Gạc Ma sáng 14/3/1988: Phút trước lính TQ còn mời ăn lương khô, phút sau đã dí súng vào đầu chiến sĩ VN

13/07/2018 16:05
Gạc Ma sáng 14/3/1988: Phút trước lính TQ còn mời ăn lương khô, phút sau đã dí súng vào đầu chiến sĩ VN

Đó là lần đầu tiên có súng chĩa thẳng vào đầu tôi. Lúc đó chúng nói rất to, rất rõ bằng tiếng Việt chứ không phải tiếng Tàu: ‘Mày mà nối dây là tao bắn chết", Hạ sĩ Nguyễn Văn Lục kể.

Hai tháng đầu năm 1988, sau khi chiếm giữ trái phép các bãi đá Chữ Thập, Châu Viên, Tư Nghĩa (Huy Gơ), Ga Ven và Xu Bi, quân Trung Quốc chuẩn bị mở rộng xâm lấn bằng kế hoạch thôn tính ba bãi cạn Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao.

Đầu tháng 3/1988, Hải quân Trung Quốc huy động lực lượng xuống khu vực quần đảo Trường Sa, đội tàu hoạt động thường trực ở đây không ngừng tăng về số lượng và chủng loại tàu.

Trước tình hình đó, ngày 9/1/1988, Đảng ủy Quân chủng đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp và nhận định về tình hình Biển Đông. Một chiến dịch mang mật danh CQ-88 đã được khẩn trương triển khai để bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Sáng 14/3/1988, khi các chiến sĩ công binh Việt Nam đang làm nhiệm vụ ở Gạc Ma thì tàu chiến Trung Quốc ập tới...

Cuộc đổ bộ của lính Trung Quốc

Đến khoảng 5 giờ 30, quân Trung Quốc bắt đầu xuất hiện. Họ đi trên ba tàu hộ vệ tên lửa tiến lại gần tàu Việt Nam. Lần lượt ba chiếc tàu chiến ở khoảng cách chừng ba trăm - bốn trăm mét, mang số hiệu 502, 503 và 504 áp sát tàu HQ 604.

Ở cự ly rất gần, các chiến sĩ trên tàu HQ 604 đều nhận ra cả ba tàu Trung Quốc đều là tàu chiến, không khí trên tàu phía Việt Nam bắt đầu nóng lên, mọi người ngưng trêu đùa mà tập trung quan sát từng động thái của đối phương.

Nhận thấy tình hình căng thẳng, Trung tá Trần Đức Thông bàn với Thượng úy Nguyễn Văn Chương phương án hành động, cuối cùng đi đến thống nhất là phải khẩn trương tập kết tất cả vật liệu lên bãi đá Gạc Ma.

Lợi dụng thời cơ thủy triều xuống, tất cả lính công binh phải vận chuyển cho xong vật liệu lên bãi đá, đề phòng Trung Quốc giở trò cho lính đổ bộ lên xâm chiếm trước.

Trong không khí căng thẳng, để động viên tinh thần cán bộ chiến sĩ, Trung tá Trần Đức Thông hẹn với Thượng úy Nguyễn Văn Chương: "Sau khi chuyển tất cả vật liệu xuống thì chiều tối ta nghỉ ngơi, tôi có chai rượu ngon mời anh em ra để cùng rút kinh nghiệm, cũng như trao đổi nhiệm vụ".

Gạc Ma sáng 14/3/1988: Phút trước lính TQ còn mời ăn lương khô, phút sau đã dí súng vào đầu chiến sĩ VN - Ảnh 1.

Trung Quốc thả thuyền nhôm chở lính tiến vào đảo Gạc Ma. Ảnh tư liệu.

Tàu Trung Quốc sau khi tới đã lập tức thả ba chiếc xuồng máy, chở năm mươi người tiến vào bãi đá Gạc Ma. Theo quan sát của các chiến sĩ trên bãi cạn, bốn mươi tám lính Trung Quốc được trang bị súng AK bên hông, mang trước ngực một tạp dề và băng đạn, dưới chân còn có dao lê thủ sẵn.

Một lính Trung Quốc đi cuối cùng mang bộ đàm sau lưng. Còn viên chỉ huy toán quân có thân hình cao to, cầm súng ngắn trên tay, bước xuống xuồng sau cùng và đứng gần chỗ bộ đội Công binh Việt Nam đang nắm giữ dây cáp.

Khi đặt chân lên đảo, lính Trung Quốc bắt đầu xé mì gói ra ăn sáng, nói chuyện xì xồ xì xào với nhau và duy trì đội hình vòng cung bao vây xung quanh với khoảng cách xa dần. Binh sĩ Trung Quốc gần nhất lúc này đứng cách các chiến sĩ Việt Nam chỉ tầm một mét rưỡi.

