Thầy Thích Pháp Hòa: Truyền Pháp tỏa vô đời, mang đời Hòa vào Pháp

Nguyễn Thị Minh Ngọc 23/03/2025 09:00
Thầy Thích Pháp Hòa: Truyền Pháp tỏa vô đời, mang đời Hòa vào Pháp

"Nếu hàng ngày, chúng ta ai cũng khởi tâm nghĩ điều lành, nói điều lành và làm việc lành, chắc chắn chúng ta góp vào xã hội đời sống lành mạnh và không khí trong lành do tâm thiện của chúng ta lan tỏa" - Thích Pháp Hòa.

Đứng im ngoài hàng dậu
Em mỉm nụ nhiệm mầu
Lặng nhìn em kinh ngạc
Vừa thoáng nghe em hát
Lời ca em thiên thâu
Ta sụp lạy cúi đầu...

Người con gọi về nhà hỏi: “Ủa má đang ở với ai vậy?”.  Bà má đáp: “Thì tao có ai đâu ngoài ông Pháp Hòa!”... 

…Chế lấy mây và gây lấy nắng

Chế lấy, đừng vay mượn đất trời
Để khi nhật nguyệt đều xa vắng
Đầu thềm vẫn có ánh trăng rơi… 

Hai vợ chồng chưa gặp thầy Pháp Hòa bao giờ, cô vợ có bầu, tối ngày nghe thầy nói pháp trên youtube. Sanh con ra mặt giống y chang thầy, ông chồng nói: “May là thầy ở xa, hỏng thôi là sanh chuyện”...

Nghe trời, trời lặng im
Ngăn ngắt xanh, đâu tìm
Chẳng ngóng cao đợi thấp
Chỉ còn nghe con tim…

Đó là những nội dung bạn có thể nghe trong những bài pháp thoại của thầy Pháp Hòa - (pháp là những lời dạy của Phật). Bạn còn có thể nghe ở đó thơ của Trần Nhân Tông, Quách Thoại, Trần Tử Ngang, Nguyễn Bính…, nhạc Trịnh Công Sơn, vọng cổ của Loan Thảo... truyện Kiều, truyện Tàu từ Tây du tới Cô gái Đồ Long... và nhiều giai thoại, điển tích hay từ Đông sang Tây, từ kim sang cổ…

Khá nhiều người, cả không phải Phật tử, đã nghe các bài pháp thoại của thầy trước khi ngủ. Có người chồng cho thầy biết dự khóa tu về, cô vợ nửa đêm ré lên cười, hỏi ra mới biết vì nhớ những chuyện “vi tiếu” (truyền pháp ngoài ngôn ngữ của Phật) thầy kể trong khóa học. 

Một trong những phần thú vị trong các buổi pháp thoại này là phần vấn đáp của thầy với những câu hỏi gởi tới từ người nghe. Ngôn phong của thầy giản dị, khiêm cung mà hóm hỉnh… thỉnh thoảng thầy lại xưng “em” với mọi người để tự trào. Đạo Phật qua thầy giảng không chỉ để truyền đạo mà còn giúp người nghe nâng cao nhân cách để đạt mục đích cuối cùng là khiến đời sống tất cả tốt hơn.

Thầy luôn nhắc chuyện mê tín, nhớ rằng tượng cũng từ đá, gỗ mà ra, to nhỏ không quan trọng; chỉ nhớ giùm tượng được đặt trên xe để nhắc đừng quên thắt dây an toàn, cẩn thận tốc độ và đừng để bị giấy phạt; nếu vái ăn chay để được Phật độ cho lợi riêng có khác nào hối lộ thánh thần...

Thưa thầy Pháp Hòa, thầy có thể nói gọn về tiểu sử của thầy? 

