Xoay chuyển tình hình Biển Đông

FN27/10/2023 09:00
Xoay chuyển tình hình Biển Đông

Theo tác giả, chỉ riêng cuộc chiến giành quyền đánh bắt đã là câu chuyện phức tạp về kinh tế và môi trường trong tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á, tại một trong những điểm nóng địa chính trị hàng đầu thế giới.

  • Nói đến Biển Đông, chắc hẳn điều đầu tiên nhiều người sẽ nghĩ đến là tranh chấp chủ quyền “5 nước 6 bên” ngày càng được thế giới quan tâm trong những năm qua. Song, một cuộc khủng hoảng khác cũng đang âm thầm diễn ra dưới những con sóng vốn không yên ả, đe dọa tương lai các cộng đồng xung quanh vùng biển chiến lược này. Đó chính là tình trạng xuống cấp của môi trường sinh thái ở Biển Đông do tác động của biến đổi khí hậu cũng như các hoạt động của con người.

Trước những tham vọng địa chính trị, những lời kêu gọi hợp tác để cứu lấy môi trường Biển Đông dường như không có sức nặng. Tuy vậy, nhà báo, nhà nghiên cứu kỳ cựu về Đông Nam Á James Borton vẫn tin rằng Biển Đông có thể trở thành “vùng biển đoàn kết thay vì chia rẽ”. Những bằng chứng, lập luận, kiến giải và đề xuất hướng đến mục tiêu đó đã được ông trình bày trong cuốn sách Xoay chuyển tình hình Biển Đông vì một tương lai bền vững (tựa gốc: Dispatches from the South China Sea: Navigating to Common Ground). Được chia thành ba phần: Ghi chép thực địa, Chính trị sinh thái và Ngoại giao khoa học, cuốn sách này là nỗ lực truyền tải đến người đọc quan điểm rằng, có những điểm chung có thể dẫn đến sự chuyển đổi về chính sách, thậm chí đóng vai trò như giải pháp cho xung đột trên biển.

Theo ông Borton, tác động từ sự phát triển liên tục ở các vùng duyên hải, tình trạng lấn biển, tàn phá san hô, đánh bắt quá mức cũng như giao thông hàng hải ngày càng gia tăng đã đưa tất cả chúng ta lên “tuyến đầu” của cuộc chiến bảo vệ môi trường ở Biển Đông.

Đó là một tình trạng đáng báo động khi các rạn san hô ở biển khơi - nơi mang đến thực phẩm, công ăn việc làm cho chúng ta và giúp chúng ta chống lại bão lũ - đang bị tàn phá với mức độ nghiêm trọng chưa từng thấy trong những thập niên gần đây. Cuốn sách mô tả sống động những thách thức về an ninh lương thực dưới góc nhìn của ngư dân và giới khoa học biển, những người cho rằng sự suy giảm nguồn cá đang nhanh chóng trở thành một thực tế khó giải quyết không chỉ đối với ngư dân.

Bên cạnh vấn đề sinh kế, cuốn sách cũng bàn về “chính trị sinh thái”, những câu chuyện liên quan đến vấn đề môi trường trong cách hành xử thô bạo của Bắc Kinh trên Biển Đông. Khi ngư dân Trung Quốc đánh bắt từng con cá từ đáy biển động để đưa lên những chiếc tàu vỏ thép khổng lồ của họ, phá hủy các rạn san hô và đâm vào tàu cá của các quốc gia tranh chấp, hành động tấn công của họ gây ra những tác động cả tức thời lẫn lâu dài.

Các vụ đụng độ ở ngư trường và các hành động khiêu khích do Trung Quốc cầm đầu hiện nay đã phủ bóng đen lên Biển Đông và gây thiệt hại kinh tế cho nhiều ngư dân khi thuyền của họ bị đánh chìm và trang thiết bị của họ bị đánh cắp.

Theo tác giả, chỉ riêng cuộc chiến giành quyền đánh bắt đã là câu chuyện phức tạp - dù ít được báo cáo - về kinh tế và môi trường trong tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á, tại một trong những điểm nóng địa chính trị hàng đầu thế giới. Song, ở trung tâm của vùng biển nhiều cơ hội, đầy bất định và luôn tồn tại các mối đe dọa này, vấn đề môi trường vẫn chỉ là những cuộc đối thoại của giới nghiên cứu.

Trong bối cảnh đó, tác giả đặt niềm tin vào khoa học, xem xét vai trò của hợp tác khoa học và việc thực hiện “ngoại giao khoa học” như một chiến lược để chấm dứt tình trạng căng thẳng vốn đã ngày càng gia tăng vì các yêu sách chủ quyền chồng lấn. Theo ông Borton, khoa học không phải là chính trị hay ý thức hệ, mà là một thứ ngôn ngữ toàn cầu có thể thúc đẩy hợp tác. Tác giả gợi ý xem xét mô hình “Hội đồng Bắc Cực” như một công cụ ngoại giao để duy trì hòa bình ở Biển Đông. Trong diễn đàn liên chính phủ này - được thành lập vào năm 1996 giữa Mỹ, Nga và sáu quốc gia Bắc Cực khác - bằng chứng khoa học là nền tảng cho các cuộc đàm phán.

