Tôi cũng cảm thấy cùng điều đó khi tôi làm việc cho công ti phần mềm Mĩ. Tuy nhiên, tôi xuất thân từ Ấn Độ và năm năm trước, tôi đã làm việc như một người phát triển phần mềm trong một công ti cung cấp dịch vụ khoán ngoài cho Mĩ. Tôi có thể thoải mái nói rằng tôi đã nhìn cả hai phía vấn đề này. Tôi biết vấn đề là gì khi việc làm của bạn bị phụ thuộc vào một công ti nước ngoài cung cấp cho bạn công việc. Tôi cũng biết vấn đề là gì khi bạn làm việc trong một công ti đang xem xét gửi việc làm cho nước khác. Để tôi cung cấp cho bạn cách nhìn cá nhân của tôi.
Thứ nhất, quá trình bắt đầu hoạt động khoán ngoài là tốn kém. Bước đầu tiên, đó là việc tìm nhà cung cấp khoán ngoài tốt cho toàn bộ vấn đề. Chẳng hạn, mức độ CMMI của công ti Ấn Độ chúng tôi không phải bao giờ cũng đại diện cho chất lượng thực của công việc của chúng tôi. Là một công ti mức 5, chúng tôi chắc chắn không đảm bảo bất kì mức chất lượng riêng nào trong công việc.
Tôi không biết ai đã đánh giá năng lực của chúng tôi nhưng một hôm cấp quản lí đưa ra thông báo rằng chúng tôi đã được đánh giá ở mức cao nhất theo chuẩn quốc tế. Với nhiều người trong chúng tôi, những người phát triển phần mềm, chúng tôi chẳng thấy khác biệt gì. Chúng tôi vẫn làm cùng điều chúng tôi đã làm nhiều năm trước. Tôi hỏi bạn tôi và không ai biết tại sao chúng tôi lại tốt thế, lại là công ti phần mềm tốt nhất trong số rất ít công ti. Thậm chí ngày nay, đấy vẫn còn là điều bí ẩn đối với tôi.
Sự tham gia và chi phí cho luật sư trong thương lượng hợp đồng giữa khách hàng và công ti chúng tôi cũng như các vấn đề về thời hạn hợp đồng cũng dường như giống ai đó nhổ răng của bạn: Rất đau đớn và đầy tranh cãi giữa khách hàng và nhà cung cấp. Thật ngạc nhiên mà thấy giá ngầm của việc khoán ngoài. Nhiều chi phí mặt trước dường như không rõ ràng trong tất cả các phương tiện báo chí nói ra và chúng tôi nghe thấy mọi sự cường điệu về chi phí thấp và tiết kiệm lớn.
Theo kinh nghiệm của mình, tôi để ý rằng các công ti khoán ngoài không báo cáo trạng thái dự án đúng vì sợ mất kinh doanh từ khách hàng. Đó là lí do tại sao nhiều dự án bị chậm và không ai tìm ra cho tới khi quá trễ. Rào chắn ngôn ngữ hay văn hoá ngăn cản trao đổi hiệu quả giữa khách hàng và nhà cung cấp. Nếu các tổ ở các múi giờ khác nhau, một số vấn đề có thể không được giải quyết cho tới khi tổ kia bước vào, điều có thể lấy đi cả một ngày (như Mĩ và Trung Quốc). Mức độ CMMI không phản ánh phẩm chất thực của các qui trình và sản phẩm của công ti khoán ngoài.
Nhiều công ti CMMI mức 5 vẫn có dự án chậm và chất lượng thấp. Dầu vậy, khoán ngoài vẫn đại diện cho việc tiết kiệm chi phí nào đó cho công ti khách hàng. Trong thời kinh tế đi xuống, bất kì việc tiết kiệm nào có cũng sẽ được đánh giá cao. Do vậy, tôi tin rằng khoán ngoài sẽ chỉ tăng trong tương lai, bởi vì xu hướng bản chất và bởi vì suy thoái toàn thế giới.