Pháp Hòa sanh năm 1974 tại Cần Thơ - Việt Nam, là con trưởng trong gia đình có hai con trai. Định cư tại Canada năm 12 tuổi, đến năm 15 tuổi Pháp Hòa chính thức xuất gia với Thượng tọa Thích Thiện Tâm (lúc đó là viện chủ Tu viện Trúc Lâm Canada). Năm 1994, 20 tuổi, Pháp Hòa được thọ tỳ kheo tại Làng Mai (Pháp). Pháp Hòa được nhận trách nhiệm trụ trì của Tu viện Trúc Lâm năm 2006, và Tu viện Tây Thiên năm 2007.

Cũng năm đó, thầy trò chung tay với sự trợ giúp của chính quyền Canada xây dựng nhà dưỡng lão Tuổi Hạc. Giấc mơ đã nhen nhóm từ năm 2001 để mang các cụ già gốc Việt về chăm sóc, như vậy các cụ mình mới được ăn thức ăn Việt và nói tiếng Việt với người trông coi. Đó là một trong những công việc của Viện nghiên cứu Phật học ở Edmonton (Canada). Tuy vẫn còn nợ nhưng hiện Tuổi Hạc đã đưa vào sinh hoạt với hơn 140 phòng.

Song song với việc đó, mỗi năm Viện còn tổ chức bốn khóa tu theo bốn mùa dựa theo các dịp nghỉ lễ để thuận tiện cho các tu sinh. Cũng như những khoá tu hằng tháng dành cho người nói tiếng Anh và Việt. 

Thưa thầy Pháp Hòa, thầy nghĩ gì khi nhiều người nhận định thầy là người đã “truyền Pháp tỏa vô đời, và mang đời Hòa vào Pháp”?

Chính đó là tâm nguyện chung của những người xuất gia, học Phật. Dùng chánh niệm để đem lại những điều tốt đẹp hơn cho cuộc sống. Phật giáo song hành cùng cuộc sống. Dùng ái ngữ trong lời nói. Người học nói, kẻ học lắng nghe để thấu hiểu và từ đó hiểu nhau, thông cảm nhau và tình thương lan tỏa. Đời sống có những khổ lụy xảy ra phần lớn do sự nghe sai, hiểu sai. Năm giới được đưa ra với mục đích chuyển hóa khổ đau, mang lại hạnh phúc cho tự thân, gia đình và xã hội.

Ví dụ khi đưa các thức ăn, thức uống vào thân, hãy cẩn thận kẻo khi thỏa ý ăn ngon, mình lại quên nhìn xem ăn vậy có tốt cho sức khỏe không. Tương tợ, khi nạp vào thức ăn tinh thần, có thể trong các phim, sách, tivi, trang mạng, game show chứa phần độc hại, bạo động, căm thù, sợ hãi v.v.. Muốn chọn lọc, đưa vào người các chất lợi ích cho thân tâm chúng ta cần có chánh niệm (biết tự nhìn lại mình, từ quan niệm sống đến ý thức được tính chất toàn vẹn của mỗi giây, mỗi phút trong cuộc sống).

Pháp thoại của thầy Pháp Hòa không chỉ để truyền đạo mà còn giúp người nghe nâng cao nhân cách. Ảnh: Trúc Lâm

Xin thầy cho biết những câu hỏi nào mà khi trả lời xong, thầy cho là thỏa lòng người hỏi và là người trả lời, thầy cũng thấy truyền đi được mục đích thuyết pháp của mình? 

Có hai dạng câu hỏi, một hỏi về thực tế cuộc sống, hai là hỏi về giáo lý. Mỗi người có cách truyền pháp khác nhau, tùy theo chứng ngộ và tu tập của từng cá nhân. Nói chung, để trả lời cần phải có ít nhiều kinh nghiệm, đặt mình trong hoàn cảnh đó, tránh việc chỉ biết lý thuyết mà thiếu trải nghiệm, tìm ví dụ cụ thể, sát với đời sống để giảng pháp thì người nghe càng dễ cảm nhận. 

Thưa thầy Pháp Hòa, các ví dụ đó cho thấy kiến thức của thầy rất cao rộng như là thầy đã đọc và nhớ rất nhiều. Thậm chí, thầy đã từng có lúc cất tiếng ca với phong cách chân phương những câu vọng cổ rất hay về tình mẹ?

