Trong vài tuần qua, tôi đã nhận được nhiều thư từ các sinh viên nói tương tự với điều này: “Tôi sắp tốt nghiệp bằng đại học tháng này và đi tìm việc nhưng rất ít công ti thuê người, và các công ti thuê người lại không quan tâm tới sinh viên mới tốt nghiệp. Tất cả họ đều muốn sinh viên có ít nhất hai năm kinh nghiệm. Sinh viên có thể kiếm loại kinh nghiệm đó ở đâu được?”
Cuộc khủng hoảng tài chính đã làm tổn hại cho nhiều người kể cả sinh viên sắp tốt nghiệp. Tháng trước khi tôi ở Bắc Kinh, có người đã nói với tôi rằng có 8 triệu sinh viên mới tốt nghiệp không thể kiếm được việc và việc tuyển sinh vào các năm tới trong các đại học Trung Quốc đã sụt giảm khá lớn. Tình huống này cũng đúng ở nhiều nước, đặc biệt là ở Mĩ và châu Âu nơi cuộc khủng hoảng đã thực sự tác động tới. Tuy nhiên, khi tôi nhìn kĩ hơn vào những dữ liệu này, tôi thấy rằng có một số sự kiện đáng quan tâm.
Thứ nhất, nhiều công ti không thuê người bởi vì họ không có tiền chứ không phải vì họ không cần người cho nên khi tình huống được tốt hơn, họ sẽ bắt đầu lại thuê người.
Thứ hai, hầu hết mọi sinh viên, những người chiếm đa số ở lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng, Kinh doanh, thương mại toàn cầu sẽ gặp vấn đề tìm việc bởi vì cung đã vượt quá cầu.
Thứ ba, có những việc sẵn có trong một số miền nhưng không thể tìm được đủ người: Y tế, Chăm sóc sức khoẻ và Công nghiệp Phần mềm. Bằng chứng là nhiều nước vẫn đang có vấn đề thuê người có phẩm chất cao trong những lĩnh vực này. Mĩ và châu Âu không thể thuê được đủ bác sĩ và y tá cho các bệnh viện của họ và phải “nhập khẩu” hàng trăm nghìn y tá từ Philippines và Ấn Độ để đáp ứng những nhu cầu này. Công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ và Trung Quốc vẫn đang thuê các kĩ sư phần mềm, mặc cho khủng hoảng.
Về toàn thể, đó thực sự là qui luật cung cầu và tuỳ bạn xác định tương lai của mình bằng việc tuân theo qui luật này: Bạn cần nghĩ tới bản thân mình là một người có kĩ năng và tri thức nào đó. Hoặc bạn có kĩ năng mà công ti muốn thuê hoặc bạn không có. Nếu bạn muốn thuyết phục người sử dụng lao động thuê bạn, bạn cần nghĩ về kĩ năng của mình và hỏi: “Mình có những kĩ năng mà họ cần hay không?”
Vài năm trước, “kĩ năng nóng” là Tài chính, Ngân hàng, Kinh doanh và Thương mại toàn cầu cho nên sinh viên đăng tuyển vào các lĩnh vực này theo số lớn nhưng không ai tiên đoán được về cuộc khủng hoảng tài chính này. Ngày nay cầu đã thay đổi và cung có hơn nửa triệu người trong những lĩnh vực này, những người không thể tìm được việc làm.
Ngày nay, “kĩ năng nóng” là Y tế, Chăm sóc sức khoẻ, và Phần mềm. Dựa trên nghiên cứu của tôi thì các lĩnh vực này hiện thời không có đủ người và việc tuyển sinh vào đại học vẫn thấp so với nhu cầu toàn cầu. Cho nên lời khuyên của tôi cho sinh viên mới là xem xét những lĩnh vực học tập này nếu bạn muốn có việc tốt khi bạn tốt nghiệp. Với những sinh viên sắp tốt nghiệp năm nay, bạn có thể học thêm các khoá huấn luyện ngắn hạn phụ thêm trong các “kĩ năng nóng” để tạo cơ hội tốt hơn cho tìm việc.
