Doraemon không hề dạy hư trẻ nhỏ, nếu hoài nghi thì xem ngay 3 điều dưới đây!

Hiểu Đan04/09/2024 10:00
Doraemon không hề dạy hư trẻ nhỏ, nếu hoài nghi thì xem ngay 3 điều dưới đây!

Ngay cả những bà mẹ hay nuông chiều con cái cũng có thể tìm thấy 3 bí quyết trong việc giáo dục con từ Doraemon.

Nhiều phụ huynh lo lắng rằng khi cho con xem Doraemon , liệu rằng con cái của họ có thể mắc phải một số tật xấu của các nhân vật trong truyện hay không. Tuy nhiên, không phải tự nhiên Doraemon trở thành hồi ức tuổi thơ của biết bao thế hệ.
Trên mạng xã hội hiện nay đang bàn luận rôm rả về chủ đề "sức mạnh giáo dục" trong phim và truyện Doraemon , ngay cả những bà mẹ hay nuông chiều con cái cũng có thể tìm thấy 3 bí quyết trong việc giáo dục con từ Doraemon .

1. Dạy trẻ có trách nhiệm

Ai cũng biết rằng hầu hết các tập phim Doraemon đều có một motif chung. Nobita thường xuyên bị bắt nạt, sau đó cậu khóc lóc cầu xin Doraemon lấy ra một bảo bối nào đó trong chiếc túi thần kỳ. Sau đó, Nobita sẽ sử dụng bảo bối đó để phá phách. Mặc dù trước khi đưa ra một món đồ nào, Doraemon đều giải thích cách sử dụng một cách cẩn thận, nhưng Nobita lại chẳng để tâm đến lời của Doraemon mà tự mình mày mò, hành động.

Thật ra, Doraemon không nhất thiết phải dạy Nobita cách sử dụng bảo bối thần kỳ. Thay vào đó, cậu đã "trao quyền" cho Nobita tự xử lý, tự suy nghĩ cách sử dụng. Cách làm như vậy của Doraemon mới có thể phát triển khả năng giải quyết vấn đề ở Nobita.

Doraemon không hề dạy hư trẻ nhỏ, nếu hoài nghi thì xem ngay 3 điều dưới đây!- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Từ câu chuyện đó chúng ta có thể suy luận ra được rằng, cha mẹ thường có xu hướng bảo vệ và làm mọi thứ cho con cái. Tuy nhiên, nếu luôn giữ vai trò là người giải quyết mọi vấn đề thay cho con, cha mẹ có thể vô tình cản trở sự phát triển của trẻ. Trẻ em cần được trải nghiệm, được tự do khám phá và học hỏi từ sai lầm của chính mình để phát triển kỹ năng sống và sự tự chủ.

Khi cha mẹ trao quyền cho con tự làm và tự quyết định, trẻ học được cách chịu trách nhiệm và đối mặt với hậu quả của quyết định của mình. Điều này giúp trẻ nhận thức về việc lựa chọn của bản thân có thể ảnh hưởng đến tương lai của chính mình. Việc tự lập không chỉ giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống mà còn tạo điều kiện để trẻ phát triển tư duy phản biện và sáng tạo.

Cha mẹ hãy là người hỗ trợ, khuyến khích và cung cấp công cụ cần thiết cho trẻ, nhưng cũng nên để trẻ tự mình đối mặt và vượt qua thử thách. Qua đó, trẻ có thể học được cách tự quản lý thời gian, ưu tiên công việc và xây dựng kế hoạch cho tương lai của mình. Đây là bài học quý báu mà không một lớp học nào có thể cung cấp đầy đủ, bởi nó đến từ chính kinh nghiệm sống động của mỗi cá nhân.

2. Tích lũy kinh nghiệm thành công và tự tin trưởng thành

Trong các tập phim Doraemon , kết cục thường là Nobita nghịch ngợm các bảo bối thần kỳ của Doraemon và cuối cùng phải tự chuốc lấy hậu quả. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều phần phim khiến fan hâm mộ phải rơi lệ. Đặc biệt trong các phiên bản phim điện ảnh, dù Nobita vụng về trong nhiều việc, nhưng cuối cùng cậu vẫn đối mặt, vượt qua và học hỏi được nhiều trải nghiệm thông qua các cuộc phiêu lưu.

Qua việc việc nỗ lực hết mình để hoàn thiện một việc nào đó, trẻ em sẽ cảm nhận được những khó khăn đã trải qua. Đặc biệt, chính điều đó có thể giúp trẻ em phát triển và tăng cường sự tự tin cho bản thân.

