Tôi đi học – Tác phẩm để đời của thầy Nguyễn Ngọc Ký

NV29/09/2022 11:20
Tôi đi học – Tác phẩm để đời của thầy Nguyễn Ngọc Ký

Biến cố vào năm 4 tuổi, khiến đôi tay “như hai cục thịt lủng lẳng” lại là một sự khởi đầu cho một cuộc đời mới. Đó cũng là lý do để có tự truyện Tôi đi học, được xem là cuốn sách để đời của Nguyễn Ngọc Ký.

Ước mơ giỏi toán

Không ngờ khi học lên lớp Sáu rồi lớp Bảy một loạt khó khăn mới lại đến với tôi. Môn toán không đơn thuần chỉ là số học nữa. Nó đã thêm bộ môn hình học và đại số. Đáng ngại nhất là hình học. Song chính hình học lại là môn tôi thích thú nhất.

Nói đến hình học là phải nói đến hình vẽ. Vẽ hình có tốt thì bài giải mới tốt được. Với đôi chân, chỉ cần cặp chiếc thước, kẻ một đường thẳng cũng khó, huống hồ phải kẻ những đường ngang dọc lắt léo đòi hỏi thật chính xác.

Công việc của tôi là phải tập giữ thước thế nào cho chắc khi đặt xuống giấy. Các bạn có thể dang rộng hai ngón tay đè thước dễ dàng. Còn tôi chỉ dùng được ngón cái chân trái để giữ, nên khi đưa bút kẻ, thước thường bị chệch. Thế là bỗng chốc đường thẳng hóa thành đường gấp khúc. Nhiều lần chiếc hình cứ gần vẽ xong lại phải bỏ đi vẽ lại. Có hình vẽ tới năm bảy lần vẫn chưa được. Thấy mất thời gian lại tốn giấy hao công, tôi nghĩ ra cách vẽ hình không cần thước. Lúc đầu vẽ bằng bút mực, nét hình run run nhiều khi mất chính xác.

Về sau tôi bỏ bút mực dùng bút chì. Khi vẽ có bị hỏng tôi tẩy đi vẽ lại. Cách vẽ này giúp tôi vẽ được những hình tương đối chính xác, khi giải bài tập khỏi phải nhờ các bạn vẽ hộ. Nhưng chưa thể thỏa mãn với kết quả đó được. Tôi suy nghĩ phải tìm cách vẽ bằng được những hình đẹp như các bạn. Nghĩa là tôi phải tập để có thể dùng thước và bút mực khi vẽ.

Tôi chuyển sang tập giữ thước kẻ bằng gót chân trái. Khi vẽ, thước không bị xê xích như trước nữa.

Nhưng một khó khăn mới lại xảy ra: Chiếc thước quá nhỏ bản nên gót chân thường che khuất cả hình. Thành ra tôi toàn phải kẻ phóng vì không nhìn rõ gì cả. Kết quả có những đoạn thẳng cần ngắn thì lại kẻ dài, có những đoạn cần dài lại kẻ quá ngắn. Thậm chí có khi muốn vẽ đường thẳng lại ngoặc luôn cả hình gót chân vào bài thành hình vòng cung.

Khắc phục bằng cách nào đây?

 Thao thức mãi tôi mới nghĩ ra cách làm một cái thước thật rộng bản, có chuôi cắm bên trên. Bây giờ tôi không tì thước bằng gót chân nữa. Tôi dùng ngay ngón chân trỏ và ngón cái cặp lấy chuôi ấn thật chắc xuống giấy. Với sáng kiến này, tôi đã vẽ được những hình khá chuẩn xác.

Tôi tưởng thế là mọi chuyện đã ổn, tôi không lo về việc vẽ hình nữa. Nhưng không. Cặp mãi chiếc com-pa trong chân mà tôi vẫn loay hoay không biết quay thế nào. Quay phải cũng vướng, quay trái cũng vướng. Ngón chân tôi cứ cứng đờ, không tài nào xoay com-pa đi được. Luống cuống mãi, mũi com-pa đã xé toạc cả mấy trang vở mà tôi vẫn chưa vẽ được một vòng tròn nào.

