Tại sao đọc sách giấy giúp ta nhớ nội dung nhiều hơn so với đọc trên màn hình?

Theo Big Think04/08/2023 10:00
Tại sao đọc sách giấy giúp ta nhớ nội dung nhiều hơn so với đọc trên màn hình?

Naomi S. Baron, Giáo sư Danh dự Ngôn ngữ học, Đại học Hoa Kỳ đã có những nghiên cứu riêng và tổng hợp cả những nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả của việc đọc trên sách giấy và các phương tiện điện tử.

Hãy cùng đọc bài viết của bà để hiểu lý do vì sao chúng ta vẫn thường nhớ nội dung nhiều hơn khi đọc sách giấy nhé!

Là một giáo sư ngôn ngữ học, tôi đã nghiên cứu và so sánh hiệu quả của các thiết bị điện tử so với bản in ấn truyền thống trong việc học. Liệu việc đọc văn bản trên màn hình và trên giấy có mang đến khả năng hiểu như nhau không? Và việc nghe/ xem nội dung có hiệu quả như khi đọc văn bản không?

Câu trả lời cho hai câu hỏi này thường là “Không” như tôi đã thảo luận trong cuốn sách “How we read now” của mình. Các lý do dẫn đến câu trả lời này gồm nhiều yếu tố như: khả năng tập trung, tư duy giải trí và xu hướng đa nhiệm trong khi tiêu thụ nội dung số.

Việc đọc văn bản số so với trên giấy in

Khi đọc văn bản vài trăm từ trở lên, việc đọc trên giấy dường như có hiệu quả hơn trên so với việc đọc trên màn hình. Một loạt các nghiên cứu xác nhận điều này.

Lợi ích của việc đọc văn bản trên giấy in đặc biệt được thể hiện rõ khi người tham gia thử nghiệm được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ từ mức độ đơn giản (như xác định ý chính trong đoạn văn vừa đọc) tới phức tạp, đòi hỏi sự trừu tượng hóa tinh thần (như rút ra các suy luận từ một văn bản).

Việc đọc bản in cũng cải thiện khả năng ghi nhớ các chi tiết như màu tóc của nhân vật, nơi xảy ra các sự kiện trong một câu chuyện…

Các nghiên cứu cho thấy rằng cả học sinh tiểu học và sinh viên đại học đều CHO RẰNG họ sẽ đạt điểm cao hơn trong bài kiểm tra đọc hiểu nếu họ đã đọc nó ở dạng số hóa. Nhưng họ THỰC SỰ đạt điểm cao hơn khi đã đọc tài liệu in ấn trước khi làm bài kiểm tra.

Các nghiên cứu ở học sinh lớp 10 của Na Uy và học sinh lớp 3 đến lớp 8 của Hoa Kỳ thu được kết quả rằng điểm số cao hơn khi các bài kiểm tra được thực hiện trên giấy. Trong nghiên cứu của Hoa Kỳ, việc thực hiện bài kiểm tra dưới dạng kỹ thuật số có tác động tiêu cực đối với những học sinh có khả năng đọc kém, học sinh học tiếng Anh và học sinh giáo dục đặc biệt.

Nghiên cứu của riêng tôi và của các đồng nghiệp đã tiếp cận câu hỏi theo cách khác. Thay vì yêu cầu học sinh đọc và làm bài kiểm tra, chúng tôi đã hỏi họ cảm nhận thế nào về việc học tập của mình khi sử dụng tài liệu in và kỹ thuật số. Cả học sinh trung học và sinh viên đại học đều đánh giá việc đọc trên giấy giúp tập trung hơn và ghi nhớ hơn so với kỹ thuật số.

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này một phần liên quan đến đặc tính vật lý của giấy. Với giấy, ta có thể chạm vào, cùng với đó là sự trực quan của trang giấy. Mọi người thường liên kết trí nhớ về những gì đã đọc với việc mình đã đọc được bao nhiêu trang, hoặc vị trí của chi tiết ấy nằm ở đâu trên trang giấy.

Nhưng có một điều quan trọng không kém là quan điểm tinh thần, và cái mà các nhà nghiên cứu gọi là “giả thuyết nông cạn”. Theo đó, mọi người tiếp cận các văn bản kỹ thuật số với  tư duy rằng đó là các phương triện truyền thông xã hội thông thường nên dành ít nỗ lực tinh thần hơn so với khi đọc bản in.