Doraemon không hề dạy hư trẻ nhỏ, nếu hoài nghi thì xem ngay 3 điều dưới đây!- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Sự tự tin là một phẩm chất quan trọng mà mỗi đứa trẻ cần được hình thành và phát triển ngay từ nhỏ. Cha mẹ có thể dạy con tự tin thông qua việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các trải nghiệm khác nhau, từ những việc nhỏ nhất như tự mình mặc quần áo, tự rửa chén, đến những hoạt động ngoại khóa như thể thao, nghệ thuật, khoa học. Mỗi khi trẻ tự hoàn thành một việc gì đó, dù nhỏ, cha mẹ nên động viên và khen ngợi, từ đó giúp trẻ hiểu rằng mình có khả năng và giá trị.

Trẻ cần được học cách đối mặt với thất bại và hiểu rằng thất bại không phải là điều xấu hổ mà là cơ hội để học hỏi và phát triển. Cha mẹ nên khích lệ trẻ thử lại sau mỗi lần vấp ngã, giúp trẻ xây dựng được tinh thần kiên định và lòng can đảm. Qua đó, trẻ sẽ học được cách tin tưởng vào năng lực của bản thân và không ngại thử thách.

Ngoài ra, việc cho trẻ có cơ hội để lựa chọn và quyết định trong các vấn đề liên quan đến bản thân mình cũng góp phần quan trọng trong việc phát triển sự tự tin. Khi trẻ biết rằng ý kiến của mình được tôn trọng, trẻ sẽ cảm thấy mình có sức ảnh hưởng. Cha mẹ nên tạo điều kiện để trẻ thể hiện quan điểm cá nhân và giúp trẻ học cách bày tỏ chúng một cách rõ ràng và tự tin.

Cuối cùng, cha mẹ cũng cần gương mẫu cho trẻ thấy cách ứng xử tự tin thông qua hành động và lời nói hàng ngày của mình. Một môi trường gia đình yêu thương, ủng hộ và khuyến khích sẽ là nền tảng vững chắc để trẻ phát triển sự tự tin, sẵn sàng đối mặt với thế giới bên ngoài và tạo dựng tương lai của mình.

3. Bước ra khỏi vùng an toàn

Trong series phim, có một câu chuyện được fan hâm mộ Doraemon coi là "tác phẩm cảm động", đó chính là Tạm biệt, Doraemon - một tập phim khiến người xem khóc rưng rưng. Theo đó, Doraemon trong tập phim này sắp phải trở về thế kỷ 22, nhưng lại rất lo lắng cho Nobita. Nobita thường phụ thuộc vào Doraemon, nhưng để Doraemon trở về tương lai mà không phải lo lắng cho mình, Nobita đã quyết định tự mình đối phó với Jaian - kẻ bắt nạt mình, dù thất bại nhiều lần nhưng vẫn kiên trì không bỏ cuộc, và cuối cùng cậu đã sử dụng sức mạnh của chính mình để khiến Jaian phải chịu thua. Điều đó giúp Doraemon có thể yên tâm phần nào trở về tương lai.

Như vậy, việc vượt qua chính mình, phá vỡ những bức tường mà mình đã xây dựng, cũng là điều rất quan trọng. Mặc dù tình huống này không phải là kế hoạch của Doraemon, nhưng dù sao đi nữa, để trẻ em có thể phát triển, chúng ta cần để cho trẻ tự mình học cách phá vỡ những rào cản.

Doraemon không hề dạy hư trẻ nhỏ, nếu hoài nghi thì xem ngay 3 điều dưới đây!- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Cha mẹ có vai trò không thể thiếu trong việc giúp con vượt qua giới hạn bản thân, hình thành niềm tin vào khả năng của mình. Qua mỗi thách thức, dù là nhỏ nhất, khi cha mẹ đứng bên cạnh, động viên và tin tưởng, trẻ sẽ dần tự tin hơn để thử sức và đối mặt với những khó khắn. Không chỉ là lời nói, cha mẹ cần thiết lập môi trường an toàn để trẻ dám mạo hiểm, dám thất bại mà không sợ hãi. Sự tự nhiên và khao khát được khám phá của trẻ sẽ được nuôi dưỡng, từ đó khích lệ trẻ đặt ra mục tiêu mới và khám phá tiềm năng thực sự của mình.

