Chăm sóc bản thân thật sự - Cẩm nang định nghĩa lại cách yêu thương chính mình

22/01/2025 08:00
Chăm sóc bản thân thật sự - Cẩm nang định nghĩa lại cách yêu thương chính mình

Nếu bạn đang cảm thấy lạc lõng, mệt mỏi hoặc hoài nghi về giá trị của chính mình, hãy để "Chăm sóc bản thân thật sự" (Real self-care) trở thành kim chỉ nam giúp bạn tìm lại con đường đúng đắn, giúp bản thân khỏe mạnh và hạnh phúc từ trong ra ngoài.

Trong thế giới hiện đại, việc chăm sóc sức khỏe dường như đã được nâng lên theo một chuẩn mực mới. Trên khắp các phương tiện truyền thông, chúng ta liên tục được "bơm" những thông điệp về cách ăn uống "chuẩn", bài tập thể dục "đúng cách" và một cơ thể "đẹp chuẩn, khỏe chuẩn". Từ những bài báo về thực phẩm lành mạnh, các loại nước ép detox, đến những lớp yoga đắt tiền, hay những KOLs với làn da căng bóng trong ánh nắng sớm đã khiến khái niệm self-care trở thành biểu tượng cho một lối sống hoàn hảo. Tất cả đều như ngầm khẳng định rằng chỉ cần làm theo, bạn sẽ có được hạnh phúc và sự hoàn mỹ. 

Nhưng chính sự nhấn mạnh quá mức này lại khiến nhiều người hoài nghi về giá trị của bản thân. Họ tự hỏi: "Liệu mình đã đủ tốt chưa? Mình có đang làm sai điều gì không?" Trong khi nỗ lực chạy theo những hình mẫu “đẹp chuẩn, khỏe chuẩn” mà xã hội áp đặt, không ít người cảm thấy kiệt quệ hơn là được chăm sóc.

Đặc biệt có không ít phụ nữ được nuôi dưỡng với quan niệm sai lầm rằng chăm sóc bản thân là hành động ích kỷ, rằng họ nên dồn năng lượng để chăm sóc người khác (với tư cách là con cái, người vợ, người mẹ…). 

Tiến sĩ Pooja Lakshmin - một chuyên gia tâm lý hàng đầu về sức khỏe tâm thần và giới tính đã mang đến một tiếng nói hoàn toàn khác biệt thông qua cuốn sách "Chăm sóc bản thân thật sự", bà đã vạch trần những cách “chăm sóc bản thân giả tạo” mà ngành công nghiệp sức khỏe đang quảng bá, chỉ ra vấn đề không nằm ở việc chúng ta không cố gắng đủ, mà ở cách chúng ta hiểu và tiếp cận khái niệm chăm sóc bản thân. Đồng thời giới thiệu một chương trình đầy tính chuyển hóa để định nghĩa lại cách chăm sóc sức khỏe toàn diện theo hướng thực chất và bền vững hơn.

Giả Self-Care: Một chiếc bẫy ngọt ngào

Chưa bao giờ việc chăm sóc sức khỏe bản thân lại trở thành chủ đề nóng như hiện nay. Truyền thông liên tục nhắc đến những cách ăn uống lành mạnh, tập luyện đúng cách, và hình mẫu cơ thể lý tưởng. Tuy nhiên, những hình ảnh đẹp đẽ ấy chưa chắc đã giúp con người cảm thấy hạnh phúc hơn, mà đôi khi còn khiến họ tăng thêm cảm giác bất an và nghĩ rằng bản thân không đủ tốt.

