Dường như là thị trường việc làm đang tồi tệ hơn cứ mỗi ngày qua, nhưng khi nhìn gần hơn, tôi thấy rằng ở hầu hết các nước đã phát triển, mọi người đang về hưu tới con số hàng triệu và có sự thiếu hụt trầm trọng một số kĩ năng phải được lấp kín sớm nhất có thể được. Sự kiện này có nghĩa gì cho những sinh viên, người bây giờ đang vào đại học hay xem xét nghề nghiệp trong vài năm tới? Lời khuyên của tôi là đừng thất vọng mà nhìn thêm vào xu hướng của kinh tế toàn cầu, đặc biệt ở các nước đã phát triển. Khi kinh tế tốt hơn, các nước đã phát triển chắc sẽ là những nước đầu tiên phục hồi và có nhu cầu cao về công nhân có kĩ năng.
Tuần trước, tôi đã đọc một bản điều tra của Manpower, một hãng tư vấn nhân công lớn ở Mĩ. Manpower đưa ra một danh sách các việc làm mà trong đó các công ti thấy khó lấp đầy hay “việc làm nóng” trong vài năm tới. Trong số các việc làm với nhu cầu cao và được trả lương cao có: y tá, kĩ sư phần mềm, bác sĩ y tế, quản lí công nghệ thông tin, kế toán, và kĩ thuật viên máy tính về Mạng và An ninh. Sự kiện đáng quan tâm trong bản điều tra trên 2000 công ti Mĩ là 31 phần trăm số họ báo cáo khó khăn trong việc lấp đầy các vị trí này, mặc cho cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời.
Điều này phải xảy ra mà không có ngạc nhiên nào, với giả thiết rằng số sinh viên đăng kí theo học về kĩ nghệ và công nghệ ở Mĩ đã sút giảm đáng kể trong mười năm qua. Lí do chính là nhiều người đang theo đuổi nghề nghiệp trong ngân hàng, thương mại toàn cầu và tài chính trong “Thời buổi tốt lành của thương mại tài chính” vài năm trước. Bởi vì sự thiếu hụt này, các công ti phải khoán ngoài công việc cho các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, và Đông Âu và đưa công nhân nước ngoài vào Mĩ để lấp những lỗ hổng này. Khi tin tức về khoán ngoài phần mềm tăng trưởng và bị bóp méo bởi phương tiện thông tin, nhiều sinh viên sợ không tìm được việc trong miền công nghệ cho nên họ chọn các nghề khác và đóng góp thêm vào sự thiếu hụt kĩ năng này.
Mặc cho sự kiện là nhiều công ti đang thải người, nhiều việc làm vẫn khó lấp đầy ngay cả trong cuộc khủng hoảng tài chính này bởi vì khi công nghệ thay đổi, nhiều công nhân không bắt kịp với thay đổi và do đó không thể lấp được vào những “việc nóng” này. Nhiều công ti cũng dùng những thời “kinh tế chậm” để nâng cấp hệ thống thông tin của họ, cải tiến hiệu năng bằng việc áp dụng các công nghệ mới nhất để chuẩn bị cho thời kì tốt hơn. Những công nhân không có kĩ năng đúng sẽ bị loại đi và công nhân với đào tạo đúng và kĩ năng đúng vẫn đang có nhu cầu cao.
Tất cả các nhân tố này đều đóng góp cho việc thiếu hụt lớn các công nhân có kĩ năng trong khu vực công nghệ. Các chuyên gia kinh tế dự đoán rằng khi kinh tế toàn cầu cải thiện trong vài năm tới, nhu cầu về những kĩ năng này sẽ cao tới mức cạnh tranh để giành những công nhân có kĩ năng cao sẽ tạo ra “cuộc khủng hoảng kinh tế” khác cho các nước không có đủ công nhân có kĩ năng mà lại có quá nhiều công nhân không kĩ năng.