Không khí căng thẳng theo từng bước chân của đối phương dạo quanh bãi đá Gạc Ma. Hạ sĩ Ngô Văn Phúc, thuộc Trung đoàn Công binh 83 đối mặt với người lính Trung Quốc gần nhất, thuật lại: "Quân địch cũng như bọn tôi vẫn đang ăn lương khô, chúng mời thì tôi từ chối và nói ăn rồi, Việt Nam ăn rồi, no rồi. Lúc đó còn nói nghịch với nhau, vô tư vậy đó".

Gạc Ma sáng 14/3/1988: Phút trước lính TQ còn mời ăn lương khô, phút sau đã dí súng vào đầu chiến sĩ VN - Ảnh 2.

Công binh Việt Nam chuẩn bị xây dựng trên bãi Gạc Ma trước họng súng của lính Trung Quốc. Ảnh tư liệu.

Trên bãi đá, mỗi người một tâm trạng. Nhận nhiệm vụ quan sát và đếm tổng số quân Trung Quốc, Trung sĩ Lê Hữu Thảo đưa mắt lướt qua và đếm rất nhanh, thống kê có tất cả năm mươi tám người, ngoài năm mươi người trên bãi đá, còn lại tám người đứng trên ba xuồng máy.

Trong đó, có một chiếc xuồng máy của Trung Quốc được trang bị đại liên chạy vòng quanh tàu HQ 604 và chĩa súng lên tàu khiêu khích. Còn các tàu khu trục đã mở bạt súng, pháo và đều chĩa về phía hai tàu HQ 604 và HQ 505. Quân Trung Quốc liên tục bắc loa kêu gọi bộ đội Việt Nam rời khỏi bãi đá Gạc Ma bằng thứ tiếng Việt lơ lớ.

Linh tính về cuộc giằng co sẽ xảy ra, Trung sĩ Lê Hữu Thảo liên tục rít thuốc, rồi báo cáo tình hình với Trung đội trưởng Nguyễn Mậu Phong về số lượng vũ khí và sự chênh lệch binh lực giữa hai bên. Lê Hữu Thảo e ngại nếu xảy ra tranh chấp giành cờ thì chúng ta có thể sẽ chịu thiệt hại nặng.

Đứng trước tình thế nguy cấp, Trung đội trưởng Nguyễn Mậu Phong bình tĩnh căn dặn các chiến sĩ giữ nguyên vị trí, tiếp tục chốt ở chỗ cột cờ để vừa bảo vệ, vừa quan sát mọi động tĩnh của phía Trung Quốc.

Lệnh của Trung đội trưởng còn chỉ rõ các chiến sĩ được phép tùy cơ ứng biến trên nguyên tắc không được khiêu khích hay tự ý nổ súng trước. Nghe xong chỉ thị, Trung sĩ Lê Hữu Thảo tiếp tục cùng đồng đội Đậu Xuân Tư đấu lưng bảo vệ cờ.

"Lần đầu tiên có súng chĩa thẳng vào đầu tôi"

Trên tàu HQ 604 của Hải quân Việt Nam, khi thấy lính Trung Quốc đã tiếp cận bãi đá, chỉ huy cụm đảo là Trung tá Trần Đức Thông liền ra lệnh cho các thủy thủ và lực lượng công binh ai biết bơi lập tức nhảy khỏi tàu vào hỗ trợ, phối hợp với các đồng đội hình thành tuyến phòng thủ để đối phương không thể tiến lên.

Ngay lập tức có khoảng hai mươi người nhảy vào bãi cạn tiếp trợ. Vẫn mặc nguyên quần cộc, áo lót trên người và không có giáp bảo hộ, hai lính công binh Nguyễn Tuân và Ngô Văn Luận không chần chừ lao nhanh vào bãi Gạc Ma đang nửa nổi nửa chìm.

"Lúc ấy tôi chẳng nghĩ gì nhiều, cứ thế bơi hết tốc lực vào trong bờ để cổ động tinh thần đồng đội" - Ngô Văn Luận kể.

Mặc dù quân địch vẫn hung hăng bao vây, áp sát đảo, lực lượng công binh đang làm nhiệm vụ vận chuyển vẫn kéo xuồng nhôm cấp tốc bốc dỡ nhanh tất cả vật liệu lên bãi đá. Mọi người làm việc trong không khí khẩn trương, căng thẳng.

Khi chuyến xuồng thứ ba đang quay lại tàu để tiếp tục chuyển vật liệu thì xuồng máy Trung Quốc chạy quanh và cắt phăng sợi dây nối. Hạ sĩ Nguyễn Văn Lục, thuộc Trung đoàn Công binh E83, lúc này đang nắm giữ sợi dây vận tải chuyển hàng từ tàu ra vị trí tập kết liền vươn người theo, lao tới giằng co với lính Trung Quốc để giữ lại sợi dây.