Podcast và video trực tuyến

Với việc xuất hiện ngày càng nhiều các lớp học “đảo ngược” - nơi học sinh nghe hoặc xem nội dung bài giảng trước khi đến lớp - cùng với các podcast và nội dung video trực tuyến công khai hơn, nhiều bài tập ở trường mà trước đây yêu cầu phải đọc đã được thay thế bằng nghe hoặc xem. Hình thức này càng phát triển trong thời kỳ đại dịch.

Một khảo sát đã được thực hiện ở các giảng viên đại học Hoa Kỳ và Na Uy vào năm 2019, Giáo sư Anne Mangen của Đại học Stavanger và tôi nhận thấy rằng 32% giảng viên Hoa Kỳ hiện đang thay thế văn bản bằng tài liệu video, và 15% bằng âm thanh. Các con số có phần thấp hơn ở Na Uy. Nhưng ở cả hai quốc gia, 40% số người được hỏi cho biết ngày nay họ ít đọc hơn.

Lý do là học sinh từ chối làm bài tập liên quan đến việc đọc. Một nghiên cứu năm 2015 với hơn 18.000 sinh viên năm cuối đại học cho thấy chỉ 21% thường xuyên hoàn thành tất cả các bài đọc được giao trong khóa học.

Âm thanh và video có thể mang lại cảm giác hấp dẫn hơn so với văn bản, và do đó, các giảng viên ngày càng sử dụng đến những công nghệ này. Chẳng hạn, cùng một nội dung nhưng người ta thích nghe TED hơn là đọc một trang báo.

Tập trung tinh thần tối đa

Các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng khi người lớn đọc những câu chuyện thời sự hoặc tiểu thuyết, họ sẽ nhớ nội dung nhiều hơn so với khi họ nghe những mẩu tin giống hệt nhau.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy kết quả tương tự với sinh viên đại học đọc một bài báo so với nghe podcast của một văn bản. Một nghiên cứu liên quan lại xác nhận rằng học sinh suy nghĩ nhiều hơn khi nghe âm thanh hơn là khi đọc.

Trong khi đó, một nghiên cứu ở Síp đã kết luận rằng mối quan hệ giữa kỹ năng nghe và đọc thay đổi khi trẻ trở thành những người đọc trôi chảy hơn. Trong khi học sinh lớp hai hiểu tốt hơn khi nghe thì học sinh lớp tám lại thể hiện khả năng hiểu tốt hơn khi đọc.

Các nhà nghiên cứu ở Tây Ban Nha phát hiện ra rằng học sinh lớp 4 đến lớp 6 đọc văn bản thể hiện khả năng tiếp thu tài liệu tốt hơn nhiều so với học sinh xem video. Các tác giả nghi ngờ rằng học sinh “đọc” video một cách hời hợt hơn vì họ thường xem video với mục đích giải trí chứ không phải học tập.

Loạt nghiên cứu trên cho thấy phương tiện kỹ thuật số có các đặc điểm chung là giảm khả năng tập trung, thường khiến người sử dụng có tư duy giải trí, có xu hướng đa nhiệm, thiếu điểm tham chiếu vật lý, giảm hành động ghi chú và ít xem lại đã đọc, nghe hoặc xem.

Văn bản kỹ thuật số, âm thanh và video đều có vai trò giáo dục, đặc biệt là khi cung cấp các tài nguyên không có sẵn trên giấy in. Tuy nhiên, để tối đa hóa việc học tập khi cần tập trung tinh thần và gợi nhớ, các nhà giáo dục và phụ huynh nên hiểu bản chất của các phương tiện để sử dụng cho phù hợp.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
2

Đọc sách: Người thiển cận học sự khôn ngoan; người buồn bã tìm an ủi; người giàu kiếm bài học

Một thiên tài sở hữu trí tuệ uyên bác, cả đời chỉ để lại được 8-10 cuốn sách. Những người bình thường như chúng ta chỉ cần bỏ ra vài trăm ngàn để đọc được những gì cô đọng nhất. Trên đời này không có gì đáng giá hơn.”
3

"Gaslighting" thật khủng khiếp: Hãy tránh xa những người thường xuyên "tiêu diệt" may mắn của bạn

"Gaslighting" là một hình thức thao túng thường xuyên xảy ra trong các mối quan hệ có yếu tố kiểm soát.
4

Gen Z mất dần kỹ năng đánh máy?

