Cách của người Đức Kỳ 4: Bá chủ bất đắc dĩ của EU

07/10/2018 08:00
Cách của người Đức Kỳ 4: Bá chủ bất đắc dĩ của EU

Theo lý thuyết, Ủy ban châu Âu chịu trách nhiệm đưa ra các đề xuất và Hội đồng châu Âu cùng Nghị viện châu Âu ra quyết định. Nhưng trên thực tế, Ủy ban châu Âu và các chính phủ khác phải tham khảo quan điểm của Đức trước khi hành động. Thiếu sự hỗ trợ của Đức, gần như không thể có được thay đổi quan trọng nào ở châu Âu.

Theo các hiệp ước châu Âu, vị thế chính thức của Đức không có gì khác so với bất cứ quốc gia thành viên nào còn lại. 

Cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp bắt đầu vào cuối năm 2009. Nó là một trong 5 cuộc khủng hoảng nợ từng xảy ra ở châu Âu nhưng tính tới nay là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất. Từ năm 2009 đến năm 2015, Hy Lạp nhận được hai gói cứu trợ tài chính khẩn cấp từ Cơ chế bình ổn châu Âu và các cơ chế trước đó. Điều kiện để được giải cứu là Hy Lạp phải chấp nhận một loạt biện pháp hạn chế chi tiêu công, tăng thu thuế và cải cách nền kinh tế.

Hai đảng chính trị lớn ở Hy Lạp là PASOK (theo đường lối xã hội) và Dân chủ mới (theo đường lối bảo thủ) chấp nhận trong miễn cưỡng. Nhưng tới tháng 1.2015, đảng Syriza – từng kêu gọi chống lại các biện pháp khắc khổ trong chiến dịch tranh cử – giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội ở Hy Lạp. Các khẩu hiệu và tuyên ngôn tranh cử của Syriza thể hiện rõ tâm lý chống Đức.

Trong số đòi hỏi của họ có việc Hy Lạp của năm 2015 nên được xóa nợ theo cách mà Đức được xóa vào năm 1953 và/hoặc Đức nên bồi thường cho thiệt hại kinh tế của Hy Lạp trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Tới khi nắm được chính phủ, Syriza điều chỉnh giọng điệu chống Đức của mình song vẫn yêu cầu thay đổi các điều kiện giải cứu. Lập luận của Syriza là nếu kinh tế Hy Lạp không được tạo điều kiện tăng trưởng, nước này sẽ không thể trả nợ.

Cảnh tượng những bộ trưởng mới trẻ trung, không đeo cà vạt của Hy Lạp tranh luận trôi chảy về một cách tiếp cận khác đối với các vấn đề của eurozone đem lại cảm giác thật sự mới mẻ. Đảng của họ không đẩy Hy Lạp vào hỗn loạn. Sự lên án họ dành cho nạn tham nhũng đã thành trầm kha trong đời sống chính trị và kinh tế Hy Lạp nhiều thập niên liền rất thẳng thắn. Lập luận Hy Lạp chỉ trả được nợ nếu kinh tế có đất phát triển được nhiều nhà kinh tế học tán thành.

Thế nhưng, Hy Lạp chỉ nhận được phản hồi hạn chế trong eurozone. Thủ tướng Ý Matteo Renzi tỏ ra thông cảm và ngụ ý ủng hộ việc kéo dài thời hạn trả nợ. Tổng thống Pháp nói về sự cần thiết phải thỏa hiệp và bóng gió rằng Pháp có thể đóng vai trò then chốt trong quá trình tìm kiếm giải pháp. Thế nhưng, không ai tán thành ý tưởng xóa nợ. Và không ai đề xuất phương án cụ thể nào cho những đòi hỏi của chính phủ mới tại Hy Lạp cho tới khi bà Angela Merkel lên tiếng.