Sau vài năm làm việc trong công nghiệp phần mềm Ấn Độ, tôi xin và được chấp nhận vào Carnegie Mellon, trường phần mềm hàng đầu ở Mĩ. Các kĩ sư phần mềm Ấn Độ đều biết rõ rằng ở Mĩ chỉ có “hai trường tốt nhất” mà mọi kĩ sư Ấn Độ đều “mơ được tham dự”: Viện công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học Carnegie Mellon (CMU). Tuy nhiên, bẩy trong số mười kĩ sư Ấn Độ sẽ chọn vào CMU bởi vì sự kết nối mạnh mẽ giữa CMU và công nghiệp phần mềm. Khi vào CMU, tôi đã thấy Bill Gates đi quanh trường nhiều lần, giám định toà nhà Gates cho Kĩ nghệ phần mềm. Không xa toà nhà Gates mấy là Trung tâm đổi mới nơi Larry Page và George Brin, người sáng lập Google cũng thiết lập phòng thí nghiệm nghiên cứu. Ở Trung tâm này, có phòng thí nghiệm Cyber Lab nơi Steve Jobs của Apple Computer đổ nhiều tiền vào tài trợ cho nghiên cứu an ninh.
Gần như mọi người nổi tiếng trong công nghiệp phần mềm đều có cái gì đó liên quan tới CMU và trong hai năm học của tôi tại CMU, tôi đã dự các bài giảng của James Gosling, người phát minh ra ngôn ngữ Java, người đã tốt nghiệp tại CMU nhiều năm trước đây, Kai Fu Lee, một sinh viên tốt nghiệp CMU, bây giờ là chủ tịch Google ở Trung Quốc, Charles Geschke, cũng là một sinh viên tốt nghiệp CMU, người sáng lập ra hệ thống Adobe, Harry Strum, một sinh viên tốt nghiệp CMU khác làm quản lí Trung tâm nghiên cứu của Microsoft ở Trung Quốc, Freddy Aszures, một sinh viên tốt nghiệp CMU, người phát minh ra iPhone và bây giờ lãnh đạo tổ phát triển sản phẩm của Apple Computer, và Watts Humphrey, người sáng lập CMMI, người làm việc tại Viện Kĩ nghệ phần mềm tại Carnegie Mellon.
Mọi sinh viên đều biết rằng gần như mọi ngày tại CMU, đều có các seminars và bài giảng từ các diễn giả nổi tiếng trên khắp thế giới và nhiều người tới CMU hơn bất kì đại học nào bởi vì kết nối mạnh giữa CMU và công nghiệp phần mềm. Mọi tháng, các công ti phần mềm từ khắp thế giới đều tuyển sinh viên tại CMU. Họ nói rằng sinh viên CMU về căn bản nhận được bẩy đề nghị làm việc trước khi tốt nghiệp. Tôi không nhận được bẩy mà chỉ có ba đề nghị trước khi tôi hoàn thành học kì cuối cùng trong chương trình Master về Kĩ nghệ phần mềm. Năm sau, tôi bắt đầu làm việc cho công ti phần mềm nổi tiếng Mĩ ở Seattle.
Điều thú vị là tôi cuối cùng lại trở thành người quản lí một tổ hỗ trợ cho hoạt động khoán ngoài. Tôi nhớ đã đọc cuốn sách của Thomas Friedman “Thế giới phẳng” trong đó ông ấy nói rằng toàn cầu hoá sẽ giúp làn cân bằng sự bất bình đẳng trên thế giới, rằng trong khi các nước đã phát triển sẽ mất một số việc, các nước đang phát triển sẽ được những việc đó. Tôi tin đây là xu hướng tích cực cho công dân thế giới, bởi vì nó sẽ cung cấp cảnh quan kinh tế cân bằng hơn. Bây giờ làm việc ở công ti phần mềm có nhiều việc được khoán ngoài, tôi bắt đầu thấy nhiều điều từ cảnh quan khác. Tôi có thể hiểu cảm giác của những người có việc làm bị đe doạ. Tuy nhiên, tôi cũng thấy rằng để tránh vấn đề này khỏi ảnh hưởng tới nghề của bạn, bạn cần chắc chắn mình có kĩ năng được coi là có giá trị cao cho công ti.
