Xoay chuyển tình hình Biển Đông - Góc nhìn từ chủ nghĩa hiện thực và khoa học

22/11/2023 09:00
Xoay chuyển tình hình Biển Đông - Góc nhìn từ chủ nghĩa hiện thực và khoa học

Các quốc gia có yêu sách ở Biển Đông cần học hỏi ít nhiều từ lịch sử, huyền thoại và việc áp dụng khoa học của Cù Lao Chàm, vì mối quan hệ có giá trị giữa họ với đại dương sẽ được kết nối với tín ngưỡng xa xưa, huyền thoại và hệ sinh thái biển bền vững.

Từ năm 2010, Việt Nam đã bắt tay triển khai một sáng kiến đầy tham vọng nhằm tạo ra các “khu bảo tồn biển quốc gia”. Kết quả là cả nước hiện có tám khu vực như vậy với kế hoạch thành lập thêm tám khu nữa trong tương lai gần hoặc cụ thể là đến năm 2020. Mục tiêu của phong trào môi trường do nhà nước dẫn dắt này là tạo ra sự thay đổi về tư duy của giới trẻ Việt Nam và mối quan hệ giữa họ với biển. 

Sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam – từ chỗ là một trong năm quốc gia nghèo nhất thế giới năm 1985 thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới - đã dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng về môi trường: các dòng sông chết vì ô nhiễm công nghiệp, suy giảm đa dạng sinh học và vấn đề ngày càng nghiêm trọng về chất lượng không khí không chỉ ở Thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở Hà Nội. Kết quả là ngày càng có nhiều người trẻ được truyền cảm hứng từ mạng xã hội và thành lập các tổ chức như “Be the Change Agents” để vận động sự ủng hộ dành cho các nỗ lực làm sạch môi trường.

Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm có hơn 277 loài san hô, 270 loài cá sống trong rạn san hô, 4 loài tôm hùm và 97 loài nhuyễn thể. Dù đa dạng sinh học biển nơi đây không sánh bằng hệ thống rạn san hô Great Barrier hay quần thể Tam giác San hô ở Biển Đông, nhưng Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm giờ đây đã được công nhận là mô hình du lịch sinh thái xuất sắc, không có các vấn đề ô nhiễm điển hình hoặc có liên quan đến ô nhiễm như: nạn khai thác tận diệt gia tăng; nước thải không được xử lý; san hô bị thu hoạch để sử dụng trong xây dựng phục vụ thủy cung hoặc để mua bán; du khách có hành vi thiếu ý tứ; và chung chung hơn là dân số trên đảo gia tăng.

Một số nhà khoa học biển sẽ nhanh chóng bổ sung rằng có những trở ngại trong việc thành lập các khu bảo tồn biển, chẳng hạn như sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế, dân số ngày càng tăng trong khi nhận thức về môi trường còn thấp, giới hạn về mặt tài chính trong vấn đề ngân sách của chính phủ, sự phản đối của những người sợ mất sinh kế, sự hạn chế về dữ liệu kinh tế xã hội, và đôi khi là một bộ máy quan chức thờ ơ và thiếu chuyên môn.

[...] Cư dân trên đảo chưa bao giờ ngừng tôn vinh văn hóa, lịch sử và những câu chuyện của họ. Một số câu chuyện đầy màu sắc của họ có thể dễ dàng được nhận ra ngay, giống như chúng ta có thể nhìn thấy loài cá vẹt nghiến răng xé những mảnh nhỏ từ rạn san hô. Những ngư dân khác cần có thời gian tâm tình thì mới biết được những câu chuyện về biển của họ.

[...] Từng chứng kiến việc cá voi bị săn bắt cũng như mắc cạn, Biển Đông là nơi sinh sống của hơn 1/3 số cá voi ở biển, tất cả đều có tên trong Phụ lục của Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài Động Thực vật Hoang dã Nguy cấp (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora - CITES).

Cá voi xuất hiển ở biển Bình Định

Dữ liệu có được gần đây dựa trên hiểu biết của ngư dân địa phương về sinh thái đã bổ sung bằng chứng cho thấy một phần hoặc toàn bộ Biển Đông là khu vực cư trú quan trọng của các loài động vật có vú thủy sinh với sự đa dạng loài ở mức cao, xứng đáng được quan tâm bảo tồn đặc biệt, nhưng trước giờ lại bị xem nhẹ. Đó chính là lý do tôi nói chuyện với những ngư dân này về các loài động vật có vú ở biển.