Như mọi khi, bà vẫn từ tốn. Nhưng ngay từ khi bắt đầu, bà và Bộ trưởng Tài chính Đức là ông Wolfgang Schäuble đã ám chỉ những ưu tiên của bà. Bà nhấn mạnh Hy Lạp cần kiên trì theo đuổi chương trình cải cách mà họ đã cam kết. Bà loại trừ bất cứ khả năng hủy nợ nào cho Hy Lạp. Dù vậy, bà cũng ngụ ý sẵn lòng xem xét gói giải cứu thứ 3 để giúp điều chỉnh cơ cấu vốn cho các ngân hàng Hy Lạp.

Như vậy, các điều kiện của một thỏa thuận mới, nếu có, đã được chính phủ Đức nói rõ hoàn toàn. Bất cứ hỗ trợ tài chính bổ sung nào cũng phụ thuộc vào các cải cách của kinh tế Hy Lạp nhằm đảm bảo ngân sách nước này trong tương lai sẽ cân bằng và những số liệu thống kê phải đáng tin cậy.

Không nước nào trong eurozone chỉ trích quan điểm của Đức. Không ai trong số họ biểu lộ điều gì ngoài sự cảm thông thầm lặng dành cho cử tri Hy Lạp. Suy nghĩ của họ dường như là chính phủ Đức có quyền quyết định sẽ hỗ trợ thứ gì, nếu có.

Có thể hiểu được sự im lặng nói trên bởi chính người đóng thuế Đức phải hứng chịu gánh nặng tài chính của bất cứ thay đổi nào trong điều khoản trả nợ của Hy Lạp. Có nhiều nguyên nhân khách quan để cứng rắn với Hy Lạp: những nước khác cũng có thể đòi được đối xử tương tự, kinh tế Hy Lạp chỉ tồn tại được trong eurozone nếu áp dụng các biện pháp cải cách năng lực cạnh tranh, và các thành viên không được phép đơn phương bội ước.

Tuy nhiên, cả Tổng thống Hollande của Pháp và Thủ tướng Renzi của Ý, cũng như ông Pierre Moscovici, ủy viên (người Pháp) về các vấn đề kinh tế trước đây đều chỉ trích các điều khoản của Hiệp ước Liên minh tài chính. Do đó, sự ưng thuận của họ đối với lối tiếp cận chỉ đem lại những nhượng bộ tối thiểu cho một đất nước rõ ràng đang trải qua thảm họa kinh tế là điều rất đáng chú ý.

Khi khủng hoảng Hy Lạp trầm trọng hơn và bầu không khí đàm phán tệ đi, sự kiểm soát của Đức đối với thỏa thuận (tương lai) càng rõ nét. Nếu người Hy Lạp nghĩ có thể khiến Đức mềm lòng bằng cách đẩy sự việc tới bờ vực, hoặc khiến các thành viên eurozone khác tranh luận công khai về một hướng đi bớt khắc nghiệt hơn, thì họ đã tính sai. Chiêu bài kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý về các điều khoản do các chủ nợ đưa ra mà Thủ tướng Hy Lạp sử dụng đã bị phản tác dụng. Chính phủ Đức không hề bị lay chuyển và thậm chí tỏ ý sẽ rời khỏi bàn đàm phán nếu cần thiết. Ông Wolfgang Schäuble còn lần đầu tiên đệ trình một kế hoạch, trong đó xem xét phương án Hy Lạp tạm ra khỏi eurozone.

Trong khi đó, người dân Hy Lạp không thể rút hơn 60 euro một ngày từ tài khoản của mình, còn các ngân hàng nước này như sắp tuyên bố vỡ nợ tới nơi. Chính phủ Pháp bức thiết níu kéo Hy Lạp ở lại eurozone và phái một nhóm chuyên gia tới Athens để tư vấn, nhưng là tư vấn Hy Lạp phải làm gì để thỏa mãn các đòi hỏi của Đức. Những lời khuyên này có lẽ không phải là điều mà chính phủ Hy Lạp muốn nghe.

