Dùng AI "múa rìu qua mắt thợ"

Lê Bích22/05/2025 12:00
Dùng AI "múa rìu qua mắt thợ"

Chúng ta đang chứng kiến cảnh AI làm hết các công việc có tính chất nhàm chán hoặc lặp lại, trong khi chúng ta mải miết "múa rìu" trên mạng xã hội và có nguy cơ quên đi cách mài sắc bản thân.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã "đổ bộ" vào Việt Nam như một làn sóng mạnh mẽ, mang theo vô vàn hứa hẹn và sự hăm hở. Từ hành lang chính sách, nơi những mục tiêu quốc gia đầy tham vọng được đề ra nhằm đưa đất nước lọt vào nhóm dẫn đầu khu vực, đến các văn phòng doanh nghiệp, nơi gần 90% lãnh đạo tin rằng AI là yếu tố sống còn để duy trì cạnh tranh. Người dân cũng nhanh chóng tiếp cận. Một báo cáo gần đây cho thấy 88% lao động tri thức Việt Nam đã sử dụng AI tạo sinh trong công việc, một tỷ lệ vượt cả mức trung bình toàn cầu.

Trên các sàn thương mại điện tử, 92% người dùng tương tác với các tính năng AI mỗi tuần. Những con số này dường như phác họa một bức tranh về một quốc gia đang tích cực đón nhận tương lai số.

Tuy nhiên, bên cạnh bức tranh về sự hăm hở tiếp nhận, có những khía cạnh phức tạp hơn cần được nhìn nhận. Sự phát triển nhanh chóng của AI tại Việt Nam dường như đang tiềm ẩn nguy cơ chuyển từ trạng thái "háo hức khám phá" sang "thừa thãi, phản cảm", thậm chí đôi khi chỉ là sự phô trương hình thức và lãng phí tài nguyên. Liệu chúng ta có thực sự đang tích hợp AI một cách chiến lược, hay chỉ đơn thuần là đang diễn một "vở kịch" tiếp cận công nghệ quy mô lớn, nơi sự sợ hãi bị bỏ lại phía sau quan trọng hơn việc hiểu rõ mình đang làm gì?

"Fomodeus": Loài người mới trong kỷ nguyên AI

Sự dễ dàng tiếp cận với vô số công cụ AI, từ các mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT, Gemini đến các ứng dụng tạo ảnh, video hay chatbot xã hội, đang định hình một kiểu người dùng mới tại Việt Nam: Fomodeus. Khái niệm này kết hợp FOMO (Fear Of Missing Out - nỗi sợ bỏ lại) với Homo Deus (con người thần thánh - ám ảnh về việc phải làm chủ công nghệ). Fomodeus không nhất thiết muốn hiểu sâu về AI hay khai thác tối đa tiềm năng thực sự của nó. Thay vào đó, Fomodeus chỉ đơn giản sợ bị bỏ lại phía sau trong một cuộc đua dường như được tạo ra bởi mạng xã hội và truyền thông.

Dùng AI múa rìu qua mắt thợ - 1

Một công cụ AI giúp tạo ảnh chân dung theo mô tả (Ảnh: Quang Huy).

Chúng ta chứng kiến một chu kỳ lặp đi lặp lại khá phổ biến. Cứ vài tuần, một "trend" AI lại nổi lên, càn quét mạng xã hội trong vài ngày rồi lắng xuống. Từ "ảnh tôi khi về già", "tôi lúc nhỏ", "đổi giới tính", đến "ảnh Disney", "swap mặt siêu anh hùng", và gần đây là "ảnh Ghibli". Sự hào hứng này thường không xuất phát từ niềm vui của quá trình tạo tác hay giải quyết vấn đề. Nó đến từ sự ghi nhận tức thời: những lượt thích, bình luận, chia sẻ, và cảm giác mình đã làm được điều gì đó "đáng chú ý" trên mạng xã hội. Đây là thứ "ghi nhận ngắn hạn" mà AI cung cấp, khác biệt với "niềm vui từ quá trình tạo tác". Hệ quả là những sản phẩm được tạo ra vội vàng thường thiếu chiều sâu, thiếu cảm xúc, và hiếm khi có giá trị thương mại hay nghệ thuật lâu dài.

