Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp - Bằng chứng sống về luân hồi

19/07/2023 09:00
Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp - Bằng chứng sống về luân hồi

Đối với đại đa số người Châu Á, khái niệm về luân hồi, về kiếp sống khác sau khi chết đi có thể không còn xa lạ vì nó đã tồn tại hàng ngàn năm và là một phần của các tôn giáo lớn như Phật giáo, Ấn Độ giáo…

Bạn có tin rằng mình đã từng có một kiếp sống khác, một cuộc đời khác trước kiếp sống hiện tại không? Nếu câu trả lời là CÓ thì quan điểm của bạn cũng giống với rất nhiều người, trong đó có triết gia Voltaire, người đã từng viết: “Việc được sinh ra hai lần không có gì đáng ngạc nhiên hơn việc được sinh ra một lần.” 

Ngày nay, cùng với khoa học phát triển, niềm tin của con người vào những gì rõ ràng và có thể chứng thực được thường lớn hơn niềm tin vào những câu chuyện tâm linh, những thế lực vô hình hay những bằng chứng không mấy cụ thể của một thế giới nào đó.

Thế nhưng, cũng nhờ khoa học phát triển mà rất nhiều chứng cứ cụ thể về luân hồi dần được làm rõ bởi các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới. Vô vàn phát hiện về những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp đã được công bố trên báo chí và các phương tiện truyền thông từ những năm 1900-1960.

Tại thời điểm đó, các thông tin thường nằm rải rác, riêng lẻ và chỉ phán ánh được một vài trường hợp không đáng kể. Chính điều này đã thôi thúc Ian Stevenson - một giáo sư nghiên cứu Tâm thần học dành 40 năm cuộc đời để nghiên cứu thực địa, xác thực hơn 3000 trường hợp về những đứa trẻ được ghi nhận là nhớ về tiền kiếp.

Ông đã đúc kết 40 năm nghiên cứu của mình trong cuốn sách “Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp", đưa ra 14 trường hợp tiêu biểu và có bằng chứng mạnh mẽ, nhằm củng cố niềm tin vào luân hồi cho bất cứ ai vẫn còn nghi ngờ về sự tồn tại của nó.

Cuốn sách gồm 11 chương, đi từ việc đưa ra các bằng chứng về luân hồi và niềm tin về nó ở khắp nơi trên thế giới. Cho đến phân tích cụ thể 14 trường hợp điển hình của những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp. Từ phân tích ấy rút ra những đặc điểm chung của các trường hợp thuộc nhóm này.

Tác giả Ian Stevenson không ngần ngại chia sẻ những phương pháp mà ông đã áp dụng để tìm hiểu và phân tích từng trường hợp. Cuốn sách còn bàn tới các vấn đề chưa được giải quyết trong tâm lý học, tâm thần học, cũng như y học, và xem sự luân hồi có thể mang lại giải pháp gì cho những vấn đề này. Từ những phân tích xoay quanh các trường hợp trẻ em nhớ được tiền kiếp, tác giả cũng đưa ra những suy đoán dựa trên cơ sở dữ liệu vững chắc về luân hồi trong tương lai.

Niềm tin vào luân hồi không còn hề xa lạ với nhiều người

Niềm tin vào luân hồi và tiền kiếp thực ra khá phổ biến không chỉ ở Châu Á, mà đã lan rộng ở Phương Tây từ thời của triết gia người Đức Arthur Schopenhauer. Niềm tin về luân hồi còn xuất hiện ở một số nơi xa xôi và biệt lập của thế giới, đến cả khu vực Tây Á và Nam Á,..

Theo Ian Stevenson, rất có thể không phải nó bắt nguồn từ một nơi rồi lan rộng đến nơi khác, mà hẳn nó đã tự hình thành tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới vào những thời điểm khác nhau.

Rất nhiều triết gia nổi tiếng coi trọng ý tưởng về sự luân hồi và đưa ra những lập luận để ủng hộ quan điểm này, có thể kể đến như Plato, Schopenhauer, MCTaggart, Broad, Ducasse,...

Có vô số điểm khác biệt trong quan điểm có liên quan đến sự luân hồi giữa các quốc gia và các dân tộc khác nhau. Nhưng cũng có rất nhiều đặc điểm chung về cách khơi gợi ký ức tiền kiếp cũng như những câu chuyện của những người có ký ức về kiếp sống trước.

