng?”.

Nội cảm thụ sử dụng các đường dẫn thần kinh trong não bộ và cơ thể rất giống với cách năm giác quan của chúng ta sở hữu những tế bào thần kinh kết nối từ mắt, tai, lưỡi, v.v. đến các vùng não có chức năng xử lý thị lực, thính lực và vị giác.  Mặc dù nội cảm thụ có phần phức tạp, bí ẩn và hứa hẹn sẽ được khám phá qua nhiều nghiên cứu thí nghiệm trong tương lai, nhưng nó cũng là giác quan mà ta nên bắt đầu khám phá để cải thiện mối liên kết não bộ - cơ thể, củng cố mức độ hạnh phúc và tiềm năng Nội lực của chính mình. Đây cũng là lý do tại sao bài tập Kiểm tra cơ thể vừa rồi là rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân.

Học cách “đọc vị” cơ thể của bạn

Vậy làm cách nào để cải thiện khả năng nội cảm thụ? Khả năng này có được nhờ bẩm sinh hay hoàn toàn có thể được củng cố? Nội cảm thụ là một khái niệm khó nắm bắt nếu bạn chưa từng tập yoga hay chơi các môn thể thao yêu cầu sự phản hồi sinh học từ cơ thể. Bạn càng nhạy cảm và chú tâm vào cơ thể thì khả năng nội cảm thụ của bạn càng mạnh mẽ. Tuy nhiên, giác quan này chắc chắn có khả năng được cải thiện.

Khi đi lại trên đường, ta rất dễ bỏ qua nhiều chi tiết. Nếu không tập trung chú ý, ngay cả những nơi ta thường dạo bước suốt nhiều năm cũng khó mà được tái hiện trong đầu. Khả năng nội cảm thụ cũng vậy. Thay vì phớt lờ cơn co giật ở mí mắt, đôi chân bồn chồn hay cảm giác chộn rộn trong lòng hãy bắt đầu tò mò hơn về ý nghĩa đằng sau chúng. Một vài dấu chỉ có thể được giải thích bằng khoa học, ví dụ như chứng co thắt cơ hay đau nửa đầu thường liên quan đến nồng độ magie thấp, nhưng một số khác sẽ mang ý nghĩa riêng đối với ta và chỉ ta mới giải mã thành công.

Một người bạn của tôi hay bảo: “Mỗi khi bị nhiệt miệng là tôi biết ngay mình đã ép buộc bản thân quá đáng và cơ thể đang thiếu dưỡng chất để hoạt động bình thường”. Tôi cũng đã lưu ý điều này ở bản thân. Một người họ hàng của tôi kể rằng đối với cậu ấy căng thẳng được bộc lộ qua những nút thắt cơ (muscle knot) tích tụ độc tố trên hai vai. Tôi nhận ra mình cũng từng có cảm giác như vậy!

Học cách giải mã cơ thể là điều mà chính tôi cũng đang chủ động luyện tập và cải thiện. Giờ thì tôi có thể lý giải nhuần nhuyễn các dấu hiệu ngầm của cơ thể và phát hiện được mình bị bệnh trước khi phát bệnh vài ngày – tôi nhận biết chính xác chỗ nào trong cơ thể mình đang gặp trục trặc. Chỉ cần cảm thấy ran rát cổ họng hay ù tai, tôi sẽ uống nhiều nước ấm với mật ong từ hoa manuka', chanh và gừng, đi ngủ sớm hoặc tập vài động tác yoga phục hồi để cân bằng hệ thần kinh nội tiết, đồng thời giúp phục hồi tuyến thượng thận – bộ phận có thể bị suy yếu khi đối mặt với tình trạng kiệt sức, dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch. Do đó, tôi thường xuyên ngăn chặn được những sự việc đáng lẽ không tránh khỏi.

Tôi tin rằng mỗi người chúng ta bẩm sinh đã có khả năng lắng nghe cơ thể và trao đổi thông tin đó với não bộ để đưa ra lựa chọn tốt hơn. Lấy ví dụ, nếu môi của bạn sưng, ngứa khi ăn hải sản hay bụng dễ bị đầy hơi sau khi ăn pizza, có lẽ bạn bị dị ứng với các loài giáp xác hoặc không dung nạp được lúa mì và gluten. Đối với bạn, những dấu hiệu nào cho thấy bạn đang bị căng thẳng, khó chịu hay bất ổn? Khi đã được trang bị kiến thức về cơ thể mình, bạn có thể chăm sóc bản thân nhanh và hiệu quả hơn, và khi cơ thể báo động bạn phải dừng lại, bạn sẽ ít có xu hướng phớt lờ nó hơn.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Bộ sách ‘Để con chăm sóc cha – mẹ’ - Gánh nặng kép của người phụ nữ

Tại nhiều quốc gia châu Á, phụ nữ không chỉ gánh phần lớn trách nhiệm chăm sóc gia đình mà còn phải nỗ lực làm việc để san sẻ kinh tế gia đình.
2