Cha mẹ không cần thay trẻ giải quyết mọi vấn đề, mà hãy là người dẫn dắt, giúp trẻ tìm ra hướng giải quyết và học hỏi từ chính quá trình đó. Đây là cách cha mẹ giúp trẻ mạnh mẽ, độc lập, phát triển tinh thần lạc quan, kiên định trước sóng gió của cuộc đời. Với tình yêu thương, sự kiên nhẫn và niềm tin, cha mẹ sẽ là nguồn động viên to lớn giúp trẻ mở rộng giới hạn, không ngừng phát triển bản thân.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

TS Nguyễn Đức Nhật : “Để tránh sang chấn tâm lý, cần dệt tấm lưới an toàn cho trẻ em”

Nhân vụ bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng bạo hành trẻ em chúng tôi đã gặp tiến sĩ Nguyễn Đức Nhật - nhà tham vấn và Giám sát Lâm sàng, dịch giả cuốn sách “Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó” để trao đổi sâu hơn vấn đề sang chấn tâm lý ở trẻ em.
2

Tìm hiểu cội nguồn của thiền thông qua trích dẫn 'Thiền là gì?' của triết gia J. Krishnamurti

Nhiều người cảm thấy bị áp lực bởi ý nghĩ rằng thiền định đòi hỏi một không gian yên tĩnh, một tư thế ngồi cố định, và một tâm trí hoàn toàn thanh tịnh - những điều mà trong cuộc sống bận rộn hiện nay có vẻ gần như là không thể. 
3

Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó - Trách nhiệm cao cả của bậc sinh thành

“Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó” giúp các bậc phụ huynh, nhà trường và cộng đồng nhận ra trách nhiệm của mình trong hành trình nuôi dạy con trẻ hạnh phúc, khỏe mạnh và trở thành những công dân có trách nhiệm với xã hội.
4

Thân mật - Học Osho cách phân biệt giữa người trần tục và kẻ tu hành

Người thành công luôn trở về với chính mình vào phút cuối và rồi anh ta sẽ chịu đựng những đòn tra tấn đớn đau khủng khiếp bởi nhận ra mình đã lãng phí cả cuộc đời.
5

Buông bỏ buồn buông - Vượt qua đường chân trời

"Buông bỏ buồn buông" là cuốn sách tập hợp 75 mẩu chuyện ngắn của thiền sư Ajahn Brahm, gửi gắm những thông điệp sâu sắc về sự thứ tha, bao dung và buông bỏ những gánh nặng trong trái tim mình.

Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó - Thứ có tác dụng chữa lành nhất chính là tình yêu thương

Thuốc men có thể làm dịu các triệu chứng nhưng không thể chữa lành những tổn thương của một đứa trẻ nếu em không có được những kết nối lâu dài và đầy yêu thương với người khác.

Thiền là gì? - Nghe J. Krishnamurti cắt nghĩa thiền định

Thiền là gì? Và làm thế nào để thực hành thiền đúng đắn?

"Maruko" là giáo trình dạy con phụ huynh nào cũng nên đọc vì 5 đạo lý đắt giá

Cho đến hiện nay, bộ truyện tranh "Maruko" vẫn được nhiều bậc phụ huynh và trẻ em yêu mến.

'Thiền là gì?' - Sẽ không có thiền nếu không có sự tự biết mình

Với Krishnamurti, thiền không phải là một phương pháp hay một kỹ thuật có thể học được từ bên ngoài, thay vào đó, thiền phải được hiểu và thực hành từ bên trong bản thân.

Chia sẻ từ trái tim - Sống là sự vay mượn liên tục

Hôm qua có người hỏi Pháp Hòa làm sao để rải tâm từ. Mỗi buổi chiều mình cúng cô hồn là một hình thức rải tâm từ, rải tâm từ đến các loài mình không thấy. Chúng ta hay gọi họ là vô hình… Vô hình với ai? Với mình.

Thân mật - Học Osho cách phân biệt giữa người trần tục và kẻ tu hành

Người thành công luôn trở về với chính mình vào phút cuối và rồi anh ta sẽ chịu đựng những đòn tra tấn đớn đau khủng khiếp bởi nhận ra mình đã lãng phí cả cuộc đời.

Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó - Vì sao hành vi của chúng ta theo hướng sai lệch?

Nếu chúng ta trải qua những trải nghiệm bất thường thuở đầu đời, những phán đoán này có thể dẫn dắt hành vi của chúng ta theo hướng sai lệch.

Thế giới trong bạn - Theo J. Krishnamurti ‘Chọn nghề mình thích hay nghề lương cao?’

Nhiều người cho rằng, nên chọn công việc mình thích thay vì làm việc trong khổ sở, chán ghét chỉ bởi lương cao. Hãy nghe Krishnamurti bàn về vấn đề này.

Sếp tồi - 4 phong cách lãnh đạo của sếp, sếp bạn có phong cách nào?

Trong một nghiên cứu, nhà tâm lý học pháp y Nathan Brooks nhận thấy có 21% lãnh đạo doanh nghiệp biểu hiện các đặc tính tâm lý của chứng rối loạn nhân cách ở mức độ “đáng kể về mặt lâm sàng”.

Việc nóng cho sinh viên

Blog GS John VU - GS John Vu - 16/09/2024 12:00
Cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời đã tạo ra “nhận biết thực tế” trong các sinh viên về cơ hội việc làm.

