Bất cứ ai trong chúng ta đều đang cố gắng rèn luyện một kỹ năng nào đó: Viết lách, hành nghề y, chạy bộ, nuôi dạy con, lãnh đạo, huấn luyện, giảng dạy, sáng tạo nghệ thuật hay thiền định…
James Carse, giáo sư sử học và tôn giáo tại Đại học New York, đã nói về sự khác nhau giữa “trò chơi hữu hạn” và “trò chơi vô hạn” trong quá trình rèn luyện. James Carse cho rằng trò chơi hữu hạn là một trò chơi có thắng, thua rõ ràng - có một kết cục xác định. Trong khi đó, một trò chơi vô hạn, đúng như cái tên của nó, là một trò chơi cứ tiếp diễn mãi. Mục đích chính khi chơi trò này chỉ là DUY TRÌ CUỘC CHƠI.
Các hệ tư tưởng cổ đại phương Đông xem quá trình rèn luyện như một con đường - “tao” trong tiếng Hoa và “do” trong tiếng Nhật. “Con đường” đại diện cho bản chất vô hạn, không có điểm dừng của quá trình rèn luyện. Không có đích đến, chỉ có sự học hỏi và mài giũa liên tục - một hành trình thật sự không có hồi kết.
Chắc chắn sẽ có những lúc bạn đi chệch khỏi con đường. Không sao cả. Bạn chỉ cần quay lại đúng đường là được.
Những thành công vững vàng thường không có điểm cuối. Con đường chinh phục chính là mục tiêu, và mục tiêu cũng là con đường chinh phục. Nhiệm vụ cấp thiết, bắt buộc và lắm lúc vô cùng khó khăn mà chúng ta phải thực hiện là kiên trì đi đúng đường.
Cảm giác hài lòng trong cuộc sống phần lớn là sản phẩm phụ của quá trình chuyển từ người tìm kiếm, tức là người mong muốn một lối sống nào, thành người rèn luyện, tức thật sự sống theo lối sống đó.
“Nghệ thuật sống vững vàng” - Cuốn sách mang đến một tầm nhìn dài hạn và bền vững hơn về thành công. Thành công không có nghĩa là phải đi kèm với kiệt sức, sự bận rộn, gấp gáp hay cảm giác cô đơn, lo âu, trống rỗng. “Một quyển sách giúp chúng ta theo đuổi những thành tựu xuất sắc với một tâm trạng thoải mái hơn” - Adam Grant.