Kết quả là một sự đầu hàng. Cuộc họp gay gắt của những nhà lãnh đạo các nước eurozone vào ngày 11 và 12.7.2015 được một số người tham dự mô tả là tàn nhẫn nhất mà EU từng trải qua. Tại đó, chính phủ Hy Lạp buộc phải lựa chọn giữa rời eurozone hoặc chấp nhận các biện pháp thậm chí còn khắc nghiệt hơn những biện pháp mà người dân nước này đã bác bỏ trong cuộc trưng cầu chỉ một tuần trước đó. Thủ tướng Hy Lạp cay đắng chọn vế thứ 2.

Sự hổ thẹn của Hy Lạp càng bị chà xát bởi việc áp dụng thỏa thuận sau đó. Trong vòng ba ngày, quốc hội Hy Lạp phải ban hành các đạo luật quan trọng để thực thi các cải cách được yêu cầu, trước khi bắt đầu bất cứ cuộc thảo luận nào về quy mô và tính chất của gói giải cứu. Một đòi hỏi khác của Hy Lạp – được giảm nợ dài hạn – không hề được đề cập.

Chiến thuật đàm phán của chính phủ Hy Lạp làm tất cả đối tác bực bội. Có lúc bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế, phải thốt lên sẽ chỉ có tiến triển nếu trong phòng đàm phán có người trưởng thành. Nhưng tiếng nói chỉ trích mạnh mẽ nhất thuộc về Bộ trưởng Tài chính Đức. Ông không hề giấu diếm chuyện ông không tin chính phủ Hy Lạp sẽ hành động theo những gì mình hứa. Do đó, trước hết quốc hội Hy Lạp phải thông qua luật.

Tổng thống Hollande của Pháp nhấn mạnh một cách kiên quyết rằng Hy Lạp nên ở lại eurozone. Ông còn kín đáo thuyết phục Thủ tướng Merkel bớt cứng rắn. Chắc chắn họ đã dành nhiều thời gian trao đổi trước và trong cuộc họp thượng đỉnh. Họ tổ chức nhiều cuộc họp chung với Thủ tướng Hy Lạp. Tuy nhiên, những ý tưởng của Pháp không tạo được nhiều ảnh hưởng. Quan điểm của Pháp là phải giữ Hy Lạp ở lại eurozone bằng mọi giá. Còn với chính phủ Đức, cho tới trước cuộc họp ngày 11 và 12.7, tư cách thành viên của Hy Lạp đã trở thành một giá trị không chắc chắn. Người Đức không ép người Hy Lạp ra đi song họ nói rõ nếu Hy Lạp chọn rời bỏ eurozone, Đức sẽ không cố ngăn lại, còn muốn ở lại thì phải tuân thủ các điều khoản mà Đức đề ra.

Đáng chú ý, Tổng thống Hollande chưa bao giờ công khai chỉ trích quan điểm của Đức. Pháp cũng không đề xuất bất cứ giải pháp phút chót nào để tháo gỡ bế tắc. Bỏ qua những lo ngại cá nhân, Tổng thống Hollande dường như cho rằng tốt hơn là cứ thỏa hiệp với các yêu cầu của Đức thay vì liều lĩnh nhận lấy sự cự tuyệt về mặt chính trị. Những nhà lãnh đạo khác có lẽ cũng nghĩ vậy, như Thủ tướng Ý chẳng hạn dù ông có thể từng được người Hy Lạp kỳ vọng là biết cảm thông hơn. Họ nhận ra rằng một khi Đức cứng rắn thì dù cho là họ hay bất kỳ ai khác cũng không thể thay đổi được.

Trích Cách của người Đức


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Phim Sex Education, liều thuốc "chữa lành" cho mối quan hệ giữa tôi và con gái

Sau khi xem tập phim, tôi đã quyết định ngồi xuống nói chuyện với con gái.
2

Phim Sex Education: Hóa ra cha mẹ từ Đông sang Tây, không ai "thoát" khỏi giai đoạn này!