Mọi người thường nghĩ Gen Z (sinh từ năm 1995 đến 2012) lớn lên trong thời đại công nghệ phát triển thần tốc nên là “bậc thầy” của mọi thiết bị điện tử. Tuy nhiên giới chuyên gia lo ngại thế hệ này đánh mất kỹ năng đánh máy.

Top những lợi ích của sách giấy mang lại cho các "mọt"

Bạn đã biết hết những lợi ích của sách giấy chưa? Cùng điểm qua một số lợi ích của sách giấy nhen các "mọt sách"

Gen Z có thể tận dụng sự bùng nổ của AI

Trang Business Insider cho biết lao động thuộc Gen Z sử dụng công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) chẳng hạn như chatbot nhiều hơn người thuộc các thế hệ khác.

2 khoản đầu tư chắc chắn sẽ thắng, bỏ ra càng nhiều càng dễ thành công

Thông thường, các khoản đầu tư luôn đi kèm rủi ro, nhưng hai lĩnh vực này lại là ngoại lệ.

Michelin, đỉnh cao tiếp thị khi đánh giá nhà hàng chỉ để bán... lốp xe

Chuyến phiêu lưu của Michelin vào lĩnh vực ẩm thực xuất phát từ mong muốn... bán được nhiều lốp xe hơn.

Nhà tuyển dụng: "Có bao nhiêu ô kính trong thành phố?"

Từ một người không có quan hệ, không có bằng khoa học máy tính và hoàn toàn không có kinh nghiệm làm việc tương tự, nữ ứng viên vẫn xuất sắc được nhận vào vị trí trợ lý CEO tại tập đoàn nổi tiếng toàn cầu.

20-30 tuổi là 10 năm vàng của đời người: Tận dụng tốt, phần đời sau ung dung, nhàn hạ!

Độ tuổi từ 20 tới 30 là một thời kì tốt để khai thác và phát triển, vậy mà chúng ta lại đang ngồi đó và phung phí nó.

Vì sao người trúng số dễ rơi vào bi kịch cay đắng, 'tan cửa nát nhà'?

Với nhiều người trúng số, giải thưởng độc đắc với số tiền khổng lồ không phải may mắn mà là lời nguyền khiến họ rơi vào bi kịch đau đớn

4 'luật ngầm' mà người EQ cao thường sử dụng nơi công sở

Ở nơi công sở, đừng lúc nào cũng chỉ vùi đầu làm một cách thụ động. Hãy làm tốt bốn điều này để nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của mình, có như vậy mới dễ dàng thăng tiến.

Bí quyết trưởng thành - Mọi con đường đều có thể dẫn đến thành công

Sau thành công vang dội của “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt”, Sean Covey đã viết tiếp “Bí quyết trưởng thành” với lời nhắn “Dành tặng các bạn trẻ ở khắp nơi trên thế giới, những người đang phấn đấu lựa chọn con đường đúng đắn”.

Trung Quốc và CMU

Blog GS John VU - GS John Vu - 07/09/2024 12:00
Tin mới nhất ở Trung Quốc:

Mười bậc thầy võ thuật lừng danh cuối thời nhà Thanh: Hoắc Nguyên Giáp không phải mạnh nhất

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 07/09/2024 11:00
Bậc thầy nào đứng ở vị trí đầu tiên?

Hàn Quốc: Lo sợ deepfake, hàng loạt bức ảnh selfie "bốc hơi" khỏi mạng xã hội

Phong cách sống - Thanh Tâm - 07/09/2024 10:00
Nhiều phụ nữ tại Hàn Quốc cho biết họ đã xóa mọi dấu vết của mình trên mạng xã hội vì lo ngại mình sẽ trở thành nạn nhân của deepfake.

Tỷ phú Rockefeller dạy con: Không có chuyện giàu - nghèo, thành công - thất bại do di truyền

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 07/09/2024 09:00
"Cha không thể chôn vùi những đứa con thân yêu của mình bằng của cải và dại dột để các con trở thành những kẻ bất tài, không muốn tiến bộ mà chỉ biết trông cậy vào thành quả của cha mẹ", "vua" dầu mỏ bộc bạch.