Cho nên nếu bạn quan tâm tới một trong những nghề này thì bước tiếp là gì? Ta hãy nhìn vào kết quả điều tra và lấy vài toàn cảnh về điều sự thiếu hụt thực sự nghĩa là gì. Cho dù hàng nghìn việc làm phần mềm liên tục được khoán ngoài cho Ấn Độ và Trung Quốc mỗi năm, nhu cầu về người phát triển phần mềm, kĩ sư phần mềm và người quản trị mạng vẫn mạnh tới mức trong vòng mười năm tới, toàn thế giới sẽ vẫn cần hơn 1 triệu người làm phần mềm mỗi năm, theo cuộc điều tra của Manpower. “Một trong những thách thức mà nhiều công ti đang đối diện là tìm những người có kĩ năng cao, được đào tạo tốt trong cả doanh nghiệp và công nghệ để cho họ có thể trao đổi với khách hàng và nhà quản lí” Melanie Holmes, phó chủ tịch Manpower vùng Bắc Mĩ, nói.
Bà ấy nói thêm: “Khi công nghệ thay đổi, nhiều đại học không bắt kịp với thay đổi và liên tục sản xuất ra sinh viên không có kĩ năng mà công nghiệp cần. Ngày nay gần như mọi công nghiệp đều cần người làm phần mềm bởi vì gần như mọi thứ đều được kiểm soát bởi phần mềm khi ngày càng nhiều công ti đang thay thế công nhân bằng máy tự động và những hệ thống này được phần mềm điều khiển. Chẳng hạn, với giá nhiên liệu đang chốt lại, việc khai thác dầu và khí tự nhiên nóng lên ngay khi kinh tế cải thiện, nhu cầu về các hệ thông tin kiểm soát mỏ dầu và dự trữ ga sẽ tăng nhanh. Kĩ sư phần mềm và công nghệ thông tin sẽ là việc làm nóng cho lúc đó,”
Holmes nói. “Phần lớn các công ti đều có nhân viên trung bình ở độ tuổi ngoài 50 và chẳng mấy chốc sẽ phải về hưu và họ phải thuê hàng nghìn người để kế tục. Vì năng lượng sẽ là vấn đề chính trong mười năm tiếp cho nên chừng nào còn chưa tìm ra phương án khác, hệ thông tin quản lí và kiểm soát mỏ dầu sẽ vẫn còn nóng bởi vì ngày nay, hầu hết các mỏ dầu mới đều ở đại dương và phải được kiểm soát bằng robot và hệ thông tin.”
Melanie cũng nói rằng dữ liệu của công ti bà ấy chỉ ra việc thiếu hụt khác trong miền y tế do việc nổi lên của hàng triệu người về hưu. Danh sách của bà ấy bao gồm công nhân chăm sóc sức khoẻ, bác sĩ, y tá, bác sĩ trợ giúp. Theo bà ấy, đây là những nghề rất nóng cho sinh viên quan tâm tới việc làm ổn định và được trả lương tốt. Khi càng có nhiều người về hưu, họ sẽ cần nhiều bệnh viện, bác sĩ, y tá và hệ thống y tế hơn.
Ngày nay các trường ở các nước đã phát triển như Mĩ, châu Âu không thể tạo ra các công nhân chăm sóc sức khoẻ đủ nhanh cho nên mỗi năm, Mĩ phải tuyển mộ hàng trăm nghìn y tá từ Philippines, Malaysia và Trung Quốc bởi vì không có đủ y tá để chăm sóc do số dân lớn về hưu. Ngay cả nước như Nhật Bản vốn đã rất bảo thủ về di dân bây giờ cũng để mở biên giới của họ cho nhiều y tá từ Trung Quốc vào và làm việc ở Nhật Bản. Cùng tình huống này đang xảy ra ở Châu Âu khi ngày càng nhiều y tá từ Đông Âu di cư sang làm việc ở Đức, Pháp và Scandinavia.
Melanie khuyên: “Phần mềm và chăm sóc sức khoẻ là hai việc làm nóng nhất ngày nay và ít nhất trong mười năm nữa. Nhu cầu về những việc làm này là cực lớn, đến hàng triệu người mỗi năm. Với xu hướng toàn cầu hoá, công nhân có những kĩ năng này có thể tìm được việc ở gần như mọi nơi. Nếu tôi mà là sinh viên, tôi sẽ chọn hoặc phần mềm hoặc chăm sóc sức khoẻ để được trả lương cao và việc làm ổn định trong nhiều năm sắp tới.”
Bạn nghĩ gì? Bạn có nên xem xét tới nghề về Phần mềm hay Chăm sóc sức khoẻ không?