Các phương pháp thường thấy để khơi gợi ký ức tiền kiếp

Tác giả Ian Stevenson đã liệt kê rất nhiều phương pháp được cho là có thể gợi nhớ ký ức tiền kiếp. Trong đó có thể kể đến như: thôi miên hồi quy, hiện tượng Deja Vu, những giấc mơ và ác mộng, sử dụng thuốc hay đang ở trong tình trạng bệnh tật, trạng thái thiền định hay thông qua các cảm xúc mạnh mẽ…

Những phương pháp này thường được sử dụng ở người trưởng thành, tuy nhiên không phải tất cả chúng đều mang lại kết quả hoàn toàn chính xác. Theo Ian Stevenson, ký ức tiền kiếp hoàn toàn có thể xuất hiện ở người trưởng thành, nhưng khi một người đến độ tuổi này, tâm trí của họ chứa đầy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

Những thông tin này đều nằm khuất ở những rãnh sâu của tâm trí, và có thể người sở hữu chúng còn không nhận thức được mình đang nắm giữ những thông tin như vậy. Tuy nhiên chúng vẫn luôn ở đó và sẵn sàng được khai thác cho những câu chuyện tưởng tượng về tiền kiếp. Việc huy động những ký ức nằm sâu trong vô thức như vậy rất dễ xảy ra khi chủ thể cố ý khơi dậy những ký ức tiền kiếp.

Ví dụ như khi sử dụng phương pháp thôi miên, nhiều người trưởng thành thường tưởng tượng ra những ký ức hơn là thực sự nhớ về tiền kiếp. Họ có thể đưa ra một số địa danh có thực ở tiền kiếp đó, nhưng khá mơ hồ và đôi khi thiếu đi thông tin có thể xác thực được.

Hay với những giấc mơ và ác mộng lặp đi lặp lại, khi thấy bản thân mình mặc một bộ trang phục kỳ lạ tại một nơi xa xôi, thì đó rất có thể là những mảnh ghép của ký ức tiền kiếp. Nhưng những giấc mơ này cũng biến mất dần khi trưởng thành, hoặc bị xen lẫn bởi các ký ức hỗn tạp khác.

Rất nhiều trường hợp mà Ian Stevenson nghiên cứu và tìm hiểu nói rằng họ nhìn thấy kiếp trước của mình khi đang ở trong trạng thái sốt cao, mê sảng hoặc sử dụng một loại thuốc nào đó. Hoặc khi đang ở trong trạng thái đau buồn cực độ, hay thậm chí có những người ở tình trạng hoàn toàn tỉnh táo cũng nhìn thấy những hình ảnh loé sáng hoặc chuỗi hình ảnh rất có thể là ký ức tiền kiếp.

Vì người trưởng thành có quá trình tiếp xúc phong phú hơn và dài hơn với các nguồn thông tin đa dạng mà họ có thể sử dụng cho những câu chuyện tưởng tượng về tiền kiếp. Đó là lý do mà tác giả Ian Stevenson đánh giá cao những câu phát biểu tự phát của trẻ nhỏ về tiền kiếp. Những đứa trẻ lần đầu nói về tiền kiếp ở độ tuổi khá nhỏ khi mà tâm trí chúng chưa tiếp nhận với nhiều thông tin về người đã khuất thông qua các kênh thông thường.

“Những đứa trẻ nhớ về tiền kiếp" chính là quá trình đúc kết và dày công tìm kiếm cũng như nghiên cứu của Ian Stevenson.

Quá trình tìm kiếm của Ian Stevenson

Những bài đăng riêng lẻ và chỉ phán ánh lượng thông tin không đáng kể đã thôi thúc Stevenson thu thập và so sánh các báo cáo được công bố cũng như lên đường thực địa và dành 40 năm cuộc đời tìm hiểu về hơn 3000 trường hợp được ghi nhận nhớ về tiền kiếp.

Quá trình tìm kiếm của ông bắt đầu từ năm 1961, và phương pháp mang đến những bước tiến quan trọng của Ian Stevenson có thể kể đến như phỏng vấn chéo để kiểm tra tính nhất quán, đối chiếu thông tin, sao chép các tài liệu liên quan, ghi chép những chi tiết quan trọng như hồ sơ bệnh án, báo cáo khám nghiệm tử thi…

Quá trình điều chỉnh cũng như bổ sung phương pháp nghiên cứu cho phù hợp với từng hoàn cảnh cũng không hề dễ dàng. Và phải mất nhiều năm ông mới có thể có được phương pháp hoàn chỉnh.