Bí quyết trưởng thành - Mọi con đường đều có thể dẫn đến thành công

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 07/09/2024 08:00
Sau thành công vang dội của “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt”, Sean Covey đã viết tiếp “Bí quyết trưởng thành” với lời nhắn “Dành tặng các bạn trẻ ở khắp nơi trên thế giới, những người đang phấn đấu lựa chọn con đường đúng đắn”.

Mất nhân viên then chốt

Blog GS John VU - GS John Vu - 06/09/2024 12:00
Trong thời khủng hoảng tài chính toàn cầu, nếu công ti phần mềm giảm chi phí bằng cách sa thải thì có thể họ sẽ mất những nhân viên quan trọng và có thể không có khả năng xây dựng lại năng lực của mình khi kinh tế cải thiện.

Gen Z mất dần kỹ năng đánh máy?

Kỹ năng - Cẩm Bình - 06/09/2024 11:00
Mọi người thường nghĩ Gen Z (sinh từ năm 1995 đến 2012) lớn lên trong thời đại công nghệ phát triển thần tốc nên là “bậc thầy” của mọi thiết bị điện tử. Tuy nhiên giới chuyên gia lo ngại thế hệ này đánh mất kỹ năng đánh máy.

Giàu nhất thế giới nhưng cơ thể đầy bệnh tật, vua dầu mỏ Rockefeller vẫn thọ 98 tuổi nhờ sớm tỉnh ngộ 1 điều

Suy ngẫm - Lưu Ly - 06/09/2024 10:00
Tập trung đầu tư vào sức khỏe bản thân là cách tỷ phú Rockefeller sống thọ 98 tuổi.

Hành trình mới đầy hào hứng với bộ sách cùng em đến trường

Từ sách - Phim - 06/09/2024 09:00
Ba tháng hè trôi qua thật nhanh, chẳng mấy hôm các bạn học sinh lại bước vào một năm học mới với nhiều điều thú vị. Dưới đây là những cuốn sách kỹ năng cần thiết giúp các bạn nhỏ có sự chuẩn bị cần thiết để bước vào hành trình mới.

Từ bi - Osho: 4 điểm chính yếu của lòng từ bi

Từ sách - Phim - Quìn - 06/09/2024 08:00
Từ bi không phải là điều gì đó to tát mà bạn ban tặng cho kẻ khác, đôi khi nó chỉ đơn giản là hành động xích sang một bên để không che mặt trời của kẻ khác.

Trung Quốc và Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 05/09/2024 12:00
Tuần trước tôi đã ở Trung Quốc và Ấn Độ để làm việc, đây là blog mới của tôi:

Đệ nhất cao thủ bắt chim bằng tay không, né được cả súng đạn

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 05/09/2024 11:00
Ít ai ngờ rằng, người đàn ông nhỏ bé, có phần gầy gò lại chính là cao thủ võ thuật hàng đầu cuối thời nhà Thanh.

"Gaslighting" thật khủng khiếp: Hãy tránh xa những người thường xuyên "tiêu diệt" may mắn của bạn

Kỹ năng - Diệp Anh - 05/09/2024 10:00
"Gaslighting" là một hình thức thao túng thường xuyên xảy ra trong các mối quan hệ có yếu tố kiểm soát.

Gia tộc họ Kiều từ nghèo khó phải xin ăn đến giàu có nhiều đời đều có lý do cả!

Từ sách - Phim - Diệp Anh - 05/09/2024 09:00
Bộ phim ăn khách một thời của Trung Quốc "Kiều gia đại viện" dựa trên câu chuyện có thật về thương nhân Kiều Trí Dung - đại công tử của Kiều gia, một gia tộc lớn vùng Kỳ Huyện, Sơn Tây (Trung Quốc).

7 thói quen của bạn trẻ thành đạt - Thói quen nhỏ, thành công lớn

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 05/09/2024 08:00
"7 thói quen của bạn trẻ thành đạt" (The 7 Habits of Highly Effective Teens) của Sean Covey, là cẩm nang quý giá giúp các bạn trẻ đạt được ước mơ của mình, xứng đáng với sự tin yêu của bạn bè, người thân, gia đình và xã hội.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 08/09/2024