Kể từ hôm được mẹ mua cho com-pa, ngày nào tôi cũng tập quay như vậy. Không kể trưa, tối, hễ lúc nào rỗi tôi lại tập. Tập cả lúc chờ bữa ăn. Nếu mẹ không giục đi ngủ thì có lẽ nhiều đêm tôi thức trắng để tập. Thế mà đã hơn một tuần liền vẫn chưa có kết quả gì. Nhiều lần, Phụ nói:

- Để tớ quay giúp cho.

- Không, nhất định tớ phải tập quay cho được.

Tôi không quay com-pa bằng một chân nữa, đổi sang tập quay bằng hai chân. Tôi dùng chân phải giữ chuôi và đưa chân trái cặp vào càng có gắn bút chì để quay. Nhưng rồi tôi vẫn không vẽ được. Cố gắng gò bàn chân, tôi cũng chỉ vạch được nửa vòng tròn là hết cỡ, mà nửa vòng tròn đó cũng chệch choạc đứt quãng rất nhiều. Tôi chợt nảy ra cách quay hai lần. Sau khi quay được nửa vòng, tôi nhấc com-pa lên xoay tờ giấy lại quay tiếp nửa kia. Giá có chiếc com-pa tốt không thay đổi khẩu độ thì có lẽ tôi đã thành công rồi. Biết làm sao bây giờ?

Thầy Nguyễn Ngọc Ký cắt hoa bằng chân trước sự ngạc nhiên và thích thú của bạn đọc nhỏ tuổi.

Chiếc Com-pa của người bạn thân chưa quen

Giữa lúc đó một chuyện tình cờ đã xảy ra. Thường lệ như bao trưa khác, trưa hôm ấy đi học về, trong lúc chờ cơm tôi lục sách ra “xào” bài, thì ôi, một chiếc hộp to gần bằng trang vở, màu đỏ sẫm nằm ngay dưới đáy túi sách. Tôi ngẩn người không biết ai đã bỏ vào đấy. Tôi run run mở ra và ngạc nhiên thấy một chiếc com-pa Trung Quốc mạ kền sáng loáng, cùng một chiếc bưu ảnh hoa hồng và một bức thư ngắn. Tôi vội vàng cầm lá thư:

“Thân tặng NNK, người bạn mến phục, món quà nhỏ này làm kỷ niệm. Chúc bạn mãi mãi vui khỏe và vươn lên không ngừng. Người bạn thân chưa quen của bạn.

Ký tên: L.”

Đọc xong bức thư tôi xúc động đến ứa nước mắt. Tôi nghĩ mãi vẫn không đoán ra L. là ai. Chắc một bạn trong lớp. Nhưng tại sao lại là “người bạn thân chưa quen biết”? Trong lớp này có ai mình chưa quen đâu nhỉ. Một năm lớp Sáu học với nhau rồi chứ ít gì. Mà sao bạn ấy lại tặng mình chiếc com-pa? Có phải bạn biết mình đang cần có một chiếc com-pa thật tốt như thế này? Buổi học hôm sau tôi mới vỡ lẽ: L. không phải ai khác mà chính là Liễu, một bạn gái cùng lớp. Tôi nhận ra điều đó khi thấy mấy bạn gái ngồi bàn bên cứ chằm chằm nhìn vào chiếc “com-pa kỷ niệm” tôi đang tập quay, cười khúc khích.

Từ khi có chiếc com-pa của Liễu, công việc tập luyện của tôi có phần dễ dàng hơn. Lúc quay, tôi không còn sợ com-pa thay đổi khoảng cách nữa, vì nó được điều khiển bằng xoáy ốc.