2 mẹo đọc sách từ James Clear, tác giả cuốn sách “Atomic Habits”

Kỹ năng - TĐ - 16/09/2024 11:00
James Clear cho rằng: "Phát triển thói quen đọc sách là một nhiệm vụ quan trọng đối với bất kỳ ai muốn kiếm được nhiều tiền hơn hoặc tích lũy được trí tuệ."

Giới trẻ Trung Quốc biến uất ức chốn công sở, lên mạng hò nhau nộp đơn xin nghỉ việc

Phong cách sống - Nguyệt Linh - 16/09/2024 10:00
Than thở chán việc trên MXH, dựa vào “số tim” để xem có nên nghỉ việc hay không là nước đi đang được nhiều dân công sở xứ Trung áp dụng.

Sếp tồi - 4 phong cách lãnh đạo của sếp, sếp bạn có phong cách nào?

Từ sách - Phim - TĐ - 16/09/2024 09:00
Trong một nghiên cứu, nhà tâm lý học pháp y Nathan Brooks nhận thấy có 21% lãnh đạo doanh nghiệp biểu hiện các đặc tính tâm lý của chứng rối loạn nhân cách ở mức độ “đáng kể về mặt lâm sàng”.

Hạnh phúc mỗi ngày - Hạnh phúc bên trong mỗi chúng ta

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 16/09/2024 08:00
“Hạnh phúc mỗi ngày” là quyển sách gói ghém 365 câu chiêm nghiệm sâu sắc được đúc kết bởi thiền sư Ajahn Brahm, một trong những thiền sư có sức ảnh hưởng lớn ở phương Tây hiện nay.

Xu hướng mới nổi lên

Blog GS John VU - GS John Vu - 15/09/2024 12:00
Thế giới công nghệ đang thay đổi rất nhanh chóng, kể cả các kĩ năng kĩ thuật và sự linh động được yêu cầu để hỗ trợ cho các thay đổi này.

Bí mật phía sau võ công cao cường của Hoàng Dược Sư, ông là đệ tử của môn phái nào?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 15/09/2024 11:00
Nhờ võ công tuyệt đỉnh, Hoàng Dược Sư đã được coi là một trong 5 cao thủ xuất chúng.

Hơn 400 năm không ai nhận ra "lỗi sai" nghiêm trọng trong Tây Du Ký

Từ sách - Phim - Thùy Linh - 15/09/2024 10:00
Trong khi phần lớn người xem không để ý thì một cô bé 11 tuổi đã tinh ý phát hiện 1 điểm bất thường.

Thiền là gì? – Khởi đầu của thiền

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 15/09/2024 09:00
Thiền là tìm hiểu về bản ngã. Nếu không có sự tìm hiểu này thì cái gọi là thiền, dù dễ chịu hay đau đớn, cũng chỉ đơn thuần là một dạng tự huyễn hoặc.

Hạnh phúc đến từ sự biến mất - Hiểu được bể khổ trong thiền Tuệ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 15/09/2024 08:00
Trong “Hạnh phúc đến từ sự biến mất”, tu sỹ Ajahn Bram chia sẻ những trải nghiệm và suy nghĩ của mình về con đường đi tìm hạnh phúc vĩnh hằng. Đó chính là con đường chánh niệm, đi qua bể khổ, diệt trừ cái tôi và trở nên “vô ngã” của Đức Phật từ ngàn xưa.

Cao thủ nào trong truyện của Kim Dung có thể đánh bại được Vô Danh Thần Tăng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 14/09/2024 11:00
Liệu Vô Danh Thần Tăng có phải là một cao thủ bất bại?

Sống khép kín, kẻ trí thực sự là người biết đặt các mối quan hệ xã giao ở mức đủ

Phong cách sống - Diệu Đan - 14/09/2024 10:00
Cái gọi là “bị xã hội đào thải” chẳng qua là “giảm bớt các tương tác xã hội”

Sếp tồi - 8 lầm tưởng trong môi trường làm việc ngày nay

Từ sách - Phim - TĐ - 14/09/2024 09:00
Chúng ta phải xóa bỏ một số quan niệm sai lầm phổ biến hiện nay về phương pháp lãnh đạo xuất sắc và xem các quan niệm này có ảnh hưởng như thế nào đến toàn bộ nơi làm việc.

Tâm từ - Không chỉ chánh niệm, hãy tử tế và bao dung

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 14/09/2024 08:00
Giữa những bất ổn của bản thân trong cuộc sống, "Tâm từ" được Ajahn Brahm giới thiệu như là một con đường đạo pháp mang chân lý đến cuộc sống.

Khoán ngoài ở mười thành phố

Blog GS John VU - GS John Vu - 13/09/2024 12:00
Trở thành “Bangalore nữa” sẽ nghĩa là nhiều tiền hơn trong ngân hàng và nhiều người sẽ có việc làm.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 17/09/2024