9 giá trị cốt lõi của việc đọc sách và 6 cách để tạo dựng văn hóa đọc tại nhà

Nguyễn Phương28/11/2022 08:00
9 giá trị cốt lõi của việc đọc sách và 6 cách để tạo dựng văn hóa đọc tại nhà

Ý tưởng “bạn là những gì bạn đọc” đã được Ralph Waldo Emerson mô tả một cách hùng hồn: “Tôi không thể nhớ nổi những cuốn sách tôi đã đọc hơn là những bữa ăn tôi đã nuốt, mặc dù vậy, sách đã tạo ra tôi.”  

Theodore Roosevelt. Ông là một trong những nhân vật được tôn trọng nhất của thế kỷ 20 và được coi là một trong những tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Theodore Roosevelt không chỉ đọc rất nhiều sách mà còn là một độc giả “tốc độ”. Có một câu chuyện kể rằng, khi viết thư cho một người bạn, Roosevelt đưa ra một danh sách giới thiệu 100 cuốn sách mà ông ấy đã đọc trong hai năm trước đó. Roosevelt là một trong những người đàn ông đọc nhiều nhất trong lịch sử, và việc đọc sách đã phần nào định hình số phận của ông.  

Nhiều chuyên gia đồng ý rằng trẻ em tiếp xúc với sách và từ vựng càng sớm thì càng dễ thành công trong việc học từ mới và càng có nhiều lợi ích từ những trải nghiệm hàng ngày.  

Bằng chứng rõ ràng là: đọc rất quan trọng đối với sự phát triển từ vựng, ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp xã hội. Có rất nhiều lợi thế khi phụ huynh đọc sách cho trẻ em đồng thời có rất nhiều nghiên cứu để hỗ trợ điều đó.  

  1. Đọc sách cho con bạn nghe đánh thức trí tò mò, tưởng tượng và kỹ năng tư duy phản biện của chúng.  
  2. Trẻ em được nghe đọc truyện thường dễ có niềm đam mê với sách hơn. 
  3. Đọc sách mang lại sự gắn kết giữa phụ huynh và con cái  
  4. Những đứa trẻ được đọc sách cho nghe từ thuở nhỏ thường thể hiện bản thân tốt hơn và giao tiếp tốt hơn.  
  5. Đọc sách thúc đẩy giao tiếp hai chiều.  
  6. Đọc sách mở ra thế giới của trẻ em. Nó giới thiệu cho trẻ em những điều mới lạ.  
  7. Khi đứa trẻ tiếp xúc với một từ càng sớm, chúng càng dễ thành thạo nó hơn, ngay cả khi ở tuổi trưởng thành.  
  8. Đọc sách giúp trẻ em không chơi điện thoại.  
  9. Và - cuối cùng - đọc sách khiến trẻ em yên lặng.  

Mọi người đều biết lợi ích của việc đọc sách cho trẻ em nghe. Nhưng ít phụ huynh làm được điều đó. Mặc dù một báo cáo gần đây tuyên bố rằng 80% cha mẹ không có thời gian cũng không tự tin vào khả năng đọc của họ, nhưng rất khó để xác định độ chính xác của những phát hiện này.  

Điều ta chắc chắn là văn hóa đọc đang dần dần phai mờ. Tuy nhiên, bất cứ ai cũng có thể có thói quen đọc sách cho con cái của mình. Roosevelt đã đưa một số lời khuyên quan trọng như:  

“Một cuốn sách phải thú vị đối với một độc giả cụ thể tại một thời điểm cụ thể.”  

Điều quan trọng chúng ta phải luôn nhớ là cả chất lượng và số lượng đều cần thiết đối với sự phát triển ngôn ngữ và khả năng đọc viết của trẻ nhỏ.  

  • Bạn phải dựa vào tuổi của con bạn khi chọn sách để đọc cho chúng  
  • Một cuốn sách hay phải có mức độ từ vựng mà con bạn có thể hiểu được  
  • Sách ảnh đặc biệt hữu ích cho trẻ nhỏ vì bạn có thể nói với chúng về những hình minh họa  

“Làm những gì bạn có thể, với những gì bạn sẵn có, với nơi bạn đang ở.”  

Nhiều bậc cha mẹ không nhận ra rằng việc đọc sách cùng con chỉ 10’ mỗi ngày là đủ để tạo nên sự khác biệt to lớn trong sự phát triển của trẻ.  

Nếu bạn không có 30 phút rảnh mỗi ngày, chỉ cần đọc 10 phút.  

Nếu bạn không có 10 phút mỗi ngày, chỉ cần đọc 10 phút một tuần.  

Nếu bạn không thể đọc cho con mình nghe, hãy tự sáng tạo ra những câu chuyện. Nói với chúng về chuyện của bạn, chuyện của chúng và về thế giới.  

Có những lúc thảo luận còn có giá trị hơn việc đọc.  

“Thật đáng buồn khi thất bại, nhưng còn đáng buồn hơn nếu bạn không thử để thành công.”  

Một bài học mà chúng ta có thể học được từ Roosevelt là tầm quan trọng của việc “bắt đầu”.  

Sau đây là 6 bước đơn giản giúp bạn tạo dựng được văn hóa đọc trong gia đình.  

  1. Thiết lập một truyền thống đọc sách. Xây dựng truyền thống đọc sách là một cách tuyệt vời để kết hợp việc đọc vào các hoạt động trong gia đình. Hãy chọn một không gian đọc sách thoải mái và một lịch trình cụ thể. Điều này giúp trẻ mong đợi tới thời gian đó như các hoạt động bình thường khác.  
  1. Trở thành tấm gương. Trẻ em học hỏi từ những người khác. Những đứa trẻ có cha mẹ đọc sách cho chúng có vẻ thích đọc hơn và có nhiều khả năng tự trở thành độc giả hơn. Hãy nói về những gì bạn đang đọc với con của mình. Nếu bạn muốn con mình trở thành một độc giả, hãy cho chúng thấy bạn thích đọc sách.  
  1. Làm quen với nó. Đôi khi các bậc cha mẹ bị ám ảnh với cái “ý tưởng đọc sách” đến nỗi họ không tìm ra rằng đọc sách có ích cho trẻ em. Làm quen với nó có nghĩa là nhận thức những gì bạn đang đọc và những gì con bạn hiểu. Có nghĩa là khuyến khích chúng nhận xét về các câu chuyện hoặc hình ảnh minh họa trong sách.  
  1. Đừng quên sức mạnh của việc tạo dựng nên câu chuyện. Những câu chuyện bổ ích là một công cụ mạnh mẽ. Mặc dù ban đầu có thể hơi khó khăn, nhưng tạo ra những câu chuyện là một cách tuyệt vời để dạy con bạn về sự sáng tạo.  
  1. Mua sách cho con bạn. Nếu bạn có đủ khả năng, hãy mua cho con bạn những cuốn sách, tạp chí và truyện tranh, để chúng dễ hình dung và tiếp cận. Hãy nhớ rằng chất lượng chứ không phải số lượng.  
  1. Làm theo nhịp điệp của bạn. Không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng có thời gian đọc sách với con mình. Đừng nghĩ rằng chỉ có một cách để làm mọi việc. Hãy làm việc theo lịch trình của bạn.  

Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 27/04/2024