Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
Chúng ta thường có thói quen đi rong, đi rong trong tâm thức của mình. Ngồi ở đây nhưng tâm trí ở chỗ khác. Rồi khi ở chỗ khác, mình lại lo nghĩ chuyện chỗ kia. Ít khi nào mình thật sự ở đây mà trọn vẹn biết ở đây.
Trong cuộc sống tạm thời, tương đối, có được, có mất ở hiện tại, chúng ta mới thấy rằng có những cái chúng ta cần phải mất để được những cái chúng ta cần được.
Trong kinh Pháp Cú có ba câu, ý của ba câu này giống nhau, nghĩa là dù mình nói một ngàn câu nhưng nếu những câu mình nói không mang lại lợi ích gì cho người khác, thì mình nói một lời mà người khác được lợi ích vẫn tốt hơn.
Nếu “Chia sẻ từ trái tim” như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì “Con đường chuyển hóa” lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, đi đến mục đích cuối cùng là tự do và giải thoát.