Bây giờ tôi chuyển sang tập quay com-pa bằng cách khác. Tôi dùng hai ngón chân cái kẹp đuôi com-pa và quay. Tôi đã quay trọn được các hình tròn to nhỏ vừa ý.

Song, đó chỉ là thành công khi quay trên vở để làm bài tập bình thường. Còn gặp những bài kiểm tra thì tôi lại bị lúng túng. Vì phải quay com-pa trên các tờ giấy lẻ, nên khi mũi com-pa quay, tờ giấy cũng xoay theo. Thành ra tôi rất khó điều khiển cho mũi chì vạch ra trên giấy. Tôi lại suy nghĩ: tôi không làm các bài kiểm tra toán vào giấy rời nữa mà đóng thành một tập. Để khi làm bài xong nhanh chóng có bài nộp cho thầy tôi nghĩ ra cách dùng kim châm một đường thủng ở gáy quyển vở như đường viền những con tem. Làm xong bài tôi chỉ việc xé roạt một cái là đã có bài nộp cho thầy.

Song cách làm này vẫn chưa vừa ý, tôi cảm thấy còn bị bó buộc nhiều quá. Tôi muốn làm thế nào chỉ dùng một chân cũng quay được com-pa trên giấy như các bạn dùng tay. Quá trình tập quay từ trước đã làm ngón chân tôi trở nên mềm mại nên tôi tin là sẽ làm được.

Thấy tôi quay được com-pa bằng một chân, thầy Châu mừng lắm. Thầy đứng nhìn tôi làm bài dựng hình và gật đầu nói:

- Khá lắm, em có nhiều triển vọng tốt đấy!

Thầy Nguyễn Ngọc Ký kí tặng sách cho độc giả

Và những bài toán khó

Quả thật bài kiểm tra ấy tôi đạt điểm năm (Thời kỳ này các trường học ở miền Bắc vẫn dùng thang điểm 5: điểm 5 là điểm tối đa, như điểm 10 ngày nay). Thầy Châu rất mến tôi. Thầy có gì cũng dành cho tôi. Tôi thiếu giấy thiếu mực, thầy đều mua cho cả. Các bạn thường gọi đùa tôi là “con cưng của thầy”. Dù phải đi bộ tới 5 cây số tôi vẫn rất thích đến nhà thầy chơi vào chiều thứ bảy. Nhất là được thầy cho thêm các đề toán khó về làm là tôi khoái lắm. Biết ý nên mỗi lần tôi chào thầy ra vế, bao giờ thầy cũng bỏ vào túi cho tôi một món quà rất đặc biệt. Thầy nói vui:

 - Đây, quà của Ký đây. Khi nào “ăn” xong nhớ cho thầy biết nhé! - Thầy vừa cười vừa bảo tôi.

Món quà đó chính là một mảnh giấy nho nhỏ, chép sẵn các đề toán khó thầy mới sưu tầm, chọn lọc. Tôi hớn hở đi nhanh về nhà, háo hức mở ra đọc đi đọc lại những đề toán đó tới thuộc lòng. Bài toán dù khó thế nào tôi cũng đinh ninh sẽ làm được. Chiều nghĩ chưa được, tôi để tối. Nếu tối chưa giải xong sáng hôm sau tôi hẹn mẹ gọi dậy thật sớm làm lại. Ngày hôm nay chưa xong ngày mai tiếp tục. Cứ như vậy, đi đâu, đứng đâu, ngồi đâu không mấy lúc trong đầu tôi không thao thức nghĩ về một bài toán khó. Có bài toán lúc thức hoài vẫn bí rị, vậy mà trong giấc mơ bỗng lại tìm ra cách giải ngon lành.

Thầy Châu rất hài lòng thấy tôi làm được bài hình ấy. Một buổi chiều tôi lên trình bày cặn kẽ cách giải với thầy. Hai thầy trò mải mê quá, trời tối lúc nào không hay. Vừa lúc có gió mùa đông bắc tràn về kèm theo mưa phùn. Sợ tôi đi về một mình không an toàn thầy liền cầm đèn pin, hai thầy trò khoác chung một chiếc áo mưa, thầy dẫn tôi về tận nhà. Vừa đi hai thầy trò vừa tỉ tê tâm sự đủ chuyện.

Chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi môn toán cấp huyện năm đó tôi được thầy Châu chọn vào danh sách dự khuyết.  Tôi vừa vui vừa buồn, vừa mừng vừa tủi. Tại sao thầy thương mình đến vậy mà lại không nương tay xếp cho mình được ở danh sách chính thức. Sau này tôi mới hiểu: khoa học là khoa học, tình thương là tình thương. Với thầy hai khái niệm đó không bao giờ lẫn lộn. Mọi sự nuông chiều, chiếu cố đối với khoa học đều là lưỡi dao tự sát với chính nó.

Và quả thật chính với quyết định đó thầy Châu đã cứu tôi thoát khỏi chủ quan ảo tưởng, làm bừng cháy mãnh liệt thêm trong tôi ngọn lửa tự trọng, tự ái, quyết chí không ỷ lại mà tự vượt mình bằng những nỗ lực không biết mệt mỏi nhằm chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới. Ngày đêm tôi miệt mài đắm say thao thức và hạnh phúc đến rơi nước mắt khi tìm ra cách giải mới cho một bài toán khó. Sự tiến bộ về môn toán của tôi cứ thế vượt lên từng ngày. Và một ngày kia cả lớp tôi reo lên sung sướng khi nhà trường thông báo: kỳ thi học sinh giỏi toán vừa qua tôi đạt giải nhất toàn huyện, rồi giải ba toàn tỉnh.

Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28-06-1947 tại Hải Thanh, Hải Hậu, Nam Định. Ông bị liệt đôi tay từ năm 4 tuổi; 7 tuổi đi học dùng chân viết. Hai lần ông được Bác Hồ thưởng huy hiệu vì thành tích vượt khó học giỏi. Năm 1970, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp, khoa Ngữ Văn, sau đó đi dạy và trở thành Nhà giáo Ưu tú năm 1992. Ông là nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân.

Với NGƯT Nguyễn Ngọc Ký, biến cố vào năm 4 tuổi, khi phải trải qua một cơn sốt bại liệt, từ đó khiến đôi tay “như hai cục thịt lủng lẳng đeo vào hai bên mình” lại là một sự khởi đầu cho một cuộc đời mới. Và đó cũng là lý do để có tự truyện Tôi đi học, được xem là cuốn sách để đời của Nguyễn Ngọc Ký.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Sau cả ngày làm việc mệt mỏi, sao bạn vẫn cố gắng thức đêm lướt điện thoại?

Có một cái tên rất kêu cho hiệu ứng tâm lý này. Các nhà khoa học gọi nó là "Trì hoãn giấc ngủ để trả thù". Nhưng rốt cuộc thì bạn đang trả thù điều gì?
2

Cô gái học hết tiểu học được mời về làm việc vươn lên trở thành "nữ tướng" của Haidilao

Dù chỉ mới học hết tiểu học, nhưng cô gái này khiến nhiều người khâm phục khi vươn lên trở thành "nữ tướng" của Haidilao và là tỷ phú sở hữu khối tài sản hơn 42.000 tỷ đồng.
3

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.
4

Trải nghiệm 9 tháng không dùng smartphone của cô gái Gen Z để cai nghiện điện thoại

Ella Jones (cô gái 23 tuổi sống ở Belfast, thủ đô Bắc Ireland) kể về trải nghiệm 9 tháng không dùng smartphone để cai nghiện điện thoại.

“Tâm huyết trao đời” của Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký

Ngày 2/7, tại TPHCM đã diễn ra lễ ra mắt quyển sách “Tâm huyết trao đời”, đây là tập cuối của bộ ba hồi ký cuộc đời nhà văn, nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký.