Người Chăm cực kỳ tin vào những câu chuyện thần thoại về cá voi, loài vật đã bảo vệ ngư dân và tổ tiên của họ qua nhiều thế hệ. Trong quyển sách Whale Worship in Vietnam (tạm dịch: Tín ngưỡng thờ cá voi ở Việt Nam), học giả Sandra Lantz cho biết khi phát hiện cá voi chết ở biển, ngư dân sẽ kéo con vật vào bờ và đảm bảo nó được chôn cất đàng hoàng. Nghi lễ hay tín ngưỡng này được gọi là “tục thờ cá Ông”.

Người dân ở Cù Lao Chàm cũng như ở các địa phương khác tổ chức những nghi lễ đặc biệt này không chỉ dành cho cá voi, mà còn cho cá heo và cá heo chuột vì chúng đều thuộc Bộ Cá voi.

Ông Nguyễn Toàn Hoàng, một ngư dân sáu mươi tuổi sinh ra trên Cù Lao Chàm, đã nói về niềm tin của mình như sau: “Việc đánh bắt của chúng tôi vẫn tốt không chỉ vì chúng tôi bảo vệ các rạn san hô và cá voi. Chúng không thể bị tổn hại; nếu điều đó xảy ra, việc đánh bắt của chúng tôi sẽ gặp vấn đề”. 

Có gần 20 loài động vật có vú thủy sinh khác nhau được tìm thấy ở Biển Đông và ven biển Việt Nam, chẳng hạn như: cá voi lưng gù, cá nhà táng nhỏ, cá nhà táng lùn, cá heo răng nhám, cá heo lưng gù An Độ Dương, cá heo mũi chai Ấn Độ Dương cá heo đốm nhiệt đới, cá heo quay, cá heo sọc, cá heo thông thường, cá voi đầu dưa, cá voi sát thủ lùn, cá voi hoa tiêu vây ngắn, cá heo sông Irrawaddy, cá heo không vây. Thật không may, nghề săn bắt cá voi vẫn tồn tại, và kết quả là cá voi có nguy cơ bị tuyệt chủng. Điều này đặc biệt đúng đối với cá voi trơn Bắc Đại Tây Dương loài hiếm nhất trên thế giới với số lượng chỉ còn khoảng 500 cá thể. Khi trưởng thành, chúng có chiều dài lên tới 15 mét và có thể nặng 70 tấn.

[...] Điều rõ ràng là tất cả cư dân trên đảo đều thể hiện lòng kính trọng sâu sắc đối với cá voi. Dường như trong tính cách dân tộc Việt Nam, nước – hay đúng hơn là Biển Đông – là thứ thiêng liêng và là một phần trong nhận thức về tự nhiên của họ. Điều này được phản ánh trong truyền thống đi biển có lịch sử lâu đời của người dân nước này. Điều này cũng lý giải tại sao cuộc sống gắn liền với biển cả của tổ tiên họ lại chứa đầy truyền thuyết và thần thoại.

Tôi được biết rằng ngư dân Việt Nam xem trọng tất cả các loài cá voi, nhưng chỉ thờ cá Chuông hay cá nhà táng. Nếu một con cá voi dạt vào bờ và bị mắc cạn, dân chài sẽ làm mọi cách có thể để giải cứu nó. Nếu cá chết, dân làng sẽ đối xử với cái xác hết sức tôn kính và sau đó sử dụng bộ xương của nó để lập đền thờ. Nói chung, ngư dân sẽ tổ chức tang lễ cho con cá voi đó, đặt xác nó trong một tấm vải liệm và chôn cất nó một cách thành kính. Sau này, bộ xương sẽ được đào lên, làm sạch cẩn thận và đặt trong đền hoặc miếu để thờ cúng.

Đối với người Việt Nam, nếu không làm như vậy thì họ có thể gặp phải những điều xui rủi như lưới rách, đánh bắt không được, tàu thuyền hỏng máy, bão, thậm chí là bệnh tật.