Cùng với Lục có thêm các chiến sĩ khác là Hạ sĩ Đậu Hồng Biên và Hạ sĩ Lê Thanh Miện hợp sức giằng mạnh sợi dây để đảm bảo lưu thông con đường vận chuyển. Khi Hạ sĩ Nguyễn Văn Lục chạy ra nối dây thì một binh sĩ Trung Quốc rút súng chĩa vào đầu từng người lính công binh đang ra sức phản kháng, giật lại sợi dây và vứt hẳn ra xa.

"Đó là lần đầu tiên có súng chĩa thẳng vào đầu tôi. Lúc đó chúng nói rất to, rất rõ bằng tiếng Việt chứ không phải tiếng Tàu: ‘Mày mà nối dây là tao bắn chết", Hạ sĩ Nguyễn Văn Lục kể.

Gạc Ma sáng 14/3/1988: Phút trước lính TQ còn mời ăn lương khô, phút sau đã dí súng vào đầu chiến sĩ VN - Ảnh 3.

Xuồng máy Trung Quốc áp sát khiêu khích tàu HQ 604 của Việt Nam. Ảnh tư liệu.

Hạ sĩ Lê Văn Đông, lúc này đang trên tàu thực hiện nhiệm vụ bốc hàng lên xuồng nhôm, thì phát hiện chiếc xuồng bị thủng. Không một giây đắn đo, Đông nhảy xuống xuồng dùng hết sức khoát nước ra.

Đang hì hục khoát nước thì Đông cảm thấy có mũi súng lạnh toát phía sau lưng. Lúc này, không biết phải làm sao nên anh tiếp tục khoát nước: "Mặc cho chúng kề súng sát người, tôi vẫn tiếp tục khoát nước. Sau nhìn thấy chúng cắt dây và đồng đội mình giằng co kéo lại thì tôi nhảy lên tàu thông báo cho mọi người biết".

  • Con trai cựu Đô đốc Hải quân Mỹ: Tôi muốn người Mỹ biết rõ chuyện gì đã và đang xảy ra ở Gạc Ma

Sau khi khống chế được hầu hết lực lượng Công binh Việt Nam, lính Trung Quốc trên xuồng máy đồng loạt chĩa súng lên tàu HQ 604 khiêu khích.

Căng thẳng giữa hai bên dâng lên đến cực điểm, Trung Quốc vẫn không ngừng bắc loa từ trên tàu 502 yêu cầu bộ đội Việt Nam rút lui khỏi bãi đá Gạc Ma, ngưng ngay mọi hành vi bồi đắp đảo và xây dựng nhà trên lãnh thổ của Trung Quốc.

Nghe tới đây, Hạ sĩ Đậu Xuân Tư quay sang nói với Trung sĩ Lê Hữu Thảo bằng giọng sôi sục: "Bọn mình bắn bỏ mẹ nó đi Thảo ơi".

Nhớ lời dặn của Trung đội trưởng Nguyễn Mậu Phong trước đó, Thảo trấn an đồng đội hãy bình tĩnh chờ mệnh lệnh, tay vẫn giữ chắc súng phòng trường hợp xấu.

Thế nhưng chỉ khoảng năm phút sau câu nói ấy của Thảo, viên chỉ huy cao to vạm vỡ cầm súng ngắn bên phía Trung Quốc liền bắn chỉ thiên mấy phát, tiếng đạn bắn vào không trung chát chúa, rồi khẩu súng rơi xuống. Đồng loạt tất cả năm mươi tên lính Trung Quốc xông vào cướp lấy cờ. Cuộc giằng co giáp lá cà giữa hai bên bắt đầu...

(Còn tiếp)

36903155_1769673173146126_4750690221190807552_n

Nội dung bài viết được trích từ cuốn sách "Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử" do First News thực hiện từnăm 2014 với mục đích kể lại câu chuyện bi tráng về 64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh vì biển đảo Tổ quốc.

"Gạc Ma - Vòng tròn bất tử" do Thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương làm chủ biên cùng với sự đóng góp của các cố vấn: Thiếu tướng - Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm, nhà sử học Dương Trung Quốc và hàng chục nhà báo tâm huyết.

Sách đã được một NXB Mỹ mua bản quyền tiếng Anh để phát hành tại Mỹ. Tại Việt Nam, 10.000 bản sách in đợt đầu tiên đã được đặt mua hết chỉ sau 10 ngày phát hành.

