Tư duy truy tìm sự thật - Đi tìm “tấm bản đồ” sự thật

Thảo Thảo20/07/2023 08:00
Tư duy truy tìm sự thật - Đi tìm “tấm bản đồ” sự thật

“Tư duy truy tìm sự thật” là tác phẩm phải đọc đối với những ai trân trọng sự thật trong cuộc sống cá nhân lẫn đời sống xã hội.

Amy luôn cảm thấy không vui khi học luật, cô đã chọn trường vì áp lực từ cha mẹ – những người luôn mong muốn con gái mình trở thành luật sư. Nhưng khi ai đó hỏi đến thì Amy một mực phủ nhận: “Không, không, có thể đúng là cha mẹ muốn tôi học luật, nhưng tôi đã chọn ngành này vì bản thân mình”.

Một người bạn của Amy hỏi: “Vậy nếu ngày mai cha mẹ cậu gọi đến và nói: “Con gái yêu, cha mẹ đã suy nghĩ kỹ rồi. Cha mẹ không quan tâm con có làm luật sư hay không. Cha mẹ chỉ muốn con được làm điều con thích”, thì lúc đó cậu tính thế nào?”.

Lúc bấy giờ, Amy mới thú nhận: “Nếu vậy thì… mình sẽ nghỉ học luật ngay lập tức”.

Khi nỗi sợ âm thầm dẫn dắt suy luận

Trong câu chuyện trên, luận điểm “tôi đã chọn ngành này vì bản thân mình” dường như đã dẫn Amy đến kết luận “tôi tiếp tục học ngành luật”. Nhưng thật ra, kết luận đó mới là thứ đã âm thầm dẫn dắt luận điểm của cô – ngay từ ban đầu. Đây là ví dụ điển hình của lỗi tư duy phổ biến: vô thức lựa chọn lập luận dẫn đến kết luận mà ta mong muốn.

Diễn giả, tác giả Julia Galef và cũng là người dẫn chương trình podcast Rationally Speaking đã làm việc hàng chục năm để tìm hiểu về cách con người lập luận, tư duy, nhìn nhận mọi việc, và đúc kết trong cuốn sách Tư duy truy tìm sự thật

Lỗi tư duy được Julia chủ yếu đặt vấn đề trong tác phẩm là kết luận dẫn dắt lập luận, và con người thường ngầm mong muốn các kết luận giúp né tránh sự bất an. Như trường hợp của Amy, lập luận “tôi đã chọn ngành này vì bản thân mình” có thể xuất phát từ cảm giác sợ hãi về xáo trộn khi cô chọn thành thật với chính mình, tức từ bỏ học luật và định hướng lại toàn bộ tương lai.

Hơn ai hết, Julia nhận ra những hiện diện đời thường của lỗi tư duy này từ chính bản thân mình. “Khi biết mình sắp hết tiền, tôi sẽ cố không nhìn vào số dư tài khoản trên biên lai rút tiền. Khi nghĩ ai đó có thể đang khó chịu vì mình, tôi sẽ tránh hỏi họ về chuyện đó”, nữ tác giả bộc bạch ngay từ đầu cuốn sách. 

Nỗi sợ, xét rộng hơn, có thể đến từ việc phải chấp nhận quan điểm, niềm tin đối nghịch với điều bạn tin tưởng hay từng tuyên bố; thừa nhận sai lầm của bản thân; đón nhận những ý kiến đi ngược lại bản sắc, cái tôi, nhóm hay cộng đồng mà bạn thuộc về.

Điều đáng sợ hơn cả, theo Julia, là tính vô thức của lỗi tư duy này. Chúng ta dường như cố gắng khách quan và hợp lý trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, như Julia chỉ ra trong sách, ta chỉ thường chọn một trong rất nhiều lựa chọn “trông có vẻ khách quan” mà thôi: chọn lắng nghe những nguồn tin mình muốn tin, đặt những câu hỏi theo cách dễ nhận được những câu trả lời mình mong muốn…

Nỗi sợ cần được làm chủ

Bên cạnh việc phân tích nguyên nhân và cơ chế của lối tư duy “tự lừa dối bản thân” này, Tư duy truy tìm sự thật còn có nhiều ví dụ về ảnh hưởng của nó – từ đời sống thường nhật đến các quyết định quan trọng, từ quy mô cá nhân đến các ngành nghề, xã hội, như những kiên trì mù quáng của các nhà khởi nghiệp, kết luận đầy thiên kiến của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia dự báo, hay quyết định tiếp tục cuộc chiến tranh Việt Nam của cựu tổng thống Mỹ Lyndon Johnson.