Nghiên cứu đáng tin cậy của Lantz tiết lộ rằng cá Ông là biểu tượng của nỗi khiếp sợ lẫn lòng tôn kính. Dĩ nhiên, những con cá voi sống cũng được kính trọng. Những người theo tục thờ cá Ông chưa bao giờ săn bắt các sinh vật biển to lớn này – những động vật thuộc lớp thú mà họ xem là những con cá khổng lồ. Xác của những con cá voi chết tự nhiên được chôn cất với lòng thành kính cùng nhiều nghi lễ. Sau ba đến năm năm, xương của những con cá voi đó sẽ được khai quật khâm liệm và đem về đền hoặc miếu để thờ phụng như thế những sinh vật này là một phần của cộng đồng. 

Tang lễ cho cá voi luôn thu hút đông đảo người dân. Hiến pháp Việt Nam bài trừ “mê tín dị đoan” nhưng tục thờ cúng cá voi đã ăn sâu vào văn hóa nước này.

Sự tôn sùng này dẫn đến việc nhiều đền chùa ra đời, trong đó có chùa Hải Tạng trên Cù Lao Chàm, một ngôi chùa nhỏ tuyệt đẹp được xây dựng cách nay hơn 250 năm tại một thung lũng nhỏ yên bình với những cánh đồng lúa và nhiều loại rau được trồng gần đó. Trên cả nước, có hàng chục đền chùa miếu mạo đã được xây dựng riêng cho việc thờ cúng những con cá voi chết vì nguyên nhân tự nhiên và bị trôi dạt vào bờ biển.

Các ngư dân kể lại bằng giọng điệu từ tốn và thái độ tôn kính những câu chuyện thần thoại đậm chất văn hóa của họ, cũng như những câu chuyện về những lần cá voi hoặc cá heo lớn cứu mạng họ khi họ đánh bắt xa hòn đảo quê hương thậm chí là đẩy thuyền của họ về nơi an toàn trong một cơn bão di chuyển nhanh. Vì cá voi không bao giờ bị săn bắt ở Việt Nam nên nhiều giai thoại đã ra đời, ví dụ như chuyện vua Gia Long (trị vì từ năm 1802 đến năm 1820) sắc phong cá voi là “Nam Hải Đại tướng quân”. Trong lịch sử gần đây, các nghi lễ đã được tổ chức trên bãi biển để mang lại niềm vui cho cư dân địa phương và để cầu mong một mùa đánh bắt thành công.

Dọc theo bờ biển Việt Nam, việc các làng chài thờ cúng Cá voi khổng lồ và xem chúng như thần hộ mệnh của họ là một hiện tượng mang tính tôn giáo gần như chỉ có ở đất nước này. Tuy nhiên, một số chuyên gia chính sách đã nỗ lực chính trị hóa những huyền thoại này cũng như những nghiên cứu lịch sử mới nhằm chứng minh yêu sách chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Các học giả như cố Giáo sư Trần Quốc Vượng lập luận rằng quá trình dựng nước của Việt Nam từ “thuở đã gắn bó mật thiết với nước. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy lịch sử liên quan đến nước trong thần thoại, các câu chuyện lịch sử, chuyện cá nhân và truyền miệng dân gian về thời kỳ này". 

Giáo sư Vượng muốn xác định một hình mẫu tư duy liên quan đến biển đã mang đến cho người Việt thứ bản sắc đa sắc tộc tuy dựa trên văn hóa cổ xưa nhưng vẫn có ý nghĩa và sức ảnh hưởng đối với toàn thể người Việt ngày nay, và đó chính là tình yêu của họ đối với Biển Đông cũng như đối với ngư dân. 

Song, bất kỳ kết luận nào mà học giả này rút ra từ các chính sách hướng biển của Việt Nam liên quan đến giao thương hàng hải thời xưa đều có vẻ xa rời cuộc sống của ngư dân nơi đây.