Mặc dù có những cách đánh giá và tìm hiểu có cơ sở cũng như mang tính thuyết phục, trong quá trình nghiên cứu của mình ông cũng gặp không ít trường hợp được giải thích như lừa đảo, hội chứng ký ức ẩn giấu và chứng loạn trí nhớ…

Cùng với đó là rất nhiều trường hợp không nhận được sự hợp tác từ phụ huynh, khi họ không khuyến khích con mình nhớ về tiền kiếp hay cho rằng đó là điều viển vông, khó có thể chấp nhận.

Với quyết tâm của mình, 40 năm nghiên cứu của Ian Stevenson đã có những gặt hái nhất định khi ông tìm thấy bằng chứng của hơn 3000 trường hợp nhớ được tiền kiếp. Trong đó có 14 trường hợp điển hình được nêu ra chi tiết trong cuốn sách này.

Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp

14 trường hợp luân hồi được Ian Stevenson đề cập trong cuốn sách đến từ 9 nền văn hoá khác nhau, nhằm sửa chữa niềm tin rằng những trường hợp luân hồi chỉ xảy ra ở các tín đồ Phật Giáo và Hindu giáo. Tác giả đã đưa vào cuốn sách này câu chuyện của cả những đứa trẻ đến từ bộ tộc Tlingit ở Alaska, một trường hợp ở Lebanon, ở Anh, Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và một số tiểu bang ở Hoa Kỳ.

Một trong số những câu chuyện về tiền kiếp được nêu ra trong phần này là câu chuyện của cậu bé Gopal (2,5 tuổi) nhớ được kiếp trước mình từng là Shaktipal Sharma - chủ của một công ty dược phẩm tại Mathura đã bị bắn chết bởi 1 người anh trai. Khi đến Mathura thì cậu bé cũng nhận ra rất nhiều người và địa điểm mà Sharma biết. Ký ức tiền kiếp của cậu bé đã dần mất đi khi trưởng thành.

Hay ngư dân Victor Vincent, một ngư dân Tlingit lớn tuổi ở Alaska đã nói rằng mình sẽ đầu thai làm con trai của cháu gái sau khi chết. Ông cho cháu gái mình xem hai vết sẹo một gần sống mũi và một ở lưng và nói rằng cháu gái sẽ nhận ra ông qua những vết bớt tương tự vết sẹo này. 18 tháng sau khi Victor qua đời, cháu gái ông hạ sinh một bé trai có hai vết bớt đúng vị trí hai vết sẹo mà Victor đã cho cô xem. Và trong giai đoạn từ 2-3 tuổi, đứa trẻ còn nhận ra một vài người mà Victor quen biết. Cũng tương tự trường hợp của Gopal, những ký ức về tiền kiếp của cậu bé cũng biến mất khi cậu lớn dần lên.

Mỗi câu chuyện về những đứa trẻ này càng củng cố niềm tin xác thực về luân hồi. Và thông qua 14 trường hợp ấy, tác giả cũng tìm ra những điểm lặp đi lặp lại của rất nhiều trường hợp.

Đặc điểm chung về những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp

Có 5 đặc điểm chính của một trường hợp hoàn chỉnh: một lời tiên đoán về sự tái sinh, một giấc mơ, một vết bớt hoặc dị tật bẩm sinh, lời kể của đứa trẻ về tiền kiếp, và hành vi tương ứng với lời kể đó.

Các trường hợp thường bắt đầu với một người lớn tuổi tiên đoán rằng mình sẽ được tái sinh, và người này thường tỏ rõ cho thấy mình muốn đầu thai vào gia đình nào hoặc làm con ai. Tiếp đến một người nào đó (không nhất thiết là thành viên gia đình) mơ thấy người này đầu thai vào một gia đình cụ thể. Đứa trẻ sau đó ra đời và có những vết bớt (hoặc dị tật) tương đồng với vết thương hoặc vết bớt trên cơ thể người đã qua đời kia. Không lâu sau khi biết nói thì đứa trẻ bắt đầu có những cách hành xử và những câu nói liên quan đến người đã khuất.

Nhưng không phải trường hợp nào Ian Stevenson nghiên cứu cũng sẽ có đủ cả 5 đặc điểm trên, đôi khi chỉ có 3 hoặc 4 và trong đó có một vài yếu tố nổi trội hơn các yếu tố còn lại.

Cụ thể: Cứ 46 trường hợp của thổ dân Tlingit thì có 10 trường hợp tính cách tiền kiếp lựa chọn cha mẹ cho kiếp sau. Các vết bớt và dị tật bẩm sinh xuất hiện ở khoảng 35% trường hợp.