Thường khi đọc sách, bắt gặp những ý hay nào mà có thể đưa vào pháp thoại được thì Pháp Hòa ghi lại hoặc làm dấu trong sách. Kể lại để người nghe dễ hiểu pháp hơn. Gốc dân miền Tây, Pháp Hòa thích nghe cải lương từ nhỏ. Lâu lâu hát cho không khí có chút thân thiện, thoải mái, giải trí chút cho vui mà hoàn toàn không rành về nhạc lý. 
 
Được biết trong năm 2024, ở Việt Nam, cuốn Chia sẻ từ trái tim - 50 bài giảng nhân quả thiết thực trong cuộc sống, đã trở thành hiện tượng khi đạt 10.000 lượt đặt trước trong lần tái bản. Tác phẩm này được đánh giá là giúp những tư tưởng lớn của đạo Phật trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn…

Công ty First News - Trí Việt ghi lại từ các bài giảng, đánh máy ra và tự trình bày cho gọn lại, tự đặt tựa rồi gởi sang đây để Pháp Hòa chỉnh sửa lại. Pháp Hòa trân trọng tấm lòng đó và nếu có chút ít tiền bản quyền, Pháp Hòa cũng xin gởi lại hết bên Việt Nam để làm từ thiện. Công ty First News - Trí Việt đã ra cuốn thứ hai là Con đường chuyển hóa 50 bài giảng về con đường chân chánh giúp chuyển hóa nỗi khổ niềm đau và sẽ có xuất bản cuốn thứ ba là chọn lọc phần vấn đáp Phật pháp.

Thưa thầy, thầy có ý kiến gì về hiện tượng cắt xén, ráp nối những bài thuyết pháp của thầy đưa lên youtube, tiktok… mà không hỏi qua ý thầy? 

Đúng nguyên tắc là không nên làm vậy. Việc lan tỏa này có tâm ý tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu đừng quá sa đà vào việc muốn tạo sự hấp dẫn lôi kéo người nghe mà dùng những từ quá lời bằng ngôn từ hoàn toàn không phù hợp với người xuất gia. Ví dụ cứ đưa mặt Pháp Hòa ra kèm những câu như “không nghe uổng một kiếp”, “siêu phẩm gây cười mỏi quai hàm là đây chứ đâu”… dễ gây hiểu lầm là ông thầy này cao ngạo, nói quá lên để câu view! 

Thầy Pháp Hòa và các Phật tử đến nghe pháp thoại trong dịp khánh thành chùa Tây Trúc ở Kelowna (Canada) ngày 4.9.2022 (ngôi chùa được thầy tạo lập và làm trụ trì). Ảnh: MP

Thưa thầy, thầy có thể cho mọi người biết thêm một ngày bình thường của thầy?

Một ngày bình thường của Pháp Hòa luôn bận rộn từ 6 giờ sáng hôm nay đến khuya ngày hôm sau. Tiếp những Phật tử đến thăm viếng, tham vấn việc tu tập. Hoặc cố vấn, lắng nghe những khó khăn từ những gia đình giữa vợ chồng, con cái. Khuya thì làm việc giấy tờ, soạn bài giảng, sắp xếp chương trình cho các khóa tu v.v..

Trời! Thầy làm việc nhiều vậy rồi sức khỏe ra sao?

Thì cũng có bệnh lặt vặt như bao tử, tim, não thiếu oxy, nhưng Pháp Hòa tự tại lắm. Dụng hết thời gian mình có để hiến tặng những ai hữu duyên đời này với mình, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp.

Thưa thầy Pháp Hòa, thầy có kế hoạch rèn luyện cho các hậu bối để tương lai có người kế nghiệp đi thuyết pháp hầu lan truyền đạo pháp sâu rộng hơn không?