Fomodeus tìm kiếm sự chú ý (một dạng tiền tệ mới trên mạng xã hội), và cảm giác "đã làm được", dù chỉ thông qua vài thao tác đơn giản. Đó chính là một thú vui mới mà nhiều người dường như đang nghiện, như đã từng nghiện khoe thân, khoe của, khoe địa vị lên trên các mạng xã hội bấy nay. Đi cùng với đó là những lớp dạy "dùng AI để kiếm tiền nhanh" nở rộ như nấm sau mưa.

Trong bối cảnh các công ty AI cần sự thổi phồng để thu hút đầu tư, và nhiều tổ chức cần những con số ấn tượng về chuyển đổi số, Fomodeus trở thành những người tham gia vào một trò chơi mà bản thân họ chưa nắm rõ luật. Khi mỗi trào lưu dùng ứng dụng AI nào đó lắng xuống, sẽ có những cảnh báo xuất hiện, chẳng hạn như việc dữ liệu khuôn mặt có thể bị sử dụng cho mục đích khác... Phải chăng chúng ta đang vui vẻ trao "khuôn mặt" và "tâm hồn" cho AI để đổi lấy vài phút hào nhoáng ảo, một cái giá khá... hời cho kẻ thu thập dữ liệu?

Cái kéo sắc và đám đông múa rìu

AI là một công cụ mạnh mẽ, có khả năng nhân rộng hiệu quả phi thường. Giống như một cái kéo thật sắc chỉ hữu ích nếu người dùng biết cách sử dụng nó. Nếu không, thay vì cắt đẹp, họ có thể làm hỏng. Vấn đề lớn nhất hiện nay dường như không nằm ở sự yếu kém của AI (đặc biệt là các mô hình hàng đầu), mà nằm ở năng lực và tư duy của người sử dụng.

Có thể mô tả hiện tượng này là "múa rìu qua mắt thợ". Cái rìu ở đây là AI - công cụ sắc bén và mạnh mẽ. Đám đông múa rìu là những người dùng sử dụng nó một cách hời hợt, thiếu kỹ năng hoặc sự hiểu biết sâu sắc. Còn "thợ" là những chuyên gia, nghệ nhân, nghệ sĩ - những người có kiến thức chuyên sâu và cảm nhận tinh tế trong lĩnh vực của họ. Họ thường cảm thấy khó chịu, thậm chí là phiền lòng, khi thấy một công cụ mạnh mẽ bị sử dụng một cách thiếu tôn trọng quy trình và giá trị cốt lõi. Chẳng phải sự "múa rìu" này đang làm giảm đi giá trị thực của "cây rìu", thậm chí gây nguy hiểm cho những người xung quanh đang mải mê nhìn vào sự khoa trương đó hay sao?

AI, ở mức độ trung bình trong thiết kế của nó, giống như một tấm gương phản chiếu năng lực của người dùng. Khi bạn sử dụng AI và cảm thấy nó làm "rất hay", liệu có khả năng đó là do bạn chưa đủ giỏi trong lĩnh vực đó? Có thể kiến thức nền, vốn từ vựng tiếng Việt (một mối lo ngại được nhắc đến ở một bộ phận giới trẻ), hay khả năng tư duy cấu trúc của bạn còn hạn chế, khiến bạn dễ dàng bị ấn tượng bởi những gì AI tạo ra.

Ngược lại, khi bạn sử dụng AI cho công việc chuyên môn và cảm thấy nó làm "chưa đủ tốt", "chưa đủ sâu sắc", "cần sửa đi sửa lại", đó lại là một dấu hiệu tích cực. Điều này cho thấy bạn đang sở hữu một kỹ năng, một tiêu chuẩn, một chiều sâu tư duy vượt trên mức trung bình của AI.

Nhiều biên tập viên tạp chí, trưởng phòng trong các doanh nghiệp, hay các chuyên gia giàu kinh nghiệm mà tôi biết thường là những người khó tính với AI. Họ thấy AI hữu ích như một công cụ hỗ trợ ban đầu, nhưng luôn đòi hỏi sự can thiệp và tinh chỉnh đáng kể của con người vì AI chưa đáp ứng được tiêu chuẩn cao của họ. Họ biết chính xác kết quả cuối cùng cần đạt được, và AI chỉ là một bước trên con đường đó, một bước còn nhiều điểm cần cải thiện.