Những phát biểu của đứa trẻ về tiền kiếp thường xảy ra trong độ tuổi từ 2-5. Mức độ chi tiết trong ký ức tiền kiếp của mỗi đứa trẻ rất khác nhau. Một số nhớ rất rõ và có thể kể rất nhiều nhưng một số khác lại chỉ có rất ít ký ức về tiền kiếp.

Những trường hợp nhớ về tiền kiếp thường có đặc điểm chung về ký ức của kiếp sống trước. Các ký ức này có xu hướng xoay quanh những sự kiện cuối cùng trong cuộc đời đó. ¾ trường hợp khẳng định mình nhớ được đã qua đời như thế nào và nếu nó là cái chết vì bạo lực thì càng dễ nhớ hơn (14 trường hợp tác giả đưa vào cuốn sách có đến 9 trường hợp nói rằng kiếp trước chết vì lý do bạo lực). Nhiều người nhớ lại những người quen và các vật dụng gần gũi với mình ở kiếp sống trước. Các chủ thể này còn có đặc điểm chung là nhớ được tên của một số thành viên trong gia đình, bạn bè, kẻ thù hay những ai bị giết còn có thể nhớ được tên hung thủ.

Thế nhưng, những ký ức tiền kiếp bắt đầu mờ nhạt khi những đứa trẻ bước vào độ tuổi 5-8. Những ký ức được lấp đầy bằng các trải nghiệm và thông tin mới. Và đứa trẻ sẽ phát triển bình thường với một cuộc đời mới. Cũng có một số trường hợp không thể quên đi kiếp sống cũ, ám ảnh với tiền kiếp khiến cuộc sống hiện tại bị ảnh hưởng. Đến nay, tác giả cũng chưa thể giải thích tại sao sự phai mờ ký ức hành vi tiền kiếp lại xảy ra khác nhau ở một số chủ thể.

Những hiện tượng có thể giải thích bằng luân hồi

Từ những phân tích của từng trường hợp, tác giả Ian Stevenson đã chỉ ra rằng những hành vi bất thường thời thơ ấu, những kỹ năng khác thường và hành vi chưa từng được dạy, chứng sợ hãi tuổi thơ, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, thái độ gây hấn vô lý, những vết bớt hay dị tật bẩm sinh… tất cả những điều này hoàn toàn có thể giải thích bằng luân hồi.

Tác giả cũng đề cập đến những hoàn cảnh tạo điều kiện hoặc cản trở luân hồi và lý do tại sao không phải ai cũng nhớ được tiền kiếp hay nhóm người nào có khả năng nhớ được tiền kiếp nhất, hay địa điểm, môi trường, xã hội tác động như thế nào đến việc nhớ lại tiền kiếp.

Cuốn sách “Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp" còn giúp khẳng định niềm tin vào luân hồi và cũng đưa ra những trở ngại ngăn cách con người tin vào luân hồi, cùng các suy đoán về tiến trình luân hồi trong tương lai.

Tất cả những gì chúng ta có đến thời điểm hiện tại vẫn là ngắm nhìn qua khung cửa sổ mờ. Tuy nhiên… một bản phác thảo thô sơ vẫn có giá trị hơn một tờ giấy trắng…

Tác giả đã đưa ra các suy đoán về tiến trình khả dĩ có liên quan đến luân hồi bằng cách xem xét và trả lời các câu hỏi như: Nếu luân hồi xảy ra, những gì sẽ tái sinh? Tại sao một người được sinh ra trong gia đình này thay vì gia đình khác? Làm sao một tính cách ngoài thân xác được nhập thể lại có thể ảnh hưởng đến cơ thể vật lý của lần tái sinh tiếp theo? Liệu hành vi đạo đức trong kiếp này có ảnh hưởng đến hoàn cảnh của kiếp khác?

Thông qua những khái quát về phương pháp và kết quả của các cuộc khảo sát, Ian Stevenson hy vọng có thể sửa chữa được những quan niệm sai lầm của nhiều người về luân hồi. Và từ cuốn sách này, nhiều báo cáo về các trường hợp nhớ được tiền kiếp sẽ được công bố hơn.

Khép lại “Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp", chính tác giả cũng khẳng định chúng ta còn rất nhiều điều chưa biết về luân hồi nhưng nhờ có những bằng chứng cụ thể, cuốn sách này đã phần nào giúp bạn đọc có những hiểu biết nhất định về một tiến trình siêu linh. Và trong tương lai, với sự phát triển của khoa học và sự tài giỏi của các thế hệ sau, chắc chắn bước tiến về tiến trình này sẽ còn xa hơn nữa.

