Thư cho sinh viên đại học: Cần được chuẩn bị

GS John Vu18/09/2023 11:00
Thư cho sinh viên đại học: Cần được chuẩn bị

Là sinh viên đại học, các bạn cần biết rằng vào đại học chỉ mới là bắt đầu; tốt nghiệp được là một thành tựu, nhưng bằng cấp không tương đương với thành công nếu bạn không thể tìm được việc làm liên quan tới điều bạn đã học.

Theo một khảo cứu đại học năm 2012, chỉ 38% người tốt nghiệp là có khả năng kiếm được việc làm liên quan tới lĩnh vực học tập của họ, điều có nghĩa là 62% những người tốt nghiệp đã không kiếm được việc làm hay có việc làm không liên quan tới điều họ đã học. Trong số những người tốt nghiệp có được việc làm tốt, 86% số họ là trong Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM); và trong những người tốt nghiệp không thể tìm được việc làm, 74% số họ ở trong các lĩnh vực khác như nghệ thuật, sân khấu, âm nhạc, triết học, khoa học xã hội, tâm lí, văn học và lịch sử.

Dựa trên những dữ liệu này, điều quan trọng là bạn chọn lĩnh vực học tập của bạn một cách cẩn thận và thiết lập thói quen học tập tốt để đảm bảo rằng bạn sẽ đạt tới mục đích giáo dục của bạn.

Là sinh viên đại học, bạn cần hiểu rằng vào đại học không giống như trung học, và có được bằng cấp không giống như tìm được việc làm tốt. Bằng cấp KHÔNG BAO GIỜ là mục đích của bạn vì nó không đảm bảo cái gì cả. Mục đích của bạn nên là được giáo dục với tri thức và kĩ năng đúng và là một người có trách nhiệm cho bản thân bạn, cho gia đình bạn, và cho xã hội của bạn. Bạn đã bao giờ hỏi: “Điều gì làm cho một số sinh viên đại học thành công, trong khi số khác thất bại?” Điều đó không phải là vì họ thông minh thế nào hay họ may mắn thế nào mà về cách họ CHUẨN BỊ khi họ vào đại học. Mặc dầu bạn đã học tốt ở trung học nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ học tốt ở đại học, nếu bạn KHÔNG được chuẩn bị.

Được chuẩn bị có nghĩa là bạn có lí do tốt để vào đại học. Bạn biết nó là gì và tại sao. Lí do KHÔNG nên là vì bố mẹ bạn bảo bạn vào đại học. Lí do KHÔNG nên là vì bạn tốt nhất của bạn sắp vào đại học. Lí do KHÔNG nên là vì đó là điều tiếp sau trung học. Lí do nên là ý tưởng riêng của bạn về tương lai của bạn vì bạn muốn được giáo dục, xây dựng nghề nghiệp tốt để cho bạn có thể có năng suất, độc lập, và đóng góp cho xã hội bạn.

Được chuẩn bị nghĩa là bạn biết cách đặt ưu tiên của bạn. Bạn vào đại học để học cho nên tới lớp phải là ưu tiên hàng đầu, điều có nghĩa là bạn sẽ KHÔNG bỏ giờ lên lớp vì bất kì lí do nào. Là người có trách nhiệm nghĩa là bạn phải đặt thời gian riêng của bạn để học, làm bài tập về nhà, và đặt giới hạn cho các hoạt động xã hội. Sinh  viên có trách nhiệm biết cách quản lí thời gian của họ dựa trên ưu tiên của họ. Không có gì sai với việc đi ăn uống ngày cuối tuần, hay đi làm quen với ai đó đặc biệt, chừng nào bạn đã làm xong điều bạn lập kế hoạch để làm dựa trên ưu tiên riêng của bạns. Chỉ có 7 ngày trong tuần và bạn chỉ có bốn năm để hoàn thành giáo dục của bạn nhưng bạn có cả đời cho các hoạt động khác cho nên đặt ưu tiên phải là điều đầu tiên bạn học khi vào đại học.

Được chuẩn bị nghĩa là bạn phải học một cách vững chắc từng ngày. Bạn phải đọc mọi nhiệm vụ được phân công; với mỗi giờ trên lớp, bạn phải dành ít nhất hai giờ học riêng của bạn. Bạn không thể học nhồi nhét vào những phút cuối cho bài kiểm tra mà học mọi ngày, KHÔNG phải học mọi đêm trước bài thi. Bạn phải ghi chép bài trên lớp cho kĩ bằng việc lắng nghe cẩn thận điều giáo sư dạy trong lớp, và KHÔNG chú ý tới điều bạn bè bạn gửi cho bạn trong tin nhắn. Bạn phải làm việc có hiệu quả bởi vì bạn KHÔNG có thời gian nghe bài giảng lần thứ hai.