Tôi tin rằng bạn cần nâng cao kĩ năng của mình để làm cho bạn ít mong manh hơn với xu hướng khoán ngoài này. Bây giờ hơn bao giờ hết, tôi tin vào việc học cả đời. Nếu các nước đã phát triển muốn duy trì ở hàng đầu công nghệ, tiến trình toàn cầu hoá sẽ buộc họ phải giữ được việc nâng cao năng lực về tri thức và kĩ năng và điều đó nghĩa là người làm phần mềm phải liên tục học cả đời. Hi vọng rằng hệ quả của điều này sẽ là đổi mới nhiều hơn trên mức độ toàn thế giới. Với các nước đang phát triển, để cạnh tranh trong kinh doanh khoán ngoài này họ cũng phải nâng cao mức độ năng lực của mình và không nên dựa vào chi phí lao động thấp.
Là người quản lí hoạt động khoán ngoài, tôi không nhìn Ấn Độ như nước có chi phí lao động thấp nữa bởi vì chi phí của nó cũng đã tăng lên nhiều trong vài năm qua. Ngày nay tôi nhìn sang Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam nhưng tôi biết rằng trong vài năm nữa chi phí của họ cũng sẽ tăng lên. Tôi nghĩ rằng vài năm nữa tính từ giờ tôi có lẽ sẽ nhìn sang Nam Mĩ và châu Phi để chọn lựa chỗ tốt nhất với người có kĩ năng tốt nhất với chi phí thấp nhất.
Là người Ấn Độ xuất thân từ nước đang phát triển, tôi biết cách nước tôi đang tạo ra tiến bộ bằng việc cải tiến giáo dục; tôi biết nhiều người trong số chúng tôi phải học tập gian nan để qua nhiều kì thi nhưng tất cả chúng tôi đều biết rằng đó là cách duy nhất để thoát khỏi nghèo nàn. Là người quản lí đã đi giám sát các hoạt động của nhà cung cấp được khoán ngoài, tôi cũng thấy nhiều tiến bộ được thực hiện ở nhiều nước châu Á. Tôi biết chất lượng của công việc của các công ti giao khoán, nhiều công ti trong số này là kết quả của chất lượng của hệ thống giáo dục và động cơ của công nhân công ti. Tôi cũng hiểu rằng thay đổi kinh tế là quan trọng bởi vì chúng sẽ chỉ đạo kĩ năng nào sẽ được yêu cầu trong mười năm tới hay đại loại như vậy.
Trí óc sẽ được ưa chuộng hơn cơ bắp khi ngành công nghệ cao tiếp tục bành trướng. Người ta ước lượng rằng 80% việc làm sẵn có ở Mĩ và châu Âu trong hai mươi năm tới sẽ chủ yếu trong công nghệ và chỉ 20% sẽ là lao động thủ công, đích xác đối lập tới tỉ lệ vào năm 1900 lúc mà 80% việc làm là nặng về lao động thủ công. Điều đó có nghĩa gì đối với lực lượng lao động? Một lỗ hổng lớn đang mở rộng giữa người có kĩ năng cao và truy nhập vào tri thức điện tử với những người không có điều đó.
Chúng ta bây giờ đang định nghĩa lại một trật tự mới trong xã hội tri thức: Người có và người không có, nhưng thay vì các đồ vật chất, mọi thứ dịch chuyển sang trí tuệ. Trong lịch sử chưa bao giờ có trước đây, chúng ta đang thấy việc dịch chuyển kinh tế ở qui mô lớn này. Chúng ta đi rất chậm từ hái lượm (hàng triệu năm) sang xã hội nông nghiệp (hàng nghìn năm) sang công nghiệp (hàng trăm năm) nhưng bây giờ chúng ta đang ở thời đại mà tri thức, tri thức số thức, chi phối mọi thứ theo mức độ vài năm.