Bài viết được trích lược từ cuốn Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp của tiến sĩ Ian Stevenson do First News chuyển ngữ phát hành tại Việt Nam. Cuốn sách này chứa đựng những phân tích cụ thể về hiện tượng luân hồi mà tác giả thu thập trong suốt 40 năm và qua khảo sát gần 3000 trường hợp trẻ em nhớ được tiền kiếp.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Phim Sex Education, liều thuốc "chữa lành" cho mối quan hệ giữa tôi và con gái

Sau khi xem tập phim, tôi đã quyết định ngồi xuống nói chuyện với con gái.
2

Phim Sex Education: Hóa ra cha mẹ từ Đông sang Tây, không ai "thoát" khỏi giai đoạn này!

Thức cả đêm xem phim, tôi như mở mang đầu óc và ngộ ra 5 bài học cực đắt giá!
3

Bản giao hưởng cuộc sống - Bữa tối Giáng sinh giữa hai chiến tuyến

“Mỗi chúng ta là một thực thể nhỏ bé trên địa cầu này. Sự tồn tại của chúng ta là có giới hạn, nhưng chúng ta có thể học cách chia sẻ tình yêu thương không giới hạn đến với nhiều người.”
4

Nhờ xem phim Sex Education mà con gái tôi đã dám thú nhận 1 bí mật với mẹ!

Linh tính của người mẹ mách bảo tôi: Con đang gặp vấn đề!
5

'Tự do - Như chim tung cánh' - Câu chuyện sâu sắc về tự do từ Osho khiến bạn phải suy ngẫm

Tự do - Như chim tung cánh (Freedom The courage to be yourself). Liệu chúng ta có thực sự hiểu tự do là gì?

Tư duy truy tìm sự thật - Nên nhìn thẳng vào sự thật thay vì cố chứng minh mình đúng

Cuốn sách “Tư duy truy tìm sự thật” phân tích cách mà não bộ con người được lập trình sẵn dựa trên cơ sở tâm lý học và xã hội học, nhằm chỉ ra các hành vi vô thức mà hầu như ai trong số chúng ta cũng mắc phải.

Như ta là - Triết gia Krishnamurti chỉ cách 'dọn dẹp' tâm trí để sống an vui

Những tư tưởng mới mẻ cùng lời khuyên thiết thực từ cuốn sách “Như ta là” của triết gia J. Krishnamurti giúp ta thấu hiểu chính mình, tự trang bị cho mình một tâm thái sống mà trong đó ta có thể hạnh phúc, an vui.

Muôn kiếp nhân sinh 3 - Chúng ta đang để lại cho con cháu mình một thế giới như thế nào?

Nhờ trí thông minh, đời sống con người đã hoàn toàn thay đổi. Tuy nhiên, câu hỏi của tôi là những người thông minh này đã và đang làm gì với tài năng của họ?

​​​​​​​‘Đánh thức trí thông minh’ giúp bạn tạo ra công thức thành công cho chính mình

Đánh thức trí thông minh" của J. Krishnamurti là một tác phẩm thách thức người đọc khám phá, mở rộng trí thông minh và nhận thức của mình thông qua sự tỉnh thức, quan sát đúng đắn và yêu thương.

Bí quyết sống tỉnh thức trong 8 ngày - Trở thành nhà khoa học và tạo ra 'vitamin tỉnh thức'

Muốn tử tế với chính mình, hãy bắt tay trở thành nhà khoa học tự tạo ra "vitamin Tỉnh Thức" cho bản thân.

Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp - Trải nghiệm Déjà Vu có phải là ký ức tiền kiếp?

Có hay không Trải nghiệm Déjà Vu chính là ký ức tiền kiếp của chúng ta?

Muôn kiếp nhân sinh 3 - Trí thông minh nhân tạo không bao giờ thay thế được bộ não con người

Trong một chuyến viếng thăm Thomas tại Colorado, tôi đã có cuộc trò chuyện với ông về trí thông minh nhân tạo.

‘Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp’ - Một nghiên cứu dày công và thận trọng về luân hồi

“Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp” (Children Who Remember Previous Lives) của tiến sĩ, bác sĩ Ian Pretyman Stevenson là quyển sách chuyển tải khá đầy đặn những nghiên cứu dày công, thận trọng của ông về hiện tượng luân hồi.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025