Để nhận biết liệu mình có đang tự lừa dối bản thân hay không, tác giả đưa ra trong cuốn sách những cách để tự “phát giác”, như thực hiện các thí nghiệm tưởng tượng. Đây chính là cách mà một người bạn đã giúp cô sinh viên ngành luật Amy nhận ra sự tự lừa dối của mình.

Trong sách, tác giả đề xuất bạn đọc thử nhiều kiểu thí nghiệm khác: tưởng tượng một người khác sẽ làm gì nếu bị đặt vào tình huống của bạn; hoặc quan điểm của bạn sẽ khác đi thế nào nếu một người có ảnh hưởng đối với bạn thay đổi quan điểm…

Nhưng phần ấn tượng nhất của cuốn sách lại nằm ở mối liên hệ chặt chẽ giữa tư duy với kỹ năng làm chủ cảm xúc của con người. Julia Galef cho rằng kỹ năng làm chủ là chìa khóa – khi ta làm chủ nỗi sợ, ta không còn để nỗi sợ dẫn dắt suy luận.

Những con người ấy có lối tư duy được Julia Galef ví như “tư duy trinh sát”: bất chấp thuộc về phe nào, bất chấp mong muốn thắng ra sao, bất chấp sự thật có thể làm tổn thương “phe mình” thế nào, họ vẫn truy tìm thông tin, chứng cứ và lập luận để hướng tới “tấm bản đồ” sự thật.

Bên cạnh một ý tưởng đột phá và có liên hệ với số đông độc giả, Tư duy truy tìm sự thật còn hấp dẫn bởi cách triển khai chặt chẽ cùng lối kể chuyện lôi cuốn. Sách được đánh giá sánh ngang với những tác phẩm phi hư cấu về tư duy và các bẫy nhận thức nổi bật trong vòng 20 năm qua, như Tư duy nhanh và chậm của Daniel Kahneman, hay Thiên nga đen của Nassim Nicholas Taleb…

Đây là tác phẩm phải đọc đối với những ai trân trọng sự thật trong cuộc sống cá nhân lẫn đời sống xã hội – một giá trị đòi hỏi nhiều dũng cảm để theo đuổi, đồng thời rất đáng tưởng thưởng và có lẽ là không có điểm kết.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

‘Hạnh phúc tuổi trẻ’ - Những lá thư Krishnamurti gửi bạn trẻ

Trong một thế giới tràn ngập thông tin như hiện nay, nhiều người trẻ đang mắc kẹt trong cuộc chạy đua điên cuồng: không ngừng tìm kiếm thành công, tình yêu, sự an toàn, thấu hiểu, tự do... Nhưng nghịch lý là, càng tìm kiếm, họ càng xa rời chính mình.
2

‘Đại địa chấn kinh tế’ – Bài học cho Việt Nam từ những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Với vỏn vẹn 336 trang, nhà kinh tế học Linda Yueh không chỉ “vẽ” nên một bức tranh kỳ vĩ đến tàn khốc của nền kinh tế thế giới trong gần một thế kỷ mà còn mang đến những bài học lớn giúp chúng ta ứng phó trong một nền kinh tế không ngừng biến động.
3

'Khai mở cảm xúc' và 'Khai mở hạnh phúc' - Đừng che giấu cảm xúc bằng hai chữ “Ổn mà”

“Ổn mà” – hai chữ ngắn ngủi nhưng lại là câu trả lời phổ biến nhất trong những khoảnh khắc ta cảm thấy tệ nhất.
4

Quên hôm qua, sống cho ngày mai: Học cách tha thứ, món quà bạn có thể tặng cho chính mình

Tha thứ – nghe thì nhẹ tênh, nhưng mấy ai làm được dễ dàng? Bởi khi lòng mình còn đau, còn tổn thương, thì làm sao có thể dễ dàng bỏ qua cho ai đó đã từng làm mình rơi nước mắt?
5

Con đường chuyển hóa - Khổ đau không đến từ người thân, mà từ cách ta thương yêu họ

Chỉ vì một câu nói không vừa ý, một ánh nhìn vô tâm, hay một lần không được lắng nghe – mà ta tổn thương. Mà đau nhất không phải vì người ngoài, mà là vì người mình thương nhất lại vô tình làm mình buồn nhất.

Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp - Bằng chứng sống về luân hồi

Đối với đại đa số người Châu Á, khái niệm về luân hồi, về kiếp sống khác sau khi chết đi có thể không còn xa lạ vì nó đã tồn tại hàng ngàn năm và là một phần của các tôn giáo lớn như Phật giáo, Ấn Độ giáo…

Tư duy truy tìm sự thật - Nên nhìn thẳng vào sự thật thay vì cố chứng minh mình đúng

Cuốn sách “Tư duy truy tìm sự thật” phân tích cách mà não bộ con người được lập trình sẵn dựa trên cơ sở tâm lý học và xã hội học, nhằm chỉ ra các hành vi vô thức mà hầu như ai trong số chúng ta cũng mắc phải.

Như ta là - Triết gia Krishnamurti chỉ cách 'dọn dẹp' tâm trí để sống an vui

Những tư tưởng mới mẻ cùng lời khuyên thiết thực từ cuốn sách “Như ta là” của triết gia J. Krishnamurti giúp ta thấu hiểu chính mình, tự trang bị cho mình một tâm thái sống mà trong đó ta có thể hạnh phúc, an vui.

Muôn kiếp nhân sinh 3 - Chúng ta đang để lại cho con cháu mình một thế giới như thế nào?

Nhờ trí thông minh, đời sống con người đã hoàn toàn thay đổi. Tuy nhiên, câu hỏi của tôi là những người thông minh này đã và đang làm gì với tài năng của họ?

​​​​​​​‘Đánh thức trí thông minh’ giúp bạn tạo ra công thức thành công cho chính mình

Đánh thức trí thông minh" của J. Krishnamurti là một tác phẩm thách thức người đọc khám phá, mở rộng trí thông minh và nhận thức của mình thông qua sự tỉnh thức, quan sát đúng đắn và yêu thương.

Bí quyết sống tỉnh thức trong 8 ngày - Trở thành nhà khoa học và tạo ra 'vitamin tỉnh thức'

Muốn tử tế với chính mình, hãy bắt tay trở thành nhà khoa học tự tạo ra "vitamin Tỉnh Thức" cho bản thân.

Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp - Trải nghiệm Déjà Vu có phải là ký ức tiền kiếp?

Có hay không Trải nghiệm Déjà Vu chính là ký ức tiền kiếp của chúng ta?

Muôn kiếp nhân sinh 3 - Trí thông minh nhân tạo không bao giờ thay thế được bộ não con người

Trong một chuyến viếng thăm Thomas tại Colorado, tôi đã có cuộc trò chuyện với ông về trí thông minh nhân tạo.

Không còn bệnh tim - "Một quyển sách quý, rất đáng quý"

Đọc xong cuốn sách "Không còn bệnh tim" (No More Heart Disease) của Tiến sĩ Louis J. Ignarro tôi nhận thấy đây là một quyển sách quý, rất đáng quý. Quý bởi vì tác giả đoạt giải Nobel về Y học sau 24 năm nghiên cứu về một thứ mà lúc khởi đầu chưa ai biết gì về nó...

Xem 'Sex Education', tôi học được hoá ra sống không vì chính mình sẽ khiến cuộc đời lao dốc

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 10/07/2025 12:00
Thông qua bộ phim, tôi nhận ra bấy lâu nay mình luôn sống một cuộc đời tẻ nhạt, thiếu ý nghĩa cuộc sống.

ChatGPT có bao nhiêu mô hình và bạn nên chọn loại nào là 'chân ái'?

Kỹ năng - Anh Tú - 10/07/2025 11:00
Lần đầu tiên, OpenAI cung cấp một bảng so sánh toàn diện 6 mô hình hiện có và đưa ra khuyến nghị rõ ràng về việc nên dùng mô hình nào trong từng trường hợp.

Bí ẩn người phụ nữ kể vanh vách chuyện "kiếp trước", gần 100 năm khoa học vẫn chưa thể lý giải

Suy ngẫm - Mộc Miên - 10/07/2025 10:00
Khi mới 4 tuổi, cô bé Shanti Devi ở New Delhi, Ấn Độ, đã bắt đầu kể chi tiết về cuộc đời " kiếp trước" của mình tại một thị trấn cách nhà hơn 100km.