Được chuẩn bị nghĩa là bạn phải học nhiều nhất có thể được. Khi bạn đọc cái gì đó, bạn phải nghĩ về nó nghĩa là gì, KHÔNG chỉ đọc lướt qua nó. Khi bạn không hiểu cái gì đó, bạn nên hỏi câu hỏi trong lớp để cho giáo sư có thể giúp bạn hiểu nó tốt hơn. Khi bạn viết bài báo hay làm bài tập về nhà, bạn nên nghĩ sâu về vấn đề và kiểm các tham chiếu để mở rộng tri thức của bạn. Tất nhiên, thỉnh thoảng nhiều điều có thể không xảy ra như bạn muốn nhưng bạn phải không bao giờ từ bỏ. Bạn phải biết rằng bài kiểm tra là cơ hội để kiểm tri thức của bạn. Cho nên thay vì nhìn vào điểm, bạn phải nhìn vào bạn đã học được bao nhiêu và bạn biết bao nhiêu để cho bạn có thể học tốt hơn lần sau.

Được chuẩn bị nghĩa là bạn biết khi nào bạn có thể tự học và khi nào bạn sẽ cần giúp đỡ. Không ai có thể làm được mọi thứ cho nên thỉnh thoảng bạn cần hỏi sự giúp đỡ từ giáo sư. Bạn học kính trọng các giáo sư, không phải bởi vì tri thức của họ nhưng bởi vì sự chuyên cần của họ để giáo dục sinh viên như bạn. Họ không phải là ai đó chỉ truyền tri thức hàn lâm mà còn là người sẽ hướng dẫn bạn trong nhiều thứ. Bạn cần nói chuyện với họ về những điều bạn không hiểu, kể cả nghề nghiệp, việc làm, và cách đặt mục đích, bao gồm cả mục đích trong cuộc đời bạn. Bạn không vào đại học chỉ để có bằng cấp, hay để làm ra tiền mà còn để là một người toàn bộ, một người tốt cho gia đình bạn, và là người hữu dụng cho xã hội bạn, người có trách nhiệm cho đất nước bạn, và nhiều điều nữa.

Được chuẩn bị nghĩa là bạn học để mở rộng tri thức của bạn ra ngoài điều nhà trường dạy bạn. Bạn cần đọc nhiều để hiểu cách mọi sự vận hành, cách công nghệ thay đổi, cách kinh tế đang tăng trưởng, cách các công ti đang vận hành, và cách thế giới đang tiến hoá v.v. Bạn là một phần của thế giới này và bạn phải có trách nhiệm cho nó. Đó là lí do tại sao bạn phải học để trưởng thành một cách có trách nhiệm. Thời gian ở đại học còn nhiều hơn chỉ là học từ sách vở nhưng cũng là học để trưởng thành và là người có trách nhiệm.

Là sinh viên đại học, bạn đang sống trong một thế giới được che chắn đặc biệt nhưng trong một thời gian ngắn bạn sẽ phải đối diện với thế giới thực. Điều bạn làm vậy sẽ xác định ra tương lai của bạn, tương lai của gia đình bạn, và bạn đóng góp bao nhiêu sẽ xác định ra tương lai của xã hội của bạn và tương lai của đất nước bạn bởi vì tất cả các bạn đều là tương lai. Tuy nhiên tương lai được xác định ở đây và bây giờ vì bạn đang được giáo dục trong đại học. Bạn đừng bao giờ quên rằng bố mẹ bạn có mong đợi về bạn vì họ hi sinh mọi thứ cho bạn; các giáo sư của bạn cũng có mong đợi ở bạn vì họ chuyên tâm mọi thứ để giáo dục bạn; và đất nước bạn cũng có mong đợi ở bạn vì bạn sẽ là công dân tốt người đóng góp cho tương lai của nó; và sau rốt, tương lai của thế giới cũng phụ thuộc vào những người như bạn và đóng góp của bạn cho nhân loại.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Xu hướng tri thức

Gần như mọi ngày người ta đều có thể tìm thấy những câu chuyện trong báo chí về người mất việc bởi vì vị trí của họ bị cắt giảm do khủng hoảng tài chính hay bị phái đi các nước lương thấp.
2