Trong "Chăm sóc bản thân thật sự", Tiến sĩ Pooja Lakshmin gọi hiện tượng này là “chăm sóc bản thân giả tạo” (faux self-care). Theo bà, ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe đã biến self-care thành một chiếc bẫy ngọt ngào, nơi những sản phẩm và dịch vụ xa xỉ như các ứng dụng thiền, những chai tinh dầu đắt tiền… được hứa hẹn là giải pháp cho mọi vấn đề. Từ những buổi spa đắt đỏ đến thực phẩm organic và các khóa học cải thiện bản thân, tất cả đều nhấn mạnh rằng chỉ cần mua hoặc làm theo chúng, bạn sẽ tìm thấy hạnh phúc. Nhưng thực tế, những giải pháp này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, trong khi vấn đề cốt lõi bên trong chúng ta như sự bất an, nỗi sợ hãi và mệt mỏi vẫn còn nguyên đó.

Faux self-care không chỉ không chữa lành được tâm hồn, mà còn tạo thêm áp lực khi chúng ta không thể đạt được những tiêu chuẩn mà nó đặt ra. Ta có thể cảm thấy bản thân kém cỏi khi không thể tập yoga mỗi ngày, không có thời gian cho những bữa ăn “chuẩn healthy” hay không theo kịp trào lưu “sống xanh”. Lakshmin chỉ ra rằng, đây không phải là chăm sóc bản thân, mà là một vòng luẩn quẩn khiến chúng ta kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần.

Theo bà, những hình thức chăm sóc sức khỏe giả tạo này chỉ là cách chúng ta cố gắng bám víu bề mặt của một cuộc sống đang mất cân bằng, thay vì thực sự đối mặt với những vấn đề sâu sắc bên trong.

Việc liên tục nhìn thấy cuộc sống nổi bật và hoàn hảo của người khác qua mạng xã hội khiến không ít người cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Nó khiến họ cảm thấy thêm áp lực khi không thể duy trì được lối sống “hoàn hảo” mà xã hội định nghĩa. Khi không thể làm theo hay duy trì cách chăm sóc như thế, ta lại thấy mình không đủ giỏi, không đủ đẹp, không đủ xứng đáng.

Giả Self-Care: Một chiếc bẫy ngọt ngào

Vậy chăm sóc bản thân thật sự là gì? 

Đối với Lakshmin, chăm sóc bản thân thực sự không phải là một hành động mang tính thương mại hay nhất thời, mà là một cam kết lâu dài để sống đúng với chính mình. Nó không đến từ những thứ chúng ta có thể mua được như xà bông thư giãn, tinh dầu giảm căng thẳng hay những khóa học thiền, học kết nối với thiên nhiên, mà từ cách chúng ta đối diện, thấu hiểu và kết nối với cảm xúc thật của chính mình.

Lakshmin cho rằng, chăm sóc bản thân thật sự đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận những khía cạnh không hoàn hảo của bản thân, thay vì cố gắng chạy trốn hoặc che giấu chúng. Điều này có nghĩa là học cách đối diện với sự bất an, nỗi buồn, và thậm chí là cả sự giận dữ… những cảm xúc thường bị gạt bỏ trong cuộc sống bận rộn. Thay vì tìm kiếm sự hoàn hảo, chăm sóc bản thân thật sự là tập trung vào việc xây dựng một mối quan hệ trung thực và yêu thương với chính mình.

Một trong những công cụ mà Lakshmin nhấn mạnh để thực hành chăm sóc bản thân là việc đặt ra ranh giới. Trong một xã hội luôn khuyến khích phải làm nhiều hơn, giúp đỡ nhiều hơn, và đáp ứng kỳ vọng của người khác, việc nói “không” thường bị xem là ích kỷ. Nhưng Lakshmin lập luận rằng, đặt ra ranh giới không chỉ là một hành động bảo vệ bản thân, mà còn là cách bạn khẳng định giá trị của mình. Khi biết cách đặt giới hạn, bạn không chỉ bảo vệ được năng lượng và tâm trí của chính mình, mà còn tạo không gian để tập trung vào những điều thực sự ý nghĩa.

