>> Tế bào gốc kỳ 1 - Chiến đấu chống lại căn bệnh quái ác
Thằng bé không biết nó là ai
Anthony không quay lại khi ai đó gọi tên của mình và từ từ mất toàn bộ khả năng ngôn ngữ mà bé đã từng có. Anthony được chính thức chẩn đoán mắc chứng tự kỷ khi bé hai tuổi. “Thằng bé không biết nó là ai hay chúng tôi là ai. Nó im lặng trong suốt hai năm. Thật là khó khăn”, John Guerriero, cha của Anthony chia sẻ.
Anthony trở nên hiếu động, trèo lên bàn ghế, nhảy nhót, thậm chí là đi trên mặt bàn, như thể đang cố thoát khỏi một cái gì đó mà cậu không thể mô tả. “Nó không thoải mái với làn da của mình”, John nói.
Anthony trải qua một loạt các liệu pháp – hành vi, thể chất, lời nói, y sinh, và chế độ ăn uống như hầu hết các trẻ bị tự kỷ khác. Trong khi Anthony đã đạt được một số tiến bộ và phát biểu được một ít, cậu bé vẫn phải đấu tranh với việc xử lý và biểu cảm ngôn ngữ. Cậu bé tiếp tục có các kích thích giác quan, gặp vấn đề về tiêu hóa và dị ứng.
Cha mẹ Anthony lần đầu tiên nghe nói về liệu pháp tế bào gốc từ một bác sĩ chuyên về tự kỷ. Khi họ xem xét liệu pháp này, chi phí dường như nằm ngoài khả năng của họ. Nhưng khi liệu pháp được nhắc đến lần nữa bởi cha mẹ của một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ khác, và một lần nữa bởi một thành viên trong gia đình, họ quyết định làm một số nghiên cứu.
Họ đã tìm đến một người mẹ trên Facebook, người đã đưa con mình – có triệu chứng và hành vi tương tự như Anthony – đến để điều trị. Họ rất ấn tượng với những cải thiện của con cô ấy và họ quyết định gom góp tiền để điều trị. Khi thị trưởng thành phố nghe nói về ý định đó, ông đã tổ chức một buổi quyên góp nhằm giúp họ có cơ hội điều trị vào năm 2015.
Sau lần điều trị đầu tiên, bố mẹ Anthony nhận thấy ngay rằng da của cậu bé trở nên mềm mại hơn nhiều. “Giống như nó đã tìm thấy Suối Nguồn Tươi Trẻ vậy”, cha cậu bé cho biết. Những thay đổi tích cực tiếp tục diễn ra khi họ trở về nhà. Anthony bắt đầu hỏi về những món ăn mới mà cậu bé thường không ăn. Trước khi điều trị, Anthony chỉ ăn một vài loại thực phẩm vì hầu hết các loại thực phẩm khác đều khiến cậu bé bị đau bụng.
Hành vi của Anthony cũng thay đổi khá nhiều. Thằng bé ngừng trèo lên bàn ghế, và có thể ngồi xem buổi biểu diễn khiêu vũ hai tiếng rưỡi của em gái mình – một điều không thể xảy ra chỉ một năm trước đó. Cải thiện tốt nhất của Anthony là mối liên hệ mới với anh trai và em gái của mình. “Trước khi điều trị, nó không bao giờ trò chuyện với anh trai của mình. Thằng bé chỉ ở trong thế giới của riêng nó. Bây giờ, chúng là những người bạn tốt nhất của nhau. Không ai có thể tách rời chúng ra được”.
Tôi đã thấy những tế bào mạnh mẽ này có thể tạo ra một sự thay đổi đáng kể ở những đứa trẻ dường như bị đóng kín và cô lập khỏi thế giới như thế nào. Theo thời gian, thay vì cha mẹ sẵn sàng quay trở lại để điều trị lần thứ hai bằng tế bào gốc, họ báo rằng con của họ đã tiến bộ vượt bậc, trở thành một đứa trẻ hoàn toàn bình thường so với những bạn có cùng vấn đề và thách thức như cậu bé.
Lần điều trị thứ hai
Anthony trở lại cho lần điều trị thứ hai. Chúng tôi đã nhìn thấy một Anthony cùng với hành vi mà chúng tôi đã từng thấy ở rất nhiều trẻ mắc chứng tự kỷ khi quay trở lại để tiếp tục điều trị. Lần điều trị đầu tiên đối với trẻ tự kỷ có thể rất khó khăn. Với mức độ nhạy cảm cao và còn khá nhỏ, việc rút máu ra và tiêm lại có thể là rất đáng sợ. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã hợp tác với các chuyên gia tự kỷ từ khắp nơi trên thế giới để giúp chúng tôi thiết kế một phòng điều trị tự kỷ đặc biệt dành riêng cho những đứa trẻ này.
Từ màu sắc của các bức tường cho đến những điểm nhấn tuyệt vời của bầu không khí, phòng trị liệu tự kỷ được thiết kế ngay từ đầu để giúp việc điều trị dễ dàng hơn đối với trẻ tự kỷ. Nhưng với những lần điều trị tiếp theo, chúng tôi nhận thấy những đứa trẻ đã trở nên háo hức và sẵn sàng giơ tay ra cho chúng tôi tiêm vì chúng biết điều đó sẽ giúp chúng sớm cảm thấy khỏe hơn. Khi Anthony trở lại để điều trị lần thứ hai, vào ngày tiêm mũi đầu tiên, khi tỉnh dậy, cậu bé đã hỏi về tế bào gốc.
Một thời gian ngắn sau khi trở về nhà từ lần điều trị thứ hai, Anthony hỏi về việc đai nịt của cậu bị tháo ra khi đi xe buýt. Trước khi điều trị, cậu phải được nịt vào ghế ngồi vì nếu không cậu sẽ cố gắng tìm cách thoát ra ngoài khi xe buýt dừng lại, hoặc thậm chí nhảy vào lòng người lái xe buýt trong khi anh ấy đang lái xe. Nhưng Anthony đã cảm thấy sẵn sàng “trở thành một cậu bé lớn”. Cậu không còn gặp khó khăn đối với việc ngồi yên trên xe buýt mà không cần sử dụng đai nịt.
Trong vòng một tháng sau lần điều trị thứ hai, bài phát biểu và cuộc trò chuyện của Anthony đã thực sự diễn ra. Lần đầu tiên cậu có thể tham gia các trò chơi cần trí tưởng tượng. Và Anthony đã có thể thông báo khi cậu cảm thấy không khỏe, điều này giúp cho công việc của cha mẹ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Trẻ em mắc chứng tự kỷ thường bị tử vong do các bệnh tật mà chúng không có khả năng mô tả. Khi răng hàm của Anthony bị lỏng lẻo, cậu đã có thể nói: “Răng của con bị đau ở đây”, một điều mà hầu hết các bậc cha mẹ thường được nghe thấy.
Tám tuần sau lần điều trị thứ hai, cha mẹ Anthony phải gọi cậu là cậu bé “mồm miệng liến thoắng”, trong khi nhớ lại quãng thời gian mà họ tự hỏi liệu có khi nào thằng bé sẽ nói chuyện dù chỉ một lần hay không. Anthony bắt đầu kể những câu chuyện cười và trêu chọc cha mình. “Đây là năm tuyệt vời nhất trong cuộc sống của chúng tôi”, John nói.
>> Kỳ tới: Tế bào gốc kỳ 3 - Sự phục hồi của Kenneth là một phép màu