Trong cuộc khủng hoảng này, nơi mà các cơ hội việc làm bị giới hạn, bạn phải được chuẩn bị cho thời gian tốt hơn sắp tới. Không có lí do gì để cay đắng hay thất vọng bởi vì học thêm khoá huấn luyện phụ để cải tiến kĩ năng của bạn là một quyết định tốt. Cuộc sống là về học tập và cải tiến và học cả đời là sự kiện của cuộc sống. Đừng coi bằng cấp là mục đích mà nó chỉ là cột mốc trong cuộc hành trình của bạn vào cuộc sống với nhiều cột mốc cần đạt tới. Bạn sẽ cần nhiều kiên trì và kiên nhẫn trong cuộc hành trình này bởi vì ngay cả có bản đồ tốt nhất đi nữa, cuộc hành trình của bạn có thể thay đổi do những nhân tố bất ngờ khác. Chừng nào bạn vẫn còn học và tiến lên trước, bạn sẽ đạt tới cột mốc khác cho nên hãy tận hưởng cuộc hành trình của mình bởi vì cuộc sống là cuộc hành trình chứ không phải là đích tới.
Chúc bạn may mắn.
In the last few weeks, I received several emails from students similar to this: “I’ll be graduating with a Bachelor degree this month and look for job but very few companies are hiring, and the ones that are hiring aren’t interested in new graduates. They all want at least two years of experience. Where could a student get that kind of experience?”.
The financial crisis has hurt a lot of people including graduating students. Last month when I was in Beijing, I was told that there were 8 million newly graduates that could not get jobs and the enrollment for next years in many China universities has declined significantly. This situation is also true in many countries, especially in the U.S and Europe where the crisis has really impacted. However, as I look closely to these data, I find that there are some interesting facts. First, many companies are not hiring because they do not have money and not because they do not need people so when the situation is getting better, they will begin hiring again. Second, almost all students who are majoring in Finance, Banking, Business, Global trading will have problems finding jobs because supply already exceeds demand. Third, there are jobs available in some areas but could not find enough people: Medical, Healthcare and Software industry. The evidence is many countries are still having problem hiring qualified people in these fields. The U.S
and Europe could not hire enough doctors and nurses for their hospitals and have to “Import” hundred thousands nurses from the Philippines and India to meet the needs. The software industry in India and China is still hiring software engineers, despite the crisis.
Overall, it is really about the law of supply and demand and it is up to you to determine your future by following this rule: You need to think of yourself as a person who has certain skills and knowledge. Either you have the skills that company want to hire or you don’t. If you want to convince an employer to hire you, you need to think of your skills and ask: “Do I have the skills that they need or not?”
Few years ago, the “Hot skills” are Finance, Banking, Business and Global Trading so students are enrolling in these fields in large number but no one would predict about the financial crisis. Today the demand has changed and the supply has more than half million people in these fields who could not find works.
Today, the “Hot skills” are Medical, Healthcare, and Software. Based on my research, currently these fields do not have enough people and the enrollment in the university is still low as compare with the global demand. So my advice for new students is to consider these fields of study if you want to have a good jobs when you graduate. For the students who are graduating this year, you could take additional short term training in the “Hot skills” to better your chance of finding works. In this crisis, where job opportunities are limited, you must be prepared for the upcoming better time. There is no reason to be bitter or depressed because taking additional training to improve your skills is a good decision. Life is about learning and improving and lifelong learning is a fact of life. Do not consider a degree as the goal but only a milestone in your journey in life with many milestones to achieve. You will need a lot of persistence and patience in this journey because even with the best map, your journey may change due to other unexpected factors. As long as you are learning and moving ahead, you will reach another milestone so enjoy your journey because life is a journey not a destination.
Good luck.