Không còn bệnh tim - "Một quyển sách quý, rất đáng quý"

Từ sách - Phim - Chân Diệu Mỹ - 10/07/2025 09:00
Đọc xong cuốn sách "Không còn bệnh tim" (No More Heart Disease) của Tiến sĩ Louis J. Ignarro tôi nhận thấy đây là một quyển sách quý, rất đáng quý. Quý bởi vì tác giả đoạt giải Nobel về Y học sau 24 năm nghiên cứu về một thứ mà lúc khởi đầu chưa ai biết gì về nó...

Quán quân Olympia có sự nghiệp rộng mở ở nước ngoài vẫn từ chối lương cao để về nước

Phong cách sống - Kim Linh - 10/07/2025 08:00
Sau khoảng thời gian học tập và làm việc tại Úc và Anh, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 quyết định về nước công tác tại ĐH Huế.

AI có đang âm thầm làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta?

Kỹ năng - Anh Tú - 09/07/2025 13:00
Liệu AI có đang làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta? Không nhất thiết phải như vậy. Chuyên gia tư vấn ngôn ngữ Anne-Kathrin Gerstlauer chia sẻ những mẹo giúp người dùng cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình.

Xem Sex Education, chồng tôi bật khóc như mưa thú nhận đã dạy con sai lầm

Điện ảnh - Thanh Hương - 09/07/2025 12:00
Lần đầu tiên tôi nhận ra, nuôi dạy sai cách có thể ảnh hưởng đến tâm hồn một người như nào.

Google ra mắt ứng dụng AI phục vụ ngành thời trang

Thư giãn - Anh Tú - 09/07/2025 11:00
Google vừa thông báo ra mắt một ứng dụng thử nghiệm mới có tên Doppl, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hình dung bạn sẽ trông như thế nào khi mặc các bộ trang phục khác nhau. Ứng dụng hiện đã có mặt trên iOS và Android tại Mỹ.

Cấp quản lý càng cao thì càng có xu hướng sử dụng AI

Suy ngẫm - Anh Tú - 09/07/2025 10:00
Theo nghiên cứu mới từ Salesforce, trí tuệ nhân tạo (AI) đang cho thấy dấu hiệu chuyển dịch từ các ứng dụng cơ bản như tự động hóa công việc sang những kết quả mạnh mẽ hơn, chẳng hạn như hỗ trợ công việc sáng tạo và chiến lược.

Đường vào Thiền - Thành công sớm đang trở thành áp lực với người trẻ

Từ sách - Phim - Hương Hồ - 09/07/2025 09:00
Trong bối cảnh nhiều người trẻ đang loay hoay giữa những áp lực thành công và nhu cầu sống ý nghĩa, cuốn sách "Đường vào Thiền" (The path of meditation) của Osho như một lời mời gọi bạn trở về với chính mình.

Gen Z không cần bạn, chỉ cần ChatGPT để tâm sự: Chuyên gia lý giải vì sao?

Phong cách sống - Đoàn Thủy - 09/07/2025 08:00
Thay vì gọi điện hay tâm sự với bạn bè, không ít bạn trẻ hiện nay lại mở trình duyệt, gõ vài dòng và tìm sự thấu hiểu từ trí tuệ nhân tạo.

Rò rỉ bí mật Meta đào tạo các chatbot AI chủ động nhắn tin, nhớ hội thoại, cố giữ người dùng ở lại

Kỹ năng - Sơn Vân - 08/07/2025 13:00
Meta Platforms đang đào tạo các chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tùy biến để trở nên chủ động hơn, chủ động nhắn tin mà không cần chờ người dùng nhắn trước, nhằm tiếp nối những cuộc trò chuyện trước đó, trang Insider cho biết.

Xem 'Sex Education', tôi học lỏm được cách áp dụng để dạy con gái 'lì lợm' hiệu quả không tưởng!

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 08/07/2025 12:00
Tôi đã tìm ra chìa khóa giúp con gái vượt qua sự chán chường, rèn luyện tính kiên trì và thay đổi tư duy về thành công.

Vợ nổi ghen khi chồng ‘say nắng’ và đòi cưới nhân tình AI

Thư giãn - Anh Tú - 08/07/2025 11:00
Theo CBS và New York Post, một người đàn ông đã có gia đình tại Mỹ đã gây tranh cãi khi yêu và cầu hôn một AI trên ChatGPT.

Tình trạng cận kề cái chết và giải thích của khoa học về linh hồn

Suy ngẫm - Phạm Hường - 08/07/2025 10:00
Không chỉ khoa học mà cả các tôn giáo và các thuyết thần bí đều rất quan tâm đến cảm nhận về tình trạng này.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 10/07/2025