Khi tôi đi qua nhiều nước, tôi thấy rằng nhiều người sẽ không vượt qua lỗ hổng tri thức khổng lồ này. Chúng ta có thể thấy sự tích luỹ lớn lao nhất những người mất quyền có kĩ năng trong lịch sử bởi vì vấn đề không phải là việc làm mà vấn đề thực sự là về kinh tế, bởi vì có liên kết tuyệt đối giữa tốc độ thay đổi trong kinh tế với bạo hành và chiến tranh. Nơi nhiều xã hội sẽ tan rã thành cực kì nghèo nàn, thì hỗn độn và bạo hành sẽ tới và chẳng cái gì của xã hội hiện đại còn lại ngoài việc trở về sự cạn kiệt hoang dã như chúng ta đã chứng kiến ở vài nước ở châu Phi.
Tôi tin giải pháp duy nhất là giáo dục tốt hơn và đó là giải pháp duy nhất cho thế giới thay đổi nhanh chóng này. Tôi biết điều đó rõ ràng bởi vì tôi đã sống ở Ấn Độ nơi cải tiến giáo dục đã thúc đẩy nước tôi từ một nước đang phát triển nghèo khó trở thành xã hội tri thức hiện đại. Tôi cũng thấy điều đó đã xảy ra ở Trung Quốc và nhiều nước châu Á khác. Còn hơn thế, tôi tin vào giáo dục và hi vọng rằng những người sống ở các nước đang phát triển cũng sẽ đi tới nhận ra rằng cách tốt nhất để tránh mọi vấn đề như tôi đã chứng kiến ở châu Phi là cải tiến hệ thống giáo dục.
Programmers in the U.S and Europe always feel that outsourcing is a threat to their job. I also feel the same as I work for a U.S software company. However, I come from India and five years ago, I worked as a software developer in a company that provided outsourcing services to the U.S. I can comfortably say that I have seen both sides of this issue. I know what it is when your job is depending on a foreign company to provide you works. I also know what is like when you work in a company that is considering sending work to another country. Let me provide you with my personal view.
First, the process of starting an outsourcing operation is costly. The first step, which was searching for a good outsourced supplier is full of issues. For example, the CMMI level of my Indian company does not always represent the real quality of our work. As a Level 5 company, we certainly do not guarantee any specific level of quality in the work. I do not know who appraised our capability but one day the management made the announcement that we are appraised at the highest level of the international quality standard. To many of us who develop software, we do not see any different. We are still doing the same thing that we did many years ago. I ask my friends and no one know why we are that good, be the best software company among very few. Even today, it is still a mystery to me. The involvement and cost of lawyers in the contract negotiations between client and my company as well as the issues over the contract terms also seemed like someone extracting your teeth: Very painful and full of arguments between clients and suppliers. It was surprising to see the hidden costs of outsourcing. Many upfront costs are not apparent in all the media coverage and all the hype we’ve heard about low cost and big savings. In my experiences, I noticed that outsourcing companies do not report project status correctly for fear of losing business from the client. That is why many projects are delayed and nobody finds out until it is too late. Language or cultural barriers prevent effective communication between client and suppliers. If teams are in different time zones, certain issues may not be resolved until the other team comes in, which can take up to one day (i.e. USA and China). CMMI level does not reflect the real quality of the processes and products of the outsourcing company. Many CMMI level 5 still have late projects and low quality. Nonetheless, outsourcing still represents some cost savings for client companies. In the current economic downturn, any savings will probably be greatly appreciated. Thus, I believe that outsourcing will only increase in the future, because of a natural trend and because of the worldwide recession.