Như vậy, không phải AI đang đánh giá chúng ta, mà chính chúng ta đang tự đánh giá năng lực của mình qua lăng kính của AI. Và đôi khi, sự thật trong tấm gương ấy khá rõ ràng. Phải chăng sự hài lòng với AI đang là thước đo cho mức độ "trung bình" của chính chúng ta, một cách trung thực đến phũ phàng?

Vực thẳm số và tha hóa tư duy

Tấm gương AI có thể tiềm ẩn nguy cơ biến thành vực thẳm số nếu chúng ta không cẩn trọng khi nhìn vào đó. Vực thẳm của sự dễ dàng, của việc thay thế quy trình bằng kết quả tức thời. Triết gia Nietzsche từng cảnh báo: "Kẻ nào chiến đấu với quái vật, đừng để bản thân mình trở thành quái vật. Bởi khi anh nhìn chằm chằm vào vực thẳm, vực thẳm sẽ mở mắt nhìn lại anh." Liệu chúng ta có đang nhìn quá lâu vào vực thẳm số do AI tạo ra, một vực thẳm phản chiếu những mong muốn và sự lười biếng sâu thẳm nhất của chúng ta?

Dùng AI múa rìu qua mắt thợ - 2

Ngày càng nhiều người ứng dụng AI vào công việc (Minh họa: Vincent Kilbride).

Tỷ lệ sinh viên sử dụng AI cho việc học là rất cao, có nơi báo cáo gần 90% sinh viên đại học sử dụng ChatGPT. Khoảng 88% lao động trẻ cũng dùng AI cho công việc. Sự tiện lợi này, ban đầu có vẻ vô hại, đang tạo ra một xu hướng lệ thuộc đáng lo ngại. Học sinh, sinh viên tự nhận mình "nghiện" AI, cảm thấy khó khăn hoặc bế tắc nếu thiếu nó cho việc làm bài tập, nghiên cứu.

Sự lệ thuộc này dẫn đến "tải nhận thức ra ngoài" (cognitive offloading) - não bộ có xu hướng trở nên "lười biếng" khi dựa vào AI để làm thay các tác vụ tư duy. Đây là một hình thức tha hóa về mặt tư duy.

Khi chúng ta chỉ quan tâm đến kết quả do AI trả về, khả năng tư duy phản biện, sáng tạo, giải quyết vấn đề độc lập có thể bị xói mòn. Kỹ năng viết lách, thậm chí là vốn từ vựng tiếng mẹ đẻ, cũng có nguy cơ suy giảm khi AI làm thay phần việc này. Chẳng phải chúng ta đang đánh đổi kỹ năng con người, thứ khó khăn để xây dựng, lấy sự tiện lợi nhất thời, thứ dễ dàng có được và dễ dàng mất đi sao?

Một nghịch lý khác cũng tồn tại: khi học sinh, sinh viên dùng AI làm bài luận, hành vi này thường bị coi là gian lận, đạo văn và không được chấp nhận. Tuy nhiên, khi giảng viên soạn giáo án, nhà quản lý viết báo cáo, họ lại sử dụng AI và điều này được xem là "chuyển đổi số", "ứng dụng công nghệ 4.0".

Nhà tuyển dụng có thể dùng AI để sàng lọc và đánh giá hồ sơ xin việc của bạn, trong khi bạn lại dùng AI để viết chính hồ sơ đó. Liệu sự "chuyển đổi số" này có đang che đậy một dạng "gian lận" mới, tùy thuộc vào vị trí xã hội của người dùng hay không? Một dạng bất bình đẳng AI mới: tôi dùng thì được, còn anh thì không có quyền.

Khá mỉa mai phải không?

Đáng lo ngại nhất là việc AI đang dần làm thay những công việc cơ bản, lặp đi lặp lại - vốn là các vị trí thường dành cho thực tập sinh, các nhiệm vụ ban đầu mà thế hệ trước dùng để học hỏi, thử và sai, mài sắc những kỹ năng nền tảng. Nếu AI làm thay các vị trí thực tập sinh không lương này, thế hệ trẻ có thể mất đi cơ hội quan trọng để "mài rìu" - rèn luyện kỹ năng từ gốc rễ. Liệu một thế hệ lớn lên không có cơ hội mài rìu, chỉ biết "múa rìu" trên nền tảng có sẵn, sẽ đối mặt thế nào với những thách thức phức tạp của tương lai, những thách thức mà AI trung bình không thể giải quyết?