Đã từ rất lâu, Pháp Hòa luôn có tâm nguyện mình phải truyền khả năng này cho các thầy cô trẻ hơn. Đây là việc một người không thể gánh nổi cũng như đâu ai chỉ vỗ bằng một bàn tay. Hồi năm 1997, Trúc Lâm đã chính thức mở những khóa dạy thiền cho các bạn trẻ Tây, Mỹ. Cho mãi đến bây giờ, lịch sinh hoạt của các khóa thiền này vẫn duy trì: thứ Sáu, người Tây phương thiền tập và nghe pháp thoại; thứ Bảy và Chủ nhật là sinh hoạt cho người Việt.

Thầy nghĩ sao khi có đề nghị bên giáo dục nên nghiên cứu về tính sư phạm trong các pháp thoại của thầy khi thầy đã đưa được lý thuyết thấm vào người nghe khá hiệu quả? Thầy có thể tiết lộ bí quyết của thầy không?

Nói thiệt với cô, kiến thức của Pháp Hòa trống lắm. Hồi ở Việt Nam trình độ tiếng Việt chỉ học được hai lớp là lớp một, lớp hai thôi. Qua bên đây chỉ hết lớp 12 phổ thông, chẳng có gì đặc biệt hết. Nói về Phật học cũng dốt không kém, vì Pháp Hòa chưa từng biết trường hay lớp Phật học ra sao. Cái phước này của Pháp Hòa chắc là được ơn trên ban cho. Còn nói theo đạo Phật thì chủng tử này đã có trong quá khứ. Chẳng hạn những thần đồng cũng được cho là các em đã được tích lũy từ quá khứ, đến đời này mới bộc phát ra.

Ai thương thì Pháp Hòa chỉ xin kêu mình là “ông thầy Pháp Hòa”, vậy đủ rồi. Thiệt ra, ngay chữ “thầy” cũng không dám nhận. Lúc qua Làng Mai giờ ít lắm, chưa tới ba tháng, chỉ ngồi nghe Sư ông Nhất Hạnh thuyết pháp bình thường như các cô đi nghe thuyết, hổng có chấm điểm, cấp bằng gì hết. 

Hạnh duyên lớn nhứt là được Sư ông Nhất Hạnh tặng cho bốn câu này:

“Pháp đã trao lòng từ vạn thuở, 
Hòa quang tiếp độ khắp quần sinh.
Sen nở rạng ngời trần chẳng nhiễm, 
Độ hết muôn phương chúng hữu tình” 

Thầy Pháp Hòa trong một dịp hội ngộ thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022), cùng một sư đệ. Ảnh: Trúc Lâm

Các bài giảng tâm huyết của thầy, đặc biệt phần trả lời rất vui, hình như nhờ ngay từ nhỏ thầy đã là một chú tiểu khá lí lắc, như thầy kể đã giấu dép rồi cột vạt áo vào nhau của mấy người lớn...

Hồi nhỏ, ở chùa một mình nên buồn lắm, thấy các bác tới vui lắm nên lo giấu giỏ, giấu dép, hổng cho các bác về… nhưng quý bác thương hay bảo nhau “Thôi kệ, cho chú chơi để giữ chân chú trong chùa”. Quý ông bà, cô bác thương các chú tiểu lắm.

Lời nói thật đơn giản nhưng đầy tình thương. Và trong lòng Pháp Hòa luôn trân quý những tình thương của quý đồng hương Phật tử khắp nơi dành cho mình từ khi còn nhỏ đến giờ. Có Hiểu mới có Thương là vậy đó. Vì vậy cho nên trong đời sống hằng ngày chúng ta nên nuôi dưỡng nhau bằng tâm thiện lành, biết nhận diện cái đẹp của nhau mà quên đi những điều xấu. 

Nhân Tết Ất Tỵ 2025, thầy có lời chúc Tết gửi đến quý đồng hương Phật tử không? 

Cảm ơn cô cho Pháp Hòa cơ duyên này.

Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, Pháp Hòa xin kính gửi đến quý đồng hương, Phật tử trong và ngoài nước lời chúc nguyện năm mới sức an khang, gia đình bình an, hạnh phúc; tâm lành luôn khải phát, thiện sự ngày thêm tăng. Xin cảm tạ đại chúng và gửi niệm lành đến tất cả.