After few years working in the Indian software industry, I applied and got accepted into Carnegie Mellon, the top software school in the U.S. It is well known among Indian software engineers that in the U.S there are only” Two best schools that every Indian engineer would “dream about attending”: The Massachusetts Institute of Technology (MIT) and Carnegie Mellon University (CMU). However, seven out of ten Indian engineers would choose to go to CMU because of the strong connection between CMU and the software industry. While attending CMU, I have seen Bill Gates walking around the school many times, inspecting the GatesBuilding for Software Engineering. Not very far from the GatesBuilding is the Center for Innovations where Larry Page and George Brin, founder of Google also set up research laboratory. In the Center, there is a Cyber Lab where Steve Jobs of Apple Computer put a lot of money in funding security research. Almost every well known people in software industry have something to do with CMU and during my two years at CMU, I have attended lectures of James Gosling, the inventor of Java language who graduate from CMU several years ago, Kai Fu Lee, another CMU graduates, now is president of Google in China, Charles Geschke, also a CMU graduate who also founder of Adobe systems, Harry Strum, another CMU graduate who manages Microsoft Research Center in China, Freddy Aszures, a CMU graduate who invents the iPhone and now lead Apple Computer product development team, and Watts Humphrey, the founder of CMMI who work at the Software Engineering Institute at Carnegie Mellon. Every student knows that almost everyday at CMU, there are seminars and lectures from famous speakers all over the world and more people come to CMU than any other universities because of the strong connection between CMU and the software industry. Every month, software companies from all over the world come to recruit students at CMU. They said that CMU students typically receive seven jobs offer before graduation. I did not receive seven but only three offers before I completed my last semester in the Master in Software Engineering program. Last year, I began to work for a famous U.S software company in Seattle.
It was interesting that I eventually become a manager for a team that supports the outsourcing operation. I remember reading Thomas Friedman’s book “The world is Flat” where he stated that globalization will help balance out the inequalities in the world, that while developed countries will lose some jobs, the developing ones will gain them. I believe this is a positive trend for the citizen of the world, because it will provide a more balanced economic landscape. Now working at the software company that have many jobs being outsourced, I begin to see things from different perspectives. I can understand the feeling of the people whose jobs are being threatened. However, I also see that in order to avoid this issue from affecting your career, you need to make sure that you have the skills that are highly valued for the company. I believe that you need to heighten your skills to make you less vulnerable to this outsourcing trend. Now more than ever, I believe in lifelong learning. If developed countries want to stay at the forefront of technology, the globalization process will force them to keep raising capability of knowledge and skills and that means software people must continue to study for life. Hopefully a consequence of this will be more innovation on a worldwide level. To developing countries, to compete for this outsourcing business they must also raise their competency level and should not count on lower labor cost. As the manager of the outsourcing operation, I do not look at India as a low cost country anymore because its cost has also risen so much in the past several years. Today I look at China, Malaysia and Vietnam but I know that in a few more years their costs would also rise too. I think that few years from now I will probably look at South America and Africa to select the best place with the best skilled people at the lower cost.
As an Indian who came from a developing country, I know how my country is making progress by improving its education; I know how hard many of us have to study to pass many examinations but we all know that it is the only way to escape poverty. As a manager who travels to monitor activities of outsourced suppliers, I also see many progresses made in many Asian countries. I know the quality of the work of outsourcing companies, many of that are the results of the quality of the education system and the motivation of their workers. I also understand that the economic changes are important because they will dictate what skills will be in demand during the next ten years or so. Minds will be preferred over muscles as the high technology industry continues to expand. It has been estimated that 80% of the jobs available in the U.S and Europe within the next twenty years will be mostly in technology and only 20% will be manual labor, the exact opposite of the ration in 1900 where 80% of the jobs are all labor intensive. What does that mean to the workforce? A large gap is developing between who have high level skills and access to electronic knowledge and those who do not. We are now defining a new order in our knowledge society: The have and have not but instead of material things, it is shift to intellectual things. Never before in history have we had an economic shift of this magnitude. We move very slowly from gathering foods (Million years) to agriculture society (Thousand years) to industry (Hundred years) but now we are at the time where knowledge, digital knowledge, dominates everything in a matter of a few years.
As I travelled to many countries, I saw that many people will not make it over this huge knowledge gap. We are likely to see the largest accumulation of skill-disenfranchised people in history because it is not about jobs but it is really about economic because there is absolute connection between the speeds of change in economic with violence and wars. Where many societies will disintegrate into extreme poverty, then chaotic and violence will come and nothing left of modern society but the return to savage exhaustion as we witness in some countries in Africa. I believe the only solution is better education and that is the only solution to this fast changing world. I know it well because I lived in India where education improvement has pushed my country from a poor developing country into a modern knowledge society. I also saw that happened in China and several other Asian countries. More than ever, I believe in education and hope that people who live in developing countries will also come to realize that the best way to avoid all the problems as I witnessed in Africa is improving the education system.