Ngoài việc đặt ranh giới, Lakshmin còn khuyến khích người đọc xây dựng các mối quan hệ thực sự, những kết nối chân thành và sâu sắc với những người xung quanh và chính mình. Trong thời đại của mạng xã hội, nơi mà mọi thứ đều trở nên hời hợt và mang tính trình diễn, việc tìm kiếm những mối quan hệ chân thật càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, Lakshmin tin rằng, chỉ khi chúng ta kết nối được với những người thực sự quan tâm và hiểu mình, chúng ta mới có thể cảm nhận được sự hỗ trợ và sự thuộc về, một yếu tố không thể thiếu của chăm sóc bản thân thật sự.

Cũng trong cuốn sách này, bà chia sẻ khái niệm hạnh phúc an lạc (eudaimonic well-being) - tập trung vào việc tìm ra ý nghĩa cuộc sống, đảm bảo mọi việc chúng ta làm đều phù hợp với các giá trị của chúng ta. 

Thông qua cuốn sách “Chăm sóc bản thân thật sự”, từ những câu chuyện của các bệnh nhân cũng như từ chính kinh nghiệm của một người phụ nữ đã từng vật lộn để tìm ra cách chăm sóc bản thân, Lakshmin đưa ra rất nhiều lời khuyên, phân tích hữu ích để mỗi cá nhân nhìn sâu vào chính mình, từ đó tìm được cách chăm sóc bản thân phù hợp và tránh xa khỏi cạm bẫy chăm sóc đang bị thương mại hóa. 

Một cuốn sách cần thiết cho thời đại của chúng ta

Cuốn sách của Lakshmin không chỉ là một tài liệu hướng dẫn, mà còn là một lời nhắc nhở rằng, chăm sóc bản thân không phải là một đặc quyền xa xỉ, mà là một nhu cầu thiết yếu. Bà khuyến khích chúng ta ngừng chạy theo những hình mẫu lý tưởng bên ngoài, để quay trở về bên trong và tự hỏi bản thân: “Điều gì thực sự làm ta hạnh phúc?”

Điều làm cho cuốn sách này đặc biệt chính là sự chân thành của Lakshmin. Bà không chỉ nói từ góc độ của một chuyên gia, mà còn từ vai trò của một người mẹ, một người phụ nữ từng trải qua những áp lực và bất an giống như bất kỳ ai. Sự kết hợp giữa các nghiên cứu khoa học và câu chuyện cá nhân của bà tạo nên một giọng điệu vừa thuyết phục, vừa dễ đồng cảm. Lakshmin không hứa hẹn những giải pháp nhanh chóng hay kỳ diệu. Thay vào đó, bà khuyến khích người đọc bước đi từng bước nhỏ, nhưng vững chắc, trên con đường xây dựng một cuộc sống cân bằng và bền vững.

Cuốn sách này không chỉ dành riêng cho phụ nữ - những người thường xuyên phải đối mặt với áp lực xã hội về hình mẫu lý tưởng, mà còn dành cho bất kỳ ai đang tìm kiếm sự cân bằng và hạnh phúc thật sự từ bên trong. Cuốn sách này không chỉ đưa ra một hành trình chăm sóc bản thân, mà còn giúp bạn khám phá bản thân, giúp bạn học cách yêu thương và chấp nhận chính mình một cách chân thật nhất.

Trong một thế giới đầy áp lực và hỗn loạn, “Chăm sóc bản thân thật sự” chính là lời mời gọi mỗi chúng ta ngừng chạy theo những tiêu chuẩn bên ngoài, để quay về với giá trị thực sự bên trong. Đây là một cuốn sách cần thiết, không chỉ để đọc một lần, mà để giữ bên mình như một lời nhắc nhở rằng, rằng chăm sóc bản thân bắt đầu từ việc yêu thương chính mình một cách không điều kiện, không phán xét.