Thức cả đêm xem phim, tôi như mở mang đầu óc và ngộ ra 5 bài học cực đắt giá!
3

Bản giao hưởng cuộc sống - Bữa tối Giáng sinh giữa hai chiến tuyến

“Mỗi chúng ta là một thực thể nhỏ bé trên địa cầu này. Sự tồn tại của chúng ta là có giới hạn, nhưng chúng ta có thể học cách chia sẻ tình yêu thương không giới hạn đến với nhiều người.”
4

Nhờ xem phim Sex Education mà con gái tôi đã dám thú nhận 1 bí mật với mẹ!

Linh tính của người mẹ mách bảo tôi: Con đang gặp vấn đề!
5

'Tự do - Như chim tung cánh' - Câu chuyện sâu sắc về tự do từ Osho khiến bạn phải suy ngẫm

Tự do - Như chim tung cánh (Freedom The courage to be yourself). Liệu chúng ta có thực sự hiểu tự do là gì?

Làm điều quan trọng Kỳ 1: Câu chuyện của Google Chrome

'Làm điều quan trọng' giống như một quyển nhật ký ghi chép lại kinh nghiệm về những trường hợp điển hình đã thành công nhờ phương pháp OKRs (viết tắt của Mục tiêu và Kết quả then chốt, do Andy Grove – cựu CEO Intel - đặt nền tảng).

Cho con cơ hội để trưởng thành

Trước đây, vào mỗi kỳ nghỉ hè, tôi đều thưởng cho con trai tôi, David, một chuyến đi du lịch đến nơi nào nó thích. Phần để con thư giãn đầu óc, phần để nó mở mang tầm mắt ra thế giới bên ngoài.

Cách của người Đức kỳ 3: Đức - Vùng đất không quá khứ

Trong bộ phim chiếu năm 2002 của đạo diễn Phần Lan Aki Kaurismäki mang tên “Mies Vailla Menneisyyttä” (tạm dịch “Người không có quá khứ”), nhân vật chính bị tấn công . Khi tỉnh lại, ông ta mất trí nhớ, phải tạo ra một nhân thân mới và bắt đầu lại mọi thứ. Đây cũng là điều đã xảy ra với nước Đức sau năm 1945.

Khởi hành Kỳ 15: Nhận ra 'thất bại' là một phần của quá trình học tập

Hệ thống giáo dục châu Á dạy học sinh “phải né tránh thất bại bằng mọi giá” thông qua phương pháp giáo dục và các kỳ thi chọn lựa. Đối với sinh viên châu Á, thất bại đồng nghĩa với việc bị loại bỏ và không còn cơ hội.

Phút cuối Kỳ 1: Sinh nhật dành cho 'Harold sắp chết đáng thương'

Biết trước những sự kiện vui vẻ luôn làm cho mọi người phấn chấn. Đó là lý do vì sao tôi lên kế hoạch tổ chức tiệc sinh nhật cho Harold để anh có thêm động lực tiếp tục cuộc sống.

Phút cuối giúp bạn vượt qua trải nghiệm đau đớn

Phút cuối sẽ giúp bạn vượt qua trải nghiệm có thể được xem là đau đớn nhất trong đời. Nếu người thân của bạn đang ốm nặng hay sắp chết, bạn sẽ tìm được ở đây những gợi ý để làm theo sự mách bảo của bản năng và con tim khi phải nói lời vĩnh biệt.

Cách của người Đức Kỳ 2: Bí mật 'động cơ đốt trong' của nền kinh tế Đức

Không chỉ có lao động Đức được đào tạo tốt. Các giám đốc của họ cũng vậy. Nhìn chung, các công ty lớn ở Đức được điều hành bởi các giám đốc am hiểu tất cả công nghệ mà công ty họ sáng tạo.

Cách của người Đức kỳ 1: Angela Merkel - Một cá tính Đức

Cách của người Đức (Berlin Rules), cuốn sách đem lại một cái nhìn xuyên suốt, độc đáo về nước Đức hiện đại qua ngòi bút của Paul Lever, từng là đại sứ đặc mệnh tòan quyền của Vương quốc Anh tại Berlin từ năm 1997. Nhân kỷ niệm 28 năm quốc khánh Đức (3.10.1990 – 3.10.2018), mời bạn theo dõi loạt bài trích từ tác phẩm nói trên.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025