Hiểu được phần nào “hiện tượng” thầy Thích Pháp Hòa được nhận định là một trong số ít những bậc tu hành sinh sống tại nước ngoài nhưng rất được lòng Phật tử trong nước, khi biết được trăn trở của thầy: “Nếu hàng ngày, chúng ta ai cũng khởi tâm nghĩ điều lành, nói điều lành và làm việc lành. Chắc chắn chúng ta góp vào xã hội đời sống lành mạnh và không khí trong lành do tâm thiện của chúng ta lan tỏa”. 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Đường vào thiền - Hạt giống thuần khiết bên trong mỗi người sẽ nảy nở

Có thể, nhiều người đã biết về thiền, tìm hiểu, trải nghiệm thiền. Nhưng nếu đọc “Đường vào thiền” của Osho, bạn sẽ nhận ra những chiều kích rất riêng, rất khác biệt, rất thâm sâu của Osho về thiền.
2

Chân trần chí thép – Cuốn sách tuổi 20 nên đọc để hiểu giá trị của tự do và lòng biết ơn

Chân trần chí thép là một quyển sách không chỉ kể chuyện chiến tranh, mà còn gợi mở một bài học lớn về lòng dũng cảm và lý tưởng của cả một thế hệ.
3

Lời hứa 20 năm của Larry Berman với 'điệp viên hoàn hảo' Phạm Xuân Ẩn

Khi viết về Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, Giáo sư, nhà sử học Larry Berman đã hứa không sử dụng những thông tin có thể làm tổn thương đến nhiều người. Sau gần 20 năm, lời hứa đó vẫn còn.
4

Quẳng gánh lo đi và vui sống - Khi kháng cự chỉ khiến ta mỏi mệt, thử một lần bắt tay với số phận

Có những khoảnh khắc trong đời, dù cố gắng đến đâu, ta vẫn không thể thay đổi được điều đã xảy ra. Lúc ấy, lựa chọn tốt nhất không phải là vùng vẫy, mà là buông bỏ để tìm lại sự bình yên từ bên trong.
5

Từ bỏ - Kiên trì là cần thiết, nhưng buông bỏ đúng lúc lại là đỉnh cao của sự khôn ngoan

Chúng ta thường được dạy rằng kiên trì là chìa khóa của thành công. Nhưng điều đó không có nghĩa là bám chặt vào mọi thứ bằng mọi giá.

Đường vào thiền – Osho: Bạn luôn có quyền tự do lùi lại những con đường bạn đã qua

“Nếu chúng ta bị chi phối bởi hành động trong quá khứ và giá trị của những kiếp sống trước, vậy bây giờ chúng ta có thể làm gì?”.

Bản giao hưởng cuộc sống - Bạn có thể chọn sống hạnh phúc mỗi ngày

Ấn bản bìa cứng "Hạt giống tâm hồn - Bản giao hưởng cuộc sống" là cuốn sách tuyển chọn những câu chuyện truyền cảm hứng, gửi gắm những thông điệp sâu sắc về hạnh phúc đích thực của con người.

Đường vào thiền – Osho: Những gì tồi tệ có thể được chuyển hóa thành thứ thơm ngát

Mọi cảm xúc đều là năng lượng, và nếu không được sử dụng một cách sáng tạo, những năng lượng này sẽ làm rối loạn một phần nào đó trong cơ thể, tạo ra những tắc nghẽn nhất định. Những tắc nghẽn này sẽ trở thành bệnh, giống như một khối u.

 Đơn giản mà nói - Làm việc hiệu quả gấp đôi khi bạn biết những hiệu ứng tâm lý này!

Trong quá trình sáng tạo và giao tiếp, không phải lúc nào chúng ta cũng đưa ra quyết định khách quan. Những thiên kiến vô thức có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta tiếp nhận thông tin, hình thành ý tưởng và tương tác với người khác.

Đường vào thiền – Osho: Không có mục đích nào trong tình yêu ngoại trừ việc cho đi

Bạn hỏi mục đích của tôi là gì. Tôi không có mục đích nào cả. Các bạn nên biết lý do tại sao tôi không có mục đích, mục tiêu nào.