The news is still saying that the global economy is in the deep freeze, and most companies will not hire until the economy improves. It seems that the job market is worsening day after day, but as I look closer, I find that in most developed countries, people are retiring by the millions and there is a critical shortage of certain skills that have to be filled as soon as possible. What does this fact means to students who are now entering university or considering a career in the next few years? My advice is not to be desperate but look more into the trend of the global economy, especially in developed countries. As the economy is getting better, developed countries would probably be the first to recover and have high demands for skilled workers.
Last week, I read a survey by Manpower, a large employment consultant firm in the U.S. Manpower released a list of jobs in which companies find it difficult to fill or “Hot jobs” in the next few years. Among the top high demand and high paying jobs are: Nursing, Software Engineers, Medical Doctor, Information Technology Management, Accountant, and Computer Technicians in Networking and Security. The interesting fact in this survey of over 2,000 US companies is 31 percent of them reported difficulties filling these positions today, despite the current financial crisis. This should come as no surprise, given that the number of student enrollment in engineering and technology in the U.S has dropped significantly in the past ten years. The main reason is many are pursuing career in banking, global trading and financing during the “Good time of financial trading” few years ago. Because of the shortage, companies have to outsource works to countries like India, China, and Eastern Europe and bring in foreign workers into the U.S to fill these gaps. As the news of software outsourcing grew and distorted by the news media, many students were afraid of not finding jobs in the technology area so they select other careers and contribute more to the skill shortage. Despite the fact that many companies are laying off people, many jobs are still difficult to fill even in this financial crisis because as technology changes, many workers do not keep up with the change and therefore could not fill these “Hot jobs”. Many companies also use these “Slow economy” time to upgrade their information systems, improve performance by applying the latest technology to prepare for better time. Workers that do not have the proper skills will be letting go and workers with the right training and right skills are still in high demand. All of these factors are contributes to the significant shortage of skilled workers in the technology sector. Economy experts predict that when the global economy improves in the next few years, demand for these skills would be so high that the competition for highly skilled workers would create another “economic crisis” for countries that do not have enough skilled workers but too many unskilled workers.
So if you are interest in one of these occupations what’s the next step? Let’s take a look at the survey results and get some perspective on what the shortages really mean. Even as thousands of software jobs continue to be outsourced to India and China each year, demand for software developers, software engineers and network administrators is so strong that within the next ten years, the entire world still needs more than 1 million software people each year according to the Manpower survey. “One of the challenges that many companies facing is finding highly skilled, well trained people in both business and technical so they can communicate with customers and managers” says Melanie Holmes, a vice president at Manpower North America. She adds: “As technology changes, many universities do not keep up with the change and continue to produce students that do not have the skills that industry need. Today almost every industry needs software people because almost everything is controlled by software as more and more companies replacing workers with automation and these systems are controlled by software. For example, with fuel prices are spiking, oil and natural gas exploration are heating up as soon as the economy improves, demand for information systems that control oil field and natural gas reserves will be rising fast. Software engineers and information technology will be hot jobs for awhile,” says Holmes. “Most oil companies have employees averaging in their late 50s and they will have to retire soon and they must hire thousand more to take over. Since energy will be a major issue in the next ten years or so until alternatives are found, information systems that manage and control oil fields will be hot because today, most new oil fields are in the ocean and must be controlled by robots and information systems”.
Melanie also says that her company data shows another labor shortage in the healthcare areas due to the surge in million of people retiring. Her list includes healthcare workers, doctor, nurse and physician assistant. According to her, these are very hot careers for students who are interested in stable and good paying jobs. As more and more people are retiring, they will need more hospitals, doctors, nurses, and healthcare systems. Today schools in the developed countries like in the U.S, Europe can not produce that many healthcare workers fast enough so each year, the U.S has to recruit hundred thousand nurses from the Philippines, Malaysia and China because there are not enough nurses to take care of the large population of retirees. Even country like Japan that has been very conservative on immigration is now opening up their border for more nurses from China to enter and work in Japan. The same situation is happening in Europe as more and more nurses from Eastern Europe are migrating to work in Germany, France, and Scandinavia.
Melanie advises: “Software and healthcare are two hottest jobs in the world today and at least the next ten years. The demand for these jobs is so huge, by the million each year. With the globalization trend, workers with these skills can find work almost everywhere. If I was a student, I would choose either software or healthcare for high paying and stable jobs for many years to come”.
What do you think? Should you consider a career in Software or Healthcare?