Công nhân tri thức

Trong thời đại công nghiệp, sản phẩm xuất khẩu càng nhiều, nền kinh tế càng tốt. Tuy nhiên trong thời đại thông tin, tri thức và kĩ năng có giá trị kinh tế cao hơn do nhu cầu cao về những kĩ năng này để xây dựng xã hội tri thức.
3

Xã hội tri thức - 2

Trong tương lai gần, xã hội tri thức sẽ yêu cầu mọi người học tập, tự tin vào khả năng học, sẵn lòng học điều mới, và sẵn sàng đối diện với thách thức của toàn cầu hoá.
4

Xã hội tri thức - 3: Thế giới phẳng

Mấy hôm trước, tôi thấy một bài báo hay về công nghệ thông tin ở Nairobi, Kenya như sau:
5

Xã hội tri thức - 1

Tiến bộ của công nghệ đã làm thay đổi cấu trúc kinh tế và xã hội của nhiều nước. Qua ứng dụng công nghệ thông tin, các công ti có thể làm kinh doanh bất kể nơi họ đang ở hay nơi khách hàng ở.

Học về khoa học dữ liệu

“Em mê mải bài báo của thầy về dữ liệu lớn và muốn học thêm về nó. Là một sinh viên năm thứ nhất trong quản lí hệ thông tin, em không biết đây có phải là lĩnh vực đúng để học hay em phải chuyển sang khoa học máy tính?"

Phụ nữ trong công nghệ thông tin

"Em hiện đang học Quản lí hệ thông tin (ISM) nơi phần lớn các sinh viên đều là nam và họ bảo em rằng việc quản lí CNTT khó cho phụ nữ. Thầy nghĩ gì? Xin thầy lời khuyên.”

Big Data trong doanh nghiệp bán lẻ

Trong nhiều năm, những người chủ cửa hàng bao giờ cũng hỏi: “Trong số hàng nghìn người vào cửa hàng của tôi, ai là khách hàng tốt. Và họ sẵn lòng trả bao nhiêu tiền?”

Big data trong xét tuyển vào đại học

Tôi mới đọc một bài báo thú vị rằng một số đại học đang dùng công nghệ Big Data trong việc xét tuyển vào trường của họ.

Muốn học lấy bằng thạc sĩ

Một người mẹ viết cho tôi: “Câu hỏi của tôi là: Để hoàn thành chương trình thạc sĩ phải mất bao lâu? Kiểu việc làm nào nó có thể có được với bằng thạc sĩ? Nó có thể kiếm được bao nhiêu, nếu nó làm việc ở Mĩ?”

Người phát triển phần mềm và kỹ sư phần mềm

Một sinh viên viết cho tôi: “Em bị lẫn lộn về các chức danh “người phát triển phần mềm” và “kĩ sư phần mềm”. Phần lớn mọi người đều bảo em chúng là một như những người khác nói chúng không là một. Xin thầy giải thích.”

Kinh nghiệm và bằng cấp

Một người lập trình viết cho tôi: “Em đã làm việc tại cùng một công ti và cùng một việc làm trong bốn năm. Em không muốn viết mã cho phần còn lại của đời em vì em chỉ có bằng hai năm, em không biết làm gì tiếp? Xin thầy giúp cho.”

Lời khuyên cho sinh viên châu Á

Có nhiều sinh viên châu Á tốt nghiệp có kĩ năng kĩ thuật nhưng ít người có kĩ năng mềm, và thực tế những kĩ năng này là yếu tối then chốt trong việc được thuê.

Xã hội tri thức - 3: Thế giới phẳng

Blog GS John VU - GS John Vu - 26/07/2024 12:00
Mấy hôm trước, tôi thấy một bài báo hay về công nghệ thông tin ở Nairobi, Kenya như sau:

Chàng trai Việt chinh phục mục tiêu đi 200 nước: Hành trình chông gai và thành quả đầy ấn tượng

Phong cách sống - Hạ Linh - 26/07/2024 11:00
Hành trình chinh phục các miền đất khắp nơi trên thế giới của travel blogger Kẻ Du Mục khiến cho nhiều người phải trầm trồ và ngưỡng mộ.

Ngoài 40 tuổi, những người có được mọi thứ trong tay đều dùng chung một công thức

Suy ngẫm - Diệu Đan - 26/07/2024 10:00
Khi đến tuổi trung niên, biết cách từ bỏ sự liều lĩnh, đối đầu và học cách chấp nhận và thích nghi, biết thời cơ, nắm bắt vận may và chấp nhận số phận là sự tỉnh táo hiếm có.