Nếu bạn đang cảm thấy lạc lõng, mệt mỏi hoặc hoài nghi về giá trị của chính mình, hãy để "Chăm sóc bản thân thật sự" trở thành kim chỉ nam giúp bạn tìm lại con đường đúng đắn, giúp bản thân khỏe mạnh và hạnh phúc từ trong ra ngoài. 

“Chăm sóc bản thân thực thụ có nghĩa là trân trọng cả niềm hy vọng lẫn nỗi đau. Là phụ nữ, chúng ta luôn phải sống trong tình trạng căng thẳng và lo lắng, phải đấu tranh giữ lấy chính mình giữa cơn bão đang dồn ép chúng ta từ bỏ và đầu hàng. Chăm sóc bản thân giả tạo khiến chúng ta như đang vùng vẫy giữa biển - kiệt sức, mệt mỏi và tuyệt vọng. Ngược lại, chăm sóc bản thân thực thụ chính là chiếc phao cứu sinh của chúng ta. Khi có nhiều người tiếp thu và thực hành chăm sóc bản thân thực thụ, tình thế sẽ thay đổi và chúng ta sẽ nhận ra sức mạnh tiềm ẩn của mình.” - Pooja Lakshmin

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Đường vào thiền - Hạt giống thuần khiết bên trong mỗi người sẽ nảy nở

Có thể, nhiều người đã biết về thiền, tìm hiểu, trải nghiệm thiền. Nhưng nếu đọc “Đường vào thiền” của Osho, bạn sẽ nhận ra những chiều kích rất riêng, rất khác biệt, rất thâm sâu của Osho về thiền.
2

Chân trần chí thép – Cuốn sách tuổi 20 nên đọc để hiểu giá trị của tự do và lòng biết ơn

Chân trần chí thép là một quyển sách không chỉ kể chuyện chiến tranh, mà còn gợi mở một bài học lớn về lòng dũng cảm và lý tưởng của cả một thế hệ.
3

Phạm Xuân Ẩn - chân dung điệp viên huyền thoại của cách mạng Việt Nam

"Điệp viên hoàn hảo X6" và "Một người Việt trầm lặng" được viết từ góc nhìn của hai người ở hai đất nước khác, nhưng đều khắc họa cuộc đời phi thường và tinh thần yêu nước sâu sắc của Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn - điệp viên huyền thoại của cách mạng Việt Nam.
4

Lời hứa 20 năm của Larry Berman với 'điệp viên hoàn hảo' Phạm Xuân Ẩn

Khi viết về Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, Giáo sư, nhà sử học Larry Berman đã hứa không sử dụng những thông tin có thể làm tổn thương đến nhiều người. Sau gần 20 năm, lời hứa đó vẫn còn.
5

Quẳng gánh lo đi và vui sống - Khi kháng cự chỉ khiến ta mỏi mệt, thử một lần bắt tay với số phận

Có những khoảnh khắc trong đời, dù cố gắng đến đâu, ta vẫn không thể thay đổi được điều đã xảy ra. Lúc ấy, lựa chọn tốt nhất không phải là vùng vẫy, mà là buông bỏ để tìm lại sự bình yên từ bên trong.

Chăm sóc bản thân thật sự - Bạn cần phải kiểm soát Chế độ Hy sinh Bản thân

Trước khi tìm hiểu những công cụ giúp thực hành lòng trắc ẩn đối với bản thân, có một rào cản quan trọng về lòng tự trắc ẩn mà chúng ta phải giải quyết trước tiên, đó là Chế độ Hy sinh Bản thân (Martyr Mode).

Tự do là chịu trách nhiệm nhiều hơn, đến mức không cần ai phải can thiệp vào cuộc sống của bạn

Theo Osho, tự do không chỉ là quyền được làm điều mình muốn, mà còn là khả năng tự quản lý cuộc sống của mình một cách độc lập, có trách nhiệm, đến mức không cần sự can thiệp từ bên ngoài.