Làm chủ cuộc đời - Hạnh phúc không nằm ở thứ bạn có, mà ở cách bạn nghĩ

Chúng ta thường lầm tưởng rằng hạnh phúc đến từ những gì ta sở hữu – tiền bạc, danh vọng hay vật chất. Nhưng thực tế, chính cách ta suy nghĩ mới quyết định sự bình yên trong tâm hồn.

Lời tiên tri Celestine – Bản đồ dẫn lối đến sự tỉnh thức và khai sáng tâm linh

Bạn đã bao giờ cảm thấy rằng những sự kiện trong cuộc đời mình không chỉ là sự ngẫu nhiên, mà dường như có một bàn tay vô hình đang dẫn dắt?

Góc nhìn khác biệt của cựu Đệ nhất Phu nhân Mỹ về 'Phụ nữ thành công'

Khi nói về thành công, nhiều người nghĩ ngay đến tiền bạc, địa vị, hay những thành tích, nhưng Michelle Obama – cựu Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ, luật sư và tác giả của "Chất Michelle" (Becoming) có một góc nhìn khác biệt về thành công.

Tỷ phú Rockefeller chia sẻ 9 bí quyết đáng kinh ngạc cho con cháu

Suy ngẫm - Thùy Linh - 02/05/2025 13:00
"Quan trọng nhất là để cho người khác thả lỏng cảnh giác. Sau đó, chúng ta tóm lấy cơ hội, lặng lẽ đứng đầu và khiến mọi người kinh ngạc. Nếu làm được, con sẽ dễ thành đại sự”, ông trùm kinh doanh đã âm thầm chia sẻ những bí quyết đáng kinh ngạc cho con cháu.

Góc khuất giản dị của Youtube

Thư giãn - Hà My - 02/05/2025 12:00
Ngay bên ngoài phạm vi chỉ đạo của thuật toán, phần lớn video trên YouTube cho thấy một khía cạnh gần như bị lãng quên - nơi mọi người đăng tải video chỉ kết nối và chia sẻ, thay vì kiếm lợi nhuận.

Kỷ nguyên SEO mới: Các thương hiệu bỏ Google, chuyển sang ChatGPT và chatbot AI

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/05/2025 11:00
Các công ty quảng cáo áp dụng chiến lược mới để đảm bảo khách hàng xuất hiện trong câu trả lời của chatbot ChatGPT do OpenAI phát triển và Claude của Anthropic.

Góc nhìn chuyên gia: Hiện trạng giới trẻ dùng chatbot AI để giải tỏa tâm lý

Phong cách sống - Bùi Thị Thu Hương - 02/05/2025 10:00
Tôi không biết chia sẻ với ai. Nói với bố mẹ thì bị cho là “suy nghĩ vớ vẩn”. Bạn bè thì cũng có nỗi lo riêng. Nên tôi nói với... ChatGPT”.

Khi cuộc đời cho bạn quả quýt: Vòng lặp của phụ nữ Hàn Quốc mang theo vết thương từ thế hệ trước

Điện ảnh - Phạm Trang - 02/05/2025 09:00
When Life Gives You Tangerines - Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, không chỉ là bộ phim về cuộc đời của một cặp đôi mà ẩn sau đó còn là cả những câu chuyện về nhiều thế hệ phụ nữ Hàn Quốc.

Sài Gòn một thuở - "Dân Ông Tạ đó!" - Tìm về vùng đất Ông Tạ qua ký ức của một Sài Gòn xưa

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 02/05/2025 08:00
Ông Tạ là một phần của Sài Gòn một thuở. Ta vẫn thường nghe nhắc đến "ngã ba ông Tạ", nhưng "Ông Tạ" thực sự là ai thì ít người hiểu rõ.