Điều khiến cuốn sách này khác biệt với những cuốn khác về Biển Đông là sự kết hợp giữa nghiên cứu của cá nhân tác giả và ghi nhận thực địa. Từ năm 2014, ông Borton đã là diễn giả, đồng thời cũng đã tổ chức thực hiện sáu chương trình và podcast có chủ đề liên quan đến an ninh môi trường ở Biển Đông với sự tham gia của các nhà khoa học biển và chuyên gia chính sách uyên bác. Ông cũng là phóng viên thường trú hơn hai thập niên ở Đông Nam Á, từng lênh đênh trên các thuyền đánh cá, xuồng ba lá và tàu Cảnh sát biển Việt Nam ở Biển Đông.

Trong những câu chuyện của mình, ông đưa người đọc đến gặp những con người đã gắn cuộc đời mình với Biển Đông, từ những ngư dân Quảng Nam, Đà Nẵng kiên cường bám biển bất chấp sự sách nhiễu và quấy rối của Trung Quốc, cho đến những giáo sư, tiến sĩ đã dành cả sự nghiệp để nghiên cứu về hệ sinh thái ở Biển Đông và làm thế nào để bảo vệ sinh kế của các cộng đồng sống dựa vào biển.

James Borton là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Chính sách Đối ngoại thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế Nâng cao Paul H. Nitze (SAIS) của Đại học Johns Hopkins, nơi ông nghiên cứu về an ninh môi trường ở Biển Đông và “khoa học công dân” (citizen science) ở đồng bằng sông Cửu Long. Ông từng dạy các khóa học viết tại Đại học Duyên hải Carolina, cũng như từng là giảng viên tại Đại học Nam Carolina.

Là nhà báo với hơn hai thập niên kinh nghiệm đưa tin từ nước ngoài, ông đã lăn lộn khắp Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam. Ông là cộng tác viên của Geopolitical Monitor, World Politics Review, South China Morning Post và Nikkei Asia. Ông tường thuật cũng như đóng góp các bài viết quan điểm về châu Á - Thái Bình Dương cho The Washington Times.

Trước khi cho ra đời cuốn sách này, ông đã tham gia biên tập “Biển Đông: Thách thức và hứa hẹn” (The South China Sea: Challenges and Promises) và “Đảo, đá ở Biển Đông: Sau phán quyết The Hague” (Islands and Rocks in the South China Sea: Post Hague Ruling).


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Những cuốn sách không thể thiếu trong tủ sách của bất kỳ doanh nhân nào

Đọc sách giúp nâng cao kiến thức, cập nhật những phương pháp và kỹ năng mới giúp phát triển bản thân cho tất cả mọi người mà đặc biệt là những doanh nhân, những người chủ doanh nghiệp, những nhà quản lý.

Tương lai thế giới sẽ phát triển đến mức nào và con người sẽ làm gì trong thế giới đó?

Có bao giờ chúng ta đặt tay lên trán ngẫm nghĩ và tự hỏi: liệu rằng thế giới có còn phát triển hơn nữa hay không?

Cú hích – Phiên bản cuối cùng

Cuốn sách cải thiện kỹ năng ra quyết định về sức khỏe, hạnh phúc và sự giàu có.

Hạt giống tâm hồn - Nắng ấm sau mưa

Những chỉ dẫn giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn.

Hạt giống tâm hồn - Vượt qua dông bão

Những khó khăn cùng cực nhất, bài học thấm thía nhất, cho đến đổi thay quý giá nhất… đó là những gì mà đại dịch COVID-19 đã mang lại cho chúng ta.

Hạt giống tâm hồn - Những chồi non hy vọng

“Trong cuộc sống, bi kịch không nằm ở việc ta không đạt được mục tiêu, mà nằm ở chỗ ta không hề có mục tiêu để vươn đến.” – Benjamin E. Mays

Hạt giống tâm hồn - Gieo hạt mầm tử tế: Hành động tử tế để hạnh phúc trọn vẹn

Bạn có nghĩ một hành động nhỏ của mình có thể thay đổi cuộc đời của một người nào đó không, hoặc… ngược lại?

Những cuốn sách đặc biệt dành cho mùa vu lan

Có một tình yêu bao la của đấng sinh thành. Tình yêu đó vượt lên trên tất cả tình cảm khác của trái tim. Họ sẵn sàng hy sinh mọi hạnh phúc, từ bỏ mọi niềm vui để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các con của mình.

Tìm ra lời giải cho bài toán 'khách mời dự tiệc' thách thức cả thế kỷ với các nhà toán học

Thư giãn - Anh Tú - 05/12/2023 13:00
Hai nhà toán học đã tìm ra cách mới để áp đặt trật tự cho sự hỗn loạn dưới dạng bài toán khách mời dự tiệc khiến họ bối rối trong gần một thế kỷ – được gọi là bài toán Ramsey, còn được viết là r(4,t).

Câu chuyện cuộc sống - Lời nói gói vàng

Truyền hình - PV - 05/12/2023 12:00
Ông bà ta có câu “Lời nói gói vàng” nhằm giáo dục các thế hệ về giá trị của lời nói.