Chăm sóc bản thân thật sự - Bạn đã biết cách thiết lập ranh giới để chăm sóc bản thân thực thụ?

Nguyên tắc đầu tiên của tự chăm sóc bản thân là thiết lập ranh giới. Ranh giới là nền tảng; nếu không có ranh giới, toàn bộ phần còn lại của việc chăm sóc bản thân sẽ không thể diễn ra.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.

Biến tiềm năng thành tài năng -  Tìm kiếm sự công nhận là một cái hố không đáy

Theo Giáo sư Adam Grant, tìm kiếm sự công nhận là một cái hố không đáy, bởi lẽ, sự khao khát địa vị sẽ không bao giờ được thỏa mãn.

Quên hôm qua – Sống cho ngày mai: Để có những mối quan hệ tốt đẹp

Đôi khi, cuộc đời buộc ta dừng lại để hỏi: 'Ta là ai?' và 'Ta muốn trở thành người như thế nào?'. Chính trong những khoảnh khắc đó, ta tìm thấy khao khát hồi sinh, mạnh mẽ đứng dậy và xây dựng một tương lai đáng sống hơn.

Putin - Logic của quyền lực : Nhân vật lịch sử hay biểu tượng của kiểm soát tuyệt đối?

Trong thời đại mà hình ảnh các nhà lãnh đạo thường bị bóp méo bởi truyền thông, thì "Putin – Logic của quyền lực" như một cánh cửa hiếm hoi hé lộ hậu trường quyền lực thực sự.

Xem "Sex Education", tôi chết lặng vì hành động từng làm với cha: Có những tổn thương mà ta day dứt cả đời

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 10/05/2025 13:00
Đôi khi, ước mơ đẹp nhất không phải là những điều lớn lao, mà chính là hạnh phúc giản dị của những người thân yêu.

Tại sao không nên dùng vân tay để mở khóa điện thoại?

Kỹ năng - KV - 10/05/2025 12:00
Touch ID (khóa vân tay) từng một thời được coi là phương pháp bảo mật lý tưởng, nhưng qua thực tiễn lại bộc lộ những điểm yếu về khả năng bảo mật.

Có phải vì biểu ca, Vương Ngữ Yên rời bỏ Đoàn Dự, câu trả lời đến từ Vân Trung Hạc

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 10/05/2025 11:00
Vì sao Đoàn Dự thất bại trong cuộc chinh phục trái tim Vương Ngữ Yên?

8 câu nói để đời của "huyền thoại đầu tư" Warren Buffett

Suy ngẫm - Cẩm Hà - 10/05/2025 10:00
Warren Buffett sẽ rời bỏ vị trí CEO Berkshire Hathaway vào cuối năm 2025. Dù về hậu trường, những câu nói kinh điển của ông vẫn là kim chỉ nam bất hủ cho giới đầu tư toàn cầu.

Phạm Xuân Ẩn, vị tướng tình báo huyền thoại của Việt Nam khiến địch lầm tưởng CIA

Phong cách sống - Thiên Bình - 10/05/2025 09:00
Tài năng và nhân cách của ông khiến giới báo chí quốc tế phải bày tỏ sự kính trọng, cho rằng trong lịch sử tình báo chiến tranh, ít ai thành công như ông.

Putin - Logic của quyền lực : Nhân vật lịch sử hay biểu tượng của kiểm soát tuyệt đối?

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 10/05/2025 08:00
Trong thời đại mà hình ảnh các nhà lãnh đạo thường bị bóp méo bởi truyền thông, thì "Putin – Logic của quyền lực" như một cánh cửa hiếm hoi hé lộ hậu trường quyền lực thực sự.

Xem "Sex Education", tôi hối hận vì lỗi với mẹ: Bài học đắt giá từ một câu nói của cô gái nghèo khó

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 09/05/2025 13:00
Bộ phim "Sex Education" đã giúp tôi thoát khỏi những ám ảnh về tuổi thơ. Tôi cũng nhận ra lỗi sai nghiêm trọng của mình đối với mẹ.