Chia sẻ từ trái tim - Tu tập khởi nguồn từ tâm trí

Cốt lõi của tu tập là rèn luyện tâm trí. Bất kỳ ai cũng đều có thể hướng đến con đường giác ngộ và thức tỉnh bằng cách thực hành chánh niệm, quán chiếu bản thân và rèn luyện tinh thần mỗi ngày.
3

Chia sẻ từ trái tim - Học cách chuyển hóa nỗi khổ đau từ những bài giảng của thầy Thích Pháp Hòa

Thầy Thích Pháp Hòa là một vị tu sĩ thiên về truyền thống Tịnh Độ. Trong suốt nhiều năm, thầy không chỉ chuyên tâm tu học, trau dồi kiến thức Phật pháp mà còn dành thời gian để thuyết giảng Phật pháp cho Phật tử ở nhiều nơi.
4

Chia sẻ từ trái tim - Hiểu thế nào là nghiệp riêng nghiệp chung?

Nếu gặp người nào tu mà không dễ thương, mình đừng thất vọng. Bởi “Nhân hư, đạo bất hư”. Đạo đâu có hư, chỉ tại người thôi. Cho nên nếu hiểu như vậy, mình sẽ sớm chận đứng được nghiệp tiêu cực của mình. Mình sẽ không thụt lùi và sa sút.
5

Hạnh phúc đến từ sự biến mất - Tâm ta vững khi lòng ta dừng

Vũ trụ vốn dĩ được hình thành từ những thứ đối nghịch nhau. Có âm ắt có dương, có tốt ắt có xấu, có được ắt có mất... Mối tương quan giữa những yếu tố đối lập đã hình thành nên mọi thứ xung quanh như vậy đấy.

Đôi điều cần suy ngẫm - Krishnamurti bàn về "chú tâm" và "tham vọng"

Điều hết sức quan trọng là đang khi bạn còn trẻ, phải khám phá xem bạn thực sự thích làm việc gì; và đây là cách thức duy nhất để tạo ra một xã hội mới.

Nắng ấm sau mưa - Mẹ là món quà ngọt ngào mà Thượng Đế ban tặng cho mỗi người con

Với 21 câu chuyện giàu ý nghĩa từ những người đã vượt qua những dông bão cuộc đời, “Nắng Ấm Sau Mưa” cho bạn cái nhìn chân thật và đầy xúc động về cách họ đã đối mặt với nghịch cảnh và vượt qua những quãng thời gian khó khăn ấy ra sao.

Nội lực - 5 cách 'bảo dưỡng' não bộ

“Não bộ đã có mọi thứ nó cần để thực hiện tốt công việc của nó” - Nhiều người thường mặc định như vậy, và họ chẳng mấy nghĩ đến chuyện chăm sóc não bộ.

‘Thiên tài tập thể’ và triết lý lãnh đạo hiện đại

Vì sao không phải thiên tài nào cũng có thể dẫn dắt một tập thể đổi mới thành công; và vì sao không phải một tập thể thiên tài nào cũng thành công trong công cuộc đổi mới?

Xoay chuyển tình hình Biển Đông - Một góc nhìn mới về tình hình biển đảo

James Borton đã tập hợp những nghiên cứu và trải nghiệm của mình trong cuốn sách “Xoay chuyển tình hình Biển Đông” nhằm nâng cao nhận thức về việc bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng biển này.

Muôn kiếp nhân sinh 3 – Lý giải sự khác biệt rất lớn giữa những người tu tập ngày xưa so với ngày nay

Phật giáo được chia làm ba thời kỳ: Chánh Pháp, Tượng Pháp và Mạt Pháp.

Xoay chuyển tình hình Biển Đông - Lịch sử, huyền thoại và việc áp dụng khoa học của Cù Lao Chàm

Chúng ta cần học hỏi từ Cù Lao Chàm, bởi mối quan hệ có giá trị giữa chúng ta với đại dương sẽ được kết nối với tín ngưỡng xa xưa, huyền thoại và hệ sinh thái biển bền vững.

Xoay chuyển tình hình Biển Đông - Ở một nơi chứa đầy truyền thuyết và thần thoại

Các nhà khoa học biển của Việt Nam như Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh, Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi và Tiến sĩ Võ Sĩ Tuấn hoàn toàn đồng ý rằng quản lý đại dương là nguồn sống thiết yếu cho tương lai của quốc gia và khu vực.

Xã hội tri thức - 3: Thế giới phẳng

Blog GS John VU - GS John Vu - 26/07/2024 12:00
Mấy hôm trước, tôi thấy một bài báo hay về công nghệ thông tin ở Nairobi, Kenya như sau:

Chàng trai Việt chinh phục mục tiêu đi 200 nước: Hành trình chông gai và thành quả đầy ấn tượng

Phong cách sống - Hạ Linh - 26/07/2024 11:00
Hành trình chinh phục các miền đất khắp nơi trên thế giới của travel blogger Kẻ Du Mục khiến cho nhiều người phải trầm trồ và ngưỡng mộ.