Điện thoại di động và cơ hội trong nền di động

Blog GS John VU - GS John Vu - 05/12/2023 11:00
Cách đây nhiều năm, điện thoại di động bắt đầu một xu hướng công nghệ mới với năm mươi triệu người dùng toàn cầu, sau đó đã có 5.6 tỉ người dùng điện thoại di động.

"Hiện tượng lạ" Trung Quốc: Người trẻ nhảy nhót trên phố để livestream theo đuổi giấc mơ nổi tiếng

Phong cách sống - Trung Hạ - 05/12/2023 10:00
Một số người từng là shipper, tiểu thương bày sạp bán hàng... Giờ đây, họ không ngần ngại thể hiện tài năng trên đường phố để theo đuổi sự nổi tiếng.

Nội lực - Để khát khao tích cực không biến thành mơ mộng hão huyền

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 05/12/2023 09:00
Khát khao tích cực đi cùng với cảm xúc mạnh mẽ sẽ thu hút những sự việc tương ứng xảy ra trong đời thực.

Sống đời tự do - Để đạt đến trạng thái tình yêu vô điều kiện và an ổn hoàn toàn

Từ sách - Phim - Quìn - 05/12/2023 08:00
“Con người đang cố dùng thế giới bên ngoài để chữa lành thế giới bên trong, trong khi tốt hơn là nên bắt đầu bằng việc tìm hiểu lý do vì sao họ không cảm thấy an ổn ở bên trong”.

Câu chuyện cuộc sống - Làm thế nào để biết thế mạnh và đam mê của bản thân

Truyền hình - PV - 04/12/2023 12:00
Hiện nay một vài bộ phận giới trẻ đang rơi vào tình trạng không biết và không xác định được đam mê và thế mạnh của bản thân.

Sức khoẻ di động - APP di động hỗ trợ sức khỏe

Blog GS John VU - GS John Vu - 04/12/2023 11:00
Thuật ngữ “sức khoẻ di động” nói tới việc dùng các công nghệ di động để hỗ trợ cho các chức năng y tế, phòng khám, và vận hành trong công nghiệp chăm sóc sức khoẻ cũng như cải tiến các ứng dụng sức khoẻ.

Suốt 29 năm "làm bố của những cục nợ", người đàn ông viết lại cuộc đời cho 276 đứa trẻ

Truyền cảm hứng - Trung Hạ - 04/12/2023 10:00
Nhờ có Bách Kiếm, quỹ đạo cuộc đời của nhiều đứa trẻ đã được viết lại hoàn toàn.

Nội lực - Khả năng nội cảm thụ: Học cách đọc vị cơ thể bạn

Từ sách - Phim - TĐ - 04/12/2023 09:00
Nội cảm thụ là một khái niệm khó nắm bắt nếu bạn chưa từng tập yoga hay chơi các môn thể thao yêu cầu sự phản hồi sinh học từ cơ thể. Bạn càng nhạy cảm và chú tâm vào cơ thể thì khả năng nội cảm thụ của bạn càng mạnh mẽ.

Đôi điều cần suy ngẫm - Krishnamurti bàn về "chú tâm" và "tham vọng"

Từ sách - Phim - Quìn - 04/12/2023 08:00
Điều hết sức quan trọng là đang khi bạn còn trẻ, phải khám phá xem bạn thực sự thích làm việc gì; và đây là cách thức duy nhất để tạo ra một xã hội mới.

Đời rất đẹp - Chàng trai khiếm thị mang Ánh Dương cho người cùng cảnh ngộ

Truyền hình - PV - 03/12/2023 12:00
Đời Rất Đẹp "Ánh Dương của người khiếm thị" là câu chuyện đời bi thương của anh Nguyễn Ngọc Hiếu.

Cao thủ đen đủi trong Thiên long bát bộ: Võ công sánh ngang Mộ Dung Phục, chết thảm dưới tay một phụ nữ

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 03/12/2023 11:00
Cao thủ này từng được Kiều Phong (Tiêu Phong) nhận xét có nội lực ghê gớm.

Tập trung mục tiêu lớn bằng cách làm tốt nhiều mục tiêu nhỏ

Suy ngẫm - Như Nguyễn - 03/12/2023 10:00
Cách đây một thời gian, tôi cùng một người bạn ghé thăm chợ đêm nổi tiếng ở địa phương tại một khu du lịch. Có một gian hàng ở chợ đêm thu hút rất nhiều người đến xem, tấm biển ghi "Thử thách viết từ 1 tới 600".

Nắng ấm sau mưa - Mẹ là món quà ngọt ngào mà Thượng Đế ban tặng cho mỗi người con

Từ sách - Phim - Ánh Ngọc - 03/12/2023 09:00
Với 21 câu chuyện giàu ý nghĩa từ những người đã vượt qua những dông bão cuộc đời, “Nắng Ấm Sau Mưa” cho bạn cái nhìn chân thật và đầy xúc động về cách họ đã đối mặt với nghịch cảnh và vượt qua những quãng thời gian khó khăn ấy ra sao.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 05/12/2023