*** Tiêu đề đoạn trích do tòa soạn đặt.

Trung Quốc sử dụng vũ lực tấn công Hải quân Việt Nam ngày 14/3/1988

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

[PRE-ORDER] Con đường chuyển hóa - 50 Bài giảng về con đường chân chánh giúp chuyển hóa nỗi khổ niềm đau

“Con đường chuyển hóa - 50 Bài giảng về con đường chân chánh giúp chuyển hóa nỗi khổ niềm đau”. Cuốn sách là sự tiếp nối những lời giảng sâu sắc của thầy Thích Pháp Hòa, mở ra hành trình mới giúp độc giả tìm thấy tự do và an lạc trong cuộc sống.
2

Đôi điều cần suy ngẫm - J.Krishnamurti: “Hạnh phúc không xuất hiện khi bạn tìm kiếm nó”

Như một vòng tròn luẩn quẩn, hầu hết chúng ta đều không ngừng đi tìm kiếm hạnh phúc thông qua vô vàn sự thay đổi ở mỗi giai đoạn tuổi tác của chúng ta.
3

Biến tiềm năng thành tài năng - Ông Hoàng Nam Tiến: Nghĩ không cũ về những điều không mới

Biến tiềm năng thành tài năng (Hidden Potentinal) là tác phẩm mới nhất của Adam Grant. Với tôi, mỗi tác phẩm của ông là một cuộc đối thoại về cách tư duy, phát triển con người đầy khác biệt và thú vị.  
4

Miền đất hứa - 15 trích dẫn của Barack Obama về một nước Mỹ lý tưởng mà ông muốn

15 trích dẫn thể hiện lý tưởng của Barack Obama về một nước Mỹ mà ông muốn hướng tới, và theo ông cuốn sách này là dành cho những người trẻ tuổi với lời mời gây dựng lại một nước Mỹ sánh ngang với tất cả những gì tốt đẹp nhất...
5

Ai cũng có “đứa trẻ tổn thương bên trong” cần được chữa lành

Nhiều người nghĩ mình cá biệt khi cảm nhận bên trong có “một đứa trẻ” cần được vỗ về. Tuy nhiên, bạn không đơn độc. Những tổn thương từ thuở ấu thơ luôn tồn tại bên trong mỗi người, kể cả các ngôi sao lớn cũng không ngoại lệ.

Con trai cựu Đô đốc Hải quân Mỹ: Tôi muốn người Mỹ biết rõ chuyện gì đã và đang xảy ra ở Gạc Ma

James G. Zumwalt, con trai một đô đốc Hải quân nổi tiếng trong lịch sử Mỹ cho rằng sự kiện Gạc Ma 1988 là một trong những bằng chứng rõ ràng nhất tố cáo chiến lược bành trướng của TQ.

Tập đoàn Hòa Bình tặng 2.000 cuốn sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” cho sinh viên

Sáng ngày 10/7/2018, Công ty Trí Việt Fisrt News đã tổ chức ra mắt cuốn sách “ Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” với nhiều câu chuyện cảm động phía sau trang sách và gia đình các liệt sĩ sau 4 năm thực hiện.

Để hiểu hơn về một Tây Tạng huyền bí...

Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng - do Giáo sư Nguyên Phong biên dịch - đã được ấn hành...

Tướng Lê Mã Lương nói về ‘Gạc Ma – Vòng tròn bất tử’

Gạc Ma – Vòng tròn bất tử có thể vượt ra khỏi biên giới, đến với bạn bè quốc tế, trở thành một phần trong dòng chảy lịch sử của đất nước mà không sức mạnh nào có thể dừng lại, ngăn cản được" - Thiếu tướng Lê Mã Lương chia sẻ.

Sách về Gạc Ma ra thế giới

“Tôi muốn công chúng Mỹ biết rõ sự thật về Gạc Ma”. Đại diện nhà xuất bản Mỹ đã mua bản quyền cuốn sách Gạc Ma - Vòng tròn bất tử cho biết.

Ra mắt cuốn sách "Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử"

Sáng ngày 10/07, tại TP Hồ Chí Minh đã có buổi ra mắt quyển sách “Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử” do NXB Văn Học ấn bản. Rất đông các đại biểu, lãnh đạo cơ quan, thân nhân gia đình liệt sỹ, cựu…

“Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”- Nén tâm nhang cho những người ngã xuống giữ đảo Gạc Ma

Cuốn sách đặc biệt “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” (NXB Văn học và First News Trí Việt ấn hành) đã phải mất 4 năm để hoàn thành với sự tham gia biên soạn của 68 người, gồm các nhà nghiên cứu lịch sử và…

Xúc động ngày ra mắt sách 'Gạc Ma - Vòng tròn bất tử'

Sáng 10/7, quyển sách Gạc Ma - Vòng tròn bất tử (nhiều tác giả, First News và nhà xuất bản Văn học ấn hành) đã chính thức ra mắt. Rất đông đại biểu, lãnh đạo cơ quan, đoàn thể, thân nhân gia đình các…

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 22/11/2024