Như vậy, chúng ta đang chứng kiến cảnh AI làm hết các công việc có tính chất nhàm chán hoặc lặp lại, trong khi chúng ta mải miết "múa rìu" trên mạng xã hội và có nguy cơ quên đi cách mài sắc bản thân. Phải chăng đây là đỉnh cao của sự lười biếng trí tuệ, được bọc trong lớp vỏ hào nhoáng của công nghệ.

Học cách sống cùng AI: Hãy bắt đầu bằng việc mài rìu

Bong bóng về AI, sớm hay muộn, rồi sẽ điều chỉnh. Những lời thổi phồng về AI là "vị cứu tinh toàn năng" hay "kẻ hủy diệt việc làm" đều là những cách nhìn cực đoan.

Muốn dùng AI đúng cách, phải chăng chúng ta cần sớm có cảm giác thất vọng về nó, cảm thấy nó làm chưa đủ tốt cho chính mình, và quyết tâm làm tốt hơn nó?

Có lẽ đây là thời điểm quan trọng. Hệ thống giáo dục cần nhanh chóng có quy định và chiến lược rõ ràng, không né tránh AI mà hướng dẫn sử dụng nó như công cụ hỗ trợ tư duy, đồng thời củng cố các kỹ năng nền tảng. Phụ huynh cần trò chuyện với con cái về cách chúng tương tác với AI, kể cả ở khía cạnh cảm xúc. Cá nhân mỗi chúng ta cần tỉnh táo, vượt qua cơn sốt bề mặt, né tránh vực thẳm số, và tập trung vào việc mài sắc chính mình.

Bởi khi nhìn vào vực thẳm số quá lâu, vực thẳm ấy sẽ mở mắt nhìn lại ta bằng một ánh mắt lạnh lẽo, và nó thì thầm rằng:

Tôi tài giỏi, bạn hình như cũng thế...

Hoặc không.

Tác giả: Lê Bích là bút danh của anh Đinh Trần Tuấn Linh, tác giả của những cuốn sách "Đời về cơ bản là buồn cười", "Dịch từ tiếng yêu sang tiếng Việt", "Đời vai phụ", "Người nói đạo lý thường sống khá giả"… Anh Tuấn Linh cũng là nhà sáng lập của Urah Network, Sakedemy và Unikon - đơn vị sở hữu nền tảng Aicontent.vn.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Người nóng nảy, vô lễ ở nhà nhưng lễ phép, tử tế với người ngoài không phải là bất hiếu mà là...

Hiện tượng "ngoài nóng trong lạnh" này không phải hiếm gặp, mà phản ánh những vấn đề sâu xa trong quan hệ gia đình hiện đại.
2

Từ đỉnh cao quyền lực đến bước rút lui thầm lặng: Bài học từ giai thoại 'ngã ngựa' của Jack Ma

Bài học sau cùng không chỉ dành cho các CEO tại Trung Quốc – mà là cho mọi nhà lãnh đạo trên toàn cầu.
3

Cô giáo nổi tiếng với lá thư “người bình thường tử tế” nói, con không cần hoàn hảo

Từng gây sốt dư luận với bức thư "người bình thường tử tế" nhiều năm trước, năm nay, cô giáo Nguyễn Minh Ngọc nói với con trai về việc... không cần phải hoàn hảo.
4

Đến một ngày ba má nhớ nhớ, quên quên...

Má tôi nay ngoài 80, bắt đầu lẩn thẩn khiến tôi vui buồn lẫn lộn. Vui vì trời thương, má vẫn ở lại với chúng tôi đến lúc này và chạnh lòng vì bà đã dần lãng quên nhiều thứ.
5

Chuyên gia lý giải tại sao con người thích thuyết âm mưu

Khác với quan điểm cho rằng con người tin vào thuyết âm mưu là do thiếu hiểu biết, một nghiên cứu mới đây chỉ ra nhiều lý do phức tạp hơn thế.

Một từ tiếng Việt, chỉ người Việt mới nói được: Nhẹ như hơi thở, nhưng nặng như một đời được dạy dỗ chở che

Chỉ một tiếng thôi mà như nghe được cả bóng dáng người mẹ dạy con, cả chiều sâu của cách người Việt học cách làm người.