Một số ngư dân lớn tuổi đang ngồi trong quán cà phê gần đó, bên cạnh khu chợ của người địa phương và trông ra bến tàu nguyên sơ của Cù Lao Chàm, nơi có những rạn san hô nhiều màu sắc dưới mặt nước. Họ kể cho tôi nghe về việc cá voi sống trong bóng tối đen đặc phần lớn cuộc đời nó, nhưng đồng thời cũng quả quyết với tôi rằng những sinh vật vĩ đại này đã cung cấp cho họ nhiều kiến thức về dòng chảy của sự sống ở đại dương. Tuy nhiên, như Herman Melville từng nói rõ thông qua nhân vật Ishmael ở chương “Cetology” (tạm dịch: Cá voi học) trong tác phẩm Moby Dick, những người dân đảo này cũng biết rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm giải thích thế giới một cách chắc chắn và súc tích đều là sự nỗ lực vô ích.

Qua nhiều thế kỷ, đại dương đã sản sinh ra nhiều huyền thoại, truyền thuyết và sự kiện mà con người vẫn chưa hiểu rõ. Thậm chí, nhà sử học Hy Lạp cổ đại Plutarch từng viết: “Đối với riêng cá heo, vượt xa tất cả những loài khác, thiên nhiên đã ban tặng cho chúng thứ mà các nhà triết học lẫy lừng nhất tìm kiếm: tình bạn không vụ lợi. Mặc dù nó không cần con người, nó vẫn là bạn của mọi người và thường xuyên giúp đỡ họ rất nhiều”.

Biển Đông có hơn 73.000 hòn đảo với các quần đảo xa bờ như Hoàng Sa và Trường Sa, nơi có môi trường biển đặc thù với các rạn san hô vòng (atoll) ngập nước. Các rạn san hô vòng này đôi khi có một số phần nổi lên, nhưng luôn đi liền với một đầm nước lặng gọi là vụng biển và những cấu trúc sâu trong lòng đại dương kết nối các rạn san hô nằm rải rác thông qua các dòng hải lưu. Các vụng biển này chính là nơi chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sản xuất sinh học cũng như là nơi cư trú của các loài sinh vật biển.

Trong quyển Biển Việt Nam và các mối giao thương biển, Giáo sư Nguyễn Văn Kim - giám đốc Trung tâm Biển và Hải đảo thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội – đã viết rằng biển là điểm xuất phát, cũng là nhà của nhiều nhân vật huyền thoại trong ký ức của người Việt Nam. Trong công trình của ông có một nghiên cứu về tác phẩm bán hư cấu Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp, ra đời ở Việt Nam vào thế kỷ 14. Theo tuyển tập truyện này, thần biển Lạc Long Quân đã giúp đỡ ngư dân và thuyền buôn trên biến chống lại thủy quái (Ngư Tinh) - loài thủy quái trông như một con cá khổng lồ ở Biển Đông. Tương truyền, khi có thuyền chở hàng hoặc thuyền đánh cá đi ngang qua, con quái vật sẽ quẫy đuôi tạo nên những đợt sóng lớn và khiến thuyền bị lật úp. Lạc Long Quân hóa thân thành thuyền buôn và đến nơi Ngư Tinh thường lui tới. Khi Ngư Tinh định nuốt lấy con thuyền, Lạc Long Quân đã dùng thanh sắt đang cháy và gươm thần để tiêu diệt nó.

Người Việt Nam sống ở các vùng duyên hải biết ơn biển đã cho họ nguồn sống. Chính niềm tin của họ về sức mạnh của đại dương đã dẫn đến sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực kỳ ảo. Một tài liệu viết bằng tiếng Chăm vào thế kỷ 17 ở miền Trung Việt Nam ghi lại rằng trong hành trình trở về từ vùng Kelantan' sau một thời gian nghiên cứu phép thuật Mã Lai, một người đàn ông địa phương đã chết đuối khi thuyền của anh ta bị đắm trong một trận bão. Phát hiện ra thi thể trôi dạt, một con cá voi đã đưa xác anh ta vào bờ và được dân làng sùng kính.

Các quốc gia có yêu sách ở Biển Đông cần học hỏi ít nhiều từ lịch sử, huyền thoại và việc áp dụng khoa học của Cù Lao Chàm, vì mối quan hệ có giá trị giữa họ với đại dương sẽ được kết nối với tín ngưỡng xa xưa, huyền thoại và hệ sinh thái biển bền vững. Những cư dân trên đảo thực chất đã thực hành điều mà Tiến sĩ Sylvia Earle, nhà khoa học biển huyền thoại từng là khoa học gia trưởng của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (National Oceanic and Atmospheric Administration – NOAA), tin tưởng: “Với mỗi giọt nước ta uống, mỗi hơi thở ta hít vào, ta đều kết nối với biển cả”.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Phim Sex Education, liều thuốc "chữa lành" cho mối quan hệ giữa tôi và con gái

Sau khi xem tập phim, tôi đã quyết định ngồi xuống nói chuyện với con gái.
2

Phim Sex Education: Hóa ra cha mẹ từ Đông sang Tây, không ai "thoát" khỏi giai đoạn này!