Vĩnh biệt Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký – Người thầy không cần phấn trắng, bảng đen

Nhà văn - Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký (26/6/1947 – 28/9/2022), một cử nhân văn chương của Đại học Tổng hợp Hà Nội đã mở ra cho nhiều thế hệ học trò những cái nhìn mới mẻ, yêu đời…

Nhà giáo viết bằng chân Nguyễn Ngọc Ký qua đời

Nhà giáo ưu tú không tay với kỷ lục "Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân" Nguyễn Ngọc Ký qua đời vào sáng sớm ngày 28/9 ở tuổi 75.

Giúp bạn hơn 3 triệu đồng, 25 năm sau được trả ơn 33 tỷ

Trở thành tỷ phú, Thắng Vinh cất công đi tìm và trả ơn người 25 năm trước đã cho anh - khi đó chỉ là một công nhân - vay 1.000 tệ để khởi nghiệp.

Cụ bà nhặt đồ cũ cất giữ, 50 năm sau mở triển lãm

Có lẽ bà đã hoàn thành sứ mệnh giải cứu những món đồ cũ kỹ, để rồi được chú chim hỷ tước dẫn lối đoàn tụ với chồng.

Người đàn ông 'một tay, một chân' chèo thuyền vòng quanh thế giới trong 7 năm

Sau tai nạn kinh hoàng, Dustin Reynolds chỉ còn một chân và một tay. Không đầu hàng, anh đã lên đường thực hiện hải trình vòng quanh thế giới.

Nhân viên gọi ông chủ người Nhật là 'soái ca', bịn rịn phút chia tay

Phút chia tay trước khi rời nhà máy tại Bình Dương để về nước, khi vị Tổng Giám đốc cúi đầu, gập người bắt tay người lao động chào tạm biệt, nhiều nhân viên nói: "Bác là soái ca trong lòng em".

3 công thức cải mệnh giúp Lưu Bang 48 tuổi bất ngờ lội ngược dòng

Lưu Bang trên thực tế vốn không được tính là người có tài, vì trước 48 tuổi, ông vẫn không có bất kỳ một thành tựu nào đáng kể.

Ra mắt sách nói Người đàn bà trong tôi, hồi ký của Britney Spears

Từ sách - Phim - Diễm Mi - 20/04/2024 13:00
Chiều 19/4, trong khuôn khổ Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại TPHCM, First News phối hợp cùng Ứng dụng sách nói Fonos ra mắt cuốn tự truyện Người đàn bà trong tôi (tựa gốc: The Woman in Me) của ca sĩ Britney Spears.

Cơ hội tốt nghiệp

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/04/2024 12:00
Một người bạn hỏi tôi về việc làm cho con mình sẽ tốt nghiệp vào tháng bẩy. Anh ấy muốn biết tôi tìm khả năng gì khi tôi thuê người vào làm việc cho công ti tôi.

Chuyện về đàn khỉ tinh khôn ở núi Két, An Giang

Giải trí - Tô Văn - 20/04/2024 11:00
Núi Két, còn gọi là Anh Vũ Sơn, nằm trong dãy Thất Sơn của tỉnh An Giang và ẩn chứa nhiều huyền tích rất ly kỳ. Nơi đây, còn có câu chuyện về một đàn khỉ tinh khôn đã tồn tại hàng chục năm và đang quậy phá tưng bừng.

5 lời khuyên Bill Gates dành cho sinh viên

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - CFB - 20/04/2024 10:00
Vị tỷ phú nổi tiếng đã có những chia sẻ sâu sắc tới mọi người, đặc biệt là giới trẻ.

‘Người đàn bà trong tôi’ - Cuốn hồi ký đau lòng và chấn động của ‘công chúa nhạc pop’ Britney Spears

Từ sách - Phim - FN - 20/04/2024 09:00
“Người đàn bà trong tôi” không chỉ là cuốn tự truyện của một ngôi sao, mà hơn hết, nó còn là câu chuyện cảm động về hành trình tìm lại tự do của một con người. Ở đó, ta thấy một phiên bản Britney Spears khác - chân thực và đau lòng đằng sau ánh đèn rực rỡ.