'Bố ơi, mình đi đâu thế?' trở lại: Nhiều khoảnh khắc 'đốn tim' khán giả

Truyền hình - Hạ Vĩ - 09/05/2025 12:00
Qua các thử thách “siêu ngầu” như chải tóc ngựa, đánh răng hà mã, các cặp bố con “triệu view” mang đến tiếng cười, nước mắt và bài học ấm áp về tình cha con. Biến hành trình tập sự thành chuyến đi, các ông bố cùng con khám phá thế giới rộng lớn hơn tất cả những gì các bé từng biết.

Cách giành lại quyền làm chủ bộ não khi nghiện ChatGPT và các chatbot AI

Kỹ năng - Sơn Vân - 09/05/2025 11:00
Nhiều thanh thiếu niên đang ở trên ranh giới mong manh giữa nhờ ChatGPT hỗ trợ nhiều thứ và sự lệ thuộc quá mức vào chatbot trí tuệ nhân tạo của OpenAI.

5 châm ngôn của Warren Buffett: Giá trị hơn cả mã cổ phiếu; tiết lộ bí quyết trường thọ

Phong cách sống - Trang Đào - 09/05/2025 10:00
Warren Buffett, 94 tuổi, không nói về các mô hình tài chính phức tạp mà nói với chúng ta bằng những lời thẳng thắn nhất: Đầu tư là một cuộc chạy marathon, đừng để bị phân tâm bởi những tiếng ồn ngắn hạn.

Bộ sách Khai mở cảm xúc và Khai mở hạnh phúc

Tủ sách - FN - 09/05/2025 09:00
Cảm xúc là gì, xuất hiện từ đâu? Chúng hoạt động như thế nào trong não và cơ thể? Có tốt hơn nếu chỉ trải nghiệm những cảm xúc tốt đẹp và rũ bỏ tất cả cảm xúc khó chịu? Và hạnh phúc là gì? Chúng ta có nhất thiết phải liên tục hạnh phúc, mãi mãi hạnh phúc không?

“Cứ tu thôi, đừng đổ thừa”: Phật pháp đời thường qua lời Thầy Thích Pháp Hòa

Từ sách - Phim - Quìn - 09/05/2025 08:00
"Chia sẻ từ trái tim" và "Con đường chuyển hóa" là hai cuốn tuyển tập những bài pháp thoại được nhiều người yêu mến của Thầy Pháp Hòa, được chọn lọc kỹ lưỡng nhằm giữ nguyên giọng văn mộc mạc nhưng thấm đẫm chiều sâu.

Sự cố 60 triệu người mất điện khiến tôi "sáng mắt": Có nhiều tiền mà lâm vào cảnh này cũng vô dụng

Suy ngẫm - Thùy Anh - 08/05/2025 12:00
Việc bị ngắt kết nối đột ngột khiến cuộc sống của nhiều người bị ảnh hưởng, họ nhận ra mình đã phụ thuộc vào công nghệ quá nhiều.

Giáo viên, dân văn phòng đều thích: AI tóm tắt tài liệu của Google “nói” được tiếng Việt

Kỹ năng - Lê Duy - 08/05/2025 11:00
Sau khi triển khai NotebookLM đến hơn 200 quốc gia vào năm ngoái, giờ đây, tính năng Audio Overviews của NotebookLM đã có tiếng Việt.

Tỷ phú Warren Buffett mượn cũi khi con chào đời, mời Bill Gates ăn bằng phiếu giảm giá và khoản đầu tư tệ nhất

Phong cách sống - Sơn Vân - 08/05/2025 10:00
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett hiện có giá trị tài sản ròng 169 tỉ USD, theo Bloomberg Billionaires Index (chỉ số tỉ phú Bloomberg) và trở thành người giàu thứ năm thế giới.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 11/05/2025