✅ Walmart, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, làm việc với một cơ sở dữ liệu được làm mới liên tục bao gồm 200 tỷ dòng dữ liệu giao dịch (và con số này chỉ đại diện cho vài tuần kinh doanh gần nhất). Walmart còn lấy dữ liệu từ 200 nguồn khác, bao gồm dữ liệu khí tượng, dữ liệu kinh tế, dữ liệu viễn thông, dữ liệu truyền thông xã hội, giá gas và cơ sở dữ liệu về các sự kiện diễn ra trong vùng lân cận của các cửa hàng Walmart…
Tất cả dữ liệu này được sử dụng để xác định những sản phẩm mà mọi người có nhiều khả năng mong muốn nhất, ở đâu, và giá cạnh tranh nhất là bao nhiêu.
✅ Một sáng kiến khác là dự án Social Genome của Walmart, giám sát các cuộc trò chuyện trên truyền thông xã hội công khai. Đơn vị này nỗ lực tự động dự đoán những sản phẩm mà mọi người sẽ mua dựa trên các cuộc trò chuyện trực tuyến của họ.
✅ Khi nói đến việc tối ưu hóa doanh thu bán hàng trực tuyến thông qua dữ liệu, Amazon là một ví dụ tiêu biểu. Amazon thu thập dữ liệu trên mỗi một khách hàng của họ (khoảng hơn 250 triệu người) khi khách hàng sử dụng trang web, và dữ liệu này được sử dụng để xây dựng và liên tục tinh chỉnh công cụ đề xuất. Về lý thuyết, nếu họ càng biết nhiều về bạn, thì họ càng có nhiều khả năng dự đoán được những gì bạn muốn mua.
Cũng như những gì bạn mua, Amazon giám sát những gì bạn xem, địa chỉ giao hàng của bạn (Amazon có thể dự đoán rất tốt mức thu nhập của bạn thông qua việc biết được khu vực mà bạn đang sinh sống), rồi liệu bạn có để lại đánh giá và phản hồi hay không.
Họ cũng xem xét thời gian nào trong ngày mà bạn thường duyệt web, để xác định thói quen hành vi của bạn và kết hợp dữ liệu đó với những người khác cũng có những hành động tương tự như bạn.
Tất cả dữ liệu này được sử dụng để xây dựng việc quan sát 360 độ đối với từng khách hàng riêng lẻ.
Dựa trên điều này, Amazon có thể tìm thấy những người khác mà họ nghĩ là phù hợp với cùng một nhóm (như những lao động nam từ 18 - 45 tuổi ở nhà thuê với thu nhập trên 30.000 đô la thường thích xem phim nước ngoài chẳng hạn) và đưa ra các đề xuất dựa trên những gì những người khác trong nhóm đó thích.
✅ Bài học lớn ở đây là doanh nghiệp (bất kỳ doanh nghiệp nào) càng biết nhiều về khách hàng thì càng có thể bán hàng tốt hơn. Phát triển việc quan sát 360 độ từng khách hàng riêng lẻ là nền tảng của marketing và bán hàng theo định hướng dữ liệu.
“Chiến lược dữ liệu”: Bức tranh từ A → Z về dữ liệu dữ liệu - thứ “dầu mỏ mới” trong nền kinh tế kỹ thuật số. Giúp bạn và doanh nghiệp giành lợi thế vượt trội từ dữ liệu lớn, phân tích dữ liệu và Internet vạn vật (IoT).