Người đàn bà trong tôi - Cuộc đời sau ánh hào quang của Britney Spears

Từ sách - Phim - FN - 20/04/2024 08:30
Trong cuốn hồi ký “Người đàn bà trong tôi” (tựa gốc: The Woman in Me), Britney Spears đã phơi bày toàn cảnh về cuộc đời mình dưới góc nhìn của người trong cuộc.

Đủ duyên ta lại tương phùng - Thương nhau đâu phải để buồn

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/04/2024 08:00
Nhân duyên là thứ kì lạ nhất trên đời. Nhân duyên khiến chúng ta vui nhưng cũng nhân duyên đó có khi lại khiến ta buồn dai dẳng suốt nhiều năm. Vì sao thương một người lại khổ đến vậy?

Kỹ nghệ phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/04/2024 13:00
Kĩ nghệ phần mềm là bộ môn mà trong đó các kĩ sư tuân theo một qui trình xác định rõ để làm công việc của họ.

Cô gái học hết tiểu học được mời về làm việc vươn lên trở thành "nữ tướng" của Haidilao

Phong cách sống - Minh Hằng - 19/04/2024 12:00
Dù chỉ mới học hết tiểu học, nhưng cô gái này khiến nhiều người khâm phục khi vươn lên trở thành "nữ tướng" của Haidilao và là tỷ phú sở hữu khối tài sản hơn 42.000 tỷ đồng.

Kịch ‘Tiếng chim vườn ngọc’: Áp lực trên vai diễn viên trẻ

Giải trí - Nguyễn Huy - 19/04/2024 11:00
"Tiếng chim vườn ngọc" là tên mới của vở "Tiếng chim vườn ngọc lan" - vở kịch từng thành công vang dội tại sân khấu 5B Võ Văn Tần (TP.HCM) cách đây 25 năm.

4 kiểu người đừng bỏ lỡ, đồng hành với họ, sớm muộn bạn sẽ phát đạt

Suy ngẫm - Ngọc Tú - 19/04/2024 10:00
Đừng bỏ lỡ 4 kiểu người sẽ giúp bạn phát đạt khi họ xuất hiện sau đây.

'Từ bỏ' để thành công

Từ sách - Phim - Thu An - 19/04/2024 09:00
Từ bỏ - một ai đó, một điều gì đó, một thương hiệu đã dày công xây dựng, một doanh nghiệp đã miệt mài vun đắp, một danh tiếng đã kỳ công tạo dựng… luôn là một quyết định rất khó khăn, thậm chí cực kỳ khó khăn, của nhiều người.

Minh đạo nhân sinh - Luôn sẵn sàng chờ đợi và học cách xử lý bất cứ điều gì xảy ra

Từ sách - Phim - Quìn - 19/04/2024 08:00
Chúng ta không thể kiểm soát mọi việc xảy ra, nhưng chúng ta có một lựa chọn để hành động: tránh xa bức tường sắp đổ, để phản ứng với mệnh của chúng ta và định hình tương lai của chúng ta theo đó.

Top 5 vũ khí vô địch thiên hạ trong kiếm hiệp Kim Dung: Món thứ 3 là "hóa thân" của số 2

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 18/04/2024 13:00
Một trong số những món vũ khí này có quyền hiệu lệnh thiên hạ, người sở hữu là minh chủ võ lâm.

Vợ chồng son - Vì lý do này, bác sĩ pháp y người Pháp quyết tâm sang Việt Nam cưới vợ

Truyền hình - Lam Phương - 18/04/2024 12:00
Sau hơn một năm nhắn tin, Benjamin Bernardo quyết định bay từ Pháp đến Việt Nam để gặp mặt Thu Trang.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 20/04/2024