‘Lật Mặt 8’ sâu sắc hóa tình thân: Bước tiến mới trong nghệ thuật kể chuyện của Lý Hải

Điện ảnh - Yến Hồ - 01/05/2025 12:00
Thương hiệu "Lật Mặt" dưới bàn tay nhào nặn của Lý Hải chưa bao giờ ngừng gây bất ngờ. Với Lật mặt 8: Vòng tay nắng, khán giả tiếp tục bước vào một hành trình sâu lắng, cảm động về tình cảm gia đình, một đề tài tưởng chừng quen thuộc nhưng lại được khai thác với góc nhìn đậm chất điện ảnh, mới mẻ và đong đầy năng lượng tích cực.

Sau Internet và iPhone, dự đoán của Kurzweil khiến chúng ta phải giật mình

Kỹ năng - Nam Đoàn - 01/05/2025 11:00
Người đàn ông này đã dự đoán đúng sự ra đời của Internet và iPhone, giờ đây đang phác thảo một tương lai nơi cái chết có thể bị vượt qua và suy nghĩ của bạn tồn tại trên lưu trữ đám mây.

Cô gái "không tay" và hành trình tỏa sáng trở thành chuyên gia trang điểm

Truyền cảm hứng - Thanh Thanh - 01/05/2025 10:00
Câu chuyện về Xu Fangyan (Từ Phương Nghiên) - 28 tuổi, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, người phụ nữ không may mất đi đôi tay sau một tai nạn điện giật kinh hoàng đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho cộng đồng mạng.

Podcast: Chân trần chí thép - Chí thép của người Việt

Từ sách - Phim - FN - 01/05/2025 09:00
Điều gì đã làm nên sức mạnh phi thường của người Việt giữa chiến tranh? Chúng ta đang nói đến ý chí sống còn, thứ đã giúp con người trụ vững giữa mưa bom, bão đạn, trong lòng đất tối tăm – mà ánh sáng duy nhất là lòng yêu nước và khát vọng tự do.

Chân trần, chí thép - Bản hùng ca bi tráng về tinh thần và ý chí bảo vệ Tổ quốc

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 01/05/2025 08:55
“Chân trần, chí thép” là một cuốn sách đặc biệt, góp thêm một góc nhìn quý giá về cuộc chiến tranh từ phía bên kia chiến tuyến.

Chân trần chí thép - Cuộc chiến trong lòng đất Kỳ 4: Địa đạo còn, chúng tôi sẽ thắng

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 01/05/2025 08:00
Du kích quân dựa vào lao động chân tay, cuốc xẻng hoặc dùng tay không để đào địa đạo. Giống như những con giun đất hình người, họ khoan vào lòng đất với một tốc độ đáng kinh ngạc. Cách che giấu hàng tấn đất đào lên cũng đáng kinh ngạc như kỹ thuật đào hầm.

Phim 50 Flashes lan tỏa cảm hứng khám phá TP.HCM dịp 30.4

Giải trí - Tiểu Vũ - 30/04/2025 12:00
50 Flashes là bộ phim du lịch đầu tiên tại Việt Nam kết hợp điện ảnh sáng tạo, cảm xúc đã mở ra một góc nhìn hoàn toàn mới về TP.HCM.

Thư viện Huawei lưu giữ 90.000 đầu sách tuyển từ hơn 20.000 nhà xuất bản trên toàn thế giới, với 20 ngôn ngữ

Thư giãn - Ngọc Tú - 30/04/2025 11:00
Thư viện Huawei nằm ở khu vực Sanyap của Khu phát triển công nghiệp công nghệ cao hồ Tùng Sơn, thành phố Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, thuộc cơ sở nội bộ của khuôn viên doanh nghiệp Huawei.

Biểu tượng của hòa bình và hòa hợp - Tình bạn của ông Phạm Xuân Ẩn với người Mỹ là chân thành

Phong cách sống - Theo trang Thông tin Chính phủ - 30/04/2025 10:43
Thông tin Chính phủ xin giới thiệu bài viết về Nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn - "điệp viên hoàn hảo" mang bí số Z.21 từ góc nhìn của người Mỹ dựa trên các tài liệu của Tạp chí TIME, tài liệu giải mật của CIA:
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 03/05/2025