Ngoài 40 tuổi, những người có được mọi thứ trong tay đều dùng chung một công thức

Suy ngẫm - Diệu Đan - 26/07/2024 10:00
Khi đến tuổi trung niên, biết cách từ bỏ sự liều lĩnh, đối đầu và học cách chấp nhận và thích nghi, biết thời cơ, nắm bắt vận may và chấp nhận số phận là sự tỉnh táo hiếm có.

Bộ sách Để con chăm sóc cha mẹ - Những trang sách tràn đầy tình thương và hiếu thảo

Từ sách - Phim - TĐ - 26/07/2024 09:00
Cuốn sách này dành cho: Tất cả chúng ta, những người đã, đang và sẽ trải qua hành trình chăm sóc cuối đời cho những người thân yêu nhất.

Tài chính cho mọi người - 3 khái niệm đầu tư bạn cần nắm bắt 

Từ sách - Phim - Quìn - 26/07/2024 08:00
“Tài chính cho mọi người”: Top sách đáng đọc năm 2022 (theo Fortune). Top 15 best-seller hạng mục Education Funding trên Amazon sẽ mang đến cho bạn những khái niệm này.

Xã hội tri thức - 2

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/07/2024 12:00
Trong tương lai gần, xã hội tri thức sẽ yêu cầu mọi người học tập, tự tin vào khả năng học, sẵn lòng học điều mới, và sẵn sàng đối diện với thách thức của toàn cầu hoá.

Bạn nhìn thấy điều gì đầu tiên - bài test sẽ tiết lộ tính cách cùng sức mạnh tiềm ẩn bên trong

Thư giãn - Nguyệt - 25/07/2024 11:00
Bài trắc nghiệm có thể hé lộ nhiều điều bạn chưa biết bên trong nội tâm của mình.

Tỷ phú Rockefeller: Đừng lúc nào cũng nói ‘thất bại là mẹ thành công’, nhớ rằng con lợn có thể trèo cây nếu được ngợi khen!

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 25/07/2024 10:00
Bí quyết giàu có, giúp khối tài sản tăng lên nhanh chóng hoá ra không phải điều gì đó cao xa, mà đã được "ông vua" dầu mỏ thế giới đúc kết trong 4 điều.

Bộ sách ‘Để con chăm sóc cha – mẹ’ - Gánh nặng kép của người phụ nữ

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 25/07/2024 09:00
Tại nhiều quốc gia châu Á, phụ nữ không chỉ gánh phần lớn trách nhiệm chăm sóc gia đình mà còn phải nỗ lực làm việc để san sẻ kinh tế gia đình.

Từ mẹ đơn thân từng phải chăn bò, đến nữ tỷ phú giàu nhất nước Mỹ

Phong cách sống - Băng Băng - 25/07/2024 08:00
Câu chuyện đầy nghị lực của một người mẹ đơn thân phải đi làm bồi bàn nuôi con đến nữ đại gia giàu nhất nước không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ.

Xã hội tri thức - 1

Blog GS John VU - GS John Vu - 24/07/2024 12:00
Tiến bộ của công nghệ đã làm thay đổi cấu trúc kinh tế và xã hội của nhiều nước. Qua ứng dụng công nghệ thông tin, các công ti có thể làm kinh doanh bất kể nơi họ đang ở hay nơi khách hàng ở.

Đào hố cát trên bãi biển - Trò chơi nguy hiểm chết người

Kỹ năng - Phạm Hường - 24/07/2024 11:00
Bãi biển là nơi vui chơi được ưa thích trong dịp nghỉ hè, nhưng nhiều người không hề biết trò chơi đào hố cát ở đây nguy hiểm đến mức nào.

Bức thư ông bố giảng viên gửi con gái vừa đỗ đại học khiến chục triệu người rơi lệ

Suy ngẫm - Đông - 24/07/2024 10:00
Những tâm sự của ông bố này khiến ai cũng xúc động.

Chia sẻ từ trái tim - 50 bài pháp thoại giúp chữa lành tâm hồn

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 24/07/2024 09:00
“Chia sẻ từ trái tim" chính là “đơn thuốc" quý báu đến từ người thầy thuốc có tâm, giúp người đọc gạt bỏ tâm bệnh cùng những đau khổ không rõ căn nguyên, để tìm thấy sự bình an và hạnh phúc trong cuộc sống thường ngày.

Từ bỏ - Mô hình tâm lý ‘con khỉ và bệ đỡ’

Từ sách - Phim - Quìn - 24/07/2024 08:00
Hãy hình dung bạn đang cố gắng huấn luyện một con khỉ tung hứng những ngọn đuốc đang cháy khi đứng trên một bệ đỡ trong công viên. Nếu thành công trong màn trình diễn ấn tượng này, xem như bạn đã nắm được công cụ kiếm tiền.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 27/07/2024