Chuyên gia Đào Trung Thành: Đừng tin AI, đến Amazon cũng từng sai lầm khi tin tưởng AI

Ông Đào Trung Thành - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Blockchain và AI nhấn mạnh rằng AI chỉ là công nghệ, không có lương tâm, cảm xúc, luân lý. Vì vậy, các vấn đề về đạo đức đều do con người đưa vào AI.

10 điều mẹ chưa bao giờ kể với chúng ta

Chúng ta có thể nói với mẹ mọi thứ nhưng mẹ thì không vậy, có rất nhiều sự thật mẹ chưa bao giờ kể.

Nghiên cứu của ĐH Stanford: Tại sao ám ảnh lo âu trở thành ‘căn bệnh thời hiện đại’ và cách vượt qua

1-Chia tay người yêu ở tuổi 35 không có nghĩa là bạn sẽ cô độc mãi mãi, bị sa thải ở tuổi 40 không có nghĩa sẽ thất nghiệp tới cuối đời.

Thiên kiến AI

Trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống và công việc của con người, từ chăm sóc sức khỏe, tài chính đến giáo dục và sáng tạo nội dung.

Facebook gieo mầm cô đơn, Mark Zuckerberg nay lại kêu gọi kết bạn và trò chuyện với AI

Trong tầm nhìn mới nhất của Mark Zuckerberg (Giám đốc điều hành Meta Platforms) về tương lai, chúng ta có thể lấp đầy những khoảng trống cô đơn bằng cách trò chuyện với AI.

8 câu nói để đời của "huyền thoại đầu tư" Warren Buffett

Warren Buffett sẽ rời bỏ vị trí CEO Berkshire Hathaway vào cuối năm 2025. Dù về hậu trường, những câu nói kinh điển của ông vẫn là kim chỉ nam bất hủ cho giới đầu tư toàn cầu.

Sự cố 60 triệu người mất điện khiến tôi "sáng mắt": Có nhiều tiền mà lâm vào cảnh này cũng vô dụng

Việc bị ngắt kết nối đột ngột khiến cuộc sống của nhiều người bị ảnh hưởng, họ nhận ra mình đã phụ thuộc vào công nghệ quá nhiều.

Bạn đang chăm sóc bản thân thật sự hay... tiêu tiền cho bớt mệt?

"Chăm sóc bản thân" đang dần trở thành một lối sống thời thượng – với spa, shopping, và những trải nghiệm sang chảnh. Nhưng liệu tất cả những điều đó có thực sự giúp bạn chữa lành? Hay chỉ là cách để tạm thời làm dịu đi sự mệt mỏi từ bên trong?

Dịch vụ cho thuê "người lắng nghe không phán xét" nở rộ ở TP.HCM, Hà Nội

Phong cách sống - S.A - 20/06/2025 10:00
Người cung cấp dịch vụ chỉ nghe - không đưa ra phán xét, không tư vấn tâm lý. Người tìm đến chỉ cần trút sạch tâm sự, không sợ ai bàn tán chuyện của mình. Thế là 2 bên đều vui.

TP.HCM đóng Cổng Dịch vụ công

Kỹ năng - Q.Huy - 20/06/2025 09:28
Trung tâm Chuyển đổi số TPHCM vừa thông tin chính thức về việc đóng Cổng Dịch vụ công thành phố. Kể từ 21h ngày 18/6, Cổng Dịch vụ công trực tuyến TPHCM được đóng để hợp nhất với Cổng Dịch vụ công quốc gia từ ngày 19/6.

Cuộc đời rực rỡ của Gillian Lynne: Từ cô bé bị trường từ chối dạy trở thành vũ công huyền thoại

Truyền cảm hứng - Tiểu Ngạn - 20/06/2025 09:00
Gillian Lynne là minh chứng sống cho câu nói "Không gì là không thể" và câu chuyện cuộc đời bà đã thành nguồn cảm hứng cho nhiều bậc cha mẹ trong hành trình dạy dỗ con cái.

Bạn đang chăm sóc bản thân thật sự hay... tiêu tiền cho bớt mệt?

Từ sách - Phim - Quìn - 20/06/2025 08:00
"Chăm sóc bản thân" đang dần trở thành một lối sống thời thượng – với spa, shopping, và những trải nghiệm sang chảnh. Nhưng liệu tất cả những điều đó có thực sự giúp bạn chữa lành? Hay chỉ là cách để tạm thời làm dịu đi sự mệt mỏi từ bên trong?