Bộ sách Để con chăm sóc cha mẹ - Những trang sách tràn đầy tình thương và hiếu thảo

Từ sách - Phim - TĐ - 26/07/2024 09:00
Cuốn sách này dành cho: Tất cả chúng ta, những người đã, đang và sẽ trải qua hành trình chăm sóc cuối đời cho những người thân yêu nhất.

Tài chính cho mọi người - 3 khái niệm đầu tư bạn cần nắm bắt 

Từ sách - Phim - Quìn - 26/07/2024 08:00
“Tài chính cho mọi người”: Top sách đáng đọc năm 2022 (theo Fortune). Top 15 best-seller hạng mục Education Funding trên Amazon sẽ mang đến cho bạn những khái niệm này.

Xã hội tri thức - 2

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/07/2024 12:00
Trong tương lai gần, xã hội tri thức sẽ yêu cầu mọi người học tập, tự tin vào khả năng học, sẵn lòng học điều mới, và sẵn sàng đối diện với thách thức của toàn cầu hoá.

Bạn nhìn thấy điều gì đầu tiên - bài test sẽ tiết lộ tính cách cùng sức mạnh tiềm ẩn bên trong

Thư giãn - Nguyệt - 25/07/2024 11:00
Bài trắc nghiệm có thể hé lộ nhiều điều bạn chưa biết bên trong nội tâm của mình.

Tỷ phú Rockefeller: Đừng lúc nào cũng nói ‘thất bại là mẹ thành công’, nhớ rằng con lợn có thể trèo cây nếu được ngợi khen!

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 25/07/2024 10:00
Bí quyết giàu có, giúp khối tài sản tăng lên nhanh chóng hoá ra không phải điều gì đó cao xa, mà đã được "ông vua" dầu mỏ thế giới đúc kết trong 4 điều.

Bộ sách ‘Để con chăm sóc cha – mẹ’ - Gánh nặng kép của người phụ nữ

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 25/07/2024 09:00
Tại nhiều quốc gia châu Á, phụ nữ không chỉ gánh phần lớn trách nhiệm chăm sóc gia đình mà còn phải nỗ lực làm việc để san sẻ kinh tế gia đình.

Từ mẹ đơn thân từng phải chăn bò, đến nữ tỷ phú giàu nhất nước Mỹ

Phong cách sống - Băng Băng - 25/07/2024 08:00
Câu chuyện đầy nghị lực của một người mẹ đơn thân phải đi làm bồi bàn nuôi con đến nữ đại gia giàu nhất nước không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ.

Xã hội tri thức - 1

Blog GS John VU - GS John Vu - 24/07/2024 12:00
Tiến bộ của công nghệ đã làm thay đổi cấu trúc kinh tế và xã hội của nhiều nước. Qua ứng dụng công nghệ thông tin, các công ti có thể làm kinh doanh bất kể nơi họ đang ở hay nơi khách hàng ở.

Đào hố cát trên bãi biển - Trò chơi nguy hiểm chết người

Kỹ năng - Phạm Hường - 24/07/2024 11:00
Bãi biển là nơi vui chơi được ưa thích trong dịp nghỉ hè, nhưng nhiều người không hề biết trò chơi đào hố cát ở đây nguy hiểm đến mức nào.

Bức thư ông bố giảng viên gửi con gái vừa đỗ đại học khiến chục triệu người rơi lệ

Suy ngẫm - Đông - 24/07/2024 10:00
Những tâm sự của ông bố này khiến ai cũng xúc động.

Chia sẻ từ trái tim - 50 bài pháp thoại giúp chữa lành tâm hồn

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 24/07/2024 09:00
“Chia sẻ từ trái tim" chính là “đơn thuốc" quý báu đến từ người thầy thuốc có tâm, giúp người đọc gạt bỏ tâm bệnh cùng những đau khổ không rõ căn nguyên, để tìm thấy sự bình an và hạnh phúc trong cuộc sống thường ngày.

Từ bỏ - Mô hình tâm lý ‘con khỉ và bệ đỡ’

Từ sách - Phim - Quìn - 24/07/2024 08:00
Hãy hình dung bạn đang cố gắng huấn luyện một con khỉ tung hứng những ngọn đuốc đang cháy khi đứng trên một bệ đỡ trong công viên. Nếu thành công trong màn trình diễn ấn tượng này, xem như bạn đã nắm được công cụ kiếm tiền.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 27/07/2024