Thức cả đêm xem phim, tôi như mở mang đầu óc và ngộ ra 5 bài học cực đắt giá!
3

Bản giao hưởng cuộc sống - Bữa tối Giáng sinh giữa hai chiến tuyến

“Mỗi chúng ta là một thực thể nhỏ bé trên địa cầu này. Sự tồn tại của chúng ta là có giới hạn, nhưng chúng ta có thể học cách chia sẻ tình yêu thương không giới hạn đến với nhiều người.”
4

Nhờ xem phim Sex Education mà con gái tôi đã dám thú nhận 1 bí mật với mẹ!

Linh tính của người mẹ mách bảo tôi: Con đang gặp vấn đề!
5

'Tự do - Như chim tung cánh' - Câu chuyện sâu sắc về tự do từ Osho khiến bạn phải suy ngẫm

Tự do - Như chim tung cánh (Freedom The courage to be yourself). Liệu chúng ta có thực sự hiểu tự do là gì?

Bản giao hưởng cuộc sống - Tình yêu thương thắp sáng đêm đen

Hãy nuôi dưỡng tình yêu thương và lòng nhân ái trong mỗi đứa trẻ. Chỉ khi đó, bạn mới có thể truyền cảm hứng để các em từng bước dựng xây một nền văn minh vĩ đại, một quốc gia vĩ đại.

‘Sống đời tự do’ - Bạn có muốn hạnh phúc hay không?

Michael A. Singer cho rằng con người thường có nhiều sự lựa chọn trong cuộc sống, nhưng tất thảy đều quy về một quyết định cơ bản: Bạn có muốn hạnh phúc hay không?

Bản giao hưởng cuộc sống - Tìm lại niềm tin

Ngôi trường tôi đến thăm khá đặc biệt. Các em ở đây đa phần đều là những đứa trẻ đã từng có hành vi phạm pháp hoặc bị coi là “bất trị” ở các trường khác chuyển về.

Tu giữa đời thường - Đường là một loại ma túy, gây béo phì và bệnh tật

Một trong số nguyên nhân dẫn đến lượng chất béo dư thừa tích trữ nhiều trong cơ thể là việc sử dụng lượng đường quá nhiều.

‘Cú hích - phiên bản cuối cùng’: Cú hích cho những điều tốt đẹp

Thông thường, những lựa chọn của con người, bao gồm cả những quyết định quan trọng nhất trong đời, có thể bị tác động theo những cách mà họ không thể nào hình dung được.

Nghệ thuật sống vững vàng: Giải phóng nỗi sợ hãi bằng hành động cụ thể

Steven Hayes, một nhà tâm lý học lâm sàng và là giáo sư giảng dạy tại Đại học Nevada, Mỹ. Ông đã trải qua 3 năm "rơi xuống địa ngục vì chứng rối loạn hoảng sợ", mặc dù khi đó ông mới bảo vệ xong luận văn tiến sĩ ngành tâm lý.

Bộ truyện tranh thiếu nhi Mijade - Đưa bé vào thế giới giả tưởng diệu kỳ

​​​​​​​Bộ truyện tranh thiếu nhi từ Mijade Publication dành cho các bé từ 6 đến 11 tuổi, sẽ đưa bé vào thế giới giả tưởng diệu kỳ và gặp những sinh vật huyền bí. Bộ truyện sẽ khuấy động óc sáng tạo, sự tò mò và tình yêu của trẻ dành cho vạn vật quanh mình.

‘Xoay chuyển tình hình Biển Đông’ - Tiếng còi báo động cho sự sụt giảm nghề cá

Sự sụt giảm của nghề cá tại Biển Đông không chỉ ảnh hưởng đến sinh kế của nhiều ngư dân khu vực mà còn đe dọa đến an ninh lương thực của thế giới.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025