OpenAI nâng cấp một loạt công cụ cho ChatGPT phục vụ doanh nghiệp

Kỹ năng - Anh Tú - 19/06/2025 13:00
Với nỗ lực ngày càng tập trung vào nhóm người dùng doanh nghiệp, OpenAI vừa công bố hàng loạt nâng cấp mới cho ChatGPT.

Bậc thầy tâm lý học Carl Jung chỉ rõ 5 trụ cột của cuộc sống tốt đẹp; ai thấu hiểu - người đó HẠNH PHÚC!

Suy ngẫm - Trang Đào - 19/06/2025 12:00
Việc định rõ những "trụ cột" này sẽ giúp con đường tiến tới cuộc sống hạnh phúc của mỗi người trở nên rõ ràng và khả thi hơn.

Google khuyến nghị người dùng Gmail thực hiện ngay điều này

Kỹ năng - Nam Đoàn - 19/06/2025 11:00
Google đang kêu gọi người dùng chuyển sang một phương thức bảo mật mới, an toàn hơn để chống lại làn sóng tấn công lừa đảo ngày càng gia tăng.

5 bài học nhân sinh từ "Na Tra: Ma đồng náo hải": Hãy để cây mọc thành cây, hoa trở thành hoa

Điện ảnh - Nguyệt Phạm - 19/06/2025 10:00
Những bài học về cuộc sống sâu sắc cũng là yếu tố giúp Na Tra 2 trở thành bộ phim ăn khách nhất thế giới.

“Thế hệ cợt nhả” rủ nhau làm giàu bằng sự lạc quan: Giàu trải nghiệm là được, hết tiền thì tính sau?

Phong cách sống - Ngọc Linh - 19/06/2025 09:00
"Hết lúa chúa lại ban, hết tiền tiên lại phát". Câu nói này bỗng nổi lên như một hiện tượng vào thời điểm không thể hợp cảnh hơn: Mùa hè!

Hạnh phúc tuổi trẻ - Tuổi trẻ cũng cần đến những khoảng lặng

Từ sách - Phim - Quìn - 19/06/2025 08:00
Có bao giờ bạn dành thời gian chỉ để… ngồi yên? Không cầm điện thoại, không nghe nhạc, không tán gẫu cùng bạn bè? Trong thế giới luôn hối hả này, sự tĩnh lặng trở thành một thứ xa xỉ. Vì thế, ta ngày càng xa rời chính mình.

Xem 'Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt', tôi thề sẽ không bao giờ nói "Mẹ sống vì con"

Điện ảnh - An Chi - 18/06/2025 13:00
Đứa trẻ lớn lên trong “sự hy sinh của mẹ” sẽ không học được cách hỏi mình: “Mình muốn gì?”, mà chỉ biết hỏi: “Mình nên làm gì để cha mẹ vui?”.

Quán cà phê treo hơn 700 con gấu bông gây sốt TPHCM, bảo vệ túc trực 24/24

Thư giãn - Cẩm Tiên - 18/06/2025 12:00
Quán cà phê "Mê" ở quận Gò Vấp (TPHCM) đang trở thành điểm đến gây sốt của giới trẻ nhờ trang trí hơn 700 con gấu bông đủ kích cỡ.

Cần biết về 168 phường, xã của TP.HCM (mới) sau sáp nhập

Kỹ năng - Thuỷ Long - 18/06/2025 11:00
Sau khi sắp xếp, TP.HCM có 168 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 113 phường, 54 xã và 1 đặc khu; trong đó có 112 phường, 50 xã, 1 đặc khu hình thành sau sắp xếp.

Đến một ngày ba má nhớ nhớ, quên quên...

Suy ngẫm - An Hiên - 18/06/2025 10:00
Má tôi nay ngoài 80, bắt đầu lẩn thẩn khiến tôi vui buồn lẫn lộn. Vui vì trời thương, má vẫn ở lại với chúng tôi đến lúc này và chạnh lòng vì bà đã dần lãng quên nhiều thứ.

Không còn bệnh tim - Chế ngự 'kẻ giết người thầm lặng' từ phân tử nhỏ bé

Từ sách - Phim - Hồ Lam - TT - 18/06/2025 09:00
Theo TS Louis J. Ignarro, NO - một phân tử được xem là chất độc trong công nghiệp - có thể cứu sống hàng triệu người mắc bệnh tim mạch.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 20/06/2025